7. Bố cục của đề tài
3.1.1. Thực trạng tư liệu di sản dân ca ví giặm xứ Nghệ
Số lượng các làn điệu cơ bản (có nghĩa là không kể đến những dị bản) của dân ca xứ Nghệ hiện nay qua công tác tìm hiểu, sưu tầm, khảo sát thực tế và của các nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý văn hóa, có thể kết luận:
- Xét về mặt văn học có thể chia dân ca xứ Nghệ thành các làn điệu cơ bản: ví, giặm, hò và các hệ lai (sắc bùa, ca trù, xẩm…).
- Xét về mặt âm nhạc và ngành nghề lao động có thể chia như sau: + Hát ví có nhiều làn điệu: Ví phường vải, ví đò đưa, ví phường nón, ví phường đan, ví trèo non, ví trang hội…
+ Hát giặm thường có các làn điệu chủ yếu: Giặm nối, giặm kể, giặm vè, giặm ru, giặm xẩm, giặm Đức Sơn, giặm cửa quyền.
Dân ca xứ Nghệ là sinh hoạt văn hóa dân gian, có tính truyền miệng và tính tập thể, tính truyền thống và tính sáng tạo, với sự tham gia chỉnh lý, cải biên của nhiều người, ở nhiều nơi, qua nhiều thế hệ trước sau, do đó mà nó có nhiều dị bản. Cho đến nay không thể biết thật chính xác con số về lời ca của dân ca xứ Nghệ. Số lượng này luôn luôn biến đổi, khi tăng, khi giảm, bởi vì nhân dân không ngừng sáng tạo thêm những làn điệu và lời ca mới để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa đương đại (song song với quá trình sàng lọc, trau chuốt chúng về chất lượng nghệ thuật).
- Di sản ví - giặm còn có sức sống mạnh mẽ và số lượng người thực hành còn rất nhiều. Hiện nay, trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, ở đâu cũng có người biết thực hành ví - giặm. Kết quả kiểm kê cho thấy, hát ví - giặm có ở 26 huyện, thành phố và thị xã.
Tỉnh Nghệ An có 71 xã, phường, thị trấn thuộc 14 huyện, thành thị, trừ các huyện miền núi như Qùy Châu, Quế Phong, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn trong đó tập trung và có truyền thống lâu đời như các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Hưng Nguyên, Đô Lương, Yên Thành, Diễn Châu, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu.. toàn tỉnh đã có 60 câu lạc bộ dân ca ví - giặm được chính quyền địa phương cấp cơ sở thành lập với khoảng gần 1.500 thành viên trong đó có khoảng 1.000 người am hiểu và biết hát dân ca (tuổi từ 5 đến trên dưới 100), có 415 nghệ nhân trong đó có 7 cụ được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam vinh danh là nghệ nhân dân gian.