Xin trân trọng cảm ơn tới các Thầy/Cô trong Bộ môn Khảo cổ học Khoa Lịch sử - Trường ĐHKHXH và NV, các đồng nghiệp ở Viện Khảo cổ học; Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam; Sở Văn hóa, Thể
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN VĂN TÙY
CÁC DI TÍCH THỜ THẦN ĐỒNG CỔ Ở VIỆT NAM
VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ LỊCH SỬ - VĂN HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Hà Nội - 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN VĂN TÙY
CÁC DI TÍCH THỜ THẦN ĐỒNG CỔ Ở VIỆT NAM
VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ LỊCH SỬ - VĂN HÓA
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Khảo cổ học
Mã số: 60 22 03 17
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Bùi Văn Liêm
Hà Nội - 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học riêng của tôi Các kết quả nghiên cứu được nêu trong luận văn là trung thực, khách quan Những luận điểm mà luận văn kế thừa của những tác giả đi trước đều được trích dẫn nguồn chính xác, cụ thể
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Học viên
Trần Văn Tùy
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành bản luận văn tôi đã nhận được
sự quan tâm, động viên, giúp đỡ quý báu, có giá trị của nhiều tập thể, cá nhân
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Bùi Văn Liêm - Thầy hướng dẫn khoa học đã chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện
đề tài này Xin trân trọng cảm ơn tới các Thầy/Cô trong Bộ môn Khảo cổ học (Khoa Lịch sử - Trường ĐHKHXH và NV), các đồng nghiệp ở Viện Khảo cổ học; Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Hà Nội; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa và nhân dân các địa phương nơi có các di tích đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình sưu tầm
tư liệu phục vụ hoàn thiện luận văn
Cảm ơn Lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Bảo tàng Hà Nội - nơi tôi đang công tác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi theo học và hoàn thành chương trình
Ở mức độ nào đó luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được Thầy/Cô, các anh chị giáo và các bạn đồng nghiệp tận tình giúp đỡ
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Học viên
Trần Văn Tùy
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Kết quả và đóng góp của luận văn 5
7 Bố cục của luận văn 5
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ THẦN ĐỒNG CỔ VÀ CÁC DI TÍCH THỜ THẦN ĐỒNG CỔ Ở VIỆT NAM 7
1.1 Lịch sử thờ thần Đồng Cổ qua các nguồn tư liệu 7
1.2 Tổng quan về các di tích thờ thần Đồng Cổ ở Việt Nam 14
* Tiểu kết Chương 1 23
Chương 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VÀ KHAI QUẬT KHẢO CỔ Ở CÁC DI TÍCH THỜ THẦN ĐỒNG CỔ 24
2.1 Các di tích ở Thanh Hóa 24
2.1.1 Di tích Đền Đồng Cổ ở Đan Nê 24
2.1.2 Di tích đền Đồng Cổ ở Mỹ Đà 39
2.2 Các di tích ở Hà Nội 44
2.2.1 Di tích đền Đồng Cổ ở Đông Xã 44
2.2.2 Cụm di tích thờ thần Đồng Cổ ở Nguyên Xá 47
2.3 Dấu tích di tích thờ thần Đồng Cổ ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc 66
* Tiểu kết chương 2: 67
Chương 3: CÁC DI TÍCH THỜ THẦN ĐỒNG CỔ: NHỮNG GIÁ TRỊ LỊCH SỬ- VĂN HÓA 68
3.1 Hội thề Trung hiếu tại đền Đồng Cổ 68
3.1.1 Lịch sử hội thề 68
Trang 63.1.2 Phát huy hội thề Trung hiếu trong thời kỳ hiện đại 75 3.1.3 Giá trị lịch sử - văn hóa hội thề Trung hiếu 76 3.2 Những đề xuất về việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá của các
di tích thờ thần Đồng Cổ ở Việt Nam 78 3.2.1 Thực trạng các di tích thờ thần Đồng Cổ ở Việt Nam 78 3.2.2 Những quy định về bảo tồn, phát huy giá trị di tích 79 3.2.3 Những kiến nghị trong việc bảo vệ và phát huy giá trị của di tích 81
* Tiểu kết chương 3: 84 KẾT LUẬN 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 PHỤ LỤC MINH HỌA
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN
BQLDTDT : Ban Quản lý Di tích và Danh thắng BTLSQG : Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
ĐVSKTT : Đại Việt sử ký toàn thư NPHM : Những phát hiện mới Nxb : Nhà xuất bản
SVHTTDL : Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch UBND : Ủy ban Nhân dân
VKCH : Viện Khảo cổ học
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ, BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ
Bảng 9: Thống kê mảnh gốm khai quật tại di tích miếu Đồng Cổ ở Nguyên Xá Phụ lục 2: Bản đồ, sơ đồ
Trang 9DANH MỤC BẢN VẼ, BẢN ẢNH VÀ BẢN DẬP HOA VĂN
Bản vẽ 6: Mặt chiếu đứng lò nung hố khai quật 07.MĐC.H2
Bản vẽ 7: Mặt cắt lò nung hố khai quật 07.MĐC.H2
Bản vẽ 8: Mặt cắt lò nung hố khai quật 07.MĐC.H2
Bản vẽ 9: Mặt bằng hố khai quật 07.MĐC.H6
Bản vẽ 10: Gạch thời Hán
Bản vẽ 11: Ngói thời Nguyễn
Bản vẽ 12: Mảnh tượng uyên ương thời Trần
Bản ảnh 1: Toàn cảnh di tích đền Đồng Cổ ở Đan Nê
Bản ảnh 2: Nghi môn đền Đồng Cổ ở Đan Nê
Bản ảnh 3: Tòa Tiền tế đền Đồng Cổ ở Đan Nê
Bản ảnh 4: Chính tẩm và Hậu cung đền Đồng Cổ ở Đan Nê
Bản ảnh 5: Chính tẩm đền Đồng Cổ ở Đan Nê
Bản ảnh 6: Kết cấu kiến trúc nhà Tiền tế đền Đồng Cổ ở Đan Nê
Bản ảnh 7: Bài trí đồ thờ ở Tiền đường đền Đồng Cổ ở Đan Nê
Bản ảnh 8: Trống đồng do quỹ Thụy Điển - Việt Nam phát triển văn hóa cung đức
Trang 10Bản ảnh 9: Bài vị thần Đồng Cổ
Bản ảnh 10: Mặt trống đồng Đông Sơn do nhân dân hiến tặng
Bản ảnh 11: Di tích văn hóa Đông Sơn ở hố H4
Bản ảnh 12: Mộ nồi vò văn hóa Đông Sơn
Bản ảnh 27: Ngói diềm mái
Bản ảnh 28: Ngói trang trí hoa chanh
Bản ảnh 29: Khối trang trí tượng rồng
Bản ảnh 30: Khối trang trí tượng chim
Bản ảnh 31: Bình vôi
Bản ảnh 32: Mảnh trôn bát sứ men trắng hoa lam có đề chữ “Đại Minh Thành
Hoá niên chế”
Bản ảnh 33: Lư sành
Bản ảnh 34: Tiền đồng niên hiệu Chính Hoà thông bảo
Phụ lục 4.2: Di tích đền Đồng Cổ ở Mỹ Đà (xã Hoằng Minh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa)
Bản ảnh 35: Toàn cảnh di tích đền Đồng Cổ ở Mỹ Đà
Trang 11Bản ảnh 44: Bài trí gian giữa nhà tiền tế
Bản ảnh 45: Ban thờ Phương Dung công chúa
Bản ảnh 46: Bài trí hậu cung
Bản ảnh 47: Chi tiết kết cấu mái hậu cung
Bản ảnh 48: Phù điêu mặt trống đồng
Bản ảnh 49: Sắc phong đời Lê Hiển Tông (1740 - 1786)
Bản ảnh 50: Sắc phong thời Nguyễn (năm Khải Định thứ 9, 1925)
Phụ lục 4.3: Di tích đền Đồng Cổ ở Đông Xã (đường Bưởi, phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội)
Bản ảnh 51: Nghi môn di tích đền Đồng Cổ ở Đông Xã
Bản ảnh 52: Phương đình Đồng Cổ ở Đông Xã
Bản ảnh 53: Đền Đồng Cổ ở Đông Xã năm 1993
Bản ảnh 54: Nghi môn đền Đồng Cổ ở Đông Xã năm 1993
Bản ảnh 55: Trang trí trên mái phương đình
Bản ảnh 56: Trang trí đầu đao phương đình
Bản ảnh 57: Trang trí tượng Nghê trên mái phương đình
Bản ảnh 58: Cấu kiện kiến trúc phương đình
Trang 12Bản ảnh 64: Bài trí ban thờ tiền tế
Bản ảnh 65: Long ngai, bài vị trong hậu cung
Bản ảnh 66: Bài trí long ngai, bài vị tại hậu cung năm 1993
Bản ảnh 67: Trống
Bản ảnh 68: Trống đồng phục chế
Bản ảnh 69: Chi tiết mặt trống
Bản ảnh 70: Hương án tại gian tiền tế
Bản ảnh 71: Hương án tại hậu cung
Bản ảnh 72: Sắc phong năm Khải Định thứ 9 (1924)
Phụ lục 4.4: Di tích miếu Đồng Cổ ở Nguyên Xá (phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Bản ảnh 73: Tam quan di tích miếu Đồng Cổ Nguyên Xá
Bản ảnh 74: Bình phong
Bản ảnh 75: Nhà tiền tế
Bản ảnh 76: Hậu cung
Bản ảnh 77: Trang trí mái nhà tiền tế
Bản ảnh 78: Trang trí đầu hồi nhà tiền tế
Bản ảnh 79: Chi tiết vì nóc nhà tiền tế
Bản ảnh 80: Vì nách nhà tiền tế
Bản ảnh 81: Vì nóc nhà giải vũ
Bản ảnh 82: Hoành phi, cửa võng nhà giải vũ
Bản ảnh 83: Hoành phi: “Linh Từ Quốc lễ”
Trang 13Bản ảnh 93: Mộ vò (07.MĐC.H.M3)
Bản ảnh 94: Lò nung phát hiện trong hố khai quật H2
Bản ảnh 95: Khoang sấy vật liệu
Bản ảnh 111: Mảnh gạch trang trí hoa cúc dây thời Lê
Bản ảnh 112: Ngói mũi hài thời Lê
Bản ảnh 113: Ngói ống thời Lê
Bản ảnh 114: Mảnh ngói thời Nguyễn
Bản ảnh 115: Mảnh vỡ tượng uyên ương thời Trần
Bản ảnh 116: Phế phẩm lò nung thời Lê
Bản ảnh 117: Mảnh gốm Đông Sơn - giai đoạn muộn
Trang 14Bản ảnh 125: Nghi môn đình Nguyên Xá
Bản ảnh 126: Nhà tiền tế
Bản ảnh 127: Bài trí gian giữa nhà tiền tế
Bản ảnh 128: Cuốn thư ở đại bái
Bản ảnh 129: Phiên bản Trống đồng Đông Sơn tại hậu cung
Phụ lục 4.6: Di tích đình Ngọa Long (phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm,
Bản ảnh 135: Bài trí gian giữa đại đình
Bản ảnh 136: Bia đá niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 4 (1780)
Phụ lục 4.7: Di tích đình Văn Trì (phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)
Bản ảnh 146: Đầu dư nghệ thuật (phong cách thế kỷ 19)
Bản ảnh 147: Bài trí gian giữa tòa đại đình
Bản ảnh 148: Áo, mũ và long ngai, bài vị thần Đồng Cổ
Bản ảnh 149 - 150: Sắc phong cho thần Đồng Cổ ở đình làng Văn Trì
Phụ lục 4.8: Dấu tích di tích thờ thần Đồng Cổ ở khu vực Rừng Ma Ao Dứa (thuộc rừng Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc)
Trang 15Bản ảnh 151 - 152: Khu vực phát hiện dấu tích di tích thờ thần Đồng cổ
Bản ảnh 153: Dấu tích nền móng di tích cũ
Bản ảnh 154: Một số di mảnh vỡ di vật
Bản ảnh 155: Hiện vật chất liệu sành
Bản ảnh 156: Mảnh vỡ lon sành
Phụ lục 4.9: Hội thề Trung hiếu ở Hà Nội
Bản ảnh 157: Đọc thệ thư khai hội (di tích đền Đồng Cổ ở Đông Xã)
Bản ảnh 158: Đông đảo nhân dân tham gia khai hội (di tích đền Đồng Cổ ở Đông Xã)
Bản ảnh 159: Múa “xinh tiền” (di tích đền Đồng Cổ ở Đông Xã)
Bản ảnh 160: Nghi thức “dâng đăng” (di tích đền Đồng Cổ ở Đông Xã)
Bản ảnh 161: Các nghi thức cầu phúc (di tích đền Đồng Cổ ở Đông Xã)
Bản ảnh 162: Các cụ cao tuổi tham gia dự lễ (di tích đền Đồng Cổ ở Đông Xã)
Bản ảnh 163: Nghi thức tế thánh thần (di tích miếu Đồng Cổ ở Nguyên Xá)
Bản ảnh 164: Nghi lễ rước kiệu (di tích miếu Đồng Cổ ở Nguyên Xá)
Bản ảnh 165: Múa “Xinh tiền” (di tích miếu Đồng Cổ ở Nguyên Xá)
Bản ảnh 166: Múa rồng (di tích miếu Đồng Cổ ở Nguyên Xá)
Phụ lục 5: Bản dập hoa văn
Bản dập 1: Hoa văn trang trí trên đồ gốm
Bản dập 2: Hoa văn trên trang trí kiến trúc thời Hán
Bản dập 3: Hoa văn trên trang trí kiến trúc thời Lê
Bản dập 4: Hoa văn trên gốm giai đoạn Đông Sơn muộn
Trang 16MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
1.1 Trống đồng - di vật tiêu biểu, đặc sắc và điển hình của văn hóa Đông Sơn, nền văn hóa có nguồn gốc bản địa, phát triển cực thịnh trong thời đại kim khí
ở các tỉnh Bắc Bộ và một số tỉnh Bắc Trung Bộ, có mối giao lưu, tầm ảnh hưởng, tác động đến các văn hóa đồng/lịch đại trong lãnh thổ Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á thời cổ Người Việt cổ thời Đông Sơn - chủ nhân của trống Đông Sơn đến cư dân Việt hiện đại vẫn quan niệm, trống đồng là vật thiêng, như một
“vũ trụ”, do vậy việc tôn thờ thần Trống đồng đã trở thành tín ngưỡng dân gian gắn liền với “tâm thức” của người Việt Hiện nay, chúng ta biết tới bốn di tích/cụm di tích thờ thần Đồng Cổ, được phân bố ở các địa phương:
Thanh Hóa: gồm di tích Núi và Đền Đồng Cổ ở thôn Đan Nê, xã Yên Thọ, huyện Yên Định và di tích đền/đình Đồng Cổ ở thôn Mỹ Đà, xã Hoằng Minh, huyện Hoằng Hóa
Hà Nội: gồm di tích đền Đồng Cổ ở Đông Xã (nay thuộc cụm 4, phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, trước kia còn gọi khác là “Kẻ Bưởi”), và cụm di tích miếu Đồng Cổ, đình Nguyên Xá, đình Ngọa Long và đình Văn Trì ở phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm
Ngoài ra, năm 2009, BQLDTDT tỉnh Vĩnh Phúc tiến hành khảo sát tại khu rừng Ma Ao Dứa (thuộc rừng Quốc gia Tam Đảo) đã phát hiện dấu tích nền của di tích thờ Thần Đồng Cổ, đáng chú ý phát hiện một số di vật và kiến trúc có niên đại từ thời Lý - Trần sang hậu Lê
Trải qua thời gian tồn tại, hiện nay các di tích đều đã được tôn tạo khang trang, nên rất khó để hình dung diện mạo từ tư liệu qua các cuộc khảo sát, khai quật khảo cổ học, những ghi chép trong sử sách và lưu truyền trong dân gian
1.2 Năm 2007, di tích Núi và Đền Đồng Cổ ở Đan Nê (tỉnh Thanh Hóa) và di Miếu Đồng Cổ ở Nguyên Xá (Hà Nội) đã được khảo sát, khai quật
Trang 17và nghiên cứu Kết quả khai quật này đã cung cấp nhiều tư liệu mới để có những hiểu biết sâu hơn về các di tích thờ thần Đồng Cổ, về vị thế và vai trò của loại hình di tích này trong lịch sử
1.3 Các di tích thờ thần Đồng Cổ gắn liền với hội thề Trung Hiếu, một nghi lễ mang tính Quốc gia của các triều đại độc lập tự chủ Việt Nam Vì vậy đây là những di tích lịch sử - văn hóa có giá trị đặc biệt, thể hiện rõ tâm linh hướng thiện và tâm thức về nguồn, vọng ngưỡng lòng trung thành, yêu nước của người Việt Nam, phát huy những giá trị nhân văn tiếp nối truyền thống thượng võ của dân tộc ta Hiện nay, trong các di tích này còn lưu giữ rất nhiều thần tích, sắc phong của các triều đại
1.4 Năm 2013 - 2014, tác giả Luận văn có cơ hội tiếp xúc với hệ thống
tư liệu về các di tích thờ Thần Đồng Cổ ở Việt Nam và đã cùng với các đồng nghiệp bước đầu khảo sát, tìm hiểu về các di tích này Từ những nhận thức qua tìm hiểu, nghiên cứu đó, tác giả đã bước đầu khái quát được một số nét đặc trưng về di tích, di vật cũng như vai trò quan trọng của các di tích thờ thần Đồng Cổ trong lịch sử các triều đại độc lập tự chủ Việt Nam
Những điều trình bày trên đây là lý do để tác giả mạnh dạn chọn đề tài
“Các di tích thờ Thần Đồng Cổ ở Việt Nam và những giá trị lịch sử - văn hóa” làm đề tài luận văn thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Khảo cổ học
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài: “Các di tích thờ Thần Đồng Cổ ở Việt Nam và
những giá trị lịch sử - văn hóa” chúng tôi hướng tới các mục tiêu sau:
- Tập hợp, hệ thống hoá tư liệu và kết quả nghiên cứu về các di tích thờ thần Đồng Cổ, đặc biệt là những di tích đã khảo sát, khai quật và nghiên cứu khảo cổ học nhằm cung cấp cho các nhà nghiên cứu những thông tin đầy đủ, khách quan về các di tích thờ thần Đồng Cổ Trên cơ sở đó, luận văn sẽ tiến hành phân tích tư liệu về di tích, di vật kết hợp với các nguồn tư liệu ghi chép trong chính sử, các nguồn tư liệu trong dân gian để tìm hiểu sự hình thành, tồn tại của loại hình di tích này trong lịch sử
Trang 18- Tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của hội thề Trung hiếu qua các triều đại phong kiến độc lập tự chủ ở Việt Nam đặc biệt là ở giai đoạn Lý - Trần khi hội thề trở thành nghi lễ mang tính chất Quốc gia
- Từ thực trạng di tích, di vật đề xuất những giải pháp về quy hoạch, bảo vệ, bảo tồn, phát huy giá trị và quảng bá các di tích thờ thần Đồng Cổ ở Việt Nam
Trong luận văn, tác giả cố gắng tổng hợp, nghiên cứu và đưa ra cái nhìn tổng thể về lịch sử thờ thần Đồng Cổ và các di tích thờ Thần Hy vọng luận văn
sẽ có những đóng góp ít nhiều vào công tác tổng hợp, nghiên cứu trống Đông Sơn, đặc biệt ở khía cạnh lịch sử - văn hóa
3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu về các di tích thờ thần Đồng
Cổ của các học giả Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ tập trung nghiên cứu ở khía cạnh đơn lẻ về di tích hoặc thần tích của thần Đồng Cổ
- Về các di tích ở Thanh Hóa: đó là một số bài nghiên cứu về trống đồng hay ghi chép về chiếc trống đồng đang được thờ trong đền Đồng Cổ
Đan Nê như: “Thần trống ở Đan Nê” của V.Goloubew in trong Tạp chí của trường Viễn Đông bác cổ (Hà Nội, 1933, tr.345);“Một bài văn đời Tây Sơn
nói về trống đồng, khắc trên biển gỗ, tại miếu thờ thần núi Đồng Cổ (Thanh Hóa)” của Trần Văn Giáp và Nguyễn Duy Hinh (Tạp chí Khảo cổ học số 5-6,
tháng 6-1970); “Trống đồng trong sử sách” của Nguyễn Duy Hinh (Tạp chí Khảo cổ học số 13, năm 1974), “Phát hiện về một đền thờ thần Đồng Cổ ở xứ
Thanh”của Đỗ Quang Trọng, Lê Thị Phơ (1998)
- Các di tích ở Hà Nội: gồm có các nghiên cứu về di tích thờ Thần
Đồng Cổ như: “Thăng Long - Hà Nội” của Lưu Minh Trị, Hoàng Tùng (1999), “Hà Nội nghìn xưa” của Trần Quốc Vượng, Vũ Tuấn Sán (1975),
Đình và Đền Hà Nội” của Vũ Thế Long (2005), “Hội làng Hà Nội” của Lê
Trung Vũ (2006), Nguyễn Duy Hinh và Nguyễn Vinh Phúc với các nghiên
cứu “Các thành hoàng và tín ngưỡng Thăng Long - Hà Nội” (2009)
Trang 19Ngoài ra, còn có một số nguồn tư liệu nghiên cứu khác như: báo cáo khai quật di tích Núi và đền Đồng Cổ Đan Nê của Viện Khảo cổ học (2007), Báo cáo khai quật di tích Miếu Đồng Cổ ở Nguyên Xá của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam (2008), các báo cáo kiểm kê, hồ sơ xếp hạng di tích của BQLDTDT Hà Nội và Thanh Hóa
Có thể thấy, các nghiên cứu đi trước còn thuần túy là thống kê, giới thiệu
về di tích, lễ hội và đời sống tín ngưỡng tôn giáo một cách riêng lẻ của từng di tích Vấn đề nghiên cứu, tập hợp các di tích thành hệ thống còn bỏ ngỏ Trong luận văn của mình, tác giả đã thừa kế một số kết quả nghiên cứu của các tác giả
đi trước để tập hợp, nghiên cứu thành hệ thống đối với các di tích thờ Thần Đồng Cổ ở Việt Nam, kết hợp với công tác nghiên cứu tại thực địa
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là các di tích, di vật trong các
di tích thờ thần Đồng Cổ
Nguồn tư liệu sử dụng trong luận văn gồm:
- Các báo cáo điều tra, khai quật khảo cổ học, các công trình nghiên cứu đã được công bố trên các sách và tạp chí chuyên ngành về khảo cổ học và một số sách khoa học về: lịch sử, tôn giáo, văn hóa, địa lý có liên quan đến khu vực nghiên cứu
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi không gian: Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các di tích thờ thần Đồng Cổ ở Việt Nam (bao gồm các địa phương Thành phố Hà Nội, tỉnh Thanh Hóa và Vĩnh Phúc)
Về mặt thời gian: tập trung khảo sát về các di tích thờ thần Đồng Cổ ở Việt Nam ở thời điểm hiện tại tức là những gì còn đang hiện hữu Bên cạnh
đó, có sự liên hệ với các thời kỳ trước để làm rõ quá trình hình thành, tồn tại
và phát triển thông qua các nguồn tư liệu còn lưu trữ
Trang 205 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Luận văn sử dụng các phương pháp khảo cổ học truyền thống như: thống kê, phân loại loại hình học, miêu tả, đo vẽ, chụp ảnh di tích, di vật điển hình, phân tích so sánh di tích, di vật khảo cổ học; Triệt để tôn trọng phương pháp địa tầng trong điều tra, thám sát và khai quật khảo cổ học Đây là các phương pháp chính của luận văn
5.2 Sử dụng các phương pháp đa ngành như: lịch sử kiến trúc, lịch sử
mỹ thuật, dân tộc học, hán nôm, địa lý, địa chất Ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích, so sánh loại hình các di tích và di vật để thấy được tính đồng đại và lịch đại của các di tích khảo cổ học trong từng di tích, từng vùng
6 Kết quả và đóng góp của luận văn
Luận văn là chuyên khảo đầu tiên về các di tích thờ thần Đồng Cổ ở Việt Nam
- Đóng góp trước hết của luận văn là tập hợp, hệ thống hoá và phân loại một cách đầy đủ về các di tích và di vật Thông qua phân tích, so sánh và xử
lý tư liệu, luận văn phác thảo quá trình hình thành và tồn tại của các di tích thờ thần Đồng Cổ
- Tìm hiểu sự hình thành, nội dung, ý nghĩa của Hội thề Trung hiếu qua các triều đại phong kiến độc lập tự chủ ở Việt Nam, đặc biệt là trong các triều đại Lý - Trần
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cung cấp và góp thêm tư liệu cho việc nghiên cứu, tìm hiểu về tín ngưỡng thờ thần Đồng Cổ ở Việt Nam và lễ hội được tổ chức hàng năm để tưởng nhớ Hội thề Trung hiếu năm xưa vẫn được diễn ra ở các di tích
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương:
Trang 21Chương 1 Tổng quan về tín ngưỡng thờ thần Đồng Cổ và các di tích
Trang 22Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ THẦN ĐỒNG CỔ
VÀ CÁC DI TÍCH THỜ THẦN ĐỒNG CỔ Ở VIỆT NAM
1.1 Lịch sử thờ thần Đồng Cổ qua các nguồn tư liệu
Trống đồng là hiện vật đặc trưng và tiêu biểu cho văn hóa Đông Sơn của người Việt cổ Những chiếc trống này trong suốt hàng nghìn năm đã là báu vật tượng trưng cho tinh hoa văn hóa cũng như ý chí quật cường của dân tộc ta Trong những nghi lễ trang nghiêm cũng như dịp hội hè, tiếng trống đồng trầm hùng vang vọng tạo ra một không khí tôn nghiêm, làm tăng lòng tự hào dân tộc và làm cho kẻ thù phải khiếp sợ Vì vậy, từ lâu đời, tục thờ trống đồng đã trở thành một tín ngưỡng dân gian Thần Đồng Cổ (tên gọi khác của Trống đồng) là vị thần tối linh có công trong việc giữ yên bờ cõi, ổn định và trường tồn của đất nước, dân tộc từ thời các vua Hùng Công tích của thần đã
được lưu truyền trong các tác phẩm: “Đại Việt sử ký Toàn thư”, “Đại Nam
nhất thống chí”, “Việt Điện U Linh”, “Lĩnh Nam chích quái”, “Đại Việt thông
sử”, “Dư địa chí” “Tam Thai sơn linh tích”
Sách “Đại Nam nhất thống chí” chép: “núi Đồng Cổ có tên nữa là núi
Khả Lao ở cách huyện Yên Định 16 dặm về phía tây; núi nổi lên ba ngọn đá cao thấp liền nhau, như hình dáng ba vì sao, nên lại gọi là núi Tam Thai Phía tả có đền thần, trong đền có một cái trống bằng đồng, nặng chừng 100 cân, đường kính phỏng 2 thước 1 tấc, chiều cao phỏng 1 thước 5 tấc, một mặt trống rỗng, một mặt có chín vòng tròn, ở giữa mặt trống có cái rốn tròn, chung quang lưng trống là hình nồi văn chữ “vạn”, bên cạnh có văn chữ như hình văn tự khoa đẩu Tương truyền cái trống này chế từ thời Hùng Vương” [66, tr 297].
Sách “Lĩnh Nam chích quái” cũng ghi lại: minh chủ cảm ứng linh đức
đại vương vốn là thần núi Đồng Cổ, núi này nằm tại xã Đan Nê Thượng,huyện Yên Định[36].
Trang 23Đến năm 983 (Tống Thái Bình hưng quốc năm thứ 8), Thập đạo tướng
quân Lê Hoàn đem quân đi đánh giặc Chiêm ở phía Nam Khi đến sông Bà
Hòa (thuộc huyện Tĩnh Gia ngày nay) trời nổi mưa to gió lớn, thuyền bè không đi được, Lê Hoàn phải cho dừng binh chờ đợi Thần Đồng Cổ báo mộng xin giúp sức Tỉnh dậy, Lê Hoàn liền chắp tay lễ bái thần, bỗng nhiên trời quang mây tạnh, sóng gió trở lại bình yên, thuyền bè đi lại dễ dàng Lê Hoàn cho tiến quân gấp, bất ngờ đánh vào trại địch, trận này quân ta thắng lớn Khi Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế, ông đã về đền Đồng Cổ ở làng Đan Nê làm lễ tạ thần [9, tr 136].
Sách “Tam Thai sơn linh tích” lưu tại đền Đồng Cổ ở Đan Nê ghi: vào
thời Hùng Vương, nhà vua đi dẹp loạn Hồ Tôn xâm lược ở phương Nam Đại quân theo đường núi tiến đến chân núi Khả Lao (nay là làng Đan Nê, xã Yên Thọ, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) nghỉ quân ở đó Đêm đến, nhà vua mộng gặp thần núi này xin có trống đồng, dùi đồng và giúp nhà vua đánh giặc Nhà vua tỉnh dậy làm theo lời Khi đối trận với giặc, nghe trên không âm vang tiếng trống, tiếng kiếm kích, quân giặc sợ hãi bỏ chạy Khi thắng trận trở
về, vua Hùng phong cho thần núi Khả Lao là “Đồng Cổ Đại vương”, cho xây
miếu thờ thần Đồng Cổ để nhớ công lao của thần, lại cho đúc trống đồng,
ngựa đồng để thờ [37, tr 30]
Thần tích ở Miếu Đồng Cổ ở Nguyên Xá chép rằng: do thần linh thiêng
nên nghĩa sĩ Thanh Hóa đến Mê Linh để tụ nghĩa dưới cờ của Hai Bà Trưng cũng đã rước thần đi để phù trợ Khi dẹp xong giặc, họ trở về đất Nguyên Xá
mến cảnh đẹp nơi đây, nên đã ở lại sinh cơ lập nghiệp và lập miếu thờ thần
núi Đồng Cổ Đến thời Lý Thái Tổ, từ kinh đô Thăng Long vua đi kinh lý đến ngã tư Canh, voi cắm ngà không đi, vua sai người đi xem có sự linh thiêng nào thấy có Miếu Đồng Cổ Nguyên Xá Vua cử người chiêm bái, voi lại đi được Từ đó nhà vua thường về đây cầu nguyện [39]
Trang 24* Thời nhà Lý: Thái tử Lý Phật Mã vâng lệnh vua cha là Lý Thái Tổ
(Lý Công Uẩn) đem quân đi dẹp giặc Chiêm Thành ở phía Nam (năm 1020) Khi đến bến Trường Châu dưới chân núi Tam Thai đóng quân tạm nghỉ ở ngôi đền cổ bên núi, trong đền thờ có một trống đồng và 2 con ngựa bằng đồng Canh Ba đêm đó, trong cõi mông lung, Thái tử chợt thấy một dị nhân cao 8 thước mày râu sắc nhọn, khoác chiến bào, tay cầm binh khí đứng trước
Thái tử mà tâu rằng: “Tôi là thần núi Đồng Cổ, nghe tin ngài đi đánh giặc, tôi
xin theo giúp” Thái tử vỗ tay khen ngợi và tỉnh giấc Hôm sau giao trận, quả
nhiên thắng lớn Lúc khải hoàn về qua bến Trường Châu, Thái tử đừng chân vào đền lễ tạ thần và xin được rước thần về Kinh đô giữ nước hộ dân Còn đang băn khoăn chưa biết chọn nơi nào mà xây cho được tốt lành, thì ngay
đêm ấy Thái tử lại được thần báo mộng “xin lập đền ở bên hữu trong đại
thành, sau chùa Thánh Thọ”, Thái tử theo lời, cho hưng công xây dựng,
không bao lâu đền xây dựng xong (nay thuộc phố Thụy Khê, phường Bưởi, thành phố Hà Nội) [41]
Khi Lý Thái Tổ qua đời (1028), Thái tử lên ngôi Hoàng đế, tức là Lý Thái Tông, thần lại báo mộng là “Ba vị vương em vua (Vũ Đức, Đông Chinh, Dực Thánh) có âm mưu khởi loạn để giành ngôi, xin nhà vua kịp đề phòng” Tỉnh giấc, đến sáng mới thấy việc xảy ra như lời thần báo, nhà vua liền sai Lê Phụng Hiểu chế ngự, việc trong nhà dẹp yên Vua xuống chiếu phong thần là
“Thiên hạ minh chủ”
Về sự kiện này, thần tích làng Đông Xã còn lưu giữ cũng ghi lại: Thần vốn là tinh túy được kết tinh từ khí hạo thiên trên núi Đồng Cổ Xưa khi Lý Thái Tông làm Thái tử, Chiêm Thành từ bỏ lễ tiết, bề tôi bị xâm lấn cướp bóc các quận, bên ải biên thư cấp báo Thái Tổ bèn xuống chiếu đình nghị Thái Tông làm Bình Nam đại Đô đốc, tấn phong làm Khai Hoàng Vương, dẫn đầu
48 vị Đại tướng, 168 doanh sĩ tốt, thủy bộ hơn 10 vạn, hàng trăm ngựa chiến,
3000 chiến thuyền, đội quân dũng mãnh xuất phát từ trạm Hoàng Mai, đến đêm
Trang 25thì tới Nam Tương tức ở Châu Thành thì xin nghỉ lại, ở những nơi quan quân đi qua nhân dân địa phương đều đã chuẩn bị tiếp đón và gửi tặng lễ vật Đêm ấy, quãng canh Ba, khi Đế ngồi ngủ trong trướng mộng thấy một một người dáng hình vạm vỡ, thân mang áo ra trận, tay cầm bảo kiếm nói với vua rằng: mặc áo giáp tức là sơn thần núi Đồng Cổ, nay nghe Thánh giá đi chinh chiến phương Nam, nguyện xin được theo để giết giặc lập công Đế nghe lời nói quả quyết bèn đồng ý cho tòng quân Lát sau Đế tỉnh mộng hồi tưởng lại sự việc bèn sai viết bài vị rồi đặt ở trong xe vàng thờ phụng rồi đi, sau đó quả nhiên thắng trận,
Đế vui mừng khôn xiết về sự linh nghiệm của Thần Vào ngày khải hoàn, Đế muốn tìm đất lập đền thờ nhưng chưa có dịp Trù trừ đến hơn tháng trời, chuẩn
bị tài lực đầy đủ mà chưa quyết đoán Bấy giờ có người cung thiếp họ Vệ là người hiền đức nên thường được Đế sủng ái, thấy Đế có ý do dự, nhân đó tâu dưng rằng: đọa trời sáng tỏ thì thiên địa hội hợp tốt lành, âm đức của đất khiến quỷ thần đâu ra đó, chính là âm dương hợp một đức mà thành linh cảm đến thiên hạ quỷ thần Đó chính là lẽ tự nhiên vậy Thiếp nghe rằng trước kia thần
đã có công phù giúp, nhiều lần đã hiển hiện rõ ràng tại sao lại không làm rõ linh thích, sau này án khoa mà làm Tốt nhất ngầm xin với Thần dựa vào lời xin đó để giải quyết hoài nghi, loại bỏ ưu phiền và do dự Đế thấy lời thưa của người thiếp có lý bèn ban thưởng cho bà 1 chiếc áo quý với 500 mét lụa, rồi phụng mệnh, thành kính sửa soạn đầy đủ hương đèn khấn xin với thần Đêm
ấy, Đế mơ thấy một người mặc chiếc áo có thắt lưng rất rộng, mắt sáng mày dày, tướng mạo phong nhã bước ra từ bức tường đến trước mặt vua khấu kiến, vua hỏi nguyên cớ làm sao thì người ấy thưa rằng: Thần là Thần Đồng Cổ, (mạo muội) thưa rằng tới nay chưa có một nơi nào ổn định do Thánh thượng ban cho, Thần xin được ở phía Nam bờ ruộng bên phải trong thành, phía sau chùa Thánh Thọ, đó là nơi ở trước đây của Thần, không dám mong gì hơn, nếu được xin một lòng đi theo phù giúp Thánh thượng Đế bàng hoàng tỉnh giấc y theo lời cầu khẩn của Thần, mệnh cho bộ Công cắt cỏ dọn dẹp xây dựng một ngôi đền lớn, Thần vị của Thần cũng được rước về thờ tại đây[41]
Trang 26Theo “Sự tích tôn thần bản miếu” lưu giữ tại đền Đồng Cổ ở Mỹ Đà do
Hàn lâm viện Đồng các đại học sỹ Nguyễn Bính soạn năm Cảnh Thống thứ 5 (1502) cho biết: trong lần Thái tử Lý Phật Mã dẫn quân đi đánh Chiêm Thành, khi đi qua địa giới trang Mỹ Cụ, huyện Cổ Đằng, phủ Hà Trung (nay
là làng Mỹ Đà, xã Hoằng Minh, huyện Hoằng Hóa) thần Đồng Cổ đã linh ứng phù trợ Sau khi bình được giặc, Thái tử khao thưởng ba quân tướng sỹ Khi lên ngôi vua đã lệnh cho đình thần đem sắc chỉ về trang Mỹ Cụ truyền cho dân dựng đền thờ trên chỗ đất hoa sen xưa từng là nơi lập đàn tế làm nơi
hương khói phụng thờ, gọi là Liên hoa linh từ Lại cấp cho dân trang 70 quan
tiền để làm tiền công quỹ hương khói Còn cấp cho dân trang 30 quan để làm tiền công quỹ sửa sang đền miếu Ngoài ra còn miễn việc binh lương phu dịch trong 3 năm Ban phong mỹ tự cho thần là “Thượng đẳng Phúc thần”, sắc ghi:
“Bản cảnh thành hoàng Bảo Hựu, hiển ứng Thượng đẳng Phúc thần Đại vương, cho phép trang Mỹ Cụ, huyện Cổ Đằng, phủ Hà Trung, trấn Thanh Hóa được làm dân hộ nhi, phụng thờ thần hương hỏa muôn đời” [46]
* Thời nhà Trần: Năm Kiến Trung thứ 2 (1226) vua Trần Thái Tông
giữ theo lệ cũ của nhà Lý, hàng năm cứ đến ngày mùng 4 tháng Tư Năm Trùng Hưng thứ nhất (1285), vua Trần Nhân Tông ra sắc phong cho thần là
“
Linh ứng Đại Vương” năm thứ tư (1288) phong hai chữ “Chiêu Cảm” [37]
Năm Hưng Long thứ 21 (1313), vua Trần Anh Tông phong 2 chữ “Bảo Hựu” vì có công phù hộ [37]
* Thời nhà Hậu Lê: Khi Lê Lợi khởi nghĩa chống giặc Minh, một lần
hành quân qua trang Mỹ Cụ, huyện cổ Đằng (xã Hoằng Minh, huyện Hoằng Hóa ngày nay) Lê Lợi vào đền thờ thần núi Đồng Cổ mật đảo Cuối canh Năm đêm ấy, bỗng thấy trong đền sáng rực huy hoàng Rồi bỗng có tiếng sấm
nổ rất lớn Lê Lợi cho đó là sự huyền thông linh dị, bèn làm lễ trước đền khấn rằng: “Tôi là người nhà Lê, khởi nghĩa dẹp loạn giặc Minh, thân hành cầu xin
trời đất bách thần ám phù trợ giúp” Khấn xong Lê Lợi cất binh đi dẹp giặc
Trang 27Quả nhiên được linh âm phù, thắng trận Lê Lợi cho kéo quân khải hoàn Khi
đi qua đền thiêng của bản trang cũng làm lễ tạ trước đền Lê Lợi lại cấp cho dân trang 30 quan tiền làm công quỹ, hàng năm quốc tế hai kỳ Xuân Thu, lại ban phong Thượng đẳng Phúc thần muôn đời được thờ cúng [46]
Tháng 10 năm đầu Hồng Đức (1470), vua Lê Thánh Tông di dẹp loạn
phương Nam, khi đi qua đền Đồng Cổ ở Đan Nê sai quan quân làm lễ cúng tế
Khi đối diện với giặc như ẩn hiện âm binh giúp đỡ, dẹp xong giặc trở về, vua phong thần là “Đồng Cổ điện chủ minh đại vương” [37]
Năm 1533, quân Mạc theo cửa biển Thần Phù tiến đánh dọc sông Đại Lại (sông Lèn) chiếm các lộ An Ninh, An Định Lúc này quân thuyền của vua
Lê đóng ở thượng lưu sông Mã (đoạn sông Mã này còn gọi là sông Lễ) quân Mạc ngày càng tiến đến gần bỗng nhiên có ba hồi trống rung lên nghe rất lạ Không phải tiếng trống da, lại nghe được cả tiếng người nói, tiếng gươm khua, tiếng chân ngựa, làm cho quân Mạc sợ hãi rút về cố thủ tại khúc sông Ngoặt (gần núi Kim Sơn) Thấy vậy sáng hôm sau quân vua Lê giương buồm thúc thuyền tiến đánh, quân Mạc bị thua to phải rút chạy Giặc tan, nhà vua sai viên chủ tướng đi dò xét quanh vùng, mới biết tiếng trống đêm qua là tiếng trống được phát ra từ trong đền Đồng Cổ núi Khả Lao [37]
Đến năm Gia Thái thứ 4, Bính Tý (1576), Mạc Kính Điển đem đại quân đánh chiếm đất Thanh Hóa, tiến vào huyện Thụy Nguyên, Lam Giang, sai Mạc Ngọc đánh dọc sông Đồng Cổ thuộc huyện Yên Định [37]
Tháng 8 năm Gia Thái thứ 5 (1577), Mạc Kính Điển theo dọc sông Mã tiến đánh Đồng Cổ, Hà Đồ bị quân vua Lê chém lăn từ trên mình ngựa xuống
mà chết Quân Mạc một lần nữa bị thua to, buộc hai bên phải ở vào thế cầm
cự Đêm sau, vua Lê được thần thác mộng “Xin giúp uy phá giặc” Đến ngày giao chiến, quân thuyền của hai bên sắp gặp nhau bỗng sóng to, gió mạnh nổi lên ầm ầm, quân vua Lê tiến đánh rất hăng, quân Mạc không cự nổi phải bỏ chạy, sắc phong có nêu: “Sóng gió nổi khí thiêng trên sông giúp lớn, ba quân
Trang 28chiến thắng” Về sau, triều đình nhà Lê Trung Hưng sai quan tu sửa đền thờ
và miễn giảm cho dân xã các việc quân để thờ phụng ở đền, đáp công giúp nước của thần [37]
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, các cụ cao niên trong làng
kể lại: Cứ vài ba năm lại có một cái tán vàng hiện ra ở quán Triều Thiên, ban ngày mới lặn Kẻ xa, người gần đến xem như mắc cửi Quan địa phương đến xét nghiệm đặt lễ tế Lại có một buổi sắp chiều có mây mù kéo đến đen kịt phủ khắp trên ngôi đền và ba ngọn núi, rồi gió mưa ầm ầm nổi lên trong gang tấc không nhìn thấy gì cả, nhưng ở các làng trong vùng, người ta nhìn thấy một con rồng đen uốn mình từ trên trời trườn xuống đền Sáng hôm sau, người làng đổ ra xem, thấy có một dấu lớn từ cửa thứ nhất
đi qua sân đền thờ đến trước cửa đền đều in rõ vây và móng của rồng Quan địa phương tới xét nghiệm, tâu lên nhà vua Từ đó, mỗi khi trời hạn hán, các quan cùng dân làng làm lễ cầu mưa đều ứng nghiệm [45]
Qua trên thấy rằng: Thần Đồng Cổ đã phù trợ giúp các triều vua đánh giặc ngoại xâm và diệt trừ phản loạn như: giúp vua Hùng đánh thắng giặc Hồ Tôn Giúp Lê Hoàn đẹp được giặc Chiêm Giúp vua Lý đánh thắng giặc Chiêm Thành và diệt trừ phản loạn Giúp vua Lê - chúa Trịnh đánh tan nghịch Mạc Trải qua các triều đại Đinh, Lê , Lý, Trần, Lê (hậu Lê), Nguyễn đều thờ và rất ứng nghiệm
Như vậy, qua các nguồn tư liệu chúng ta có thể thấy thần Đồng Cổ và hội thề thần Đồng Cổ có vai trò rất quan trọng trong lịch sử Chính vì vậy mà hầu hết các tư liệu từ chính sử cũng như tư liệu dân gian, thần tích… còn lưu lại tại các di tích đều ghi chép rất thống nhất về lai lịch, sự kiện và các nghi lễ thờ cúng Thần Đồng Cổ từ truyền thuyết đã được các triều đại Phong kiến đưa lên
vị trí, tầm cao mới Như Giáo sư Trần Quốc Vượng đã viết: “Trống đồng là
hiện vật tiêu biểu của thời đại Hùng Vương, của văn minh Việt cổ thời dựng nước Nhưng với thời gian, trống đồng cũng trở thành “vật linh”, tiêu biểu
Trang 29cho quyền uy xã hội của thủ lĩnh, và từ đó, của thần linh” và “đến thần núi Trống Đồng và hội thề Thăng Long thời Lý là do nhà Lý xây dựng tổ chức, trên cơ sở phục hồi, đổi mới, thời sự hoá và phong kiến hoá một nghi thức cổ truyền của nhân dân ta từ thuở vua Hùng dựng nước” [66, tr 162].
1.2 Tổng quan về các di tích thờ thần Đồng Cổ ở Việt Nam
Những chiếc trống đồng ở nước ta lần đầu tiên được sử sách ghi nhận cách đây hơn 2000 năm lịch sử, qua việc ghi chép về “thành tích” của Mã Viện Sau khi đánh bại cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, đã thu gom các trống đồng của người Lạc Việt đất Giao Chỉ, đưa về kinh đô Lạc Dương để phá huỷ, lấy nguyên liệu đúc ngựa đồng Sự việc đầy bi thảm này cho thấy, kẻ xâm lược cố tình phá hoại hết dấu vết của một hiện vật truyền thống của dân tộc1.
Tuy nhiên, nền văn hóa Đông Sơn với sức sống mãnh liệt vẫn còn những
di sản vô cùng giá trị được lưu giữ và bảo tồn cho đến ngày hôm nay Trống đồng Đông Sơn là một trong những di sản tiêu biểu của nền văn hóa ấy
Quê hương của trống đồng Đông Sơn là vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam, đây cũng chính là nơi tìm thấy nhiều cổ vật trống đồng nhất Thanh Hóa và Hà Nội là những địa phương tìm thấy nhiều trống đồng Đông Sơn, thống kê cho thấy đến nay ở Thanh Hóa đã phát hiện và nghiên cứu 136 [5] chiếc trống đồng Đông Sơn, trong khi đó ở Hà Nội là 49 chiếc [14], chưa kể đến những chiếc trống còn đang lưu giữ trong các sưu tập tư nhân Phần lớn những trống đồng được khai quật từ trong lòng đất Đây cũng là hai địa phương phát hiện và khai quật các di chỉ khảo cổ thời kỳ văn hóa Đông Sơn nhiều nhất Điều đó cho thấy, chính cư dân Việt cổ bản địa ở Thanh Hóa, Hà Nội nói riêng cũng như vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nói chung đã là chủ nhân của trống đồng và cũng là chủ nhân của nền văn hóa Đông Sơn
1
Sách “Hậu Hán thư”, quyển 54, mục truyện Mã Viện chép: “Viện thích cưỡi ngựa, khéo phân biệt ngựa có danh tiếng Đi đánh chiếm Giao chỉ, lượm được trống đồng Lạc Việt, bèn đúc làm con ngựa kiểu”
Trang 30Cùng với việc phát hiện nhiều trống đồng Đông Sơn, Thanh Hóa và Hà Nội cũng là hai địa phương duy nhất cho đến nay có các di tích thờ thần Đồng
Cổ2, sự tồn tại của các di tích cho thấy sức sống trường tồn của văn hóa Đông Sơn trong tâm thức của con người nơi đây Trống đồng vẫn là vật linh thiêng, tượng trung cho tinh thần độc lập dân tộc và đã trở thành một tín ngưỡng tồn tại qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc Tính đến năm 2014, cả nước có hơn 40.000 di tích lịch sử - văn hóa [73], song đến nay mới chỉ có 07 di tích thờ thần Đồng Cổ được phát hiện và nghiên cứu
Nói đến các di tích thờ thần Đồng Cổ thì không thể không nói đến di tích đền Đồng Cổ ở Đan Nê, đây được coi là đền thờ gốc và cũng là di tích được khởi dựng sớm nhất Khu vực núi và đền Đồng Cổ còn là nơi phân bố của di chỉ khảo cổ học Đan Nê Thượng, có niên đại thời kỳ đồ đồng và sắt sớm Di chỉ được Viện Khảo cổ học điều tra lần đầu vào tháng 12/1974 Diện phân bố di tích chủ yếu ở khu ruộng cao phía Bắc núi Đồng Cổ, ngoài ra hiện vật khảo cổ cũng thấy xuất hiện lác đác trên các sườn núi
Hiện vật thu được 1 rìu đá, 1 hạt chuỗi, 2 chân chạc gốm và nhiều mảnh gốm thô Những mảnh gốm thu được có nhiều yếu tố hoa văn của giai đoạn Đồng Đậu, bên cạnh đó lại thấy một số mảnh có dáng miệng, chất liệu
và màu sắc giống gốm Đường Cồ [38]
Theo các nguồn tư liệu đã dẫn ở trên thì đền được xây dựng từ thời Hùng Vương Trải qua các thời kỳ Đinh - Tiền Lê - Lý - Trần - Hậu Lê - Tây Sơn và Nguyễn, hàng năm các vua đều có sắc phong cho thần Đồng Cổ Thời các chúa Trịnh như Trịnh Tùng, Trịnh Tráng, Trịnh Sâm tuy không có sắc phong với các mỹ tự (chữ đẹp) như các đời vua trước nhưng mộc mạc, cụ thể bằng các lệnh chỉ như năm này, tháng này cấp bao nhiêu tiền, cần huy động
2
Vừa qua, tác giả cũng đã có khảo sát khu vực di tích chùa Đồng cổ tại khu vực Tam Đảo (Vĩnh Phúc), theo nghiên cứu của BQLDTDT tỉnh Vĩnh Phúc nơi đây đã từng tồn tại di tích thờ thần Đồng cổ Kết quả khảo sát sẽ được trình bày ở phần sau
Trang 31bao nhiêu công thợ, thậm chí cả những đôi chiếu hoa để dân làng Đan Nê có
tài lực sửa sang liệu lo việc cúng tế ở đền Đồng Cổ [37]
Đền đã trải qua nhiều lần tu sửa lớn, đặc biệt vào giai đoạn Lê Trung Hưng đã có 23 lần Vua Lê và các Chúa Trịnh có chỉ dụ cho các tướng lĩnh và nhân dân địa phương góp công sức, tiền của xây dựng, sửa chữa và trông nom
di tích [45]
Thời nhà Tây Sơn (1788 - 1802): ngoài việc triều đình ban sắc phong
tặng cho thần, hiến trống đồng vào đền thờ và cử người trồng coi, quét dọn, còn “chỉ đạo sửa chữa 3 gian hai chái nhà tiền đường miếu Đổng Cổ” [37]
Ngày 14 tháng 3 năm Bảo Hưng thứ 2 (1802), cho xã Đan Nê miễn một năm sưu dịch để tu sửa đền thờ được hiển linh giúp dài lâu vận nước Ngày 9 tháng 4 năm 1802, sai quan Đô Tư đưa một trống Đồng Cổ hiến cho đền thờ
Có thể chiếc trống đồng này chính là chiếc trống đồng tìm thấy ở phía Nam
bờ sông Mã [37]
Triều Tây Sơn 2 lần hiến tặng trống đồng cho đền Đồng Cổ ở Đan Nê (lần
1 vào ngày 8 tháng 9 năm 1794, lần 2 vào mùa xuân năm 1802) Sách “Đại Nam
nhất thống chí” chép: “Trong đền có một cái trống đồng chế tạo từ thời Hùng Vương, nhà Tây Sơn chở đem về Phú Xuân, sau đó người huyện Hậu Lộc lại tìm thấy một cái trống như thế ở bãi sông, trình nộp lên trấn đem về để ở trong đền, đến nay vẫn còn” [67, tr 334-335] Trong cuốn “Tam Thai sơn Linh tích” chép:
“Ở miếu thờ có một trống đồng tương truyền là vật cổ từ thời vua Hùng Đến năm Tân Hợi (1791) cùng với hai ngựa đồng được đưa về Phú Xuân đức súng đại bác (theo người ta ngờ là thế” [37, tr 15]
Thời nhà Nguyễn: các đời vua từ Gia Long (1802 - 1819), Minh Mạng (1820 - 1840), Thiệu Trị (1841 - 1847), Tự Đức (1848 - 1883) đến Duy Tân (1907 - 1925), Khải Định (1916 - 1925) cho đến Bảo Đại (1926 - 1945) đều ban sắc phong tặng cho thần Đồng Cổ Ngay cả Thống sứ người Pháp cũng đã cung tiến tiền bạc vào việc sắm sửa đồ thờ ở đền [45]
Trang 32Ở sườn núi Tam Thai trên độ cao khoảng 10 m (tính từ mặt đất) còn lưu lại tấm bia bằng chữ Pháp Nội dung văn bia bày tỏ lòng tôn sùng của
người dân Đan Nê đối với thần Đồng Cổ linh thiêng Trong bài văn bia ấy có
đoạn ghi: Tháng 9 năm 1899, có một đoàn người Pháp gồm các ông Thống sứ Chatel, ông Pasguin, ông phó Quan cai tri và ông Giáo sư - giám đốc trường
Viễn Đông Bác Cổ Pháp đến Đan Nê và thăm đền Đồng Cổ Các ngài cũng đã
cúng vào đền 50 đồng bạc Đông Dương để dân làng sắm sửa ít đồ thờ cúng
Trải qua những biến cố lịch sử, với sự tàn phá của bom đạn chiến tranh (thời kỳ chín năm kháng chiến chống Pháp), của nắng mưa bão lụt, của mối mọt
và con người, toàn bộ khu điện miếu thờ thần Đồng Cổ được xây dựng từ các triều đại trước đã bị hư hại hoàn toàn và kể từ đó đền Đồng Cổ tồn tại như một phế tích Đến năm 1993, Sở Văn hóa - Thông tin Thanh Hóa đã ra Quyết định
bảo vệ di tích và thắng cảnh đển Đồng Cổ và lập hồ sơ khoanh vùng bảo vệ di tích núi và đền Đồng Cổ với 3 khu vực bảo vệ, trong đó khu vực I (khu vực bất
khả xâm phạm) có diện tích khoảng 100.000m2 (10 ha) bao gồm phần đất xây dựng đền thờ thần và núi Tam Thai Năm 1994, bằng nguồn vốn tự có, do đóng góp của những người hảo tâm và nhân dân địa phương, tại nền đất của khu điện miếu cũ, chính quyền và nhân dân xã Yên Thọ đã xây dựng một ngôi nhà, đến năm 1998 ngôi đền được xây dựng như hiện có, làm nơi phụng thờ hương khói
Năm 2001, Núi và đền Đồng Cổ đã được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia (Quyết định số 57/2001/QĐ - VHTT) Năm 2004, Bộ Văn hóa - Thông tin, UBND tỉnh Thanh Hóa đã cho phép UBND huyện Yên Định lập dự án tổng thể đầu tư tôn tạo, để giữ gìn và phát huy tác dụng di tích lịch sử văn hóa đặc biệt này Đến năm 2006, cán bộ và nhân dân huyện Yên Định, xã Yên Thọ và những người hảo tâm đã đúc một chiếc trống đồng hiến vào đền thờ Đồng thời tổ chức Quỹ Thụy Điển - Việt Nam phát triển văn hóa cung tiến vào đền Đồng Cổ một chiếc trống đồng
Trang 33Năm 2007, để phục vụ việc tu bổ trên quy mô lớn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật khảo
cổ học Đợt khai quật không những đã làm xuất lộ những vết tích kiến trúc giai đoạn lịch sử mà còn làm xuất lộ một lớp văn hóa giai đoạn tiền sơ sử nằm
ở lớp dưới di tích
Di tích thờ thần Đồng Cổ thứ hai ở Thanh Hóa là đền Đồng Cổ ở làng
Mỹ Đà, xã Hoằng Minh, huyện Hoằng Hóa (thực ra là ngôi đình thờ thần Đồng Cổ làm Thành Hoàng làng) Đền còn có tên gọi khác là Đền Thành Hoàng Bảo Hựu và Liên Hoa linh từ3 Theo “Sự tích tôn thần bản miếu”: Đền được xây dựng từ thời Lý Thái Tổ (1028 - 1054): “Đền dựng tọa Tốn hướng
Càn phía trước có mộc tinh làm án, phía sau có kim tinh làm gốc tựa, bên trái thuộc Kim, bên phải thuộc Mộc Tất thảy đều chầu vào chính đất hoa sen”
[46, tr 2] Ngày nay, vị trí khu đất hoa sen nơi Thần Đồng Cổ “hiển linh” và cũng là nơi vua Lý Thái Tông sai dân lập đền thờ thần thuộc thửa đất số 44 với diện tích 1155m2 ở đầu làng Mỹ Đà Mặc dù được khởi dựng từ lâu nhưng
di tích chỉ mới được phát hiện và chú ý từ năm 1998 trong đợt kiểm kê di tích của tỉnh Thanh Hóa, tuy nhiên toàn bộ kiến trúc cũ đã hư hỏng, chỉ còn lại phần nền móng Đền còn lưu giữ 25 đạo Sắc phong qua các triều đại Lê, Nguyễn ghi rõ việc ca ngợi công đức của thần Đồng Cổ và giao cho làng Mỹ
Đà thờ tự Thần [46] Thời gian gần đây, đền đã được quan tâm đầu tư tôn tạo khang trang hơn Năm 2003, đền đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là
di tích lịch sử - văn hóa
Ở Hà Nội, đến nay đã phát hiện 05 di tích thờ thần Đồng Cổ, trong đó
di tích đền Đồng Cổ ở Đông Xã được coi là di tích quan trọng nhất Đây cũng
Trang 34là nơi diễn ra Hội thề Trung hiếu qua các triều đại phong kiến, đặc biệt là ở giai đoạn Lý - Trần Theo chính sử thì đền được khởi dựng vào năm 1028 [9],
vị trí của đền là nằm bên sông Tô Lịch, cạnh chùa Thánh Thọ, đúng với vị trí của đền hiện tại Năm 1992, đền đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa
Cách di tích đền Đồng Cổ ở Đông Xã không xa là cụm di tích thờ thần Đồng Cổ ở Minh Khai gồm 4 di tích: miếu Đồng Cổ, đình Nguyên Xá, đình Văn Trì và đình Ngọa Long thuộc địa phận các thôn cùng tên, nằm trên đường Quốc lộ 32 đi Sơn Tây Trước năm 1945, khu vực này thuộc xã Phú Diễn, tổng Cổ Nhuế, tỉnh Hà Đông Đây là vùng đất cổ, có lịch sử lâu đời Giới khảo cổ học biết tới vùng đất này qua hàng loạt các di tích Đông Sơn và Tiền Đông Sơn Gần nhất là Ngoạ Long - một di tích thuộc văn hoá Phùng Nguyên [31, tr 33], được Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội khai quật vào cuối thập kỷ 70 của thế kỷ trước4
Trong các thôn ở Minh Khai, Nguyên Xá là lớn hơn cả nên cổng vào làng còn được đắp nổi ba chữ Hán “Nguyên giả trưởng” để khẳng định vị trí cao của mình Từ xưa đến nay, người dân Minh Khai có truyền thống lao động cần cù, phong tục thuần hậu, giản dị, từng được Vua ban bốn chữ: “Mỹ tục khả phong” Lịch sử tồn tại của hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa, đặc biệt là các di tích thờ thần Đồng Cổ cho chúng ta hiểu rõ hơn về điều đó [2, tr.10-15]
Di tích miếu Đồng Cổ nằm trên một gò đất cao ở đầu thôn Nguyên Xá, nơi hợp lưu của dòng Nhuệ Giang và các phụ lưu, quay về hướng Đông trông về Kinh thành Thăng Long Miếu thờ thần Đồng Cổ, tên hiệu là “Đương cảnh Thành hoàng, Giám thệ Đại vương, Đồng Cổ Sơn thần” Tương truyền đền được khởi
4
Theo kết quả khai quật đã công bố, di chỉ có tầng văn hóa dày 0,4 - 0,6m, màu xám đen Trong lớp này có chứa rìu, bôn đá, mảnh vòng và mảnh gốm Hiện vật thu được gồm 63 đồ đá và 9085 mảnh gốm các loại, hoa văn trang trí mang đặc trưng gốm trong văn hóa Phùng Nguyên Tuy nhiên, theo TS Ngô Thị Lan hiện nay trong Kho của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia chỉ còn lưu giữ 09 hiện vật đá và 97 mảnh gốm các loại và 01 nồi gốm được phục dựng nguyên dáng
Trang 35dựng từ thời Hai Bà Trưng, do các nghĩa sĩ Thanh Hóa trên đường ra Hát Môn tụ nghĩa khi đi qua đây do mến cảnh đẹp nên đã dựng miếu thờ thần Đồng Cổ [39]
Miếu còn lưu giữ 09 đạo sắc phong (trong đó có 02 sắc phong cho thần Đồng Cổ là Thành Hoàng đình Ngọa Long) với nội dung ca ngợi, khẳng định công lao to lớn của thần Đồng Cổ là “hộ quốc an dân” và tha miễn thuế cho nhân dân để lo phụng sự miếu Tới nay, đã qua nhiều lần tu bổ sửa sang vẫn giữ được những nét cổ kính [3]
Năm 2007, nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Thành phố
Hà Nội đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tiến hành khai quật tại di tích, kết quả của cuộc khai quật đã chứng minh cho sự tồn tại lâu dài của di tích Năm 2008, toàn bộ di tích đã được trùng tu với quy mô lớn như hiện tại
Di tích đình Nguyên Xá nằm ngay bên cạnh miếu, tạo thành một quần thể di tích thờ thần Đồng Cổ Bài vị thần tại đình Nguyên Xá ghi: “Đương cảnh Thành hoàng, Giám thệ Đại vương, Đồng Cổ Sơn thần” Lai lịch của Thần
đã được ghi trong sử sách cũng như những tư liệu tại miếu Đồng Cổ Nguyên Xá
Trong quá trình khảo cứu và hồi cố của các cụ cao niên trong làng và các tài liệu còn lưu giữ tại miếu thì đình Nguyên Xá được khởi dựng vào thời Lê Trải qua thời gian, đình đã nhiều lần được trùng tu, thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đình bị tiêu thổ Năm 2003, được phục dựng lại như ngày hôm nay
Đình Nguyên Xá cùng với miếu Đồng Cổ với vị trí và giá trị lịch sử - văn hóa của mình trở thành một quần thể kiến trúc độc đáo thờ thần Đồng Cổ Với những ý nghĩa đó, cụm di tích liên tục được Bộ và Sở VHTTDL Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa
Di tích đình làng Ngọa Long được xây dựng vào năm Vĩnh Thịnh thứ 4 (1708) do ông Nguyễn Công Ánh cùng nhân dân góp tiền, ruộng (5 sào) xây dựng Trước đây, đình được xây dựng theo kiến trúc kiểu chữ Đinh (J), thờ thần Đồng Cổ làm Thành hoàng làng Ngoài ra, trong đình còn có bàn thờ ông Nguyễn Công Ánh - người có công đóng góp xây dựng đình làng
Trang 36Vào thời Lê Thánh Tông, với chính sách khai khẩn đất hoang, phát triển kinh tế được khuyến khích, vùng đất Ngọa Long được khai phá phát triển liên tục cho đến ngày nay Qua nghiên cứu gia phả của một số dòng họ để lại, thì vào khoảng năm 1480, do thấy địa hình đất đai đẹp, có hình như con rồng nằm, lại ở ngoại vi kinh thành Thăng Long nên cư dân ở các vùng đã về đây lập nghiệp Tên làng Ngọa Long xuất phát từ chính hình thế đất ở đây [42] Di tích được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa năm 1996 Năm 2006, toàn bộ ngôi đình cùng hệ thống di vật đã bị hỏa hoạn thiêu hoàn toàn chỉ còn lại tấm bia đá ghi chép lại việc ông Nguyễn Công Ánh đứng ra quyên góp và xây dựng đình vào năm 1708, đáng chú ý nội dung bia có nhắc đến trước đó ở vị trí ngôi đình hiện tại đã có một ngôi đình, tuy nhiên kiến trúc nhỏ bé và làm bằng gỗ tre Năm 2007 - 2008, nhân dân địa phương đã đóng góp và xây dựng lại ngôi đình mới hiện nay trên cơ sở mô phỏng lại kiến trúc và di vật của di tích cũ
Di tích đình Văn Trì được xây dựng vào năm Chính Hòa thứ 15 (1694), đời vua Lê Hy Tông Theo tư liệu của địa phương thì tính đến năm 1896 đã được tu sửa nhiều lần, gần nhất là đợt trùng tu năm Thành Thái thứ 8 thời triều Nguyễn năm 1896 [40]
Lịch sử nhân vật thần Đồng Cổ đã được xác định qua các tài liệu viết còn lưu tại di tích cùng 11 sắc phong cho biết Thần được tôn phong là “Đồng Cổ Sơn Chủ Minh Tôn Thần”
Đình Văn Trì được xây dựng ở vị trí giữa làng, xưa kia đình được xây dựng theo kiểu hình chữ Nhị (=) gồm nhà tiền tế và tòa đại bái Trong kháng chiến chống Pháp, do yêu cầu của cách mạng, tòa nhà tiền tế năm gian đã bị phá và mới được trùng tu lại trong những năm gần đây [40]
Năm 1992, Bộ Văn hóa - Thông tin đã công nhận đình Văn Trì là di tích lịch sử - văn hóa Năm 2006, đình được trùng tu với quy mô lớn với kiến trúc như hiện tại
Trang 37Như vậy, có thể nói các di tích thờ thần Đồng Cổ ở Hà Nội và Thanh Hóa đã tồn tại từ lâu đời và được các triều đình phong kiến quan tâm Đền Đồng Cổ ở Đan Nê có niên đại khởi dựng sớm nhất Các di tích khác được khởi dựng đều có mối liên hệ nhất định với ngôi đền gốc, thông qua các nguồn
sử liệu được ghi chép cũng như những ghi chép tại mỗi địa phương Về cơ bản nội dung trong các sử liệu và ghi chép khá thống nhất Qua các nguồn tư liệu, có thể phác dựng quá trình khởi dựng của các di tích như sau:
Di tích đền Đồng Cổ ở Đan Nê là di tích gốc, được khởi dựng sớm nhất
từ thời Hùng Vương Đầu thề kỷ thứ nhất, khi tham gia khởi nghĩa Hai Bà Trưng, các nghĩa sĩ Thanh Hóa đi qua vùng đất Minh Khai vì mến cảnh đẹp nên đã dựng miếu thờ thần Đồng Cổ, về sau khi vùng đất Minh Khai được mở rộng, cư dân xung quanh như Ngọa Long, Văn Trì đã rước thần Đồng Cổ về làm Thành hoàng và tổ chức thờ cúng Các ngôi đình này được xây dựng vào thời Hậu Lê Vào thời vua Lý Thái Tông, vì có công phù giúp nên nhà Lý cho xây dựng hai ngôi đền ở Mỹ Đà và ở làng Đông Xã, Thụy Khuê là nơi thờ vọng Trong đó, ngôi đền ở phường Bưởi, Thụy Khuê được chọn là nơi tổ chức hội thề Trung hiếu, hội thề lớn nhất Kinh thành thời bấy giờ
Trong quá trình điều tra khảo sát thực tế các di tích trên, tác giả luận văn thấy rằng hầu hết các di tích đều mới được tu bổ, sửa sang trong thời gian gần đây Những dấu tích xưa như trong sử sách hay trong các cuốn thần tích đều không còn Có chăng chỉ là một số sắc phong, văn bia hay một số hiện vật từ thế kỷ XVIII - XIX Năm 2007, di tích ở Đan Nê và Nguyên Xá đều đã được khai quật và đã phát hiện những kiến trúc cổ qua các triều đại Lý - Trần - Lê - Nguyễn Đặc biệt đã chứng minh có dấu tích tồn tại của thời Đông Sơn thông qua các di vật gốm, đất nung… Cùng với những di tích khảo cổ đã được phát hiện trong khu vực tồn tại của di tích, cho thấy các di tích tồn tại trên những địa điểm có sự tụ cư lâu đời và phát triển liên tục cho đến ngày nay
Trang 38* Tiểu kết Chương 1
Tác giả đã điểm qua lịch sử thờ thần Đồng Cổ cũng như các di tích thờ thần ở Việt Nam mà cụ thể ở đây là những di tích trên địa bàn Hà Nội và Thanh Hóa Đây là những di tích đặc biệt quý vì nó gắn với vị thần Đồng Cổ - thần Trống đồng, một báu vật đặc biệt, biểu tượng của văn hóa Đông Sơn, gắn với tâm thức của người dân Việt Nam
Hà Nội và Thanh Hóa là hai địa phương đã phát hiện và nghiên cứu nhiều nhất về văn hóa Đông Sơn với số lượng trống đồng Đông Sơn nhiều nhất Và cũng chỉ ở 2 địa phương này mới có di tích thờ thần Đồng Cổ, đây là điều hiếm có Các di tích thờ được khởi dựng vào những thời điểm khác nhau nhưng có gắn với các câu truyện, truyền thuyết liên quan đến thần Đồng Cổ Trong đó có cả những sự kiện đã được ghi trong chính sử như nguồn gốc của đền ở Đan Nê và việc dựng đền, tổ chức Hội thề ở đền Đồng Cổ phường Bưởi thời nhà Lý
Trải qua thời gian dài và những biến đổi của lịch sử, các di tích cũng không còn như xưa, một số di tích đã bị hủy hoại hoàn toàn rồi được xây mới hoặc đã được tu bổ, nâng cấp các hạng mục đã bị hư hỏng do thiên nhiên, mối mọt Về cơ bản, những sự thay đổi ấy làm chúng ta rất khó có thể hình dung diện mạo, quy mô di tích như đã được ghi trong sử sách Hiện trạng của các di tích hiện tại ra sao sẽ được làm rõ trong chương 2 của luận văn
Trang 39Chương 2 KẾT QUẢ KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU VÀ KHAI QUẬT KHẢO CỔ Ở CÁC DI TÍCH THỜ THẦN ĐỒNG CỔ
Cổ, nằm ở phía bắc thôn 1, làng văn hoá Đan Nê (trước đây là làng Đan Nê Thượng), xã Yên Thọ, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá
Đền dựng theo hướng Tây, nằm ở vị trí tâm điểm thuộc thung lũng núi Tam Thai, gồm nhiều công trình như: cổng nghi môn, hồ bán nguyệt, sân, tiền
đường, chính tẩm, hậu cung, nhà cầu (Bản ảnh 1)
Nghi môn nằm ở phía Tây Nam của đền, khoảng giữa núi Đổng và núi Xuân có niên đại vào cuối triều Lê đầu triều Nguyễn (thế kỷ XVII - XIX) Kiến trúc nghi môn theo kiểu tò vò bằng đá khối (đá lăn giai) kích thước
trung bình mỗi viên là 0,55m x 0,3m x 0,2m được ghép với nhau thành cổng
cuốn theo kiểu cổng đá thành nhà Hồ Chiều rộng của cổng là 3m, vòm cổng cao 4m, sâu 4m Trên vòm cửa cuốn là vọng lâu 2 tầng 8 mái được xây bằng gạch mỏng thời Lê, lợp ngói mũi hài Nghi môn có mặt bằng gần vuông (kích
thước 3,75m x 3,06m) tường cuốn 4 cửa vòm theo 4 hướng Những cối đá gắn
bên tường vọng lâu gợi ý về một bộ cửa gỗ vững chắc đã bị thời gian tàn phá Nghi môn đã được trùng tu lại theo hình dáng với những bờ đao uyển chuyển,
Trang 40Phía trước tiền đường là sân đền, hai bên có hai dãy nhà của 6 phe trong làng dùng làm nơi nghỉ ngơi, chờ đợi trong những kỳ tế lễ Ở dãy nhà của phe
ở bên trái đền có dành một gian nhà để thờ ông Nguyễn Văn Giai và ông Trịnh Minh Lương Hai ông đã có nhiều công lao với dân với nước, nên ông được dân làng tôn thờ Chung quanh đền có tường vây kín đáo vững vàng Ngoài ra còn có cổng hậu ở phía sau đền thờ về phía làng Đan Nê
Nhà tiền đường kết cấu 5 gian, kiến trúc theo kiểu chồng diêm, hai tầng mái Các vì kèo làm bằng gỗ lim, mái lợp ngói mũi hài, tường đốc xây bằng gạch, không gắn hệ thống cửa Trong đền có các bức chạm trổ Long - Ly - Quy - Phượng, hoa lá đẹp lộng lẫy Tiền đường bài trí hương án, một số đồ tế khí là nơi cử hành lễ tế trong ngày đại tế, còn là nơi đặt bàn thờ Nhị vị Tôn
công (Bản ảnh 3)
Đi qua tiền đường vào chính tẩm (3 gian), kết cấu giáp mái với tiền đường, ở đây, các vì kèo làm bằng gỗ lim, chạm trổ đẹp đẽ Chính tẩm là nơi đặt
Long ngai, Bài vị (ghi là: Đồng Cổ đại vương thiên hạ minh chủ cảm thông linh
ứng anh thanh vĩ liệt tôn thần) (Bản ảnh 9) của thần và một chiếc trống đồng
Liền kề chính tẩm có 2 gian nhà cầu nối liền chính tẩm với hậu cung Kiến trúc nhà cầu đơn giản và nhỏ hẹp
Sau cùng là hậu cung, lưng dựa vào vách núi đá (Bản ảnh 5) Nơi đây
thờ tín ngưỡng phồn thực Kiến trúc hậu cung rất nhỏ, được xây tường kín cả bốn mặt, chỉ để một lỗ sát đất đủ để lọt người chui vào được Bên trong hậu cung chỉ có một hòn đá trắng cao hơn một mét, hình dáng như cái mầm đá dựng đứng, đầu nhọn chỉ lên trời Nó được đặt trên một tảng đá ở giữa lõm
xuống như lòng chảo Theo văn bia ở đền và sách “Tam Thai sơn linh tích”
thì gọi mầm đá đó là hòn đá âm dương
* Các di vật tiêu biểu trong di tích
Trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử từ những năm 50 của thế
kỷ 20, đền Đồng Cổ ở Đan Nê tồn tại như một phế tích Các kiến trúc bằng gỗ,