Những chuyện kỳ quái khó tin

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật lan trì kiến văn lục của vũ trinh (Trang 30)

8. Cấu trúc của khóa luận

2.5.Những chuyện kỳ quái khó tin

Hầu hết những tác phẩm văn xuôi nổi tiếng nhất văn học Viễn Đông đều có những yếu tố kỳ lạ. Cái kỳ lạ phổ biến trong huyền thoại tôn giáo, thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, trong sử ký… Đặc biệt là trong truyện truyền kỳ, việc sử dụng yếu tố kỳ đã trở thành đặc trƣng của thể loại này. Nó chính là phƣơng tiện để phán ánh hiện thực. Những tình tiết, tính cách hay số phận nhân vật khác thƣờng nếu đƣợc sáng tạo một cách nghệ thuật thì càng thu hút độc giả.

Tính cách khác lạ của sự vật, hiện tƣợng, đặc biệt là những đặc tính kỳ lạ của các nhân vật đã đƣa ngƣời đọc đi vào thế giới huyền ảo, lạ lùng ở cả bốn cõi không gian vừa phi nhân tính, vừa phi quán tính, vừa không định hƣớng. Thời gian tuyến tính đƣợc ảo hóa, có thể có tám thập kỷ vào trong một

GVHD: TS. Nguyễn Thị Nhàn 26 SVTH: Nguyễn Thị Trang

năm, có khi đang từ hiện tại trở về quá khứ của kiếp trƣớc, rồi lại bƣớc sang tƣơng lai của kiếp sau. Một thế giới vừa thực vừa hƣ, thế giới thần linh vừa hòa hợp, vừa khác lạ với con ngƣời, tạo lên bức tranh đời sống đặc thù.

Điểm độc đáo của Lan Trì kiến văn lục là ở chỗ, đã làm cho những

chuyện lạ lùng trở thành bình thƣờng nhƣ luôn luôn tồn tại để tai nghe mắt thấy. Việc hƣ cấu những chuyện kỳ quái khó tin trong tác phẩm đã làm cho quá trình tái hiện cuộc sống của tác giả thêm sâu sắc và toàn vẹn hơn. Hầu hết các truyện đều xuất hiện yếu tố kỳ quái khó tin.

Thông qua khảo sát, chúng tôi thống kê đƣợc 28/45 truyện xoay quanh

những chuyện kỳ quái khó tin: Nhớ kiếp trước, Đứa con của rắn, Khỉ,

Thượng thư họ Đỗ, Ma cổ thụ, Phạm Viên, Đẻ lạ, Sống lại, Tháp báo ân, Gái biến thành trai, Con hổ hào hiệp…

Nhớ kiếp trước là câu chuyện về cậu con trai của ngƣời đàn bà họ Trần

ở Đông Xuất, huyện Đông Ngàn. Nguyên văn tên truyện là Ngộ tiền sinh, là biết từ kiếp trƣớc. Đây là chuyện lạ ở đời vì ngay khi lọt lòng cậu bé sơ sinh đã biết nói. Nó hỏi cả nhà sao nó lại ở đây và chân tay nó lại bé tí tẹo. Cả nhà cứ nghĩ nó bị yêu quái nhập vào, nhƣng nó bảo: “Tôi không phải ma quái […]. Đây là nơi nào”. Cũng nhƣ Lê Thánh Tông hay Nguyễn Dữ, ở truyện này, Vũ Trinh đã lấy cái kỳ làm hạt nhân cơ bản cho cốt truyện, chi phối việc xây dựng nhân vật.

Ngƣời đàn bà họ Nguyễn trong truyện Đứa con của rắn, Phạm Viên

trong truyện cùng tên, cô thôn nữ trong truyện Khỉ, ông Thƣợng thƣ họ Đỗ

trong Thượng thư họ Đỗ hay Kính tiên sinh trong Ma cổ thụ, đều là nhân vật ẩn chứa sự kỳ lạ. Ngƣời đàn bà họ Nguyễn ở Sơn Vi sinh ra đứa con của rắn sau khi bị rắn cƣỡng bức. Đứa con không có gì khác lạ, chỉ có điều da nó đen nhƣ sơn. Cô thôn nữ trong truyện Khỉ cũng vậy. Cô thôn nữ huyện Lục Ngạn đi kiếm củi ở rừng, vào quá sâu nên quên mất lối ra. Bỗng có hàng trăm con

GVHD: TS. Nguyễn Thị Nhàn 27 SVTH: Nguyễn Thị Trang

khỉ từ trong hang đá chạy ra vây quanh cô, kéo cô lên núi để trao đổi với khỉ già. Khỉ già riết cô bên cạnh không lúc nào lơi. Cô buộc phải chung sống với khỉ già, hơn một năm thì sinh ra chú khỉ con. Có lẽ, khi viết những chuyện kỳ lạ này, Vũ Trinh muốn mƣợn cái kỳ ảo để phê phán thói đời dơ tục, của những kẻ hoang dâm cậy quyền thế bức ép phụ nữ. Thế lực đã biến ngƣời phụ nữ thành những thứ đồ chơi. Họ đều bị cƣỡng ép, bị dày vò về thể xác lẫn tinh thần. Số phận bất hạnh của họ phản ánh sâu sắc xã hội loạn lạc, rối ren.

Thƣợng thƣ họ Đỗ trong truyện cùng tên cũng khác thƣờng. Ông là ngƣời rất thông minh đọc sách mấy dòng một mạch, lại can đảm bạo dạn. Đến khi ông tiếp xúc với hồn ma trên cây đa thì các bạn của ông cũng nhƣ bao ngƣời rất đỗi kinh ngạc. Họ nửa tin nửa ngờ khi ông có thể ôm chặt đƣợc hồn ma trong lòng, cùng ngồi trò chuyện với hồn ma. Đó là chi tiết mang yếu tố kỳ ảo đƣợc Vũ Trinh dụng công xây dựng. Tác giả còn cung cấp những hiện tƣợng lạ trong các câu chuyện khác nữa. Đó là Phạm tiên sinh tên Kính trong

truyện Ma cổ thụ. Con ngƣời bằng xƣơng bằng thịt ấy lại có thể trò chuyện

với hồn ma. Nguồn năng lƣợng siêu nhiên làm ông có thể trò chuyện với thế giới khác. Theo các tác giả truyện truyền kỳ: “Đã có những truyện không hay thấy không hay nghe, thì sao không biết làm cho nó luôn luôn tồn tại để những ngƣời không hay thấy không hay nghe đều đƣợc tai nghe mắt thấy”. Bởi thế ở Vũ Trinh, “những việc gì mà mắt thấy tai nghe đều ghi lại”. Chuyện về ông Phạm Viên trong truyện cùng tên cũng là chuyện lạ đƣợc ông ghi lại. Phạm Viên có thể cƣỡi mây cƣỡi gió bay qua ngàn dặm. Tính chất kỳ lạ đó không phải vốn có mà do học hành tu luyện mà nên. Ông đã học đƣợc phép tiên, có thể dự báo trƣớc đƣợc tƣơng lai: “Vài năm nữa thôn này sẽ có nạn cháy lớn”. Không chỉ dừng lại ở những điều kỳ lạ ấy, trong truyện ngƣời đọc còn bắt gặp những chi tiết kỳ quái khác nhƣ: Anh họ Nguyễn - học trò của Phạm Viên, khi muốn trở về quê hƣơng, bởi hành trình theo thầy quá khó

GVHD: TS. Nguyễn Thị Nhàn 28 SVTH: Nguyễn Thị Trang

khăn, vất vả đƣợc thầy cho chiếc gậy. Nguyễn cƣỡi lên, nhƣ trẻ con cƣỡi con ngựa tre, Nguyễn làm theo lời thầy, cƣỡi gậy tre bay lên không trung. Phút chốc chân chạm đất, thì đã ở ngoài quê hƣơng. Về đến nhà hỏi ra mới biết đã đƣợc hai năm rồi. Hay chi tiết, thôn Gia Viễn khi giặc càn quét, chúng đốt làng cháy lan khắp nơi. Ngƣời trong thôn liền nhớ tới lời dặn của thầy Phạm Viên, liền cầm chiếc áo, chạy ra đồng gọi lớn tên thầy. Bỗng nhiên gió mƣa ập tới, sấm sét nổi lên. Bọn giặc sợ hãi tan chạy, lửa cũng tắt. Truyện Phạm

Viên chính là sản phẩm của Đạo tu tiên. Vũ Trinh chắp bút nhƣ minh chứng

cho một thực tế xảy ra khá phổ biến thời đó.

Vũ Trinh đã tƣởng tƣợng những điều kỳ diệu, những chi tiết nghệ thuật hấp dẫn cho tác phẩm của mình. Điều đó tạo nên thế giới vừa hƣ vừa thực, vừa xa xôi vừa gần gũi. Trong truyện Đẻ lạ, ngƣời phụ nữ ở Châu Vạn Ninh, Quảng Yên rơi vào hoàn cảnh thật thƣơng tâm. Khi cô mang thai đƣợc bảy tháng thì ốm chết, nhà nghèo không đủ tiền khâm liệm, chỉ có cỗ áo quan, bộ quần áo vải, chôn cất sơ sài ngoài đồng. Nếu câu chuyện chỉ dừng lại ở đó thì chẳng có gì gọi là bất thƣờng, khó tin cả, bởi cuộc đời luôn theo quy luật sinh - lão - bệnh - tử. Song đây là một hiện tƣợng lạ, ẩn chứa nhiều điều kỳ quái khó tin. Sự sống đã nẩy sinh từ trong cái chết. Ngƣời mẹ lìa trần mà lòng chẳng yên vì thƣơng cho đứa con trong bụng, tình mẹ dành cho con nhƣ suối nguồn trong lành, và không bao giờ vơi đi cả. Bởi thế, ngƣời phụ nữ ấy dù đã chết mà vẫn nuôi dƣỡng đứa con trong bụng cho khỏe mạnh, chờ ngày sinh nở. Điều này ta chỉ bắt gặp trong thế giới nghệ thuật mà thôi. Bởi vì trong thực tế ngƣời mẹ bị chết và đã mai táng thì thai nhi làm sao còn sống đƣợc. Ngƣời chết sao có thể sinh con! Những điều li kỳ lôi cuốn ngƣời đọc, tạo ra dòng chảy của tƣởng tƣợng. Khi ngƣời phụ nữ ấy sinh nở đƣợc mẹ tròn con vuông nhƣng lại không có đủ sữa cho con bú. Mƣời ngày liên tiếp chị ta đội mồ trở về trần gian mua quà bánh cho con ăn. Tình yêu thƣơng của ngƣời mẹ

GVHD: TS. Nguyễn Thị Nhàn 29 SVTH: Nguyễn Thị Trang

dành cho con chính là năng lƣợng sống vô cùng. Nó là sức mạnh không khuất phục tử thần. Ngƣời phụ nữ ấy sinh con dƣới mồ, chăm bẵm cho con đến khi chồng đào mồ lên, đón con về nuôi dƣỡng lớn khôn thì lúc đó ngƣời mẹ mới ra đi thanh thản.

Sự sống nảy sinh từ trong cái chết còn đƣợc thể hiện ở tác phẩm Sống

lại, Tháp báo ân. Giữa họ có điểm chung là luôn khát khao yêu thƣơng, hạnh

phúc, luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho ngƣời thân của mình. Dù đã chết nhƣng trong họ còn bao ƣớc nguyện chƣa thỏa, muốn đội mồ lên để làm nốt những việc còn dang dở. Bằng tấm lòng yêu thƣơng con ngƣời, hiểu thấu đời một cách sâu sắc, Vũ Trinh đã giúp họ thỏa mãn đƣợc khát vọng ấy. Cô con

gái của ông hàng xóm gần chỗ Đào Sinh ở trong chuyện Sống lại rơi vào bi

kịch thật thƣơng tâm. Nàng đã bị chính ngƣời chồng dùng cuốc phang chết, vì hắn ghen tuông trƣớc mối tình năm xƣa của nàng với Đào Sinh. Khi Sinh hay tin cô gái chết, chàng đem lễ đến viếng thăm. Thật lạ thay anh nghe tiếng động dƣới mồ, bèn đào lên thì cô gái vẫn còn ấm nóng. Sinh đƣa cô về thuốc thang cho khỏe mạnh và lấy làm vợ. Cô gái trở về từ trong cõi chết là một bất ngờ cho tất cả ngƣời đọc. Nhƣng ta cảm thấy vui vì hạnh phúc của cô gái. Những con ngƣời nhỏ bé, hiền lành thì niềm vui và hạnh phúc họ nhận đƣợc cũng là đền bù xứng đáng. Truyện của Vũ Trinh đƣa ta hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. Câu chuyện tình ở Thanh Trì kể về cô con gái của một phú ông. Cô đẹp ngƣời, đẹp nết mà bạc mệnh, ôm một mối tình đau đớn, oan trái. Cô chết, đƣợc hỏa táng, thi thể thành tro, nhƣng còn lại một khối nhỏ: “to bằng cái đấu sắc đỏ nhƣ son, không phải ngọc, cũng chẳng phải đá, nó trong nhƣ gƣơng, búa đập không vỡ”. Ngƣời cô yêu là một anh lái đò nghèo đẹp trai, hát hay, sau này trở nên khá giả, đến xin phú ông cho xem khối thi thể còn lại của cô. Và khi dòng nƣớc mắt của anh trào ra, nhỏ xuống khối đá, “khối đá tan chảy đầm đìa thành máu tƣơi, ƣớt đẫm ống tay áo chàng”. Hình tƣợng nghệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GVHD: TS. Nguyễn Thị Nhàn 30 SVTH: Nguyễn Thị Trang

thuật đó là một sáng tạo đặc sắc. Trong hầu hết các truyện tác giả đều lấy cái kỳ làm phƣơng tiện. Ở Tháp báo ân, yếu tố kỳ xuất hiện ở giữa mạch truyện, khi cô gái chết đi. Hồn nàng trở về cầu xin quan chủ khảo cho chồng mình là chàng Sinh đƣợc đỗ đạt. Việc cô gái về trong mộng là một chuyện lạ đúng nhƣ quan chủ khảo đã nói với Sinh. Phải chăng thành công của Vũ Trinh khi lấy cái kỳ lạ để chuyển tải một tình yêu đẹp là ở chỗ đó.

Giống nhƣ Nguyễn Dữ, Vũ Trinh cũng sử dụng nhiều yếu tố kỳ với những môtip quen thuộc nhƣ nhân vật đi vào cõi mộng hay biến dạng. Nàng

Lệ Nƣơng ở Chuyện Lệ Nương (Nguyễn Dữ) dù đã chết song vẫn hiện về

trong giấc chiêm bao của Phật Sinh. Dƣơng Thái hậu và ba cô công chúa trong Thần Cửa Cờn của Vũ Trinh cũng vậy. Chết đi, đƣợc chôn cất cẩn thận, đƣợc ngƣời dân lập đền thờ nên họ hay về báo mộng cho ngƣời trong thôn. Họ từ cõi âm trở về trong giấc mơ của những ngƣời trong thôn. Nhân vật Lục

Tài trong Thần đền Chiêu Trưng lại cho ta khám phá đƣợc những kỳ thú lạ

thƣờng. Lục Tài đã đƣa ngƣời đọc phiêu diêu với mình trên không trung, bay qua biết bao ngòi rãnh, trong khoảnh khắc đi hơn mƣời dặm. Đều là con ngƣời bình thƣờng song dù ở thế giới này hay thế giới khác họ đều có khả năng siêu nhiên. Sự kỳ lạ của từng nhân vật trong mỗi truyện khác nhau, song đều nằm trong dụng ý nghệ thuật của tác giả.

Tác giả truyện truyền kỳ sử dụng cái kỳ lạ xuất phát từ cách tƣ duy đặc biệt về thế giới: “Giữa vùng trời đất, vũ trụ bao la, vật gì mà chẳng có. Những việc tai không đƣợc nghe, mắt không đƣợc nhìn mà cứ khăng cãi là có hoặc không thì có đƣợc không?”. Về chuyện nữ có thể biến thành nam đối với ngƣời xƣa là chuyện không thể xảy ra. Có ngƣời sau khi đọc truyện của Vũ Trinh xong đã hỏi ông rằng: “Gái mà biến thành trai chả lạ lắm sao! Hẳn là ngƣời con gái ấy phải có chút khí cốt của bậc tu mi nam tử”. Trong truyện

GVHD: TS. Nguyễn Thị Nhàn 31 SVTH: Nguyễn Thị Trang

nam nhi cả. Cô lấy chồng lúc mƣời tám tuổi, vài năm sau sinh đƣợc đứa con trai. Nhƣng sau một trận ốm nặng, khi khỏi hẳn, cô gái đã biến thành con trai. Trƣơng thị liền lấy vợ khác cho chồng. Cô trở về nhà bố mẹ đẻ rồi lấy một ngƣời con gái ở thôn khác, cũng có đƣợc đứa con gái. Một loạt những chuyện liên tiếp xảy ra ta khó có thể tin đƣợc. Nhƣng giữa vùng trời đất bao la này, chuyện gì mà chẳng có, những chuyện lạ nhƣ vậy hẳn không là ngoại lệ. Vũ Trinh đã thực sự đáp ứng đƣợc phần nào nhu cầu của ngƣời đọc về cái lạ, cái kỳ quái trong thế giới.

Cuộc sống vốn đa dạng phong phú, có những đổi thay bất tận. Và nó càng sinh động hơn qua văn học nghệ thuật. Văn học nghệ thuật chính là sự thoát ly cái đơn điệu. Nó phản ánh cuộc sống con ngƣời một cách nghệ thuật thông qua các hình tƣợng. Văn học nghệ thuật đòi hỏi sự sáng tạo mới mẻ, không cho phép lặp lại. Văn học phản ánh bằng hình tƣợng. M.Goorky cho rằng: “Đối với nhà văn thì quan sát, nghiên cứu và hiểu biết không thì chƣa đủ mà cần phải biết bịa đặt và sáng tạo nữa”. Vũ Trinh đã làm đƣợc điều đó và đƣa vào trong sáng tác của mình những điều kỳ thú và hấp dẫn. Con hổ

trong Con hổ hào hiệp đã đƣợc nhân hóa, với ngôn ngữ con ngƣời, tu duy

kiểu con ngƣời, hành động nhƣ con ngƣời. Con hổ chính là khát vọng chính đáng của con ngƣời trƣớc một xã hội đầy hỗn loạn bất công. Con hổ đã nhân danh lẽ phải, nhân danh điều thiện trừng trị cái ác, đem lại sự công bằng cho xã hội, sự yên lành cho con ngƣời. Con hổ đã xé xác Hoàng thành trăm mảnh, xé xác một kẻ bất nhân nhẫn tâm giết con trai của mình. Với ngƣời yếu đuối, hổ nâng niu dìu dắt, chở che bao bọc. Hổ đã bao bọc đứa trẻ bốn tuổi trong rừng, dẫn nó về nhà để nó đƣợc hƣởng hơi ấm gia đình. “Nhân đức thay! Nghĩa khí thay, oanh liệt thay, vị chúa sơn lâm này! Đối với đứa trẻ thì ôm ấp, giữ gìn trìu mến nhƣ con mình, đối với bà mẹ thì làm ơn nhiều, lấy báo ít nhƣ ngƣời nhà mình. Đối với Hoàng thì dứt khoát nhƣ các hiệp sĩ, kiếm khách trị

GVHD: TS. Nguyễn Thị Nhàn 32 SVTH: Nguyễn Thị Trang

tội những phƣờng bất nghĩa. Làm sao có đƣợc vài nghìn vị chúa sơn lâm này để vì nhân gian trừ diệt hết mọi chuyện bất bình”.

Con hổ trong Con hổ nhân đức đƣợc Lan Trì Ngƣ giả nhận định: “Hổ là loài ác thú mà còn biết nghe tiếng van xin ai oán của con ngƣời. So với bọn ngồi ghế cao giữa chốn công đƣờng, róc xƣơng hút tủy sinh dân, nghe tiếng kêu oan thảm thiết dƣới nhà thì bỏ ngoài tai, mất hết lƣơng tâm, ắt phải hổ thẹn với con hổ này. Ƣớc gì có phép thả con hổ này ra và xin mời những ông quan ấy vào rọ nhỉ?”. Những nỗi niềm nhân thế nhƣ vậy của ngƣời làm truyện không phải là suy ngẫm của cá nhân, của một thời mà là của muôn ngƣời trong mọi thời đại. Xã hội đƣơng thời là xã hội suy đồi. Kẻ cậy cƣờng quyền

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật lan trì kiến văn lục của vũ trinh (Trang 30)