MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài
1.1 Tang thương ngấu lục là thê ký ghi lại những điều mắt thấy tai nghe, là loại hình tự sự của văn học Việt Nam Ở thời trung đại, ký ít được đón nhận do quan niệm văn chương mang tính quy phạm, bởi họ quan niệm
rằng, mục đích trước tac dé “tải đạo”, “ngôn chí” (văn học chức năng) Với tài
năng văn chương và tâm huyết nghề nghiệp, Phạm Đình Hồ và Nguyễn Án đã ghi lại bức tranh xã hội đương thời, lưu giữ giá trị văn hóa truyền thống tốt
đẹp của dân tộc Đồng thời, các tác giả còn thể hiện tâm tư, cảm xúc, tình cảm của mình với nhiều cung bậc, nhiễu sắc thái khác nhau trước đời sống xã hội
1.2 Tác phẩm Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hồ và Nguyễn Án có giá trị như những tư liệu lịch sử để lại cho đời sau Ông Phùng Dực Bằng Sô có nhận xét: “Tùng Niên có bài Phật Tích sơn ký, Kính Phủ có bài Tiên Tích sơn ký những bài đó “trong ký có tranh” thực đáng được truyền tụng như Đào Hoa nguyên ký của Đào Uyên Minh thời Tấn” [14.tr.72] Đúng vậy! ý của ông Phùng Dực là trong Tang (hương ngẫu lục có một số bài ký sánh ngang với Đào Hoa nguyên ký của Đào Tiềm Tuy nhiên, do quan niệm văn chương thời trung đại nên tác phẩm của Phạm Đình Hỗ và Nguyễn Án
chưa được đánh giá, nhìn nhận thỏa đáng Bởi vậy tác pham ít được tìm hiểu cụ thể để nhận điện đầy đủ giá trị nội dung, nghệ thuật cũng như sự tâm huyết
của các tác giả
Trang 2“Tạng thương ngẫu lục cùng với Vũ trung tùy bú đều là những tài liệu
quý về lịch sử, địa lý, điển lễ, phong tục, lễ nghi ở cuối đời Lê” [8
tr.239,330] Đó là minh chứng cho thấy vị trí của tác phẩm
Với những lý do trên đây khuyến khích chúng tôi lựa chon dé tai: “Tim hiểu giá trị nội dụng, nghệ thuật trong Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình
Hồ và Nguyễn Án” làm vẫn đề nghiên cứu cho khóa luận của mình
2 Lịch sử vấn đề
Tuy chưa được sự quan tâm đúng mức, nhưng tác phẩm Tang (hương ngẫu lục đã có một số nhà nghiên cứu chú ý tới Tác giả khóa luận xin trích dẫn một số nhận xét tiêu biểu như sau:
Trong 7ừ điển bách khoa toàn thư (bản điện tử) có nhận xét về tác
phẩm như sau: “Cuốn 7zng thương ngẫu lục viết chung với Phạm Đình Hồ là một tập ký sự như Vñ ứrung /ùy bát, kể chuyện đời, mắt thấy tai nghe nhưng hoang đường, gạt phần mê tín dị đoan tác phâm cho biết nhiều chuyện về các nhân vật tiếng tăm trong nước: Vua chúa, đại thần các vị trạng nguyên, tiến sĩ, toàn những chuyện lý thú, giai thoại về việc riêng tư, không ghi hành trạng”
Cuốn 7 điển tác phẩm Văn học Việt Nam dùng trong nhà trường (Nxb Đại học sư phạm) có nhận xét: “Cũng như Võ rung tùy bút, Tang thương
ngẫu luc vira cO gia trị văn học, vừa có giá trị sử học, xã hội học ”
[11,tr.331]
Bài tựa của Phùng Duc Bang S6 in ở đầu tập 7ang thương ngẫu lục cho biết: “Bởi những cuộc tang thương, khiến cho người ta có cảm khái tang
thương, ấy sở dĩ tập sách này tang thương là như thế đó” Và theo Trúc Khê:
Trang 3Khi giới thiệu tác phẩm Tang thương ngẫu lục Trương Chính viết: “Sách Tang thương ngẫu lục có tính chất ký sự hơn hơn tiểu thuyết” theo [14, tr.66]
Vẫn tác giả Trương Chính trong bài viết trên nhận định: “Có điều tập ký sự này lại giàu chất hoang đường” theo [14, tr.60]
Nguyễn Phương Chỉ trong công trình 7ử điển văn học (Nxb KHXH Hà
Nội, 1984) đã nhận định: “Nét đặc sắc làm nên giá trị của Tang thương ngẫu lục là ở chỗ, đưới màu sắc hoang đường, tác phẩm đã ghi lại được những hình ảnh của một thời đại đầy biến động Với lối văn kể chuyện giản lược, ngắn gọn và súc tích người viết rõ ràng đã tiến rất gần đến bút pháp hiện thực Tuy nhiên cũng cần thấy tư tưởng trung quân mù quáng, tư tưởng bi quan và thoát tục còn chỉ phối họ khá nặng” [2,tr.332] Mặt khác, Nguyễn Phương Chỉ còn nói lên được mặt hạn chế của tác phẩm Tang (hương ngẫu lục: “Do chỗ còn
phải dùng đến thủ pháp hoang đường quái dị, nên giá trị hiện thực của tác
phẩm ít hay nhiều còn bị hạn chế 7ang fhương ngẫu lục tuy chưa thê xếp ngang hang voi Vii trung tuy bút, song cũng là một tập truyện ký có giá trị văn học và sử học đáng kể” [2, tr.332]
Trần Đình Việt trong Tap chi van hoc và tuổi trẻ, (tháng 3/1994) có ý kiến như sau: “7ang (hương ngẫu lục khơng vượt được Hồng Lê nhất thống chí của Ngô Gia văn phái và phần nào đó của Vñ rung tùy bút, nhưng trên những nét riêng biệt, Tang thương ngấu lực quả cô đông góp đáng kế trong việc ghi lại những biến động của xã hội Lê — Trịnh, Tây Sơn và Nguyễn
những năm cuối thế kỷ XVII đầu thế ky XIX” [22,tr.35]
Trang 4Qua những tư liệu nhận định trên, các nhà nghiên cứu đã phản ánh những vấn đề phong phú trong 7ang thương ngẫu lục từ nội dung đến hình
thức nghệ thuật, khẳng định vai trò của tác phẩm trong nền văn học trung đại
Họ đã gợi mở những nội dung phản ánh trong 7⁄ng thương ngẫu lục như: các tác giả ghi lại những điều tai nghe mắt thấy về danh lam thắng cảnh, di tích lich sử văn hóa, chuyện lạ, chuyện quái dị với lối văn kể chuyện giản lược, ngắn gọn và súc tích mang nỗi niềm trăn trở của tác giả trước hiện thực Tác giả khóa luận xin trân trọng tiếp thu những ý kiến đóng góp đó để bỗ sung hoàn thiện đề tài trong quá trình nghiên cứu
3 Mục đích nghiên cứu
Khi thực hiện đề tài Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của Tang thương ngẫu lục, tác giả khoá luận hi vọng góp phần làm cho mọi người hiểu biết thêm về một tác phẩm trung đại với thé loại truyện ký Đồng thời nhìn nhận, đánh giá đúng vai trò, vi tri tác phẩm trong lịch sử phát triển văn hóa của cha ông
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu của chúng tôi là: Tìm hiểu về
tác giả và dịch giả của Tang thương ngẫu lục ; tìm hiểu đặc trưng thê ký và
những kiến thức lý luận liên quan đến đề tài; tìm hiểu những giá trị cơ bản
trong nội dung cũng như hình thức nghệ thuật của tác phẩm 7øng thương
ngẫu lục
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 5Tang thương ngẫu lục là tác phâm chữ Hán, có nhiều dịch giả khác
nhau, chúng tôi chọn văn bản do Trúc Khê Ngô Văn Triện soạn dịch (Nxb
VHTT Hà Nội 2000) Đó là văn bản được nhiều người biết đến và được đa số các nhà nghiên cứu có uy tín sử dụng
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Từ những gợi ý, những thành tựu của giới nghiên cứu đã có Khóa luận tìm hiểu nội dung và hình thức nghệ thuật tiêu biểu trong 7ang (hương ngẫu
lục đề từ đó có được cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn đối với tác phẩm
6 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài chúng tôi thực hiện một số phương pháp sau: -_ Phương pháp thống kê
- Phuong phap hệ thống - Phuong phap so sanh
Cùng với một số phương pháp trên, khóa luận kết hợp các thao tác phân tích, miêu tả Để hoàn thành tốt hơn đề tài
7 Đóng góp của khóa luận
Thông qua triển khai đề tài khóa luận, chúng tôi hi vọng giúp bạn đọc tìm hiểu một số nội dung, hình thức nghệ thuật tiéu biéu trong Tang thuong ngẫu lục của Phạm Đình Hồ và Nguyễn Án Đồng thời giúp bạn đọc có cái nhìn thấu đáo hơn khi đánh giá tác phẩm, hiểu thêm về thể loại truyện ký, giúp ích cho công việc giảng dạy, cũng như nghiên cứu sau này
8 Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần nội dung của
khóa luận gồm 3 chương như sau:
- Chương I Khái quát chung (Thời đại, tác giả, dịch giả và tác phẩm Tang thương ngẫu lục)
Trang 6NỘI DUNG Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG
(THOI DAI, TAC GIA, DICH GIA VA TAC PHAM
TANG THUONG NGAU LUC) 1.1 Hoàn cảnh lich sử - xã hội
Văn học phản ánh hiện thực, giữa văn học và hiện thực có mối quan hệ
chặt chẽ mang tính tất yếu Đề hiểu nội dung hiện thực trong 7ang fhương ngẫu lục của Phạm Đình Hồ và Nguyễn Án, chương này chúng tôi tìm hiểu
về hoàn cảnh lịch sử - xã hội thời bấy giờ Đó còn là tiền dé ra đời của tác
phẩm
Tang thương ngẫu lục là những câu chuyện ghi chép tinh cờ trong cuộc bể dâu Tác phẩm thuộc kiểu “sách ngoài”, chủ yếu ghi chép những chuyện
tai nghe mắt thấy trong xã hội đương thời Theo Trúc Khê: “Vì nghĩ là bộ sách xưa, có bổ trợ cho nền sử học nên chúng tôi đem phiên dịch in
ra”[1,tr.5]
Phạm Đình Hồ và Nguyễn Án sinh ra cuối đời Cảnh Hưng Thời đại đã khơi nguồn cảm hứng về sự tang thương cho họ chấp bút và đặt nhan đề cho sáng tác của mình: Tøng thương ngẫu lục
Đó là giai đoạn từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỷ XIX Sự thật xảy ra nơi phủ chúa, kinh vua, không thể che mắt bịt tai được Phạm Dinh Hé va ban
của mình cũng không thể mũ ni che tai Một thời đại bão tap! Con giông tố đã
tích tụ từ mấy trăm năm kể từ ngày Lê Duy Ninh (sau này là ông vua Lê Trung Hưng đầu tiên) được Nguyễn Kim đưa lên ngôi từ năm 1533 với danh
Trang 7chiến Đàng trong - Đàng ngoài (1545 - 1592), rồi xung đột Trịnh - Nguyễn (1627 — 1672), kế tiếp là thời kỳ tranh giành chấp chính giữa vua Lê chúa
Trịnh thời Lê Trung Hưng, khiến cho kết cục vua Lê chỉ tồn tại trên danh
nghĩa, trở thành bù nhìn, mọi quyền hành nằm trong tay nhà chúa Như lời
Alêcxăngđrơ Rốt nhận định trong cuốn Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1967) như sau: “Cái xứ này thực là một nước quân chủ thực sự, hơn nữa lại có hai vua, nhưng một gọi là vua thì chỉ có tên mà
thôi Còn ông chúa kia thì có đủ quyền hành Vua chỉ ra mắt những ngày nhất định như những ngày đại lễ đầu năm Ngoài ra nhà vua chỉ có du đú ở trong
một ngôi điện cô kính, kéo dài cuộc đời nhàn tản vô vị, trong khi ông chúa coi
sóc các công việc chiến tranh và hòa bình” [15,tr.102]
Hiện thực xã hội giai đoạn này hiện lên với nhiều mặt Đó là tình trạng
rồi ren, hỗn loạn về chính trị xã hội làm náy sinh đấu tranh giai cấp quyết liệt Nội bộ hàng ngũ giai cấp phong kiến phân tranh, giành ngôi bá chủ thiên hạ giữa các phe phái Trịnh — Nguyễn, Lê — Trịnh Sau đó là những gì vua Lê cố sức vun đắp bỗng chốc tan thành mây khói Cuộc sống đế vương xa hoa của tằng lớp quý tộc, lũ người tráo trở, hám danh, ăn chơi cho thỏa thích, đập phá cho sướng tay, quan lại nhũng nhiễu lộng hành Hậu quả là nhân dân lầm
than, đói khổ, chiến tranh liên miên, thuế khóa nặng nề, vô lí, ruộng đất bị kẻ trên chiếm đoạt Sử sách đã ghi lại hiện thực trên khá rõ Chúa Trịnh cũng
phải thừa nhận : “Ruộng đất tư của dân nghèo phần nhiều rơi vào tay hào phú, dân nghèo không có miếng đất cắm rùi” [15,tr.91] Cuối cùng đạo đức xã hội sa sút từ già đến trẻ, dân thường đến quan lai
Trang 8Với ngòi bút chân thực, hoàn cảnh lịch sử xã hội trên đây là lí đo để Phạm Đình Hồ và Nguyễn Án phản ánh rõ nhất qua từng trang viết, lời văn ghi lại một thời “tang thương”
1.2 Tác giả, dịch giả và tác phẩm Tang thương ngẫu lục 1.2.1 Tác giả
1.2.1.1 Tác giả Phạm Đình Hồ
Phạm Đình Hồ sinh năm 1768 trong một gia đình Nho học, tự Tùng
Niên và Binh Trực, hiệu Đông Dã Triều, tục gọi là Chiêu Hồ Ông là nhà
nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ Việt Nam khoảng cuối thế ki XVIII dau thé ki
XIX Ông là người xã Đan Loan, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng Nay
là xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương
Sinh ra trong một gia đình khoa bảng, cha ông là Phạm Đình Giáp hiệu Diệc Hiên tiên sinh, giỏi cả văn lẫn võ và thông thạo lý số Phạm Đình Giáp
nhiều lần đi thi nhưng chỉ đỗ Hương Cống Đến năm 1756, khi đỗ khoa tuyển
cử, làm việc trong phủ chúa Ông từng làm hiến sát Nam Định, thăng tuần phủ Sơn Tây và được thăng chức Hoằng Tín Đại phu Thái bộc Tự Khanh Mẹ
Phạm Đình Hồ là Phạm Thị Xuyến, cháu nội của bảng nhãn Phạm Quang
Trạch người làng Đông Ngạc
Phạm Đình Hồ sớm mồ côi cha, 9 tuổi ông đã đọc Hán tự, 12 tuổi cha
mắt việc học hành chếnh mảng Tuy học và đọc nhiều sách nhưng ông chỉ đỗ đến sinh đồ (tức đỗ tú tài) vào khoảng cuối đời Chiêu Thống
Gặp buổi loạn lạc, vua Lê Chiêu Thống cho người chạy sang cầu cứu
nhà Thanh, rồi triều đình Lê Trịnh sụp đỗ, nhà Tây Sơn lên cầm quyền Suốt
thời gian này, Phạm Đình Hồ sống đời hàn nho, dạy học ở quê
Đến khi Gia Long lên ngôi, cho khôi phục việc học hành thi cử, ông có
Trang 9Thái Cực, huyện Thọ Xương trrong thành Thăng Long, hàng ngày rèn luyện học trò và biên soạn sách Ở đây ông kết bạn thơ với nữ sĩ Hồ Xuân Hương
Năm Canh Thìn (1820), có chỉ triệu ông và Phan Huy Chú vào Huế đợi mệnh cất dùng, nhưng vì ốm ông không vào được
Năm Tân Ty (1821) vua Minh Mạng ra Bắc Khi ấy Phạm Đình Hồ ở tuổi 53, ông được vua vời đến hỏi về hoc van, thi cử và tình hình nhân tài đất
Bắc Lại khuyên hễ có những sách tiền triều, sách trước thuật nên đem tiến
trình Ông bèn dâng lên nhà vua những sách do mình biên soạn Do trình độ
học vấn uyên bác nên ông được triệu vào Huế làm Hành tấu viện Hàn lâm,
được ít lâu ông xin từ chức
Năm Minh Mạng thứ 7 (1826), vua lại triệu ông ra cho làm thừa chỉ
Viện Hàn Lâm Nhà vua đã có lời khen Phạm Đình Hồ rằng : “Văn học vượt
trội, tính tình ngay thắng không xu phụ quyền trọng” Sau hơn một tháng
thăng tiếp lên chức Tế Tửu Quốc Tử Giám Năm sau, xin nghỉ bệnh rồi từ
chức Sau ông lại vào sung chức, được thăng Thị giảng học sĩ (đây là trường hợp đặc biệt vì một người chỉ có học vị tú tài lại được cất nhắc lên vị trí cao của một trường học như vậy)
Năm Nhâm Thìn (1832), ông xin về hưu luôn Năm Kỷ Hợi (1839)
Phạm Đình Hồ mắt tại quê nhà, thọ 72 tuổi
Như vậy, qua hành trình về con đường khoa cử, công danh của Phạm Đình Hồ, ta có thể nhận ra nhân cách, thái độ ứng xử của ông trước thế cuộc Bởi ngay từ nhỏ Phạm Dinh Hồ đã tỏ chí rằng: Làm người con trai phải lập
thân hành đạo lấy thơ văn nồi tiếng ở đời Ông là một nhà nho thấu hiểu
sâu sắc lẽ xuất xử - hành tàng Khi đất nước có tranh chấp loạn lạc ông ân cư về quê đạy học Nhưng khi việc thi cử được khôi phục, ông cũng mang lều chong đi thi, phò vua giúp nước Phạm Đình Hồ có công lao to lớn đối với đất
Trang 10về sáng tác Phạm Đình Hồ là người có ý thức để lại sự nghiệp cho hậu
thé bằng trước thư lập ngôn và đã đề lại một tài sản tương đối lớn, ông có hai tập là Vũ trung tùy bút và Tang thương ngẫu lục (viết chung với Nguyễn Án) bằng chữ Hán Về thơ, ông có Đông Dã học ngôn thi tập và Tùng cúc hiên
mai tứ hữu bằng chữ Hán
Về khảo cứu địa lý, lịch sử, văn hóa ông để lại các sách: 4n Nam Chí,
Ô Châu Lục, Ai Lao sử Trình, Lê triều hội điển, Bang giao điển lễ, kiền khôn
nhất lãng, Nhật dụng thường đàm
Riêng lĩnh vực văn chương, thơ văn Phạm Đình Hồ rất đặc sắc mặc dù
tất cả đều viết bằng chữ Hán Cũng như Vñ /rung tùy bút, Tang thương ngẫu luc viết chung với Nguyễn Án được ông viết bằng tâm huyết văn chương chân
thực về người và cảnh, về cuộc sống thế thái nhân tình rất đa dạng
1.2.1.2 Tác giả Nguyễn Ấn
Nguyễn Án sinh năm 1770 tự Thanh Ngọc, hiệu Kính Phủ, cũng có hiệu Ngu Hồ, có vài tài liệu ghi là Ngu Hồ Khách, Kiếm Hồ Ngư Ấn và Giang Bắc Cối Là một danh sĩ sống cuối đời Lê mạt đầu thời Nguyễn sơ, dưới triều vua Gia Long Quê gốc làng Viêm Điềm sau rời sang Du Lâm, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh)
Nguyễn Án sống vào thời kỳ biến động nhất của lịch sử dân tộc và cũng được chứng kiến phần nào tình hình đất nước ổn định dưới triều Nguyễn Song có lẽ ấn tượng sâu sắc nhất của ông là tình trạng rối ren cuối thời Lê, chỉ trong vòng không đầy hai mươi năm mà đất nước đổi triều đại tới ba lần
Ông xuất thân trong một gia đình khoa bảng truyền thống, ông có là tiến sĩ Nguyễn Kham, ông nội là tiến sĩ nguyễn Ý, thân phụ là Nguyễn Chí
Trang 11Nguyễn Án là người thông minh, hiếu học, kiến thức rộng hiểu biết nhiều hay đi lại đây đó, từng trải nhiều và là người chứng kiến nhiều đổi thay
của đất nước Lớn lên trong thời ly loạn, việc học hành, thi cử lỡ dở Ông đã
sống gần như ấn dật ở đất Thăng Long, trú ngụ trên mảnh đất của người khác và kiếm sống vất vá bằng nghề dạy học, làm thuốc, tìm niềm an ủi ở thiên nhiên và những người bạn văn chương
Rồi triều Tây Sơn suy vong, nhà Nguyễn lên ngôi Năm Gia Long thứ tư (1805) lúc đã 35 tuổi, do được tiễn cử, ông được bồ làm chức tri huyện Phù Dung (nay là Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên), nhưng chỉ được một năm lấy cớ có việc riêng ông từ quan về ở ấn tại quê nhà
Năm Gia Long thứ 6, nhà Nguyễn mở khoa thi Hương đầu tiên tại Kinh Bắc, Nguyễn Án thi đỗ Hương Cống (cử nhân )
Năm Gia Long thứ 7 (1808) ông được bồ làm tri huyện Tiên Minh, tinh
Kiến An (nay là huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải Phòng)
Năm Ất Hợi (1815) ông mắt sớm tại nhiệm sở lúc vừa tròn 45 tuổi Về sáng tác văn ông có hai tác phẩm: Phong lâm mình lãi thi tập và Tang thương ngẫu lục (Tình cờ ghỉ chép trong thời bề dâu — ky) viết chung
với Phạm Đình Hỗ
Thơ chữ Hán của Nguyễn Án không có gì đặc sắc, nhưng tập ký viết chung với Tùng Niên Phạm Đình Hồ gồm những thiên ký sự chân thực sinh động Bằng tâm huyết văn chương của mình, 7zng (hương ngẫu lục là tác phẩm tiêu biểu cho ngòi bút Nguyễn Án, làm rạng đanh đòng tộc
1.2.2 Dịch giả Trúc Khê (Ngô văn Triện)
Tang thương ngầu lục là tác phâm chữ Hán được Trúc Khê Ngô
Văn Triện soạn dịch Ông sinh năm 1901, mất năm 1947 Các bút danh khác là Cầm Khê, Kim Phượng, Đỗ Giang, Khâm Trai, Ngô Sơn, Hạo Nhiên Đình
Trang 12xã Phương Canh, phủ Hoài Đức (nay là xã Xuân Phương, Huyện Từ Liêm, Hà Nội)
Năm lên 6 tuổi ông học chữ Hán với một ông đồ Năm 11 tuổi ông học chữ quốc ngữ ở trường Pháp — Việt và tự học thêm tiếng Pháp Đến năm 14
tuổi (1915) triều đình Huế bỏ khoa thi chữ Hán ông tiếp tục tự học Năm ló,
17 tuổi ông làm thợ đan tăng đen rồi sang làm thợ đóng sách ở nhà in thực nghiệp Hà Nội
Năm I9 tuổi, bài viết đầu tay của ông: “Cải lương hương tục”, được
đăng trên tờ Trung Bắc tân văn 1920
Khoảng năm 1927, ông dự định tìm người đồng chí hướng, thành lập đảng Tân Dân chủ trương đánh đuổi Thực dân Pháp Nhưng rồi ông gặp
Phạm Tuấn Tài với nhóm Nam Đồng thư xã, rồi sau nữa khi Việt Nam Quốc
Dân Đảng được thành lập ông theo đảng phái này
Ông hoạt động chính trị cho đến năm 1929, thì bị nhà cầm quyền Pháp bắt giam ở Hỏa Lò (Hà Nội), nhận án 2 năm tủ treo và 5 năm quản thúc
Ra tù, ông theo hắn nghề báo Điểm lại trước sau ông đã viết cho các to: Thuc nghiệp dân báo (1929 — 1928), Tạp chí văn học (1932 — 1933)
Từ 1935 ông chuyên viết cho Tiểu thuyết thứ 7, Phổ thông bán nguyệt san, Tao đàn
Từ 1941, ông còn viết cho Tri Tân, Nước Nam, Đồng Tây, Ích hữu,
Dân báo, Khuyến học, Quốc gia, Truyễn bá, Thương mại, Đông phương nhật báo
Mặt khac, nam 1937 — 1945, ông đã trước tác, dịch thuật khoảng 60
cuốn sách Ngoài ra, ông còn tham gia sáng lập hội văn hóa Trúc Khê thư cục (1933)
Trang 13Năm 1946, kháng chiến tồn quốc bùng nỗ, ơng cùng gia đình lên ở tại trại Ro, xã Nghĩa Hưng, Huyện Quốc Oai, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội) Ở đây ông được giao liên đưa lên chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp nhưng chưa kịp tham gia thì lâm bệnh nặng rồi mắt
Năm 2005, UBND Thành phố Hà Nội đặt tên phố Trúc Khê cho một
con đường tại phường Láng Hạ, quận Đống Đa, nối phố Nguyễn Chí Thanh với Vũ Ngọc Phan
Tác phâm chính:
Tiểu thuyết: Trăm lạng vàng, Nét ngọc, Đò chiều
Truyện ký danh nhân: Ä⁄ai Thúc Loan, Cao Bá Quát (Nxb Tân Dân — Hà Nội, 1940), Nguyễn Trãi (Nxb Tân Dân - Hà Nội, 1940), Trần Thủ Độ,
Chu Mạnh Trinh, Bùi Huy Bích
Biên khảo: Thánh Grandhi với cuộc vận động độc lập ở Ấn Độ, Hùng
Vương diễn nghĩa, Tình sử Việt Nam Tap van: Hon qué I, IL
Dịch thuật: Đồng mệnh điểu, Ngọc lê hồn, Hán Sở tranh hùng, Tôn Ngô binh pháp, Ấm băng văn tập, Tình sử, Truyền kỳ mạn lục, Tung thương ngẫu
lục
Truyện thiếu nhỉ: Lê Như Hồ, Lên trời
Nhắc tới Trúc Khê, Lữ Huy Nguyên có lần đã bộc bạch như sau: “Tôi vẫn cứ muốn tin rằng nhà văn hóa Trúc Khê vẫn luôn hiện diện giữa chúng ta, chân đi giày Gia Định, áo the khăn xếp, bộ quân phục mà ông vẫn mặc những ngày làm báo: Tiểu thuyết thứ bảy, Phố thông bán nguyệt san, con đường
phong nhã, Lịch thiệp nghiêm túc, Đạo đức ay không nghiệm thứ gì ” (Trích
Nhớ Trúc Khô)
Trang 14học rất cao và liên tục Hồi còn đi học, ông học cả trong lúc ăn, xay lúa, giã
gạo, đi đâu ông cũng mang sách theo Ông là người có tinh thần dân tộc ngay cả trong sáng tác suy nghĩ cũng như trong sinh hoạt ứng xử, một người giàu lòng hiếu khách, yêu thiên nhiên hoa có” (Trích Nhớ Trúc Khê)
Nhận xét về tác phẩm của Trúc Khê trong bộ sách Nhà văn hiện đại,
Vũ Ngọc Phan xếp Trúc Khê vào những nhà chuyên viết ký sự và truyện ký [17,tr.552]
Nhà nghiên cứu Văn Tâm trong Tử điển văn học (bộ mới) có lời khái
quát nhận xét như sau: “Trúc Khê dịch thơ chưa thật đặc sắc, nhưng cố gắng
bám sát nguyên tác, biên khảo với tính chất cấp tiến một bộ phận đáng chú
ý trong sự nghiệp của ông là những ký sự danh nhân Tắt nhiên không tránh khỏi hạn chế về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật, nhưng có quan điểm tiến bộ vốn Hán học sâu sắc và bút pháp cũng khá nhuằần nhị, ông truyền
đạt tư liệu lịch sử có hệ thống, viết được một số trang khá hấp dẫn với lời
bình khá đúng mực” [ó6, tr 828]
Vốn có lòng yêu nước nên ông đã viết một số tác phẩm theo thể loại này cốt để nâng cao tinh thần dân tộc như chính ông có lần bộc lộ: “Tiểu thuyết lịch sử phải làm sao cho người đọc sinh lòng nhớ bến nước cũ, có mỗi cảm tình sâu sắc với chủng tộc, giang sơn” [6, tr.1828]
1.2.3 Tác phẩm Tang thương ngẫu lục
Trong lời tựa I ở đầu tác phâm Phùng Dực Bằng Sô có ghi như sau: “Từ Lý, Trần, Lê, Trịnh tới nay trên dưới mấy trăm năm, có những điều quốc sử chưa ghi, đã sử chưa ghi chép, hai ông đều thu cả vào cõi mắt tang thương mà quên đi Thì phỏng những chuyện ấy được mấy lâu mà mai một đi mất May mà lấy ngòi bút tang thương mà ghi chép, nên nó còn là cánh bè chở bến mê, ngọn đèn soi nhà tối, đặt tên Tang thương ngẫu lục ý nghĩa có thê nhận
Trang 15Đúng vậy, điều cần nói ngay là: Viết Tang thương ngẫu lục với tâm trạng của một kẻ hoài Lê, ghét Trịnh và chấp nhận triều Nguyễn các tác giả còn có nhiều ấn ý Khởi nghĩa Tây Sơn làm kinh thiên động địa nhưng thời
đại ay tồn tại quá ngắn, chưa đủ hoặc chưa thể để làm cho các tri thức như các
ông tin theo Nay ta doc Tang thương ngẫu lục phần viết về triều đại Nguyễn Huệ không có bao nhiêu Chủ yếu là các truyện ghi lại cảm quan trước thiên nhiên như Chùa Tiên Tích, Bài ký chơi múi Phật Tích, Đền Trấn Vũ, Tháp Báo Thiên xem truyện đủ biết là Phạm Đình Hồ và Nguyễn Án hòa vào thiên nhiên, tôn giáo đề quên đi cuộc đời
Cũng như Nguyễn Du viết:
Một phen thay đổi sơn hà,
Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu?
Thì không phải chuyện văn thơ bình thường mà biểu hiện tâm trạng hoảng
hốt, bơ vơ thật của mình và của cả một lớp người khác phía trước chiến thắng
vang đội của Quang Trung Nguyễn Huệ Thái độ của nhà thơ giàu tình cảm rất phức tạp, nhiều hướng, ở đây không bàn đến Duy chỉ có cái mà Nguyễn Du nói trên cũng là cảm thán mà Nguyễn Án, Phạm Đình Hồ chiêm nghiệm, tuy ứng xử khác nhau, nhưng bên trong máu thịt họ lúc nào cũng chung một niềm hối tiếc Với Tang thương ngẫu lục ta thấy được tâm huyết của các tác giả, xuất phát từ ý thức ngợi ca, tôn vinh văn hóa dân tộc, những giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của đất nước “ngàn năm văn hiến” Hiện thực đương thời đang trong giai đoạn suy sụp của xã hội phong kiến, suy thoái các
giá trị đạo đức văn hóa, triều đại mắt hết kỷ cương, luân thường đạo lý bị dao
ngược, phủ chúa thành nơi làm hề với đủ mặt chân dung không thể nào gột
sạch được trong tâm trí của họ “Một phen thay đổi sơn hà” Cái cũ cần phải
đổi nhưng cái mới sẽ ra sao? Phạm Đình Hồ và Nguyễn Án viết Tang thương
Trang 16loạn, rối ren, phức tạp Điển hình của nó là cuộc sống xa hoa, vương giả trong phủ chúa Bên cạnh đó, trong Tang thương ngẫu lục cũng ghi lại những mẫu
chuyện về các nhân vật lịch sử, những sự tích hoang đường kỳ lạ được lưu
truyền trong dân gian
Sách của Phạm Đình Hỗ và Nguyễn Án (Tang thương ngẫu lục) không phân loại, thể hiện một phong thái tự do, không gò bó đọc thay thi vi, mac du về nội dung cũng chừng ấy phạm vi, nó đánh dấu quá trình chuyển hóa từ sử
sang văn, dần dần vứt bỏ sự phân loại về chuyện người, chuyện lạ, mé ma, phong tuc, hoc hanh
Tang thương ngẫu lục gồm 90 thiên và thơ đề sau tập truyện được Pham Đình Hồ và Nguyễn Án viết bằng chữ Hán Gọi là “ngẫu lục” cả hai cùng viết nhưng ai viết thiên nào ghi tên vào thiên ấy Ban đầu tác phẩm chỉ bản viết tay trong một thời gian gần trăm năm Đến năm Bính Thân (1896)
niên hiệu Thành Thái thứ 8, tiến sĩ Gia Xuyên Đỗ Văn Tâm đang là tổng đốc
Hải Dương, quyên tiền khắc ván từ đó mới có bản in 7ang (hương ngẫu lục được in bản tiếng Việt đo Trúc Khê Ngô Văn Triện dịch (Nxb Tân Dân,
1943)
Đây là tác phẩm viết về một xã hội đang phơi bày những mặt xấu xa đến tột cùng của nó Yếu tố bi hài của xã hội hằn sâu vào tác phẩm Chuyện cũ, mới, thật giả, hay đở lan tràn khắp nước trong dân gian mà tập trung
Trang 17khảo cứu, ký ghi người, ghi việc trong ký có thể kết hợp giữa bút pháp trữ tình với khảo cứu, giữa trào phúng với trữ tình và khảo cứu, cái chính là tam lòng, vốn sống và tài năng”
Bằng tác phẩm Tang thương ngẫu lục, ý tưởng ấy cũng đã thắm đậm trong thơ Nguyễn Gia Thiều:
Trăm năm còn có gì đâu,
Chẳng qua một nắm cỏ khâu xanh rì
Trong thơ Đặng Trần Côn, bạn đọc cũng thấy được sự tang thương ấy:
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi,
Khách má hông nhiều nỗi truân chuyên
Còn trong thơ Nôm Nguyễn Du là tiếng kêu đứt ruột đúng như tựa đề của tác phẩm Đoạn trường tân thanh
Tang thương ngẫu lục kết thúc tác phẩm là thơ đề sau tập truyện của
Phạm Văn Tâm có câu như sau:
Tang thương truyện đọc buôn sao xiét,
Lại một trăm năm cách đấy rồi
Ngày nay, gần một trăm năm khi có bài thơ cảm tác ở trên, chúng ta không buông xuôi như nhà nho cuối mùa Phạm Van Tam, nhung doc Tang thương ngẫu lục vẫn trào lên một niềm thương cảm và xiết bao trân trọng tắm lòng người đã ghi lại những gì cho đời sau soi vào đó để thấy sự thịnh suy của một thời đại đã qua
Tom lai, tac phẩm chứa đựng tâm huyết lớn của Phạm Đình Hồ và
Nguyễn Án Qua mỗi thiên truyện hiện lên chân dung của các tác giả với phong vị buồn luôn trăn trở với đời Đồng thời người đọc còn thấy được tình
cảm sâu nặng của người cầm bút với các giá trị văn hóa, tâm sự trước nhân
Trang 18Chương 2
GIA TRI NOI DUNG TRONG TANG THUONG NGAU LUC 2.1 Đề tài về các danh nhân và con người trong lịch sử xã hội
Nội dung Tang thương ngẫu lục rất đa dạng phong phú Nỗi bật nhất là Pham Đình Hồ và Nguyễn Án ghi chép những giai thoại về con người lịch sử, danh nhân văn hóa với ý thức tự hào dân tộc, đề cao những người đã góp công trạng trong việc giữ gìn và xây đắp, tô điểm cho nước non xứ sở
Theo khảo sát sơ bộ bước đầu, chúng tôi đã thống kê được 45/90 thiên
truyện viết về con người lịch sử và danh nhân văn hóa với đầy đủ những nét bình phàm của con người tự nhiên Đó là những con người với tất cả những nhu cầu và biểu hiện trong đời sống thường nhật cùng với những phẩm chất danh nhân văn hóa mà chúng ta đáng tự hào và trân trọng
Trước hết là những thiên truyện viết về những nhân vật lịch sử như:
Ông Nguyễn Duy Thời, Ông Nguyễn Văn Giai, Ông Nguyễn Bá Dương, Ông Lê Thời Hiểu, Ông Lê Anh Tuấn, Ông Bùi Thế Vinh, Ơng Nguyễn Cơng Hồn, Nguyễn Đăng Cáo, Ông Lê Hữu Kiêu Đô là tầng lớp trí thức, quan lại, vua chúa Đọc về họ, ta thấy các tác giả tập trung vào những điểm khác thường của nhân vật Hoặc tài năng bản lĩnh, hoặc những chuyện còn hoài nghi mà Phạm Đình Hồ và Nguyễn Án muốn tìm ra sự thật Ông Nguyễn Duy Thời quan tế tướng có tiếng đời Trung Hưng, giữ mình ngay thẳng và khéo xoay đổi được ý của vua chúa Vì đứng cạnh cái kiệu sơn son kiểu cách và lộng lẫy ông cắm khâu không nói được câu gì, nhưng vì là tê tướng, lại biết giữ mình Nguyễn Duy Thời không những không bị chúa trách móc mà “Chúa hiểu ý, không trách hỏi nữa” khi ông tâu với chúa: “Cái kiệu ấy thần đã chót ốm nằm
Trang 19Dưới ngòi bút Phạm Đình Hồ và Nguyễn Án, Nguyễn Duy Thời còn
hiện lên là một ông quan thanh liêm, chính trực với thái độ trân trọng và tự hào Truyện kế rằng: một lần có một cái án lớn tội nhân đáng phải tử hình,
người nhà đem tiền tới các cửa quyền quý chạy chọt nhưng ai cũng bó tay
không thê giúp nói “Người vợ tội nhân đón hai tiểu đồng mà khóc lạy, nhờ
đưa hai nghìn lạng lễ ông để ông gỡ tội cho”
Hiện thực xã hội bấy giờ quan tham ăn của đút lót không ít, bên cạnh
đó vẫn có người thanh liêm chính trực như Ông Nguyễn Duy Thời, chẳng phải đáng trọng hay sao “Tử hình là một cái án lớn, vì mối lợi hai nghìn lạng này, mày là một đúa bé con giám đem cái chết để đương lấy, hoặc giả bởi ý trời
chăng? [ ] Thôi số bạc này cho mày ta cũng không dùng đến” Bởi vậy, dưới
ngòi bút chân thực của nhà văn, hiện thực xã hội được phơi bày và những
người tốt ngay thắng được ghi lại trong sử sách đề tiếng thơm muôn đời Nguyễn Duy Thời không chỉ có tắm lòng ngay thắng mà còn có tấm lòng yêu thương con người Ông không trách móc tiêu đồng hay mụ vợ tội nhân mà dưới ngòi bút của Phạm Đình Hỗ và Nguyễn Án cái đáng trách là hiện thực xã hội đầy rẫy cạm bẫy, vì vậy mỗi con người phải đứng trên lập trường của mình đề đứng vững trên bùn lầy đen tối của xã hội phong kiến đương thời
Viết về nhân vật Ông Nguyễn Văn Giai, Phạm Đình Hồ và Nguyễn Án kể như sau: “Ông Nguyễn Văn Giai hồi chưởng quản lục bộ các bậc thân quý của vua chúa đều phái nín hơi không dám xúc phạm” Trước hết ông là một vị quan thanh liêm, lời bà ba vợ của ông đã nói rất rõ: “Tướng công tôi là người
thanh liêm thang thắn Việc lớn của triều đình tôi đâu dám dự” Nguyễn Văn
Giai là người rất nghiêm khắc trong việc xử án (thậm chí vua chúa cũng không thể thay đổi được sự quyết định của ông) Có vụ án nọ mà người bị tội
Trang 20quận chúa) phải cầu cứu bà ba của Nguyễn Văn Giai Là ông quan nghiêm khắc nhưng dưới ngòi bút của Phạm Đình Hồ và Nguyễn Án, Nguyễn Văn
Giai hiện lên còn là một con người bình phàm Bởi yếu tố tự nhiên, bình
thường ấy tác giả đã phác họa được không những là vị quan ngay thắng mà còn là một người bình thường: “Ông là một người thích ăn thịt lợn luộc với xôi nếp cái, thái ngay thịt lợn ăn với xôi, chỉ có một lúc hết cả” ăn xong mới chợt nghĩ tới nguồn gốc của đồ ăn, ăn rồi mới tỏ ra bực tức nhưng cũng phải xét án lại: “Ta lầm lỡ rồi, nhưng vì một bữa no mà làm sống một mạng người cũng chẳng đáng sao! liền lên xe đi vào phủ, xin tha cho người có tội, chúa sững sờ mà nghe theo ngay” Tác giả phụ chép thêm một chỉ tiết như vô tình: “Một hôm ông Giai vào triều đi qua cửa đông, thấy con cá mè lớn to đẫy thước, ông dừng lại hỏi và khen ngợi Rồi ông về nhà thấy rất nhiều người đem biếu cá, toàn là những phiến cá mè cả Ông đùa bảo đem tất cả những
mảnh cá đó ghép lại với nhau chỉ thấy thiếu đuôi còn thì đều đủ thân hình con cá Hé lộ một sự thật là các vị “dân chỉ phụ mẫu” xưa nay thường nhận của
biếu xén Nhân chuyện ông Nguyễn Văn Giai, tác giả chép chuyện quốc lão Phạm Công Trứ thích ăn chim sẻ vàng nướng người tù trưởng thượng du phạm tội chết, người vợ thông qua đầu bếp nhà ông biết điểm yếu này nên dâng chim sẻ vàng Ăn xong ông mới biết “Thò tay vào cô họng móc đề thổ ra”, nhưng rồi ông cũng tha tội cho người tù trưởng ấy
Dưới ngòi bút của tác giả chỉ tiết ấy đã “hạ bệ” một cách kín đáo sự nghiêm minh bề ngoài của các vị quan cầm cân nảy mực thời xưa Điều đáng nói ở đây tác giả không phê phán họ mà phản ánh một cách chân thực thực
trạng xã hội lúc bấy giờ Bởi trước hết họ là những con người Nhân đó, làm lộ rõ sự yếu kếm về mặt pháp luật xã hội Việt Nam thời trung đại Cách xét
án trông cậy vào sự anh minh, nghiêm khắc của một cá nhân rất dễ đẫn đến sự
Trang 21Bên cạnh những gương mặt kế trên còn có Ông Lê Anh Tuấn, Liệt phụ Đoàn phu nhân, Ông Nguyễn Công Hãng hiện lên với cảm tình khó quên Tiêu biểu trong số họ chúng ta kế đến Nguyễn Công Hãng là một vị quan thượng thư có danh đời chúa Trịnh Cương là một người cứng rắn, cương nhu tủy lúc, lý tình uyễn chuyền trong nhiệm vụ của một sứ thần Cũng chính vì vậy mà kế từ ông, lệ cống người, vàng được bãi bỏ Lý lẽ của ông Hãng
đánh vào sĩ điện của tiên triều: “Họ lại hạch về chuyện Liễu Thăng, ông nói
Liễu Thăng là tướng nhà Minh, nhà Thanh bao gồm muôn nước, lại đi khư khư đòi món của đút đề trả mối thù cũ của người xưa, như vậy sao đủ để làm khuôn mẫu cho đời sau” (Ơng Nguyễn Cơng Hăng)
Một người có công như thế mà về sau bị hại chỉ vì quan tâm đến
chính sự, dân tình, phản đối việc đưa Trịnh Giang lên ngôi chúa và khi có
ngôi Trịnh Giang tức giận liền bãi chức, đem ông lên an trí ở Tuyên Quang, lại sai người đem thuốc độc cho chết
Khác với cách nhìn theo quan điểm phong thủy thần bí hay đề cao nguồn gốc có dáng dắp vũ trụ có những truyện viết về thời hàn nho của những nho sĩ về sau hiển danh Ông Nguyễn Bá Dương kê như sau: Lúc du học ở kinh sư nhà nghèo kiết, uống rượu chịu của người đàn bà kẻ Mơ đến trăm
đồng tiền, bị đón đường đòi May là cùng đi có người con gái cùng làng đã
thương tình trả hộ tiền Câu chuyện đã dẫn đến duyên vợ chồng sau này giữa ông Dương với cô gái đó Điều đáng chú ý ở đây không phải là kết thúc có
hậu mà là câu nói của cô gái: “Tôi thấy cậu là học trò, vì nỗi rượu chè mà bị xấu hồ với một người đàn bà, nên không đành lòng mà giả hộ, không có ý gì
Trang 22Người cầm bút muốn nhắc nhở những người coi thường khoa cử hãy
nhớ lấy bài học về việc ngược đãi, coi thường học trò Bên cạnh đó ý nghĩa
khách quan của truyện là nguồn gốc tầm thường của các “đại nhân”
Dưới ngòi bút chân thực, viết về những con người ngay thắng chính
trực, tác giả nhằm tố cáo bộ mặt xấu xa, rối ren của bộ máy xã hội Việt Nam
đương thời
Phạm Đình Hồ và Nguyễn Án không chỉ viết về những người, những việc xảy ra hôm nay, hôm qua mà còn hướng ngòi bút của mình vào những bậc tiền nhân đáng trọng về nhân cách và nghĩa khí thời xa xưa như Chu Văn Trinh, Bùi Cầm Hồ, Lê Trãi Lọc đi những phần mộng mị, dị đoan, số mệnh
thì truyện Lê Trãi mà ông chép cũng như các truyện khác cùng loại, thê hiện lòng tự hào và trân trọng đối với các danh nhân lịch sử Đây cũng là sự tiếp nối truyền thống chép truyện có thể tạm gọi theo thuật ngữ mới là kiểu “truyện ký” Đến Phạm Đình Hồ và Nguyễn Án thể loại đã có ngót bốn trăm năm kế từ những chuyện chép trong Việt điện U linh, Nam Ô mộng lục thời Trằn- Hồ, đến Truyễn kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, Thiên nam vân lục của Nguyễn Hành, Công đ tiệp ký của Vũ Phương Đề, Truyền kỳ tân phả của
Đoàn Thị Điểm, Khuê ai lục của Ngô Thì SY, Vii rung fùy bút của Pham Dinh H6 Ta thay cac danh nhân văn hóa dù ở thời kỳ nào vẫn hiện lên trước hết
và chủ yếu là những con người, dù truyện ký thời trung đại có mang yếu tố hoang đường kỳ ảo
Trang 23ghét có ý định chơi khăm ông, đốt trầm trong lư hương lại không lót gio ở dưới “Ông rút chiếc khăn ướt trong túi để lót dâng đến trước vua, tâu là lư hương nóng xin lấy khăn đỡ [ ] Lúc đọc chúc, cây nến ở trên điện bỗng tắt, ông cứ đọc mò cho đến hết Vua nhân thế khen tài”
Một số nhân vật lịch sử danh tiếng như Ông Phạm Ngũ Lão, Ông Đặng Trân Côn, Bà vợ thứ ông Nguyễn Kiểu cũng xuất hiện trong sách của Phạm Đình Hồ và Nguyễn Án Đối với danh tướng Phạm Ngũ Lão, ông khắc họa qua những phương diện: xuất thân bình dân, chí lớn, lòng tự trọng, tài thao lược Nhà văn viết: “Nhà ông ở gần đường cái quan, thường ngồi xếp bằng vót nan ở bên đường [ ] quân lấy ngọn giáo đâm vào đùi ông vẫn cứ ngồi yên như cũ, bởi ông đang nghĩ chuyện binh thư” Phạm Ngũ Lão còn có sức mạnh vô song: “Về nhà, ngày ngày ông ra cái gò lớn ngoài đồng, đứng cách một tầm mà nhảy lên, nhảy mãi đến nỗi cái gò phải trụt thấp xuống mắt
một nửa bọn vệ sĩ năm sáu người quần lại đấu với ông, ông tay đấm, chân
đá nhẹ nhàng như bay” (Ông Phạm Ngũ Lão)
Ta từng biết đến Phù Đổng Thiên Vương nhố tre đánh giặc, một mình chiến thắng giặc Ân Gắn với loại cây biểu tượng cho dân tộc ấy, bằng sức mạnh và trí thông minh của người tướng sĩ, Phạm Ngũ Lão đã dẹp tan bọn giặc cướp Ai Lao Tác giả kế lại như sau: “Ông truyền cho những dân ngoài biên, làng nào cũng phải chặt những khúc gốc tre dài Khi gặp giặc ông xua quân đứng lùi lại, một mình đi chân không vào vớ những khúc tre mà đánh vào chân voi Voi đau kêu rống lên rồi chạy tán loạn, quân Ai Lao đương đêm phải trỗn”(Ông Phạm Ngũ Lão)
Ngòi bút các tác giả không nhằm tô vẽ “làm sang hóa” cho lai lịch
Trang 24một người tài năng thơ ca, “Thơ của ông phong cách cao trội đó đều là những câu văn sang sảng đáng đọc” Ngồi ra ơng có tập tiểu thuyết “Bích câu kỳ ngộ” lưu hành ở đời (Ông Đặng Trần Côn)
Bên cạnh những nhân vật kể trên, còn rất nhiều câu chuyện tài năng đức độ, và những biến đổi thăng trầm của những nhân tai dân tộc không phụ
thuộc vào chính sử, không lấy việc ghi chép những nhân vật trứ danh đề làm sang ngòi bút của mình Các tác giả đã tìm “những hạt ngọc” giữa nhân gian, bị sử sách chính thống bỏ sót hoặc lãng quên Tắm lòng của họ thật đáng khâm phục và trân trọng như họ đã từng ngưỡng vọng tiền nhân Phạm Đình Hồ và Nguyễn Án ghi lại với thái độ ngợi ca, khâm phục như dấu tích để lại cho đời sau nhớ tới, trân trọng và tự hào Người cầm bút từng nhắc tới Bà vợ thứ ông Nguyễn Kiểu nỗi tiếng là người văn học, “bà có làm ra tập Tục truyén k}” Ngoài ra bà còn là người bình thường, đương thời lấy làm một chuyện
đẹp “bà kén chồng khe khắt lắm, bao nhiêu người muốn lấy bà đều không vừa
ý Trong chốn khuê môn, vợ chồng kính trọng nhau như khách”
Qua những thiên truyện được Phạm Đình Hồ và Nguyễn Án ghi lại
bằng ngòi bút hết sức độc đáo, tạo hứng thú với bạn đọc và mang lại ý nghĩa lớn lao với lịch sử dân tộc Có thể thay cac tac gid nang niu, trân trọng những con người, những tài năng, những giá trị làm giàu cho văn hóa dân tộc
2.2 Phản ánh hiện thực đời sống xã hội
Tang thương ngẫu lục là một bức tranh tả thực về cuộc sống xã hội
thời Lê mạt đầy náo loạn, rối ren, phức tạp Điển hình của nó là cuộc sống xa
hoa vương giả trong phủ chúa Phạm Đình Hồ và Nguyễn Án đã phản ánh chân thực đời sống xã hội với sự mục ruỗng trong hệ thống giai cấp thống trị
và nhân tình thế thái
Trong tác phẩm, chỉ với một số thiên ghi chép tác giả viết về hiện
Trang 25thấy được nỗi thống khô của nhân dân, sự suy giảm về đạo đức, lễ giáo, thi cử
2.2.1 Phản ánh thực trạng giai cấp thống trị
“Chỉ du dú ở trong một ngôi điện cổ kính, kéo dài cuộc đời nhàn tản
v6 vi cua minh” [15,tr.102] Do la ông vua bù nhìn đớn hèn, vô dụng thời nhà
Lê Bởi hiện thực xã hội đương thời ton tại song song vua Lê — chúa Trịnh
Thực quyền nằm trong tay nhà chúa ngày một lớn mạnh, lấn át quyền của vua Lê Phạm Đình Hồ và Nguyễn Án đã khắc họa cảnh tượng ăn chơi phù phiếm nơi phủ chúa, dựng lên bức tranh chân thực về xã hội đương thời
Đó là Trịnh Sâm chơi bời hoang phí: “Mỗi năm đến tết Trung thu từ
trước máy tháng, chúa phát gấm trong cung đề làm hàng trăm, hàng nghìn cái đèn lồng, cái nào cũng tỉnh xảo tuyệt vời, mỗi cái giá đến mấy chục lạng vàng” (Chuyện cũ trong phú chúa) Sau này Trịnh Sâm sẽ chuốc lấy hậu quả:
chết vì ăn chơi đến kiệt sức (Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác có tả kỹ)
Lỗi chơi bời trác táng này không phải chỉ đến Trịnh Sâm mà trước đó Trịnh Cương, Trịnh Giang đều nếm cả Trong phần Quốc dựng chí Phan Huy Chú có chép: “Trịnh Giang hoang dâm, mắc bệnh phải xây cung Thưởng Trì ở
dưới đất để ở Việc triều chính mặc cho bọn hoạn quan, Giang sợ nắng gid,
bình thường phải ở luôn trong thâm cung và đi lại phải thắp nến suốt ngày đêm” Chúa lấy hết quyền vua và bỏ mặc chính sự nên được dịp cho bọn tay chân bắt tài vơ dụng hồnh hành thao túng Chỉ một đoạn văn rất ngắn thôi
Kính Phủ Nguyễn Án cũng lột được bộ mặt của Đặng Lân: Quận mã Đặng
Trang 26ngoài phố chợ nhung nhăng, uống rượu đánh người bị thương” (Quận mã Đặng Lân)
Viết về quận mã Đặng Lân, sách Hoàng Lê nhất thống chí hồi thứ
nhất cũng miêu tả tương tự: “Đặng Mậu Lân này vốn là một tên hung bạo, từ khi thị Huệ được chúa yêu dấu Lân lại càng ý vào thế chị để làm những việc
càn rỡ Hết thảy áo quần, xe kiệu của y đều rập khuôn theo đúng như kiểu vua chúa Thường ngày Lân vẫn đem theo vài chục tên tay sai cầm gươm vác giáo đi nghênh ngang khắp kinh ấp Hễ gặp xe kiệu, bất kỳ của đám quan quân nào
Lân đều cà khia đánh nhau [ ] người thiên hạ sợ Lân hơn sợ beo sói”
Nhằm lật tây bộ mặt quan lại của xã hội đương thời tác giả bày tỏ
thái độ của mình qua mỗi thiên truyện Vì vậy dưới ngòi bút Nguyễn Án một
lần nữa ta lại được nhận điện không khí ăn chơi nhăng nhớ Vì chiều lòng chúa mà thiên hạ náo loạn “Cung nhân qua lại mua bán, vừa mua vừa cướp,
không cần hỏi giá bao nhiêu” (Chuyện cũ trong phú chúa) Tội ác nảy sinh tội ác, ý chúa là ý trời, nửa đêm đến ao xuống thuyền, gõ ván hò reo, đi lại vi vút và lênh đênh trên sông, tiếng đàn, tiếng sáo ca hát reo hò không cần biết đến xung quanh “Chúa nhìn ngắm lấy làm vui sướng đến mãi gà gáy mới về” (Chuyện cũ trong phủ chúa)
Việc thi cử thu vào cõi mắt tang thương của nhà văn như một ngày
hội, nhốn nháo “Trăm quan đội mũ phốc đầu, mặc áo bổ phục, đi hùa dong
Trang 27thay đổi ấy,những người ta thấy “nhà Lê còn lâu bền được sao” Cũng bởi thực tại cuộc sống xã hội đương thời đã “bẻ cong” những tắm lòng ngay thắng như Nguyễn Bá Lân, ông bất bình trước sự thay đối lề lối thi cử, nêu lên ý
kiến của mình mà phải chịu tội chém đầu
Kể chuyện Ông Nguyễn Trật Phạm Đình Hồ viết: Được thầy địa lý tìm cho một thế đất tốt Nhưng điều đặc biệt là tuyên bố của ông thầy này “Tiến sĩ phái học mà có được thì có gì lạ” Với chủ trương ấy, thầy địa lý còn bảo đem đốt hết sách vở! Đến khoa thi hội, Nguyễn Trật miễn cưỡng lều chõng đi thi Ông trải qua các trường nhất, trường nhì do người quen giúp Đến trường ba, nhặt được một mảnh giấy cứ thế chép cũng đỗ Đến trường thứ tư, ông nằm mơ thấy có vị thần nói chữ “gừng” Khi vào thi, ông đem theo gừng Bấy giờ
tiết xuân lạnh giá Chiều tối một lều bên cạnh có một thí sinh đau bụng kêu
rên Ông đun nước gừng đồ cho uống Người thí sinh nọ lấy quyền văn ra bảo “Đây là bài văn rất đắc ý của tôi, may chưa đề tên, xin để đền báo Mong ông anh ra khỏi trường, dù chết cũng không băn khoăn gì” Sau đó, ông trúng cách, việc bị lộ, triều đình bãi bỏ kỳ thi đình
Thiên truyện giúp người đọc thấy được sự gà mờ của cả quan trường và vua mà dẫn đến đỗ đạt, qua đó tác giá tố cáo chế độ khoa cử lỏng léo của xã hội Việt Nam đương thời
Ngòi bút của các tác giả chỉ với từng ấy thiên truyện đã giúp người đọc
thấy được cõi tang thương của một chế độ, một dân tộc Nạn nhân của họ
chính là người dân: “Đặng Lân cưỡng gian một người đàn bà không được bèn cắt vú người ta uống rượu say đánh người bị thương” (Quận mã Đặng Lân), “cung vua phủ chúa nửa đêm reo hò ca hát đến tận gà gáy mới về” (Chuyện cũ trong phủ chúa)
Thu vào trong cõi mắt tang thương ấy, người cầm bút đã dựng lên
Trang 28chính (71 hội), đến những thú vui xa xỉ của vua quan phong kiến (Chuyện cũ trong phú chúa), sự suy thoái đạo đức trong thế giới hoàng tộc, trưởng giả, tầng lớp chóp bu trong xã hội (Quận mã Đặng Lân) Sự rỗi ren của tầng lớp thống trị đương thời là ngọn nguồn cho mọi lầm than của nhân dân Nhân tình thế thái suy giảm, các giá trị văn hóa dần bị xem thường
2.2.2 Vẫn đề nhân tình thế thái
Lục đục chính trị xã hội ảnh hưởng trực tiếp tới nhân dân Thảm cảnh
chiến tranh dân chúng là người đầu tiên hứng chịu Nguyên nhân dẫn đến sự rối ren chính là mối “tắc loạn” từ những người cầm quyền nước, sự tranh dành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến
Đủ biết là dân tỉnh khổ cực đến mức nào, bằng ngòi bút tang thương các tác giả không chép chuyện đói kém, mất mùa thành một truyện riêng, nhưng các trận đói khủng khiếp năm 1741 bắt đầu từ Hải Dương và năm 1774 xảy ra ở Thuận Hóa, người chết đầy đồng, một trăm đồng không đổi lấy được bữa ăn, đến nỗi ăn cả chuột, rắn không thẻ không nhắc tới Đó là kết qua tat nhiên của việc vơ vét của cải, xây lăng tâm, chùa chiền Nhưng đói kém không nguy bằng giặc giã Mượn màu sắc hoang đường Người nông phu ở
Như Kinh, Người nông phu ở An Mô, các tác giả tố cáo chiến tranh, lên án tập đoàn Lê — Trịnh tuyển binh và xô đẩy biết bao người dân vô tội vào cuộc chiến Với Người nông phu ở An Mô tác giả cho: thấy rõ điều đó: không có
cái ăn phải đi ăn xin, đói nóng sôi bụng không ngủ được, quân mã triều đình tung hoành lúc nửa đêm tuyên lính Bởi chiến tranh đói kém đân tình phải đi
nơi khác “Chúng tôi đây làng nhỏ dân nghèo, nay sau cơn binh lửa, họ trôi dạt
chưa về không lấy ai để bắt nộp được” Nạn nhân là những người dân vô tội, bác nông phu ở An Mô bắt đắc dĩ có tên trong số lính, nghe tin có tên trong số lính bác nông phu ăn uống no say để chết Người làng cũng đồng tình họ
Trang 29Thái độ của nhà văn trước xấu xa đê tiện nay cũng TẤt TÕ rang Tượng già Lam ở ngôi chùa đồng được chép: “Quí hạ năm Mậu Ngọ 1798, vợ
chồng anh Mỗ người làng Kim Ngưu huyện Văn giang cùng nhau gánh rơm cỏ nát ra đồng đề phủ khoai Buối trưa bỗng thấy một người đàn ông to lớn,
cao hơn một trượng, mặt đỏ như gắc trong một ngôi chùa giữa đồng đi ra, lôi
người đàn bà vào trong chùa Mỗ vừa chạy vừa kêu, về đến cổng làng thì người làng chạy ra rất đông, cùng mỗ đến cái chùa ấy Mọi người vào chùa thấy người đàn bà đang đứng dựa cột ai nấy kinh dị, bèn đạp đồ pho tượng
mà phá đi” Khó có thể hình dung được xã hội ô trọc đến vậy Phật điện là nơi
hành lạc, làm cho sắc mặt của tượng già Lam cũng biến đối, quả tình ngòi bút miêu tả thật tài Đúng là “Phong trần đến cả sơn khê, tang thương đến cả cây kia cỏ này ”
“Đời suy thói tệ” làm cho ngòi bút của Phạm Đình Hồ và Nguyễn Án không thể khuôn hẹp vào một vài câu chuyện trong nhân gian, đâu đâu
cũng muôn màu thê thảm Có lẽ vì thế họ đặt tên cho cuốn sách của mình là
Trang 30Qua ngòi bút của các tác giả giúp bạn đọc thấy được đời sống của
nhân dân vô cùng khổ cực, chế độ thi cử thay đối dưới tay nhà chúa, nhân dân hoang mang, cuộc sống đảo lộn, giá trị con người bị hạ thấp, nét đẹp văn hóa
truyền thống của dân tộc bị coi khinh nghe tiếng kêu khóc lúc nửa đêm
không cần tìm hiểu nguyên nhân mà triều đình sai người đập phá tượng đá vat
vào lò lửa “Chùa nay đã triệt bỏ, khói mờ cỏ rậm phất phơ trong ngọn gió thu,
muốn tìm thấy một hòn ngói vụn, một viên gạch tàn cũng không thể được”
(Chùa Tiên Tích)
2.3 Di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh 2.3.1 Di tích lịch sử văn hóa
Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng Di tích lịch sử văn hóa cũng chính là bản sắc văn hóa dân tộc có ý nghĩa rất lớn không chỉ trên lĩnh
vực lịch sử mà còn trên lĩnh vực văn hóa xã hội Là người có ý thức trách
nhiệm sâu sắc, ngòi bút của các tác giả luôn trăn trở với việc lưu giữ, bảo vệ những giá trị văn hóa, di tích lịch sử của dân tộc Họ đã dựng lại những di tích lịch sử văn hóa nỗi tiếng với nhiều màu sắc
Theo khảo sát bước đầu, chúng tôi thống kê được 10/90 thiên
truyện tác giả viết về đi tích lịch sử văn hóa của dân tộc: Cái miếu ở cửa Đông Hoa, Bia núi Thành Nam, Miếu Thuan dương tổ sư, Miếu Thanh Cẩm, Thành cũ Trào Khẩu, Đên Trấn Vũ, Cửa kinh thành,
Nói về di tích lịch sử văn hóa các tác giả chủ yếu viết về chùa chiền, đền miếu Đó là nét đẹp văn hóa gắn liền với truyền thống của người Việt Mặt khác, đó còn là quan niệm tín ngưỡng dân gian về không gian nơi linh thiêng Những giá trị văn hóa đó được dựng lên như thế nào, vẻ đẹp ra sao chúng ta sẽ thấy rõ hơn qua mỗi thiên ghi chép
Trang 31sang đời khác, đó là biểu tượng đem lại giá trị tinh thần nhất định Việc thờ cúng trở thành phong tục của con người Việt Nam Nhà vua xuống lệnh rất nghiêm khắc đắp thành Thăng Long từ đời vua Lý Thái Tổ Học trò Phạm Sinh yếu ớt không kham nỗi việc nặng nhọc ngã lăn ra bị phu tráng đắp đất chồng cả lên “Sau mấy tháng người vợ mới ở nhà quê lên ngoảnh mặt vào tường thành mà khóc không dứt Thành bỗng nhiên đồ, Phạm Sinh lộ ra mặt vẫn tươi tỉnh như lúc sống, ai trông thấy cũng phải kinh đị” Đây là những lí do không thé lý giải nỗi trong dân gian Họ quan niệm dựng lên miếu thờ là hành động tốt đẹp Có pha chút màu sắc hoang đường kì ảo thiên truyện trở
nên hấp dẫn lôi cuốn người đọc, chỉ với một cái miếu thờ người đọc có thể
nhìn thấy cả cõi linh thiêng
Với thái độ giữ gìn và trân trọng nhà văn miêu tả tương tự Bia nui Thanh Nam là nơi ghi lại công trạng của cá nhân có những đóng góp lớn lao
cho đất nước, dân tộc Mở đầu tác giả miêu tả thành, vị trí rất quan trọng “vì
thành ở phía nam sông lớn, cho nên gọi là Thành Nam”, khắc họa giá trị vĩnh cửu của bia núi Thành Nam tác giả nói đến sự ngưỡng mộ của nhiều người với thái độ trân trọng “Quan đốc đồng Bùi Huy Bích phụng mệnh đi kinh lý việc biên, dừng xe ở Tương Dương thường trẻo lên núi xem bia” Bởi bia là “đá ghi công” tác giả còn miêu tả “Chữ bia khắc to bằng bàn tay, sâu đến một
tắc Ông Bùi lấy mực tàu quét vào để in” Qua việc miêu tả bạn đọc thấy được
sự quan tâm, trân trọng của nhiều người với những di tích, những giá trị mà cha ông ta dé lai
Chùa chiền đền miếu là nơi thờ cúng linh thiêng những người có tên
Trang 32tên vị thần thờ ấy không rõ” (7hành cũ Trào Khẩu) Đó là quan niệm về nơi linh thiêng, quan niệm tín ngưỡng của nhân dân ta
Di tích lịch sử là nét đẹp văn hóa ghi lại truyền thống quý báu của
dân tộc Đó là nơi linh thiêng với thái độ trân trọng của nhà văn đi nhiều, hiểu
biết sâu rộng về lễ nghi, phong tục, ngòi bút của tác giả đã ghi chép lại những điều mắt thấy, tai nghe Miếu là nơi thờ cúng là nơi hương lửa linh thiêng nhưng: “Đời Hy tổ Nhân vương đã có lần sai phá miếu Dưới miễu có má, khơi đào rồi dùng một cơ lính kéo lên mà không nhúc nhích” (Thành cũ Trào Khẩu) Hành động ngang tàng phá miếu, khơi đào vô tội vạ của những người vô ý thức hoặc gia họ cé tinh phá bỏ chốn thờ cúng linh thiêng mà không biết
đến lễ nghi Người đời sau không bảo vệ, tôn trọng mà còn cho “trâu bò xuống đẫm bùn đi lên [ ] lâu năm thành đồ, gai rậm ngút mắt Đàng cửa nam là trường nuôi ngựa” (Thành cũ Trào Khẩu) Tác giả cảnh tỉnh sự hờ
hững của thế hệ sau đối với những di tích lịch sử mà thế hệ cha ông ta dé lai,
họ không quan tâm hoặc vô tình để những chứng tích “gai rậm ngút mắt” Hoặc “Bốn cửa kinh thành, xây dựng lên từ đời vua Lý Thái Tổ Năm gần đây phá bớt từng ngoài cửa Đại Hưng ” (Cửa kinh thành) Với ngòi bút trân trọng, xót xa cho những giá trị truyền thống tốt đẹp đang bị lãng quên, qua đó
bạn đọc thấy được tiếng thở dài của tác giả về xã hội đương thời “Họ Trương
Trang 33buông tiếng thở dài “những cái lầm lỡ thật là dang phan nan” co noi dén miéu rất linh thiêng thì người ta thờ nhằm lẫn có nơi thì “hoa vàng hài vóc bày đầy trước án” ; cũng có nơi “Miễu ma ở huyện Yên Phong nay đổi là miễu Xuân,
đời thượng cổ có con hồ 9 đuôi, vẫn làm họa hại cho nhân gian một khoảng
xa hơn bốn mươi dặm không ai dám ở” (Đên Trấn Vñ) Đó chỉ là những điều trước đây khi chưa bắt được hồ Từ khi Phạm Đình Hồ ghi chép tới nay đền Trấn Vũ là nơi thờ cúng thiêng liêng, trong quan niệm tâm linh “Gặp năm khoa thi hội, sĩ tử bốn phương nhiều người tắm gội chay sạch đến đền làm lễ cầu mộng báo ứng rất nghiệm”
Các thiên nói vé miéu, đền, chùa, bia Phạm Đình Hồ trình bày chỉ tiết,
cặn kẽ lý do xây dựng đền, miếu cũng như họ tên của người đi sau đối với di tích lịch sử đó Đồng thời là thái độ phê phán nhân cách con người không biết trân trọng trước những nơi linh thiêng
Một số nội dung nữa Phạm Đình Hỗ dành ngòi bút của mình ghi lại di
tích lịch sử của “nước An Nam văn hiến” là Tháp Báo Thiên, tác giả miêu tả cây tháp Đại thắng ở chùa với lòng tự hào và trân trọng: “Tháp xây mười hai tầng cao mấy chục trượng Đời vẫn nói An Nam tứ khí, nghĩa là nước ta có bốn cái công trình lớn thì cái này là một” Do hoàn cảnh đất nước có chiến tranh tháp là vũ khí báo vệ đông đô “phá hủy cây tháp để chế súng đá bảo vệ thành”
Không chỉ ghi chép Phạm Đình Hồ còn thể hiện tâm trạng qua những câu thơ:
“Lý thị có cơ thành mậu thảo
Thái Bình duy hiệu ủy tàn chuyên
Ly thi nén xua vang cỏ tốt
Trang 34Ông thấy tất cả những di tích thờ tên tuổi hay không tên dường như bị người đời bỏ quên ít nhiều Lật từng trang sách ghi những di tích lịch sử
văn hóa ta thấy được điều đó Qua việc đối sánh đền, chùa, tháp xưa với nay
(khi Phạm Đình Hồ và Nguyễn Án cầm bút viết ký) nhà văn không chỉ cho ta thấy sự “biến dạng” như thế nào, mà điều quan trọng là nhà văn thể hiện ý thức bảo vệ những nét đẹp, truyền thống của văn hóa dân tộc
Không dừng lại ở việc ghi chép đền miếu Phạm Đình Hồ và Nguyễn Án còn thê hiện vốn văn hóa sâu rộng của mình đối với quan niệm về thờ than linh
Trong thién Dén Tran Vii, tác giả viết “Đời chúa Tĩnh Vương tiên triều mới cho đúc đồng làm tượng, cao may trục thước, xõa tóc đi chân đất, chống gươm đứng dẫm lên con rùa, con rắn Lại có bốn vị nguyên súy đứng cạnh uy dũng nghiễm nhiên” Đây là thiên tác giả có sự quan sát rất tỷ mi, công phu chứng tỏ sự am tường văn hóa sâu rộng của người cầm bút Tác giả chỉ ra mối quan hệ giữa văn hóa Trung Hoa và nước ta “Quan thượng thư Mỗ người làng Hoàng Xá khi đi sứ Tàu có rước bức tượng tử đồng để quân về
nước, đặt tạm ở lớp tiền đường ở chùa Trấn Vũ”
Không tự bằng lòng với những gì mình đang có Phạm Đình Hồ và Nguyễn Án luôn cần trọng tìm đến cội nguồn vấn đề Viết về di tích lịch sử văn hóa, trang nào các tác giả cũng tìm đến cội nguồn van đề: “Thành cũ Trào Khẩu thuộc làng Trào Khẩu huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) người minh đắp lên trong năm Vĩnh Lạc Đức Thái Tổ tiên triều từ thôn Đỗ Gia qua sông kéo sang vây đánh, chính là chỗ đó ”(Thành cũ Trào Khẩu) “Ngõ Hàng Nghiên ở thành Thăng Long, có miếu Thuần Dương tổ sư, không biết có từ bao giờ, chân nhân Phạm Viên thường gặp ông Thuần Dương ở đấy” (Miếu Thuân Dương tổ su) “Thành Tương Dương thành nam ở phủ Trà Lân trấn Nghệ
Trang 35phường Đông Các huyện Thọ Xương, thờ vị liệt sĩ nhà Mạc là ông Mỗ” (Miếu Thanh Cẩm)
Qua những thiên ký về di tích lịch sử văn hóa, người ta nhận ra những di tích lịch sử nét đẹp truyền thống quý báu của dân tộc bị chính sử lãng quên được Phạm Đình Hỗ và Nguyễn Án với ngòi bút chân thực, độc đáo, thái độ nâng nữu, trân trọng, tạo hứng thú với người đọc mang lại ý nghĩa
lớn với lịch sử dân tộc
2.3.2 Danh lam thắng cảnh
Danh lam thắng cảnh cũng là một nội dung được Phạm Đình Hồ và
Nguyễn Án hướng tới trong cuốn sách của mình Các tác giả chủ yếu đi vào khía cạnh cảnh trí thiên nhiên, dựng lại những phong cảnh đẹp, thắng cảnh nổi tiếng với nhiều phong vị và màu sắc khác nhau
Chỉ với một số thiên viết về đanh lam thắng cảnh như Chùa Tiên Tích, Bài ký chơi núi Phật Tích, Chùa Thiên Mụ, Đền Linh Lang, Chùa Kim Liên, Hỗ Hoàn Kiếm, nhưng cũng làm cho người đọc thấy được sự trải nghiệm cũng như tâm huyết của các tác giả đối với non nước mình Hòa với ngòi bút của tác giả đến với Chùa Tiên Tích người đọc được du ngoạn chốn bồng lai vừa thiêng liêng cỗ kính vừa được ngắm cảnh non nước hữu tình “Chùa rộng lớn, nóc chồng, cửa kép” nhìn xa đúng là chốn tiên cảnh, khung cảnh chùa bài trí đẹp, thể hiện sự quan sát tỷ mỉ của người cầm bút cũng như quan niệm thấm mĩ của tác giả: “Sân bày tám miếng đá vuông, cao chừng hai thước, trên bày những chậu lan gió thối hây hây, thơm đưa phưng phưng” Mùi hương thơm của lan gợi người đọc nhớ tới Vĩ rung tuy but của Phạm Đình Hồ tác giả có nhắc tới thiên Hoa thao, loai hoa nay duoc ménh danh 1a
quéc hương Nay ta đọc chùa Tiên Tích không chỉ ngắm cảnh đẹp của chùa
Trang 36Như một ống kính thu nhỏ khung cảnh chùa hiện lên: “Chùa đằng sau đựa vào đường cái, đằng trước trông xuống một con ngòi nước trong” Cảnh chùa được tác giả miêu tả như một bức tranh phong cảnh, gợi cảm giác
tò mò với người đọc, đọc thiên truyện mở ra trước mặt người đọc một nơi
bình an có hương thơm, cảnh đẹp “cây tháp ở phía hữu, cao chín tầng, bốn góc đeo nhạc, trang sức bằng nét vàng xanh rực rỡ” Dưới con mắt quan sát, điều quan trọng là thẩm mĩ của tác giả được thể hiện qua từng trang viết, đến với chùa Tiên Tích không chỉ ngát hương lan, mà hương sen cũng nhiều “hương bay xa mấy dặm” không chỉ thể hiện cái tài về nghệ thuật, tác giả còn là người sành về các loài hoa, hương thơm lưu mãi trong mỗi người Thu vào tầm mắt là cảnh đẹp mê hồn nơi cõi tiên: “chỗ cây, đá chen lẫn nhau”
Không chỉ đừng lại ở đó tác giả còn cho người đọc đến với vẻ đẹp:“Phía trước chùa về miêu tả chỗ nước vừa chảy thông ra hồ có cái cầu,
dưới cầu ghe thuyền đi lại được, trên cầu làm thành mái nhà, trên khac vay
rồng lên những tắm ván” Đây là những nét đẹp truyền thống mà cha ông để lại, viết về nghệ thuật kiến trúc đó các tác giá có thái độ tự hào Nước Việt Nam nhỏ bé có nhiều thắng cảnh hương hoa Tuy không mang nét kiêu sa nhưng hương thơm bay xa máy dặm Ngòi bút của tác giả đi từ xa tới gần, đọc những dòng chữ, người đọc như đang “du ký” chốn bồng lai tiên cảnh: “Trên
trời thông trắc cành lá chi chít, ánh mặt trời không lọt xuống được Dưới đất
bầy trâu đá, hươu đá mỗi thứ hai con sừng châu vào nhau chế tạo rất tỉnh tế và hoạt động” (Chùa Tiên Tích)
Trang 37Không chỉ khắc họa cảnh chùa Tiên Tích, Phạm Đình Hồ dựng lên
bức tranh thiên nhiên đẹp, thơ mộng, nơi chùa chiền, thu vào trong tầm mất là
cái nhìn bao quát toàn cảnh chùa Bài ký chơi núi Phật Tích: “Lên cái lầu chuông ở cạnh đường nhìn sang phía tây, trông núi Phật Tích thấy sắc núi xanh xanh” Thê hiện sự am hiệu của con người, tác giả miêu tả khá kĩ khung cảnh: bên cạnh núi thấy có “đền quay vào núi” Ngôi chùa được bao bọc bởi những ngọn núi “Phía tả núi là ngọn Hàm Long, hình thế cao ngất và bay bướm, có cái ao long thì ôm lấy một cái gờ dựa vào ngọn ấy, là chính điện chùa Thiên Phúc bên hữu là ngự dung vua Lý Thần Tôn” Dưới ngòi bút của Phạm Đình Hồ người ta lật từng trang viết sẽ thấy bức tranh sơn thủy hữu tình, những nét vẽ tinh xảo “trước ngự dung, có những tượng chim hạc ”,
cầu kỳ “những tam bia mài đá tạc thành nhớn nhỏ rất nhiều, nét chữ mập mờ,
đều từ hồi Trung hưng trở về sau cả”, tác giả gợi sự hứng thú cho người đọc, ngôi chùa trên núi “Khoảng giữa động vách đá đứng sững Chồng đá trèo lên
độ một trượng đến cửa động trong, đi vào phải bò, gọi là hang”, có đền gối
vào núi, lưng chừng núi có cái gác chuông, có non, có nước Cảnh đẹp đó
khiến ta nhớ tới Chùa Thiên Mụ: Chùa ở huyện Hương Trà, xứ Thuận Hóa,
dựng trên trái đồi phẳng, có vẻ đẹp của núi khe Dưới con mắt quan sát tỉnh tường và sự am hiểu cảnh đẹp núi non lần lượt hiện ra “Hồ Hoàn Kiếm thành Thăng Long ở bên cạnh phường Báo Thiên thông với nước ngồi sơng, hình thé rat 1a to rộng, ấy là nơi đức thái tô tiên triều đánh rơi thanh kiếm đó” (/ Hoàn Kiếm) Viết về Đền Linh Lang Phạm Đình Hỗ có ghi “Hồ Tây ở huyện
Trang 38phía tả có mấy cái gò, xen lẫn vào trong khoang nước hồ, tháp gạch xây ở trên khóm trúc cội tùng phơ phất”
Đi đến đâu tác giả đưa người đọc đến với phong cảnh, sắc thái riêng
nhưng tựu chung lại vẫn là cảnh đẹp bình dị, mộc mạc yên bình nơi chùa
chiền linh thiêng Đó là những nơi “Vua thường ngự giá ra chơi ở đấy” Núi Dục Thúy, Núi Đông Liệt, Núi Rết đều được tác giả khắc họa vẻ đẹp với bút pháp tương tự Vì thế khi đọc bài ký Múi Dục Thúy của Phạm Đình Hồ độc giả nhớ tới câu thơ của ai đó:
“Nước non non nước như thơ,
Ai về Dục Thúy chẳng ngơ ngắn lòng Trên thì núi dưới thì sông,
Cúc vàng còn đó hương nông còn đây ”
Hay như đọc bài thơ Núi Dục Thúy của Nguyễn Trãi cũng vậy, ta lại
một lần nữa khắc họa cảnh trí thiên nhiên:
“Cửa biển có non tiên, Từng qua lai mdy phen
Canh tién roi cdi tuc, Mặt nước nồi hoa sen
Bóng tháp hình trâm ngọc, Gương sông ánh tóc huyền Nhớ xưa Trương Thiếu Bảo,
Bia khắc dấu rêu hoen ”
Trang 39trên núi xuống, miệng suối có cái đầu rồng trỗi lên, đầy về mùa hạ mà cạn về mùa đông” Qua câu trên chúng ta thấy tác giả dành nhiều thời gian quan sát tỉ mi “đầy về mùa hạ cạn về mùa đông” Bằng những nét vẽ tài tình Phạm Đình Hỗ mở ra trong mắt độc giả như một thước phim quay chậm: “Lên chỏm chợ giời, khắp giời mây quang, gió thanh hay hay Da nui lom chom, cái thành hình bàn, cái thành hình ghế, rồi hình lò rượu, hình chén rượu, vị trí thiên nhiên khéo đẹp tuyệt vời Trên đỉnh, có một tảng đá phẳng phắn đứng trên ngọn này trông ra xung quanh, cái núi Phượng Hoàng, Quy Lân, Mã Yên, Long Đầu đều quanh quất châu lại cả”.(Bài ký chơi núi Phật Tích)
Theo chân người viết ta dừng lại trước cảnh hang động thiên nhiên
ban tặng, đó là hang Thần Cốc: Bài ký chơi núi Phật Tích “ Hang này tôi đên
mù mịt, ngày cũng như đêm Đi vào càng lâu cảnh càng thấy khác lạ, ở một chỗ thấp lõm, thấy những xương người chồng chất, nhũ đá rũ xuống, thành ra vô số hình hiểm quái Bên cạnh đường có một dòng nước, sắc xanh như lam”
Không chỉ ghi lại cảnh, tác giả còn ghi lại cuộc nói chuyện với những
người nơi đây Uống rượu, uống trà cảnh vật thật tao nhã thu hút lòng người “Giờ thân kéo Chân Túy Ông, Trần Vấn Chi cùng đến ngồi uống rượu ở cầu Nhật Tiên Sen trong ao mới mọc tốt tươi, màu xanh phơi phới trên mặt nước” (Bài ký chơi núi Phật Tích), lời văn của tác giả qua từng trang viết như lời mời gọi, nhắn nhủ du khách thập phương rằng nơi đây phong cảnh hữu tình Qua từng thiên thấy được tắm lòng sâu nặng với thiên nhiên đất nước Phải là người yêu quê hương, đất nước thì tác giả mới có những thiên ghi chép đặc sắc, dẫn tới vậy
Trang 40cầm bút Đồng thời Phạm Đình Hỗ và Nguyễn Án cho ta thấy một vẻ đẹp của non sông đất nước và tắm lòng sâu nặng với quê hương dân tộc
2.4 Những nội dung tổng hợp nhiều mặt của đời sống xã hội và con người
Phạm Đình Hỗ và Nguyễn Án ghi chép vơ củng phóng khống Trong 90 thiên truyện các tác giả đề cập khá nhiều tới khá nhiều lĩnh vực của
hiện thực xã hội, đời sống con người, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa và những phương diện nhân tình thé thái, chuyện lạ, chuyện xưa, nay
Trong sự phân loại mang tính tương đối Chúng tôi khảo sát thấy 20 thiên truyện của cuốn sách tạm coi là những ghi chép mang tính tổng hợp nhiều mặt Quả thật chúng tôi rất khó xếp chúng vào một ô ngăn nào đó thật rõ ràng
Đó là các thiên như: Đứa con đen, Anh kẻ trộm làng Lâm Hộ, Sông Dụng, Sông Độc,
Trước hết là những thiên ghi chép hay, chuyện lạ trong 7zng thương ngẫu lục Đọc những truyện này người ta thấy có một thế giới khác day bi ấn, vừa rùng rợn vừa kỳ lạ Có khi là những thay đối đột ngột của tự nhiên, con người khoa học xưa chưa thê lý giải nổi Ví như ở hồ Hoàn Kiếm, đương nửa đêm bỗng “Có vật gì mọc lên ở hòn đảo sáng rực bốn bể, bay sang
tới bờ nam thì tắt, sóng hồ cuồn cuộn, sáng hôm sau tôm cá nổi lên mặt hồ
không biết bao nhiêu mà kế” (/#ô Gươm) Hoặc “Trên gác nhà ấy có lắm ma
quỷ hoặc hiện thành một vật gì to như cái đấu, đỏ chói và sáng rực bốn bề,
một nhoáng thì tắt Hoặc kêu reo ở trên xà nhà, soi đèn chẳng thấy gì cả!?”(Ma Đông Xuân)