8. Cấu trúc của khóa luận
2.4. Chủ đề giáo dục thi cử
Nếu nhƣ nhân vật nữ là những ngƣời phụ nữ trong gia đình, là ngƣời trinh liệt, thì nhân vật nam nổi bật là các nho sĩ. Mỗi loại ngƣời đƣợc tác giả xây dựng khác nhau, tạo nên thế giới cuộc sống nhiều màu sắc. Viết về chủ đề giáo dục thi cử, nhà văn tập trung nói về các nho sinh. Trong tác phẩm, hình tƣợng thƣ sinh gắn liền với việc học hành thi cử. Họ xuất hiện trong những mối quan hệ của đời thƣờng, với chuyện cơm áo, với chuyện tình yêu và tình dục. Nhìn đại thể, nhân vật nho sinh trong Lan Trì kiến văn lục là những
ngƣời có học, tính tình khảng khái, ăn ở tình nghĩa, biết đối nhân xử thế. Họ xuất thân từ nhiều miền đất nƣớc. Dù chật vật khó khăn nhƣng họ vẫn vƣơn lên bằng con đƣờng khoa cử, khẳng định đƣợc tài năng của mình.
Theo khát sát, chúng tôi đã thống kê đƣợc 8/45 truyện viết về chủ đề
giáo dục thi cử: Nguyễn Quỳnh, Ca kỹ họ Nguyễn, Điềm báo trước, Trạng
nguyên họ Nguyễn, Mộng lạ…
Nguyễn Quỳnh trong truyện cùng tên đƣợc giới thiệu là ngƣời xã Bột Thƣợng, huyện Hoằng Hóa. Năm hai mƣơi tuổi đã đỗ thi Hƣơng, văn chƣơng nổi tiếng, tính phóng túng, không chịu gò bó, rất thích khôi hài. Ông thƣờng đến luyện văn ở nhà Quốc học, luôn đƣợc xếp hạng ƣu. Quỳnh là bậc nam nhi có tài, thành đạt.
Chàng thƣ sinh Khâm Lân trong Ca kỹ họ Nguyễn lại là ngƣời xã Ngọc Lặc, huyện Tứ Kỳ. Sinh ra đã đĩnh ngộ khác ngƣời, chỉ dạy qua một lần là hiểu. Dù bị mẹ kế bắt bỏ học, phải cày bừa, chăn trâu, gánh phân, nhƣng ông cũng vƣơn lên, đỗ đạt thành tài. Khâm Lân đã khắc phục cảnh bần hàn, trí thú
GVHD: TS. Nguyễn Thị Nhàn 23 SVTH: Nguyễn Thị Trang
học hành. Điều đó thật đáng khen ngợi.
Tác phẩm còn xây dựng những nho sĩ có tài, học hành thi cử đậu đạt, làm quan vì nƣớc vì dân. Chẳng hạn nhƣ Vƣơng Dụng Tân trong truyện Điềm
báo trước, danh sĩ đất Gia Lâm. Ông đỗ đầu thi Hƣơng, thi Hội đƣợc triều
đình đặc cách phong là Hiến sát phó sứ trấn Sơn Nam (vùng đất các tỉnh Hƣng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hà Nội ngày nay). Ông Nguyễn Đăng Đạo trong truyện Trạng nguyên họ Nguyễn cũng là một bậc danh sĩ tài ba, văn võ song toàn, luôn đứng đầu trong các kỳ thi. Ông đƣợc ông Phạm ở Nội viên đánh giá là con ngƣời: “Kẻ làm việc phi thƣờng ắt là có tài khác thƣờng”. Thƣợng thƣ họ Đỗ trong câu chuyện cùng tên, xét về tài đức cũng không kém phần. Tên húy là Uông, ngƣời huyện Gia Phúc, thuở nhỏ thông minh dĩnh ngộ, đọc sách mấy dòng một mạch, lại can đảm, bạo dạn. Sau khi đỗ đạt, ông đƣợc bổ nhiệm làm quan cho nhà Mạc đến chức Thƣợng thƣ lục bộ, tƣớc Thiếu bảo quận công. Khi nhà Lê trung hƣng, ông vẫn đƣợc nắm quyền nhƣ cũ. Ông luôn lo lắng cho sự bình an của dân. Ông ra sức can ngăn mƣu đồ của bọn phản loạn Phan Ngạn, Đình Nga để tránh chiến tranh xảy ra, tránh những mất mát tàn khốc mà dân phải gánh chịu. Đúng là những bậc nhân tài, đức độ, đáng kính nể, ngƣỡng mộ.
Thế kỷ XVIII đến đầu XIX là thời kỳ phong kiến suy thoái. Đứng trƣớc thực tại của một thời kỳ thế đạo sa sút, danh phận không rõ, nhiều nhà nho đã lầm đƣờng lạc lối, Vũ Trinh xây dựng kiểu nhân vật “tha hóa” để phê phán thực trạng đó. Trong Lan Trì kiến văn lục, chúng ta thấy ở tầng lớp nho sĩ này sa sút về nhân cách. Ngƣời xƣa quan niệm nho sĩ - những ngƣời theo học đạo thánh hiền phải có đủ tài đủ đức. Họ gồm đủ nhân - nghĩa - lễ - trí - tín. Ấy vậy mà, trong xã hội của Vũ Trinh có những nho sĩ đã vi phạm luân thƣờng đạo lý. Họ đem nhân cách để đổi lấy dục vọng. Những ham muốn bản năng
GVHD: TS. Nguyễn Thị Nhàn 24 SVTH: Nguyễn Thị Trang Nguyễn ca ngợi tình yêu lứa đôi, song cũng bộc lộ mặt trái của chân dung nho
sĩ. Nhìn từ góc độ chuẩn mực chính thống, Đăng Đạo cũng đáng chê trách. Chàng ta không có phép tắc đạo lí gì trong hành xử với cô gái quý tộc. Trong một lần đi du ngoạn, gặp một ngƣời con gái trẻ trung xinh đẹp khiến anh nảy sinh tình ý. Đạo lần tìm đến dinh cô gái, đút lót tiền cho đứa hầu để hỏi nó về đƣờng ra lối vào. Một đêm, anh ăn mặc gọn gẽ, vƣợt mấy lớp tƣờng, lên thẳng tới chỗ ngƣời đẹp, khoét tƣờng chui vào buồng cô, leo ngay lên giƣờng nằm chung với cô. Phẩm cách của một anh chàng có học, đọc sách thánh hiền hàng ngày mà lại có hành động bất nhã nhƣ vậy. Hễ có điều kiện làm điều xấu thì những thứ bản năng hèn hạ trong con ngƣời có nhiều chữ cũng nổi lên không kém ai. “Trèo tuờng khoét gạch, đó là việc xấu, kẻ sĩ không làm. Thế mà danh sĩ lại làm việc đó […]. Dẫu sao, đó cũng là hào khí phi thƣờng vậy” (Lời bàn cuối truyện).
Nhiều nho sinh trong Lan Trì kiến văn lục có nghĩa khí, giàu mộng
tƣởng, thích ngao du, ham điều lạ và sớm nhập cuộc nhất vào những cuộc tình ít nhiều mang màu sắc dục. Đúng là “giống hữu tình” nhƣ Nguyễn Du nói.
Thi cử là một khâu trọng yếu trong quá trình giáo dục, là cách thức để đánh giá sản phẩm của một nền giáo dục và là con đƣờng chính để tuyển lựa bậc hiền tài ở bất kỳ thời đại nào. Vào thời Lê Sơ, học hành, thi cử Nho học phát triển rực rỡ và càng đƣợc chú trọng hơn khi nhà nƣớc phong kiến thiết lập bộ máy quan liêu hành chính và việc tuyển chọn quan lại dựa trên chế độ tuyển lực thi cử. Nhƣng điều đó dần dần đƣa đến một hệ quả tiêu cực khác, đó là tạo nên tâm lí say sƣa học hành khoa cử để tìm danh, tìm vị, tìm lợi. Đến thời Lê – Trịnh, thi cử Nho học đã bộc lộ nhiều hạn chế, dẫn đến các hiện tƣợng tiêu cực ngày càng nhiều. Sự sút kém không chỉ ở mặt học lực, tri thức mà còn cả phẩm cách. Chính vì không đƣợc dạy dỗ về đạo đức cho nên sản phẩm của nền giáo dục đƣơng thời là những ngƣời “lấy việc ngạo với bề trên
GVHD: TS. Nguyễn Thị Nhàn 25 SVTH: Nguyễn Thị Trang
cho là giỏi, nhờn với ngƣời lớn cho là hay, không thích sửa mình mà thích bàn việc nƣớc, không cầu thực học chỉ cầu hƣ danh” [14, tr. 550].
“Công danh phú quý là do tiền định. Ngƣời không có phận, thì thực cũng thành mơ. Những kẻ lận đận trong chốn bụi hồng cũng không có ai chƣa hiểu đƣợc điều đó chăng?”. Đó là lời bàn của Lan Trì Ngƣ Giả cuối truyện
Mộng lạ. Truyện phê phán những thƣ sinh học hành chểnh mảng ham hƣ danh
nhƣng muốn tiến thân bằng khoa cử. Mục đích cuối cùng của họ là đỗ đạt, để làm quan cao chức trọng. Bởi thế mà những ngƣời này hễ nằm ngủ là mơ có ngƣời đƣa bài thi cho, mơ thấy đề thi, bài thi đã đƣợc làm sẵn. Hai cử nhân Nguyễn và Trần trong Mộng lạ về kinh đi thi Hội, ban đêm ngủ trong đền,
đến khoảng canh ba họ nghe thấy đề thi đã đƣợc giải sẵn. Hai ông cử ngầm ghi nhớ từng câu không sót, ngày ngày chỉ lo học thuộc những gì ghi nhớ đƣợc trong đêm hôm đó. Vƣơng Dụng Tân trong Điềm báo trước trƣớc lúc đi thi cũng nằm mơ một giấc mơ danh vọng, đỗ đạt, quyền cao chức trọng. Hình tƣợng nhân vật nho sĩ trong thi cử gợi nhiều cảm xúc đối lập.