7. Bố cục của đề tài
2.1.2. Ví giặm xứ Nghệ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Sau Cách mạng tháng Tám là thời kỳ mà quần chúng nông thôn đều hồ hởi tham gia vào công cuộc bảo vệ và xây dựng chính quyền vừa giành được từ tay thực dân Pháp. Đây cũng là cột mốc đánh dấu một số loại sinh hoạt văn nghệ đối đáp nam nữ bằng văn chương trữ tình đang đi vào cái chung, nhường chỗ cho những hình thức mới phong phú hơn.
Bấy giờ, những buổi sinh hoạt hát ví, giặm theo hình thức dân gian cũng ít dần, đặc biệt là hát giặm. Nội dung của hát ví lúc này vắng dần những lời hát giao duyên mà thay vào đó thường được sử dụng với mục đích chính trị, tuyên truyền cách mạng trong bối cảnh nước nhà đang đứng trước cuộc chiến tranh mới. Theo tư liệu, nổi bật có khoảng ba buổi hát ví phường vải diễn ra ở thành phố Vinh với mục đích phục vụ cho cách mạng [51,108]:
+ Buổi sinh hoạt hát Ví phường vải tại sân vận động thành phố Vinh ngày 02/10/1945 nhằm tuyên truyền ủng hộ Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm chiếm nước ta.
Ngỏ lời giới thiệu tỏ tường
Chúng em là phụ nữ quê hương Nam Đàn Yêu cầu các bạn thanh niên
Phất cờ độc lập đứng lên diễn đàn Cùng nhau dốc chén đồng minh
Chữ duyên vàng đượm chữ tình càng say Cùng nhau chắp cánh bay cao
Liền cành đứng vững phong trào sợ chi Duyên chàng nghĩa thiếp từ đây
Nhất tâm đoàn kết có ngày vinh quang Khi nào dốc chén khải hoàn
Lương duyên ta sẽ luận bàn về sau Con đường tiến bộ dài ghê
Anh hùng đã quyết nữ nhi cũng liều Việt Nam nòi giống anh tài
Giang sơn nỡ để cho người xâm lăng ……
Đôi bên sắt đá vững vàng
Đã không phụ bạc lại càng đồng tâm
+ Buổi sinh hoạt hát Ví phường vải tại huyện lị Nam Đàn (ở Sa Nam) ngày 06/02/1946 gọi là hội chợ phát động phong trào rèn luyện chiến đấu sẵn sàng chống giặc ngoại xâm:
Ngày xuân độc lập chuông dồn Bạt hơi đế quốc, tan hồn thực dân Thiếp chàng tuổi tác đang son
Dẫu tình thân thiện chớ lòng chai lơ Rượu xuân nhấp chén đưa cay Moi gan giặc Pháp cho đầy gói nem Vui xuân vui cả đồng bào
Kẻ Nam, người Bắc ào ào tiến lên Vui xuân sực nhớ thù chung
Nữ nhi tím ruột, anh hùng thâm gan Đôi ta đoàn kết đồng tâm
Kiếm cung duyên trước, sắt cầm nghĩa sau Ra về tay xách rương đàn
Chờ khi gảy khúc khải hoàn miền Nam.
+ Buổi sinh hoạt hát Ví phường vải tại sân chùa Cực Lạc, xã Tự Trì - vùng đất nổi tiếng về tập tục hát ví phường vải, diễn ra vào đêm 23/8/1947 để hưởng ứng năm mở đầu Tuần lễ ủng hộ thương binh:
Lý do khai hội hôm nay
Mua vui để giúp vào ngày thương binh Xin mời các bạn thanh niên
Phất cờ chiến đấu bước lên diễn đàn
Nữ xướng:
Thương sao cho trọn thì thương
Thương người chiến sĩ nghĩa là thương nhau rồi
Nam đối:
Tiền đâu cũng một thứ tiền
Tiền ra tiền tuyến là tiền hậu phương
Nữ xướng:
Lên chùa bát nguyện thập phương Cầu cho chiến sỹ ba vuông bảy tròn
Nam đối:
Nhờ ơn Pháp lực Tam minh (1)
Cầu cho chiến sỹ một lành hai yên Khi nào dốc chén khải hoàn
Lương duyên ta sẽ luận bàn về sau.
(1) Pháp lực: năng lực của đạo pháp nhà Phật. Tam minh là tam bảo, ba thứ quý báu tức Phật (ông Phật), Pháp (phép Phật), Tăng (Thầy tu). Tức phép lực đạo Phật sáng tỏ 3 điều: Phật, Pháp, Tăng.
Tiếp đó còn có một số buổi hát ví nhỏ diễn ra như ở các huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu và Yên Thành.