Hoạt động xây dựng câu lạc bộ đàn hát dân ca, phát huy sự

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị lịch sử và văn hóa của di sản dân ca ví dặm xứ nghệ (Trang 74)

7. Bố cục của đề tài

3.2.2.Hoạt động xây dựng câu lạc bộ đàn hát dân ca, phát huy sự

tỏa của dân ca trong đời sống nhân dân

Đến những năm 1960 trở đi, khi sinh hoạt ca hát theo hình thức dân gian dần vắng bóng thì những điệu ví - giặm vẫn rất tự nhiên đi vào nếp sinh hoạt thường nhật của nhân dân, trở thành phương tiện tuyên truyền, giáo dục đến người dân một cách hữu ích. Dần dần dân ca cũng bắt đầu có sự chuyển

hóa từ diễn xướng dân gian đến trình diễn nghệ thuật theo các hình thức đối ca, hoạt ca trong các phong trào văn nghệ quần chúng với các hoạt cảnh:

Chiếc xê đầu, Ngô khoai tranh đấu, Thần sấm ngã... cho đến những vở kịch như Không phải tôi của Nguyễn Trung giáp..

Mãi đến những năm 1993, Sở Văn hóa thông tin Nghệ An (nay là Sở Văn hóa, TT&DL) phối hợp với Nhà hát Dân ca Nghệ An (nay là Trung tâm BT&PHDS dân ca xứ Nghệ) đi đầu trong cả nước về hoạt động thành lập các câu lạc bộ hát dân ca. Tuy nhiên một thời gian dài, hoạt động này trong nhân dân còn rải rác, chưa có tổ chức, đầu tư cũng như chỉ đạo từ phía tỉnh, địa phương nên có phần tạm lắng.

Đến tháng 6/2010, thực hiện chủ trương của tỉnh, Trung tâm Bảo tồn di sản Dân ca xứ Nghệ sau khi ra đời đã cho triển khai xây dựng mô hình câu lạc bộ dân ca xứ Nghệ trên địa bàn tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh đã có 50 câu lạc bộ được thành lập, phần nào đã chứng tỏ, sức sống mãnh liệt của dân ca xứ Nghệ đã và đang thực sự trỗi dậy khắp các khu vực từ huyện đến thành thị trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị lịch sử và văn hóa của di sản dân ca ví dặm xứ nghệ (Trang 74)