Một số giải pháp bảo tồn và phát huy di sản dân ca ví giặm

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị lịch sử và văn hóa của di sản dân ca ví dặm xứ nghệ (Trang 85)

7. Bố cục của đề tài

3.4.2. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy di sản dân ca ví giặm

tập trung trong ngành văn hóa, các cơ quan chuyên trách, một số các nhạc sỹ, nghệ sỹ và các nhà nghiên cứu có tâm huyết với di sản của cha ông. Có thời kỳ chúng ta rơi vào thế “bị động”, trông chờ vào sự làm thay của Nhà nước, của ngành văn hóa: mọi kế hoạch bảo tồn hay phát huy di sản đều phải dựa trên cơ sở ngân sách vốn nhà nước. Điều đó đã hạn chế rất nhiều tính tích cực của người quản lý lẫn người dân trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản dân ca. Rõ ràng, chỉ ngành văn hóa thôi chưa đủ, dân ca xứ Nghệ có sống và phát huy tốt hay không đều phải có sự vào cuộc của toàn xã hội.

3.4.2. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy di sản dân ca ví - giặm xứ Nghệ xứ Nghệ

Trên cơ sở phân tích những mặt mạnh và mặt hạn chế của các hoạt động trước đó, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp vừa có tính kế thừa và tính mới như sau:

3.4.2.1. Nhóm giải pháp tuyên truyền, quảng bá di sản dân ca xứ Nghệ đến nhân dân trong và ngoài nước

* Tuyên truyền, quảng bá dân ca xứ Nghệ đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước

- Báo chí (báo viết) cũng là kênh thông tin phổ biến có thể đến được với mọi người dân trong cả nước. Cần tập trung đăng tải các bài bình luận, bài nghiên cứu, trao đổi có chất lượng về di sản dân ca xứ Nghệ. Các cơ quan

thông tấn báo chí như:Tạp chí Văn hóa Nghệ An, Tạp chí Sông Lam, Tạp chí KHXH&NV, báo Nghệ An... là những đơn vị cần có trách nhiệm trong công tác quảng bá dân ca xứ Nghệ, cần mở rộng mạng lưới cộng tác viên nghiên cứu chuyên ngành di sản văn hóa phi vật thể như Hà Nội, Bắc Ninh, Huế... để có những bài nghiên cứu, trao đổi có chất lượng, hữu ích.

- Trên phương tiện phát thanh và truyền hình: Đối với các chuyên mục trên sóng phát thanh, dù lượng người theo dõi không nhiều (chủ yếu những người lớn tuổi) nhưng vẫn cần được duy trì đều đặn và nâng cấp về mặt nội dung, chất lượng như giới thiệu chung về dân ca, phân tích các bài dân ca, giới thiệu các nghệ nhân kèm với biểu diễn một số trích đoạn, các buổi đối thoại với các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian... Đối với công tác tuyên truyền trên đài truyền hình vẫn là kênh thông tin phổ biến nhất, dễ dàng đến với mọi người dân trong và ngoài tỉnh. Đầu tư lồng ghép vào các chuyên mục như văn nghệ cuối tuần; gặp gỡ cuối tuần, các trang truyền hình địa phương (giới thiệu vùng đất hát dân ca tiêu biểu), các chuyên đề khoa học (phối hợp với Sở KH&CN)...

- Sản xuất loại băng đĩa về dân ca xứ Nghệ (tập trung các bài hát gốc lẫn cải biên) dưới dạng đĩa karaoke: đây cũng là đề xuất và mong muốn của số đông người dân, đặc biệt các thành viên ở các câu lạc bộ hát dân ca; những người dân yêu thích dân ca nhưng không có điều kiện đi nghe, đi tập.

- Quảng bá hình ảnh dân ca xứ Nghệ đến đông đảo du khách trong và ngoài nước thông qua tổ chức tour du lịch văn hóa, du lịch sinh thái nhân văn có gắn hình thức sinh hoạt ca hát dân ca, chủ yếu trong các lễ hội thường niên, lễ hội dân gian truyền thống; lễ hội Làng Sen; các chương trình festival có quy mô, năm du lịch Cửa Lò, phục vụ nhu cầu thưởng thức âm nhạc của khách du lịch trong và ngoài nước.

- Đẩy mạnh hoạt động sân khấu hóa dân ca, đầu tư chất lượng nội dung, nghệ thuật nhằm giới thiệu đến công chúng những tác phẩm có đề tài hay, sâu sắc và giàu giá trị nghệ thuật.

* Tuyên truyền niềm tự hào, yêu thích dân ca đến các thế hệ trẻ

Tuyên truyền, giáo dục các thế hệ trẻ hiểu biết và yêu thích dân ca được xem là giải pháp phát huy di sản của cha ông quan trọng về lâu dài. Có nhiều cách thức để tuyên truyền:

+ Tuyên truyền qua phổ biến dạy và học hát dân ca trong trường học: Đây là giải pháp tập trung thường xuyên nhất hiện nay (vấn đề này chúng tôi sẽ đề cập cụ thể trong giải pháp đẩy mạnh hiệu quả hoạt động dạy và học dân ca trong trường học dưới đây)

* Quảng bá bằng chiến lược phát huy di sản di sản dân ca ví - giặm xứ Nghệ thành sản phẩm văn hóa độc đáo, hấp dẫn phục vụ vào sự phát triển ngành du lịch.

Để thành một sản phẩm văn hóa độc đáo, hấp dẫn trong mắt bạn bè trong nước và quốc tế, đồng thời, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trong đó ngành du lịch là hướng chủ đạo, chúng ta cần chú ý đến 3 mặt của một sản phẩm nói chung, đó là: Hình thức đẹp, được đóng gói; có giá trị và cần một phương thức tuyên truyền, quảng bá có hiệu quả.

- Mặt hình thức của sản phẩm văn hóa

+ Tập hợp các công trình nghiên cứu, sưu tầm, tuyển tập về mặt văn hóa, văn học, âm nhạc...; xây dựng tạp chí hoặc chuyên san về dân ca xứ Nghệ.

+ Đầu tư chất lượng và nghệ thuật các vở kịch hát dân ca xứ Nghệ. + Tập hợp bằng các băng đĩa ghi âm, ghi hình, kể cả đĩa karaoke tập hợp các bài hát về dân ca, các tác phẩm âm nhạc giới thiệu làn điệu gốc lẫn cải biên.

+ Xây dựng cổng thông tin điện tử về di sản dân ca: tập hợp các nội dung liên quan về di sản dân ca: nguồn gốc hình thành và phát triển, lời ca,

các bài nghiên cứu liên quan, kết nối, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và nghiên cứu của các độc giả. Nhìn chung các sản phẩm giới thiệu về di sản dân ca phải đủ tiêu chí của một sản phẩm văn hóa về hình thức, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu của nhân dân (một số sản phẩm cần phiên dịch sang tiếng Anh, tiếng Pháp).

- Mặt giá trị của sản phẩm văn hóa - sản phẩm du lịch

Một sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm văn hóa phải thực sự có giá trị (mặt nội dung của sản phẩm). Để dân ca là sản phẩm có giá trị, chúng ta cần xác định cho được: dân ca có những giá trị gì? Từ đó, lựa chọn giá trị nào cần phải bảo tồn và những giá trị nào có thể phát huy trong cuộc sống đương đại. Những giá trị như: giá trị lịch sử; giá trị văn hóa; giá trị văn học... cần phát huy thế mạnh vào thực tiễn, được thể hiện sâu sắc.

- Để sản phẩm văn hóa đó tới được với công chúng, cần có chiến lược tuyên truyền, quảng bá có hiệu quả

Sản phẩm văn hóa khi đã hoàn thiện cả về hình thức lẫn nội dung, chiến lược cuối cùng là làm cách nào đó để đưa sản phẩm đó đến với công chúng trong và ngoài nước. Dân ca xứ Nghệ với tư cách là sản phẩm văn hóa độc đáo cũng cần có những chiến lược tuyên truyền, quảng bá nhưng cần đi vào trọng tâm, chiều sâu, không quá rầm rộ gây tốn kém lại chưa chắc đã đem lại hiệu quả.

3.4.2.2. Nhóm giải pháp đào tạo nguồn nhân lực

* Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý di sản và nghiên cứu chuyên ngành

Công tác đào tạo, thu hút nguồn nhân lực cả trong lĩnh vực quản lý, nghiên cứu có chuyên môn cao để đáp ứng nhiệm vụ được đặt ra cấp thiết:

- Cần có chiến lược quy hoạch, mạnh dạn bồi dưỡng, đào tạo các cán bộ trẻ, có trình độ làm công tác chuyên ngành di sản văn hóa phi vật thể để kịp thời bổ sung cho các phòng quản lý di sản, phòng nghiệp vụ văn hóa của Sở Văn hóa, thể thao và du lịch, phòng văn hóa của UNBD, trung tâm văn hóa các huyện, thị trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức các buổi tập huấn cho cán bộ văn hóa cơ sở, đội văn nghệ địa phương về những vấn đề liên quan đến di sản dân ca: kiến thức chuyên môn về văn hóa, kỹ năng quản lý di sản văn hóa phi vật thể, nghiên cứu, pháp luật, Luật di sản văn hóa phi vật thể... Các chuyên đề tập huấn cũng cần được đầu tư kỹ lưỡng, có chất lượng, nội dung phong phú, đồng thời cũng phải phù hợp với thực tiễn của từng địa phương, tránh hiện tượng nhàm chán, hình thức.

* Đào tạo đội ngũ diễn viên chuyên nghiệp và giáo viên dạy âm nhạc trong nhà trường

Công tác đào tạo cần chú trọng:

- Đẩy mạnh công tác tuyển sinh: Tuyển sinh như thế nào để chọn được thí sinh có năng khiếu thực sự về hát nhạc dân gian là vấn đề mà trường Cao đẳng văn hóa và Trung tâm BT&PHDS cần quan tâm. Để thu hút nhiều thí sinh dự thi làm cơ sở tuyển chọn thì khâu giới thiệu, quảng cáo là không thể thiếu. Thông qua công tác thống kê, dự báo, căn cứ vào nhu cầu xã hội để từng bước điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh, nhất là ưu tiên tăng chỉ tiêu đào tạo về cho các huyện, xã còn thiếu giáo viên âm nhạc.

- Cải tiến, đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo âm nhạc trong nhà trường.

Đối với chuyên ngành đào tạo giáo viên giảng dạy âm nhạc: Tiến hành đào tạo lại những giáo viên âm nhạc chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo, mới chỉ tốt nghiệp trung cấp âm nhạc với các loại hình đào tạo thích hợp. Cần có sự phối hợp đồng bộ của Sở Giáo dục và Đào tạo, trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật... giúp cho đội ngũ giáo viên âm nhạc trong nhà trường được chuẩn hóa về trình độ chuyên môn.

+ Tổ chức tốt việc tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy cho giáo viên âm nhạc. Công tác này cần được tổ

chức theo chuyên đề hàng quý, hàng năm để giáo viên âm nhạc cập nhật, tiếp cận những vấn đề mới, nâng cao chất lượng giảng dạy.

+ Giáo viên giảng dạy âm nhạc cần được bổ sung các nhóm kiến thức và kỹ năng sau: Kỹ năng thực hành âm nhạc: ký xướng âm, hát, đàn, múa, dàn dựng văn nghệ trong nhà trường phổ thông. Kiến thức nhạc lý, âm nhạc thường thức. Kiến thức và kỹ năng sử dụng phương pháp giảng dạy âm nhạc.

Đối với chuyên ngành đào tạo các học viên theo nghệ thuật ca hát: Cần tổ chức hội diễn lớn nhỏ trong nhà trường, tham gia biểu diễn với các đoàn nghệ thuật để có cơ hội được trải nghiệm, thi thố tài năng và tiếp cận các nghệ sĩ hát dân ca tỉnh nhà nhằm học hỏi và nâng cao kỹ năng biểu diễn.

+ Cần có kế hoạch và cơ chế thích hợp để sử dụng những sinh viên vừa tốt nghiệp ra trường có công việc thích hợp, được đầu quân về các đoàn nghệ thuật, được thể hiện niềm đam mê với nghề và sống được bằng nghề. Các cấp có thẩm quyền cần tăng số lượng biên chế trong đoàn (TT BT&PHDS), có nguồn lương ổn định... Có như vậy, chúng ta mới động viên được lớp trẻ tham gia gìn giữ và phát huy âm nhạc dân gian xứ Nghệ.

+ Phát hiện và lựa chọn hạt nhân xuất sắc cũng cần có chính sách bồi dưỡng, đào tạo họ thành những nghệ nhân kế cận, nối tiếp hành trình gìn giữ và truyền dạy di sản dân ca cho các thế hệ sau.

3.4.2.3. Giải pháp xây dựng mô hình không gian văn hóa (không gian văn hóa của một số loại hình dân ca chủ yếu)

Để dân ca xứ Nghệ hồi sinh nơi chính mảnh đất đó thì dân ca cần được trả về với nhân dân nhưng bằng hình thức mới, dưới dạng phục dựng môi trường văn hóa dân gian là giải pháp bảo tồn di sản lâu dài và bền vững nhất. Đó còn là căn cứ để minh chứng cho thế hệ mai sau hiểu về giá trị vốn có của di sản dân ca của xứ Nghệ.

Cần có chủ trương khôi phục không gian văn hóa bằng việc thay thế một số không gian văn hóa khác

Bước 1: Tổ chức nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực tiễn quá trình phát sinh, phát triển của dân ca, từ đó đề ra chiến lược bảo tồn và phát huy giá trị không gian và môi trường diễn xướng. Với nguyên tắc không thể cứng nhắc, nhất nhất cho rằng dân ca phải thuộc về không gian văn hóa gốc (trên đồng ruộng, dệt vải, quay tơ..), mà ở đây cần có sự linh động, gắn với tình hình thực tiễn, gieo mầm khúc hát dân ca ví - giặm vào không gian văn hóa mới (Giải pháp này cũng được tỉnh Hà Tĩnh áp dụng gắn biểu diễn hát ca trù tại các điểm di tích lịch sử - văn hóa như di tích cụ Nguyễn Du; cụ Nguyễn Công Trứ…).

Để thực hiện được giải pháp này, ngoài chủ trương của tỉnh và ngành văn hóa, trong đó vai trò tiên phong là Sở VHTT&DL, Trung tâm BT&PHDS dân ca xứ Nghệ, các đơn vị nghiên cứu, đồng thời, rất cần sự vào cuộc và tính kiên trì của chính quyền địa phương ở những địa bàn thí điểm, đặc biệt là sự cộng tác và ủng hộ cao từ phía người dân: Từ việc chọn điểm làm không gian văn hóa; phổ biến đến chủ trương đến người dân; sự đầu tư về tài chính, chọn hạt nhân ca hát, tổ chức dạy hát cho người dân…

Bước 2: Lựa chọn một số không gian văn hóa:

- Gắn với lễ hội dân gian: mỗi năm ở Nghệ An đều diễn ra 20 lễ hội dân gian. (lễ hội người Việt và lễ hội các dân tộc thiểu số); có khoảng 25 lễ hội di tích lịch sử - văn hóa. Qua khảo sát của đề tài tại các địa phương thì hiện nay, vẫn chưa có một lễ hội dân gian, lễ hội di tích nào có hình thức diễn xướng dân ca, trong khi đó lễ hội lại là nơi con người được về với cội nguồn tâm linh và thăng hoa trong các trò chơi, hình thức diễn xướng dân gian. Đây có thể là không gian văn hóa khá phù hợp cho ngành văn hóa gieo mầm hạt giống dân ca hiện nay.

+ Thông qua công tác khảo sát, một số lễ hội dân gian của người Việt như lễ hội đền Cờn, lễ hội đền Bạch Mã, lễ hội Nguyễn Xí… đều có thể đưa hình thức sinh hoạt hát dân ca vào chương trình kịch bản của lễ hội (lồng ghép vào phần hội của lễ hội). Kịch bản sẽ do Trung tâm BT&PHDS dân ca xứ nghệ dàn dựng, nên chọn những trích đoạn ngắn gọn hoặc đoạn đối đáp dễ nghe, dễ hiểu.

+ Trước mắt có thể huy động số lượng nghệ nhân, nghệ sỹ biểu diễn các trích đoạn về các danh nhân, các sự kiện lịch sử... sau đó, mời nhân dân tham gia, lôi kéo vào các trò đối đáp, giao duyên, dân dần sẽ thu hút sự tham gia, yêu thích của người đi lễ, từ đó, nhân rộng mô hình đến các lễ hội khác trong tỉnh.

- Một số làng nghề truyền thống: Qua thống kê, Nghệ An có 111 làng nghề được UBND tỉnh công nhận và chia thành các nghề như: mây tre đan, mộc dân dụng và mỹ nghệ; nông sản thực phẩm, hải sản; nghề đan chổi đót và giấy gió, nghề trồng dâu, tơ tằm… tập trung đến 17.000 lao động thủ công.

- Một số làng cổ thuần Việt (còn lưu giữ phong cách, kiến trúc không gian cổ) có các di tích đình, đền chùa, các di tích lịch sử - văn hóa: Nghệ An có hệ thống di tích lịch sử - văn hóa trải dài khắp các địa phương. Có thể chọn một số di tích thuộc các làng xã vốn đã nổi tiếng hát dân ca trước đây như Kim Liên (Nam Đàn); Thanh Thịnh, Đồng Văn (Thanh Chương), Đô Lương, Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu)… sau đó đưa phong trào hát dân ca về cơ sở gắn với các sinh hoạt văn hóa dân gian của các dòng họ.

- Gắn với các trò chơi dân gian: ở một số quốc gia trên thế giới, họ đã kết hợp dạy hát dân ca với các trò chơi dân gian cho trẻ em ở các ở các vùng nông thôn khác nhau. Nghệ An cũng có hệ thống các trò chơi dân gian rất

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị lịch sử và văn hóa của di sản dân ca ví dặm xứ nghệ (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)