Tính cấp thiết của đề tài - Thời gian gần đây các di tích lịch sử văn hóa như: các di chỉ khảo cổ học, các địa điểm ghi dấu chứng tích lịch sử, các công trình kiến trúc nghệ thuật v.v…đ
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
BÙI THẾ QUÂN
ĐÌNH LÀNG THẾ KỶ XVII – XVIII Ở GIA LÂM (HÀ NỘI)
NHỮNG GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA
Chuyên ngành: Khảo cổ học
Mã số: 62 22 03 17
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHẢO CỔ HỌC
Hà Nội, 2016
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học: 1 TS LÊ ĐÌNH PHỤNG
2 PGS.TS NGUYỄN VĂN TIẾN
Người phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Quốc Hùng
Người phản biện 2: PGS.TS Lâm Thị Mỹ Dung
Người phản biện 3: TS Nguyễn Văn Đoàn
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại:
Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam
Số 477 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội Vào hồi………
Ngày tháng năm 2016
Có thể tìm luận án này tại:
Thư viện Quốc gia
Thư viện Học viện Khoa học xã hội
Trang 3DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA
TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1 Bùi Thế Quân (2010), “Nghĩa Trụ - từ dòng chảy địa lý
đến dòng chảy lịch sử - văn hóa”, Tạp chí Dân tộc học,
số 4 (165), tr.19-30
2 Bùi Thế Quân (2010), “Một vài ẩn số trong các di tích
và lễ hội truyền thống trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội”, Tạp chí Di sản văn hóa số 1 (30), tr.72 – 80
3 Bùi Thế Quân (2010), “Một dòng sông cổ với di sản
văn hóa”, Tạp chí Di sản văn hóa số 4 (33), tr 54 – 59
4 Thế Quân, Nguyễn Đạt (2012), “Vài nét về đình và
chùa Hội Xá (quận Long Biên - Hà Nội)”, Tạp chí Di sản văn hóa số 1 (38), tr 86 – 88
5 Bùi Thế Quân (2012), “Chùa Đào Xuyên, phái Lâm Tế
- một vài suy ngẫm”, Tạp chí Di sản văn hóa số 4 (41), tr.89 – 93
6 Bùi Thế Quân (2013), “Qua mấy ngôi đình làng ven
sông Đuống, trên đất Long Biên”, Tạp chí Di sản văn hóa số 2 (43), tr 91- 96
Trang 47 Bùi Thế Quân (2014), “Đình Ninh Giang (Gia Lâm, Hà
Nội) – Những giá trị nghệ thuật và kiến trúc”, Tạp chí Khảo cổ học số 5 – 2014, tr.66 – 73
8 Bùi Thế Quân (2015), “Hai ngôi đình có niên đại Cảnh
Trị (Gia Lâm - Hà Nội) trong so sánh với các ngôi đình
ở Bắc Ninh”, Tạp chí Khảo cổ học số 6 – 2015, tr.79 –
85
9 Bùi Thế Quân (2015), “Về đình làng thế kỷ XVII –
XVIII ở Gia Lâm, Hà Nội”, Tạp chí Di sản văn hóa số 4 (53), tr.36 - 39
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
- Thời gian gần đây các di tích lịch sử văn hóa như: các di chỉ khảo cổ học, các địa điểm ghi dấu chứng tích lịch sử, các công trình kiến trúc nghệ thuật v.v…đã và đang là đối tượng được đặc biệt quan tâm nghiên cứu, trong đó có đình làng
- Nghiên cứu đình làng và khai thác các giá trị của đình làng dưới góc độ khảo cổ học lịch sử sẽ góp phần cung cấp nguồn tư liệu khoa học cho việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của làng Việt cổ truyền
- Những ngôi đình làng thế kỷ XVII - XVIII ở Gia Lâm là những công trình có nhiều giá trị về lịch sử - văn hóa Mặc dù những ngôi đình này đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia, song đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào toàn diện, sâu sắc từ góc độ khảo cổ học
Tác giả chọn đề tài: “Đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm (Hà Nội) - những giá trị lịch sử và văn hoá” là đối tượng để nghiên cứu của luận
án này
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục đích nghiên cứu
Luận án đặt ra bốn mục tiêu nghiên cứu như sau:
- Tập hợp, hệ thống hóa tư liệu và kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước nghiên cứu về đình làng nói chung và đình làng thế kỷ XVII - XVIII
ở Gia Lâm (Hà Nội)
- Nghiên cứu, đánh giá giá trị lịch sử và những giá trị văn hóa – nghệ thuật được biểu hiện dưới dạng vật thể và phi vật thể của các đình làng thế
kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm, tìm ra những đặc trưng cơ bản của các di tích này, xác định vai trò của nó đối với cộng đồng làng xã và các vùng lân cận
- Xác định niên đại khởi dựng qua tư liệu và phong cách nghệ thuật
- Đề xuất phương hướng và giải pháp bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của các ngôi đình này
Trang 62.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát điền dã, ghi vẽ hiện trạng kiến trúc và tổng hợp các tài liệu nghiên cứu đã có để xác định và hệ thống hoá đặc điểm cơ bản của đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm
- Thống kê, khảo tả hiện trạng kiến trúc, trang trí trên kiến trúc làm
cơ sở đánh giá giá trị về lịch sử, văn hoá của các đình làng thế kỷ XVII – XVII ở Gia Lâm trong đời sống xã hội, làm cơ sở cho việc thực hiện các nghiên cứu tiếp theo
- Thu thập những thông tin về những đình làng khác ở Gia Lâm, vùng phụ cận liên quan để so sánh sự tương đồng và khác biệt về kiến trúc
và trang trí kiến trúc
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Tập trung nghiên cứu tổng quan và chuyên sâu về 5 đình làng tiêu biểu thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm (Hà Nội) Cụ thể là đình Xuân Dục (xã Yên Thường), đình Tình Quang (phường Giang Biên), đình Thanh Am (phường Thượng Thanh), đình Trân Tảo (xã Phú Thị), đình Công Đình (xã Đình Xuyên)
- Mở rộng đối tượng nghiên cứu đến một số đình làng khác ở Gia Lâm
và phụ cận để so sánh các giá trị lịch sử, văn hóa cùng các giá trị chính trị -
xã hội của các ngôi đình làng trong đời sống xã hội hiện nay
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển cùng giá trị văn hóa nghệ thuật của các đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm (Hà Nội) từ khi khởi dựng cho đến nay Đặc điểm kiến trúc, hệ thống di vật trong đình làng
- Phạm vi thời gian và không gian: Tập trung khảo sát, nghiên cứu các đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm ( Hà Nội), sau đó mở rộng phạm
vi nghiên cứu đối với các di tích đình làng ở khu vực phụ cận liên quan
Trang 74 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1 Phương pháp luận
- Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được sử dụng
để lý giải các vấn đề thuộc lịch sử, văn hoá và quá trình hình thành, phát triển của đình làng Việt Nam và đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm
- Phương pháp được triển khai qua những tiếp cận đa ngành, liên ngành, trong đó chú trọng việc kết hợp giữa các tiếp cận nghiên cứu khảo
cổ học, sử học, mỹ thuật học, dân tộc học, bảo tàng học, văn hóa học với ứng dụng khoa học kỹ thuật trong việc đánh giá hiện trạng, ghi vẽ kiến trúc
4.2 Phương pháp nghiên cứu của luận án
- Phương pháp tập hợp, hệ thống hóa những kết quả nghiên cứu của các tác giả, các công trình nghiên cứu có liên quan của tác giả đi trước
- Phương pháp Khảo cổ học truyền thống: điều tra, quan sát, tham dự, miêu tả, đo vẽ, chụp ảnh, phỏng vấn, nghiên cứu các tư liệu cổ, tư liệu Hán Nôm liên quan
- Phương pháp điền dã thực tiễn từ đời sống xã hội của các cộng đồng dân cư ở trong các làng xã, dòng họ nơi các di tích tồn tại và phát triển
- Phương pháp khảo cứu trực tiếp tại các đình làng thông qua các hoạt động lễ hội tín ngưỡng thường niên và các hoạt động văn hóa – xã hội đã và đang diễn ra tại các đình làng ở Gia Lâm
- Phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp tư liệu
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án chính là công trình đầu tiên giới thiệu có hệ thống và đầy đủ
về di tích đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm (Hà Nội) dưới góc độ Khảo cổ học
- Luận án xác định tổng quan giá trị lịch sử - văn hóa của các di tích thông qua tài liệu và phong cách nghệ thuật
- Nghiên cứu toàn diện giá trị lịch sử, văn hóa của đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm (Hà Nội), góp phần bổ sung và làm rõ những
Trang 8nghiên cứu về đình làng thế kỷ XVII – XVIII và đình làng Việt Nam nói chung
- Kết quả nghiên cứu của luận án cũng góp một phần quan trọng trong việc xác định, đánh giá vai trò của hệ thống di tích lịch sử - văn hóa nói chung, hệ thống di tích đình làng nói riêng trong quá trình đô thị hóa, Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước ở một địa bàn quan trọng của Thủ đô, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của di tích
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Đóng góp vào lịch sử nghiên cứu về đình làng Việt Nam nói chung, đình làng ở Gia Lâm (Hà Nội) nói riêng từ góc độ kiến trúc, trang trí kiến trúc với giá trị lịch sử và văn hoá dưới góc độ khảo cổ học Thông qua việc
so sánh sự tương đồng và khác biệt để thấy rõ cái riêng và cái chung của đình làng ở Gia Lâm so với các đình làng khác trong vùng và đình làng cùng niên đại thế kỷ XVII – XVIII vùng phụ cận liên quan
- Thông qua nghiên cứu khảo cổ học, luận án cung cấp thông tin đầy
đủ hơn về cấu trúc, niên đại xây dựng đình làng, bước phát triển về đình làng Việt Nam và đặc biệt bổ sung vào “phần khuyết’’ ngôi đình đầu thế
kỷ XVII, những ngôi đình thời Vĩnh Trị, Cảnh Trị làm cơ sở nở rộ các ngôi đình làng vào thời Chính Hòa
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho các hoạt động về bảo tồn và phát huy giá trị của chính những ngôi đình làng nói riêng và các di tích đình, đền, chùa nói chung trong điều kiện hiện nay
7 Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung nghiên cứu của luận án được chia làm ba chương: :
Chương 1.Đình làng Việt Nam và lịch sử nghiên cứu (33 trang)
Chương 2.Đình làng thế kỷ XVII – XVIII ở Gia Lâm (62trang)
Chương 3.Những giá trị lịch sử - văn hoá của các đình làng ở Gia Lâm thế kỷ XVII – XVIII (53 trang)
Trang 9CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Vài nét về đình làng
Trong các công trình kiến trúc tín ngưỡng, tôn giáo ở mỗi làng quê Việt Nam, đình làng có một vị trí quan trọng Đây là công trình kiến trúc tín ngưỡng chung mang đặc tính riêng Việt của mỗi cộng đồng, được xây dựng trên vị trí trang trọng, linh thiêng nhất, quy mô lớn và đảm nhận nhiều chức năng khác nhau Theo nhiều nhà nghiên cứu đình làng là công trình kiến trúc công cộng của làng xã, dùng làm nơi diễn ra các hoạt động chính trị tinh thần – văn hóa xã hội của nhân dân ở nông thôn làng xã dưới thời phong kiến Với vị thế đó ngôi đình đã trở thành một trong những công trình có vẻ oai nghiêm nhất trong phong cảnh Việt Nam, và được coi
là nơi hội tụ của nguồn gốc tư tưởng Việt thuần khiết
1.1.1 Khái quát nguồn gốc và sự hình thành, phát triển của đình làng Việt Nam
- Ý kiến của Nguyễn Văn Huyên đình làng có nguồn gốc từ đình trạm
- Ý kiến của Chu Quang Trứ cho rằng đình làng không có nguồn gốc
- Hà Văn Tấn cho rằng: “Mặc dù còn thiếu chứng cứ, ta tin rằng đình – ngôi nhà chung của làng xã đã xuất hiện từ lâu đời, nếu không phải là thời tiền sử thì cũng là thời sơ sử của dân tộc Tất nhiên thời đó chưa được gọi
là đình, một từ vay mượn của Trung Hoa”
- Khẳng định những quán đình chắc chắn không phải là nguồn gốc của đình làng
Trang 10Theo nhiều sử liệu, vào thế kỷ XV từ nhu cầu quản lý hành chính của triều đình đối với đơn vị hành chính làng, với sự gia nhập của vị Thành Hoàng vào công trình kiến trúc công cộng Có thể cho rằng, đây là tiền đề của ngôi đình làng về sau
1.1.2 Chức năng và vai trò của đình làng trong đời sống văn hoá Việt Nam
- Chức năng là trung tâm văn hóa làng của cộng đồng làng xã
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2.1 Nghiên cứu về đình làng trước năm 1954
Dưới thời Pháp thuộc, có một số học giả phương Tây, điển hình là P.Giran, Clayes J.Y, P.Gourou Về phía Việt Nam có Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Bá Lăng, Nguyễn Văn Khoan
Trước năm 1954, đình làng ít được quan tâm nghiên cứu Một số học giả nêu trên, nghiên cứu về đình làng chỉ tập trung vào hai lĩnh vực: tín ngưỡng và kiến trúc nghệ thuật Kết quả mới chỉ dừng lại nghiên cứu cơ bản
1.2.2 Nghiên cứu về đình làng từ năm 1954 đến nay
Từ sau cách mạng tháng Tám (1945), nghiên cứu đình càng được quan tâm nhiều hơn Đặc biệt sau năm 1954 nhiều cán bộ khoa học mới đã đi sâu hơn về đình làng, song chủ yếu chỉ dừng lại ở mô tả Tới tận những năm 60 của thế kỷ XX, lực lượng nghiên cứu mới đã phát triển mạnh Đáng chú ý, nghiên cứu về đình làng dưới góc độ tín ngưỡng, nghệ thuật
có một bước tiến lớn so với thời kỳ trước năm 1954 Nghiên cứu đình làng
có một số luận án dưới góc độ khảo cổ học như Trịnh Cao Tưởng, Nguyễn Anh Tuấn, Phan Xuân Thành, Nguyễn Hồng Kiên
Trang 111.2.3 Tình hình nghiên cứu về đình làng ở Gia Lâm
Một số luận văn nghiên cứu đơn lẻ, độc lập từng ngôi đình và mới chỉ dừng lại bước đầu tìm hiểu đưa ra một số nhận xét nhất định, chưa có tính nghiên cứu tổng thể
Các tham luận tại các hội thảo về đình làng ở Gia Lâm mục đích chủ yếu phục vụ cho công tác quy hoạch, tu bổ, tôn tạo di tích
Một số cuốn sách “Di tích lịch sử văn hoá và cách mạng kháng chiến
quận Long Biên’’, “Cổ vật Long Biên’’, “Di tích lịch sử văn hoá – cách mạng kháng chiến huyện Gia Lâm’’ Những ngôi đình được giới thiệu trong
sách nói trên và cả trong hồ sơ xếp hạng di tích cũng chỉ mang tính chất sơ lược
1.3 Khái niệm thường sử dụng trong luận án
- Thuật ngữ sử dụng trong kiến trúc: Gian, chái, dĩ, chân tảng, cột, bộ
vì, hiên, xà dọc, vì giá chiêng, câu đầu, đầu dư, con rường, ván nong/dong, hoành mái, guốc/dép hoành, cốn chồng rường, bẩy hiên, tàu má, rui,
mè/gộprui, ván gió
- Thuật ngữ sử dụng trong nghệ thuật: Hình tượng,, hình tượng nghệ
thuật, nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật dân gian truyền thống, nghệ nhân, họa tiết, hoa văn, chạm, chạm thủng, chạm nông, chạm kênh bong, chạm lộng,
về kỹ thuật chạm khắc, đề tài trang trí là cơ sở để xác định khung niên đại cho kiến trúc đình làng, đồng thời làm nền tảng cho việc nghiên cứu từng đình làng cụ thể
- Nghiên cứu đình làng tiếp cận dưới góc độ dân tộc học, văn hóa, tín ngưỡng đã đạt được những thành tựu nổi bật về vai trò, chức năng của đình làng: chức năng hành chính, tín ngưỡng và văn hóa cộng đồng làng Điều
Trang 12này cho ta thấy sức hấp dẫn về giá trị về lịch sử, văn hoá của đình làng.Điều này cho ta thấy sức hấp dẫn và các giá trị về lịch sử, văn hoá thông qua kiến trúc và trang trí trên kiến trúc đình làng
- Nghiên cứu về đình làng tiếp cận dưới góc độ khảo cổ học mới chỉ có một số tác giả đề cập Các luận án này nghiên cứu về đình làng trong không gian rộng, thời gian dài từ thế kỷ XVI đến XVIII, đã bước đầu khái quát diện mạo loại hình kiến trúc đặc trưng trong kiến trúc cổ truyền dân tộc Đặc biệt nghiên cứu đình làng ở châu thổ Bắc Bộ sẽ là những tư liệu chân xác góp phần đối chiếu về đặc điểm kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc trang trí cho các ngôi đình ở Gia Lâm
- Những vấn đề nghiên cứu đình làng ở Gia Lâm mới chỉ dừng lại mang tính chất miêu tả và khái lược giá trị, chưa nêu được tính tổng quan
có tính hệ thống và chuyên biệt
- Luận án đã giới thiệu chung về nguồn gốc ngôi đình, cũng như vai trò của nó trong đời sống xã hội và tinh thần của người dân làng Việt, đánh dấu một bước phát triển của cơ cấu làng xã cổ truyền Nó là biểu tượng của tính cộng đồng và dân chủ làng xã, là trung tâm văn hóa, là nơi tập trung và lưu truyền các giá trị văn hóa dân tộc, các phong tục tập quán tốt đẹp của cộng đồng làng
CHƯƠNG 2 ĐÌNH LÀNG THẾ KỶ XVII – XVIII Ở GIA LÂM
2.1 Vài nét về vị trí địa lý và lịch sử vùng đất Gia Lâm
2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Trang 13Thanh Trì; cầu Đuống, cầu Phù Đổng nối các tỉnh phía Bắc); phía Bắc giáp huyện Đông Anh
2.1.1.2 Điều kiện tự nhiên
* Địa hình:
Địa hình Gia Lâm tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng chung của địa hình vùng đồng bằng Bắc Bộ và theo hướng của dòng chảy sông Hồng
Sông Hồng và sông Đuống tạo thuận lợi về giao thông đường thuỷ
* Khí hậu, thuỷ văn:
Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa đông lạnh, thời kỳ đầu thường hanh khô nhưng đến nửa cuối của mùa đông lại thường ẩm ướt
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23 - 24OC Biên độ nhiệt trong năm khoảng 12 - 13 OC, biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm khoảng 6
- 7OC
Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 82%, ít thay đổi theo các tháng, thường chỉ dao động trong khoảng 78- 87% Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.600 - 1.800 mm
Sự chênh lệch lớn về mực nước giữa mùa khô và mùa lũ cũng ảnh hưởng nhất định đến nông nghiệp sinh thái ở các vùng bãi Nhìn chung đây
là vùng châu thổ được hình thành bởi hệ thống sông ngòi chằng chịt Địa hình tương đối bằng phẳng nên vị trí xây dựng các công trình kiến trúc, trong đó có đình làng được lựa chọn trên những vùng đất cao, thuận tiện giao thông đường thủy, đường bộ, đáp ứng yêu cầu phong thủy của kiến trúc
2.1.2 Vài nét về lịch sử vùng đất Gia Lâm
Tên gọi Gia Lâm bắt đầu vào thời Lý (1010- 1225) Sau đó quận Gia Lâm đổi thành huyện, có lẽ vào thời Trần Lỵ sở huyện Gia Lâm lần lượt đóng ở các xã Đặng Xá, Phú Thị, Ái Mộ, Trường Lâm và hiện nay ở Trâu Quỳ Các thời Lý – Trần (1010 – 1400) huyện Gia Lâm thuộc phủ Thiên Đức lộ Bắc Giang Đời Lê Thánh Tông (1466), huyện Gia Lâm chia
Trang 14về phủ Thuận An thuộc Thừa tuyên Bắc Giang, sau đó đổi là trấn Kinh Bắc Thời Nguyễn Minh Mệnh (1822) huyện Gia Lâm, phủ Thuận An thuộc trấn Bắc Ninh Năm 1831 trấn Bắc Ninh đổi là tỉnh Bắc Ninh Năm
1862, huyện Gia Lâm chia về phân phủ Thuận Thành thuộc tỉnh Bắc Ninh Năm Duy Tân thứ 6 (1912) huyện Gia Lâm chia về phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh Tháng 2 năm 1949, huyện Gia Lâm thuộc về tỉnh Hưng Yên Tháng
11 năm 1949 huyện Gia Lâm lại thuộc về tỉnh Bắc Ninh Đến 31 tháng 5 năm 1961, huyện Gia Lâm nhập về ngoại thành Hà Nội Ngày 06 tháng 11
năm 2003, Gia Lâm tách một phần để thành lập quận Long Biên
2.2 Những đình làng tiêu biểu ở Gia Lâm thế kỷ XVII - XVIII
2.2.1 Tổng quan về hệ thống đình làng ở Gia Lâm
Theo số liệu thống kê năm 2014, ở Gia Lâm có 335 di tích lịch sử - văn hoá Trong đó đình làng là 123 Số lượng đình được phân bố không đồng
đều giữa các xã, phường, thị trấn Hầu như làng nào cũng có đình
Trong hệ thống đình làng ở Gia Lâm nêu trên, có 5 ngôi đình: Xuân Dục, Tình Quang, Thanh Am, Công Đình, Trân Tảo tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc trang trí và niên đại xây dựng
2.2.2 Những đình làng tiêu biểu thế kỷ XVII - XVIII
2.2.2.1.Đình Xuân Dục
- Đình Xuân Dục hiện có quy mô kiến trúc lớn, thể hiện qua diện tích mặt bằng và chiều cao vượt trội trên kiến trúc xóm làng Đình có quy hoạch khá độc đáo, kiểu chữ Công, gồm đại đình, thiêu hương và hậu cung Đặc điểm gian giữa đình rất lớn với số đo (4,00m x 4,25m) và gian chái với kích thước cắt dọc là 4,95m Đây là ngôi đình có quy mô lớn
- Đề tài trang trí: “Ngũ phúc khánh tiền”, sen, hồi văn, lá cúc lật, nhành cúc, nhành mai, cụm mây, viền lá đề, vân xoắn, rồng, Tứ linh, Tứ quý, chữ Thọ cách điệu, động vật, cảnh sinh hoạt: chuốc rượu, múa hát, người cưỡi ngựa, tiên cưỡi rồng, “Lưỡng long triều nhật (nguyệt)”, “Lưỡng long với
nàng tiên”, “Bát bửu”
- Từ những truyền thuyết về lịch sử xây dựng đình, qua khảo sát và so sánh về mặt bằng kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc trang trí Đặc biệt sự so