Giọng điệu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật lan trì kiến văn lục của vũ trinh (Trang 48)

8. Cấu trúc của khóa luận

3.2.Giọng điệu

Giọng điệu là một phạm trù nghệ thuật, thoát ly từ tác phẩm và mang nội hàm tƣ tƣởng. Nó có tầm quan trọng đặc biệt với quá trình sáng tác của nghệ sĩ. Một mặt nó thể hiện cái nhìn, bày tỏ thái độ trƣớc cuộc sống. Mặt khác nó giúp ngƣời đọc xâm nhập vào đời sống, tâm hồn tác giả. Trong tác phẩm của mình, Vũ Trinh khái quát vấn đề trong cuộc sống phong phú đa dạng và thể hiện với nhiều giọng linh hoạt, phù hợp với tâm trạng, cảm xúc

của mình trước những vấn đề đưa ra.

Trƣớc hết, giọng điệu của tác phẩm Lan Trì kiến văn lục là giọng điệu

đầy ngạc nhiên trƣớc những truyện lạ của tự nhiên mà con ngƣời không thể lý

giải nổi. “Mấy hôm sau, nƣớc sông đột ngột dâng lên đến tận đền, hai con ngựa đá bỗng mất tăm. Đến khoảng mƣời hôm sau, lại thấy ngựa đá ở nguyên

GVHD: TS. Nguyễn Thị Nhàn 44 SVTH: Nguyễn Thị Trang

chỗ cũ không sai một ly. Nhìn kỹ thì long, bờm, đuôi, móng đều chạm khắc cực kỳ tinh xảo” (Thần cửa cờn). “Mấy ngày sau khi ngƣời phụ nữ chết, bà thấy chị ta đem tiền đến mua bánh kẹo rồi đi, khi tới ngôi mộ thì biến mất… Anh chồng cùng mọi ngƣời đào huyệt lên, mở áo quan ra, thì thấy một đứa con trai, cuống nhau chƣa đứt, đang nằm trên bụng vợ mình mà khóc, trong miệng vẫn còn một mẩu bánh. Nhìn vợ thì nửa thân dƣới đầm đìa máu me, và đã trƣơng lên rồi” (Đẻ lạ). “Bỗng nghe có tiếng động dƣới mồ, Sinh thảng thốt, vội đào quan tài xem sao. Khi cậy nắp áo quan ra, thì thấy xác cô gái hơi động đậy, sờ vào thấy còn hơi ấm” (Sống lại). “Bỗng nhiên, cô gái bị bệnh nặng, ngƣời nóng hừng hực, mê man bất tỉnh đến ba, bốn ngày thì nóng giảm dần, lại thấy phần dƣới cơ thể đau đớn không chịu nổi, mê man ngủ thiếp đi, sau một đêm thì thành con trai, bệnh cũ lập tức khỏi hẳn” (Gái biến thành

trai). “Chẳng có mồi nào, ta mệt nằm nghỉ ở đây bay hãy đi chỗ khác mà

kiếm ăn” (Con hổ nhân đức). “Khi mới chấm bài của ông, tôi đã định đánh hỏng… Tôi đã hứa với cô gái trong mộng là lấy ông đỗ nên miễn cƣỡng lấy bài thi của ông. Đây đúng là ma quỷ” (Tháp báo ân)…

Bên cạnh giọng điệu đầy ngạc nhiên trƣớc những điều kỳ lạ, Lan Trì kiến văn lục còn thể hiện giọng điệu tự hào, ngợi ca, vui mừng đối với những

nhân tài, cảm động trƣớc những mối tình chung thủy, son sắt.

Vũ Trinh ca ngợi những nhân vật có tài trí, công lao đức hạnh, nhân cách rạng ngời: “Nguyễn Quỳnh ngƣời xã Bột Thƣợng, huyện Hoằng Hóa. Năm 20 tuổi đỗ thi Hƣơng, văn chƣơng nổi tiếng, tính phóng túng, không chịu gò bó, rất thích khôi hài. Ông thƣờng đến luyện văn ở nhà Quốc học, luôn đƣợc xếp hạng ƣu” (Nguyễn Quỳnh). “Phạm Viên là ngƣời huyện Đông Thành, Nghệ An. Cha là Phạm Chất, đỗ tiến sĩ. Viên là con cả của ông. Viên

sinh ra tuấn tú thông minh, đọc sách một lần là thuộc. Ông thƣờng đọc Liệt

GVHD: TS. Nguyễn Thị Nhàn 45 SVTH: Nguyễn Thị Trang

luyện thuật tu tiên. Lâu dần ông học đƣợc phép tiên” (Phạm Viên). “Ông Thƣợng thƣ Ôn quận công, họ Vũ, tên là Khâm Lân, ngƣời xã Ngọc Lặc, huyện Tứ Kỳ. Cha ông đỗ thi Hƣơng. Ông sinh ra đã dĩnh ngộ khác thƣờng, đọc sách làm văn, chỉ dạy qua một lần là hiểu (Ca kỹ họ Nguyễn). “Thƣợng thƣ họ Đỗ, tên húy là Uông, ngƣời huyện Gia Phúc, thuở nhỏ thông minh dĩnh ngộ, đọc sách mấy dòng một mạch, lại can đảm, bạo dạn” (Thượng thư họ Đỗ)…

Đó còn là giọng ca ngợi những tính cách, phẩm chất tốt đẹp của ngƣời phụ nữ, những mối tình thủy chung son sắt, giàu lòng yêu thƣơng: “Ngƣời con gái trinh liệt ở Cổ Trâu, ngƣời đàn bà trinh tiết ở Thạch Thán, một ngƣời chết đúng vào ngày chồng chết, một ngƣời sống tới hơn bốn mƣơi năm sau ngày chồng chết. Trinh liệt, tiết nghĩa của hai bà đều đáng khâm phục”. Còn cô gái trong Câu chuyện tình ở Thanh Trì đã dám sống hết mình cho tình yêu, nàng đã vƣợt qua mọi sự rào cản, ranh giới để kiếm tìm hạnh phúc cho mình. Nàng chết đi nhƣng vẫn ôm bóng hình ngƣời yêu tới tận chín suối. Khối đá chính là minh chứng cho một tình yêu bất tử…

Tác phẩm Lan Trì kiến văn lục, không chỉ là giọng ngợi ca mà còn là

giọng thương cảm trƣớc những số phận bất hạnh. Điều đó đƣợc thể hiện qua

lời bàn của tác giả: “Trái tim kiên trinh, khí tiết hào hiệp, con mắt tinh đời, cô gái trong truyện trên đây đều có đủ cả… Lƣu lạc lỡ duyên đến thế thì thực là cùng cực rồi. Phải chăng những ngƣời tài mỹ kiêm toàn thì dẫu là đàn bà con gái cũng bị con tạo ghen ghét” (Ca kỹ họ Nguyễn). “Hồng nhan bạc mệnh là lời than chung từ ngàn xƣa… Lại còn những ngƣời đẹp nơi nhà vàng, những sắc hƣơng chốn gác ngọc, khi sống đã chẳng gặp thời, khi chết thì vùi thân nơi đất sét ma trơi, không còn dấu vết để hỏi tìm, không còn họ tên để tra cứu, chẳng đáng xót xa thƣơng tiếc lắm sao. Ƣớc chi có vô vàn giọt lệ vô tình, để khóc thƣơng cho hết thảy ngƣời đẹp còn âm thầm thiên cổ” (Liên Hồ quận

GVHD: TS. Nguyễn Thị Nhàn 46 SVTH: Nguyễn Thị Trang

Một giọng điệu nữa cũng đƣợc Vũ Trinh thể hiện trong tác phẩm, đó là

giọng căm phẫn trƣớc đạo đức suy đồi, phong hóa mai một. Nó đƣợc thể hiện

khá rõ qua những trang ghi chép của Lan Trì. Từ những truyện phản ánh vấn đề báo ứng luân hồi, những câu chuyện kỳ quái khó tin, độc giả có thể cảm nhận rõ tâm trạng này. Những trang văn miêu tả những con ngƣời bất nhân bất nghĩa, vì lòng tham, dục vọng của bản thân mà không màng đến tình thân. Những loại ngƣời đó đƣợc nhắc tới trong truyện: Con hổ hào hiệp, Tiên ăn mày, Cá thần,... Giọng văn căm phẫn trƣớc tội ác của nhân vật Hoàng:

“Hoàng đang trên đƣờng về nhà thì có con hổ gầm lên, lao ra ngoạm lấy hắn tha đi. Ngƣời trong thôn nghe thấy tiếng kêu, đốt đuốc truy tìm. Đến chỗ cách thôn chừng một dặm, họ trông thấy xác Hoàng bị xé nát ở đó” (Con hổ hào

hiệp)… Vũ Trinh còn trăn trở trƣớc hiện thực xã hội bị xuống dốc. Ngƣời đàn

bà trong Đứa con của rắn và cô thôn nữ trong truyện Khỉ là nạn nhân của thói đời dơ tục, của những kẻ hoang dâm cậy quyền. Số phận bất hạnh của họ phản ánh sâu sắc xã hội loạn lạc, rối ren. Ngƣời đàn bà bị rắn cƣỡng hiếp, sinh ra đứa con không có gì khác lạ so với đứa trẻ khác, chỉ có điều da nó đen nhƣ sơn (Đứa con của rắn). Cô thôn nữ lại bị khỉ giam giữ, bắt sống chung và sinh ra một chú khỉ con (Khỉ).

Vũ Trinh sống ở thế kỷ XVIII là một thế kỷ đầy biến động, phức tạp, kinh tế, chính trị khủng hoảng, chiến tranh tàn khốc giữa các tập đoàn phong kiến diễn ra liên miên. Xã hội nhiễu nhƣơng, cƣờng quyền lũng đoạn, tôn ti trật tự xã hội bị đảo lộn. Quyền sống con ngƣời bị bóp nghẹt, nhất là những con ngƣời thấp cổ bé họng. Thực tại xã hội đầy những biến động to lớn, đã ít nhiều tác động đến nhà văn. Đặc biệt là những luồng gió trào lƣu văn học nhân đạo chủ nghĩa đã thổi vào cảm xúc của Vũ Trinh. Trƣớc những giá trị bị vùi dập, ngƣời cầm bút không cầm lòng, Vũ Trinh đã thốt lên: “Độc chiếm núi sâu, làm vua đồng loại, hoa thơm trái lạ, cũng đủ để sống lâu dài… Thế

GVHD: TS. Nguyễn Thị Nhàn 47 SVTH: Nguyễn Thị Trang

mà vì một cô gái ở nhân gian, đƣa thân ra nơi làng xóm, đến nỗi bản thân bị giết, cả bầy bị tiêu diệt” (Khỉ). “Khi Hoàng đem con vào rừng, có phải hổ không giết luôn đƣợc hắn đâu, mà lại để nhiều tình tiết nữa cho câu chuyện loan truyền khắp thôn xóm, để quan trên thấy rõ tội ác xấu xa của hắn” (Con

hổ hào hiệp)…

Thi cử là chọn những bậc hiền tài có từ xƣa. Ngòi bút của tác giả thực sự bức bối trƣớc việc khoa cử đƣơng thời, phê phán những thƣ sinh học hành chểnh mảng ham hƣ danh nhƣng lại muốn tiến thân bằng khoa cử: “Hai ông cử ngầm ghi nhớ từng câu không sót. Sáng hôm sau, ghi lại cả bài rồi đem cất đi. Từ đây, hai ông thƣờng xuyên mở ra xem, học thuộc lòng, không để sót một chữ nào” (Mộng lạ). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên đây là những sắc thái, giọng điệu nghệ thuật cơ bản đƣợc tác giả thể hiện trong tác phẩm Lan Trì kiến văn lục. Qua đó, thể hiện cái nhìn, nhân sinh quan, tấm lòng nhân đạo, luôn trăn trở trƣớc những đổi thay của con ngƣời và cuộc sống của tác giả.

Viết về hiện thực đƣơng thời, tác giả giúp bạn đọc hình dung ra cuộc sống và không khí xã hội của một đoạn đƣờng lịch sử với những biến động phức tạp bao quát những đặc điểm phổ biến của xã hội phong kiến Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng và tan vỡ.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật lan trì kiến văn lục của vũ trinh (Trang 48)