MO ĐẦU 1 Ly do chon dé tai
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
Hồ Chí Minh là tỉnh hoa của non sông đất nước Việt Nam - Người anh
hùng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc Việt Nam, của nhân
loại Người để lại cho Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam cũng như nhân
dân tiến bộ trên thế giới - một di sản tỉnh thần vô giá - một hệ thống tư tưởng nhiều mặt Trong đó tư tưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật quân sự là một
cống hiến đặc sắc, có giá trị lý luận và thực tiễn hết sức quan trọng đối với các giai đoạn cách mạng mà còn trường tồn với quá trình phát triển của dân
tộc
Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh nói chung và nghệ thuật quân sự nói riêng là sự tiếp thu và phát huy truyền thống đánh giặc của tổ tiên, là sự vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về quân sự và kinh nghiệm quân sự các nước trên thế giới vào thực tiễn Việt Nam, trở thành hệ thống tư tưởng quan điểm quân sự, đặt cơ sở cho sự hình thành và phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật quân sự trong tình hình
hiện nay có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng Trong thời chiến, nhờ vận dụng
linh hoạt tư tưởng của Người về nghệ thuật quân sự, cách mạng nước ta đã trải qua hết từ khó khăn này đến khó khăn khác, đã giành hết thắng lợi này
đến thắng lợi khác Ở thời bình cũng vậy, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ vững chắc thành quả xã hội chủ nghĩa, tư tưởng của Người về nghệ thuật quân sự đến nay vẫn còn nguyên giá trị
Trang 22 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu nội dung nghệ thuật quân sự theo tư tưởng Hồ Chí Minh 3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu:
- Cơ sở hình thành nghệ thuật quân sự theo tư tưởng Hồ Chí Minh - Nội dung cơ bản về nghệ thuật quân sự theo tư tưởng Hồ Chí Minh
-_ Vận dụng của Đảng trong cách mạng Việt Nam 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Những nội dung cơ bản về nghệ thuật quân sự theo tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng của Đảng trong cách mạng Việt Nam
4.2 Phạm vỉ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nghệ thuật quân sự theo tư tưởng Hồ Chí Minh từ
năm 1930 — 1975 và trong giai đoạn cách mạng hiệm nay 5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp duy vật biện chứng: nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về
nghệ thuật quân sự trong trạng thái luôn vận động và xem xét nó trong các mối quan hệ với đời sống xã hội
Phương pháp duy vật lịch sử: nghiên cứu nghệ thuật quân sự theo tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách là một chỉnh thể thống nhất để vạch ra những nét chung của nghệ thuật quân sự, đồng thời đi sâu nghiên cứu những động lực, những nguyên nhân cơ bản để hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nghệ
thuật quân sự
Trang 3Phương pháp lý luận: thông qua việc nghiên cứu, thu tập tài liệu các kênh thông tin quân đội
Phương pháp hệ thống: thực hiện đầy đủ quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam, dẫn đến sự hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật quân sự
6 Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài
Đề tài khẳng định giá trị to lớn của nghệ thuật quân sự cách mạng Việt
Nam đặc biệt là nghệ thuật quân sự theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Qua việc nghiên cứu nghệ thuật quân sự theo tưởng Hồ Chí Minh cũng như việc nghiên cứu các giai đoạn lịch sử cách mạng, đề tài góp phần bố sung
những lý luận quý báu cho sự phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam, để nền quân sự Việt Nam phát huy được hết vai trò và sứ mệnh của mình trong sự
Trang 4NOI DUNG
Chương 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH NGHỆ THUẬT QUẦN SỰ THEO TU TUONG HO CHi MINH
1.1 Khái niệm về nghệ thuật quân sự 1.1.1 Khái niệm
Theo từ điển bách khoa quân sự Việt Nam: “Nghệ thuật là hình thái ý thức xã hội đặc biệt, dùng hình tượng sinh động, cụ thể và gợi cảm dé phan ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng và tình cảm” Bên cạnh đó, khái niệm quân sự cũng được khái quát theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp: “quân sự theo nghĩa rộng là lĩnh vực hoạt động đặc biệt của xã hội, liên quan đến đấu tranh vũ trang, chiến tranh, quân đội hay lực lượng vũ trang Theo nghĩa hẹp, quân sự là một trong những hoạt động cơ bản của quân đội với các hoạt động khác như chính trị, hậu cần, kỹ thuật tạo nên sức mạnh chiến đấu của quân đội
Cũng theo từ điển bách khoa quân sự Việt Nam: “Nghệ thuật quân sự là
lý luận, thực tiễn chuẩn bị và thực hành chiến tranh, chủ yếu là đấu tranh vũ
trang gồm: chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật”
Nghệ thuật quân sự Việt Nam phán ánh những quy luật của đấu tranh vũ trang cách mạng nói chung, đồng thời phản ánh quy luật đấu tranh vũ trang cách mạng ở nước ta nói riêng, mang màu sắc dân tộc độc đáo, có tính cách
mạng và khoa học cao
1.1.2 Mối quan hệ và vị trí các bộ phận trong nghệ thuật quân sự Việt Nam
Nghệ thuật quân sự Việt Nam gồm ba bộ phận hợp thành: chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật Ba bộ phận của nghệ thuật
Trang 5dich va chién thuat Nghé thuat chién dich va chién thuat vach ra nhung co tac động trở lại với chiến lược quân sự
Chiến lược quân sự: Chiến lược quân sự là lý luận, thực tiễn chuẩn bị
đưa đất nước, lực lượng vũ trang nhằm ngăn ngừa và sẵn sàng tiến hành chiến tranh, lập kế hoạch chuẩn bị và tiến hành chiến tranh Chiến lược quân sự là bộ phận hợp thành và là bộ phận quan trọng nhất có tác dụng chỉ đạo trong
nghệ thuật quân sự
Nghệ thuật chiến dịch: Chiến dịch là tổng thể các trận chiến đấu (trong
đó có những trận then chốt), có tác động liên quan đến nhau chặt chẽ diễn ra trong một không gian, thời gian nhất định, dưới quyền chỉ huy thống nhất của một bộ phận đề hoàn thành những nhiệm vụ do chiến lược đặt ra Quy mô của chiến lược từ sư đoàn trở lên, bao gồm sư đoàn, trung đoàn và lữ đoàn
Chiến thuật: là lý luận, thực tiễn về chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu của phân đội, binh đội, binh đoàn lực lượng vũ trang, bộ phận hợp thành của nghệ thuật quân sự Việt Nam
Chiến thuật hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử xây dựng chiến đấu của quân đội ta Sự phát triển đó là kết quả của nghệ thuật chỉ đạo chiến
lược, chiến dịch, nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận chiến đấu thông qua vận dụng các hình thức chiến thuật của người chỉ huy trước đối tượng địch, địa hình, thời gian cụ thé
1.2 Các yếu tố tác động đến việc hình thành nghệ thuật quân sự đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam
1.2.1 Địa lý
Trang 6hai con sông lớn đó là sông Hồng và sông Mêkông bắt nguồn từ tây bắc lục địa châu Á chảy ra biển Đông, tạo nên hệ thống giao thông thủy chiến lược
rộng khắp Từ xa xưa, nước ta đã có đường “thiên di” của nhiều tộc người tạo
nên hai trục đường chính nối dài từ Bắc xuống Nam
Việt Nam là nước giàu tài nguyên, có điều kiện để phát triển nền sản
xuất nông nghiệp nhưng lại nằm vào vành đai thiên tai, lụt lội, khí hậu không
điều hòa Mặt khác, nước ta nằm ở vị trí chiến lược quan trọng cửa ngõ đi vào lục địa châu Á, đi ra Thái Bình Dương, điểm cắt của đường thiên di Bắc Nam
và Đông Tây Vì thế, nước ta luôn bị thên tai đe dọa, kẻ thù nhòm ngó, tiễn
công xâm lược Điều này đòi hỏi dân tộc ta phải biết đoàn kết, cảnh giác, sát
cánh bên nhau tạo nên sức mạnh chống lại sự tàn phá của thiên nhiên, đánh
bại kẻ thù dé tồn tại, xây dựng và phát triển Trong đánh giặc, tổ tiên ta đã biết vận dụng yếu tổ “địa lợi” sáng tạo ra cách đánh giặc phù hợp hiệu quả; tiêu diệt địch, bảo vệ mình Nguyễn Trãi viết: “Quan hà bách nhị do thiên thiết” (quan hà hiểm yếu hai người chống được trăm người)
1.2.2 Kinh tế
Kinh tế việt nam trước đây lấy sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp là
chính, theo mô hình tự cung tự cấp, trình độ canh tác thấp, quy mô nhỏ, tính
Trang 7sâu rễ bền gốc” của nhà Trần, “ra sức làm đường, đắp đê, đào kênh, cải tạo
đồng ruộng đây mạnh chăn nuôi sản xuất ra các loại công cụ lao động, đóng thuyền bè để phát triển sản xuất, cơ động quân đội” Trong đánh giặc, dân ta đã cất giấu lương thực để én định đời sống nuôi quân, sử dụng các công cụ lao động, sản xuất ra các loại vũ khí như mũi tên đồng, cung nỏ để đánh giặc
bảo vệ Tổ quốc
1.2.3 Chính trị
Nước ta có 54 dân tộc cùng chung sống, không qua chế độ chiếm hữu nô lệ, phân vùng cát cứ không nhiều Do phải cùng nhau chung lưng đấu cật chống lại thiên tai, giặc giã; các nhà nước phong kiến Việt Nam lại có tư
tưởng tiến bộ thân dân, có những chính sách hòa hợp dân tộc đúng đắn, nên các dân tộc ít có mâu thuẫn, hận thù Các dân tộc sống trên dải đất Việt Nam
sông hòa thuận, thủy chung, yêu quê hương đất nước Đây là nhân tố, là cơ sở
tạo nên sức mạnh đoàn kết thống nhất dân tộc, sự cố kết cộng đồng bền vững
Trong quá trình xây dựng đất nước, chúng ta đã tổ chức ra nhà nước xác định chủ quyền lãnh thổ, tổ chức ra quân đội, đề ra luật pháp dé quản lí, xây dựng và bảo vệ tô quốc Các nhà nước phong kiến Việt Nam đều có tư tưởng thân
dân, đưa ra nhiều chính sách hợp lòng dân, xác định đúng vai trò, vị trí của
quần chúng nhân dân, mối quan hệ giữa dân với nước, nước với dân, nên đã động viên và phát huy được sức mạnh toàn dân trong xây dựng đất nước, động viên cả nước tham gia đánh giặc giữ gìn non sông Trong đánh giặc quân dân ta đã chiến đấu với tỉnh thần quyết tâm cao, sáng tạo ra nhiều cách
đánh, đánh giặc mềm dẻo khôn khéo, mưu trí sáng tạo Dân tộc ta đã đánh
thắng nhiều kẻ thù, bảo vệ vững chắc tổ quốc, giữ vững nền độc lập dân tộc 1.2.4 Văn hóa xã hội
Trang 8Mỗi dân tộc, làng xã lại có phong tục tập quán riêng Nhưng trong quá trình
lao động xây dựng đất nước, đấu tranh bảo vệ tổ quốc, các dân tộc lại xây
dựng được truyền thống văn hóa chung như: tinh thần đoàn kết, yêu nước, ý thức lao động cần cù sáng tạo, ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất Đây là nguồn gốc sức mạnh dân tộc đề chống lại thiên nhiên, đánh bại kẻ thù Truyền thống văn hóa chung đó được thể hiện qua các truyền thuyết “Lạc Long Quân - Âu Cơ”, “Sơn Tỉnh - Thủy Tinh”, “Thánh Gióng” Trong quá trình xây dựng đất nước, dân tộc ta coi trọng phát triển nền văn hóa, giáo dục, kiến trúc, hội
họa, âm nhạc mang đậm bản sắc dân tộc, đồng thời tiếp thu có chọn lọc
những tỉnh hoa của nền văn hóa khác làm cho nền văn hóa Việt Nam ngày càng phong phú, đa dạng và đầy sức sống
Sự phát triển về văn hóa, xã hội đã nâng cao trí tuệ, sự thông minh sáng tạo cho toàn dân, tạo ra sức mạnh to lớn của cá dân tộc để xây dựng đất nước,
đánh giặc bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh bảo vệ giống nòi, giữ vững nền độc lập
dân tộc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ
1.3 Nội dung của nghệ thuật quân sự đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam
1.3.1 Tư tưởng và kế sách đánh giặc
Tư tưởng xuyên suốt trong đánh giặc của dân tộc là tích cực chủ động
tiến công Tiến công liên tục, từ nhỏ đến lớn, từ cục bộ đến toàn bộ, nhằm tiêu
diệt nhiều sinh lực địch, làm thay đổi so sánh lực lượng trên chiến trường, thay đổi cục diện nhiều chiến tranh đến thắng lợi
Trong tác chiến, ông cha ta vận dụng linh hoạt tư tưởng tích cực chủ
động tiến công nên đã đánh bại nhiều kẻ thù xâm lược, ngay khi buộc phải chiến đấu phòng ngự cũng phái là “phòng ngự thế công”
Trang 9chỉ bằng mang quân diệt trước mũi nhọn của chúng Vua Lý Thái Tông trực tiếp cầm quân đi đánh giặc ở phía nam, phá thế liên kết của chúng định đánh
ra từ hai đầu đất nước
Quang Trung - Nguyễn Huệ đã đánh tan quân xâm lược nhà Thanh Tư tưởng tích cực chủ động tiến công được thể hiện ở hai giai đoạn Lúc đầu quân địch đang mạnh, quân ta thực hiện “chịu nhịn để đánh tránh sức mạnh ban đầu của chúng”, đồng thời dùng mưu kế lừa địch làm cho chúng chủ quan mắc nhiều sai lầm trong phòng bị Sau đó Quang Trung tập trung toàn bộ lực lượng: thủy, bộ, kỊ, tượng binh tiến công liên tục, với quyết tâm “đánh cho nó chích luân bất phản, đánh cho nó phiến giáp bất hoàn”, đã tổ chức nhiều trận đánh mang tính quyết định như: Ngọc Hồi, Đống Đa giành chiến thắng vẻ vang cho dân tộc
Lê Lợi, Nguyễn Trãi thực hiện “mưu phạt công tâm”, sau khi đánh tan quân tiếp viện Liễu Thăng đã vây chặt thành Đông Quan tranh thủ chiêu hàng quân đội Vương Thông, các ông đã cấp lương thảo cho bọn hàng binh giặc về nước nhằm “dập tắt muôn đời chiến tranh”
Tư tưởng tích cực chủ động tiến công và kế sách đánh giặc mềm dẻo, khôn khéo của dân tộc đã được quân dân qua các triều đại vận dụng linh hoạt, sáng tạo trở thành truyền thống dân tộc Với truyền thống đó quân dân ta đã
đánh bại nhiều kẻ thủ xâm lược giữ vững độc lập dân tộc, bảo vệ lãnh thô chủ
quyền Tổ quốc
1.3.2 Nghệ thuật chiến tranh nhân dân toàn dân đánh giặc
Toàn dân đánh giặc, cả nước đánh giặc là truyền thống, nét độc đáo
trong nghệ thuật quân sự của dân tộc ta, được thể hiện trong các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc
Trang 10Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đi đến đâu “chật đất người theo, đầy đường rượu
bày”, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn thì: “anh đi theo chúa Tây Sơn, em về cày cuốc mà thương mẹ già”
Thế trận đánh giặc của dân tộc ta là thế trận chiến tranh nhân dân thực
hiện “cử quốc nghênh địch” (cả nước là một chiến trường), mỗi thôn xóm,
bản làng là một pháo đài diệt giặc Thế trận chiến tranh nhân dân làm cho
quân địch luôn sa vào thế giặc bị động, lúng túng chúng đông mà hóa ít, mạnh mà hóa yếu
Trong đánh giặc, cha ông ta đã tận dụng địa hình, xây dựng thế trận như: phòng tuyến sông Cau, Bach Dang, đồng thời vận dụng cách đánh của lực lượng vũ trang được tổ chức gồm nhiều thứ quân (quân triều đình, quân các lộ, phủ và dân binh làng xã) làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc Sử dụng linh hoạt, rộng rãi các hình thức đánh giặc để đạt hiệu quả cao như: mai phục, đánh bất ngờ (tập kích), công thành, thủy chiến Đồng thời tập trung lực lượng, tổ chức các trận quyết chiến lược như: trận Như Nguyệt, Bạch Đằng, Chi Lăng, Ngọc Hồi, Đống Đa để giành thắng lợi quyết định trong chiến
tranh Điều đó được coi như một mẫu mực về nghệ thuật nghi binh lừa địch,
điều địch của tổ tiên ta trong đánh giặc
1.3.3 Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống
mạnh
Nước ta là một nước có diện tích đất không rộng, người không đông, luôn phải chống lại những thế lực có quân số, trang bị, vũ khí hơn mình, đó là
những để chế phong kiến to lớn thời bấy giờ buộc ông cha phải lấy nhỏ thắng
lớn, lẫy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh chính là sản phẩm của “thế thắng lực” bởi vì chúng ta tiễn hành cuộc chiến tranh tự vệ chính nghĩa, do đó huy
Trang 11Quy luật của chiến tranh là mạnh được yếu thua, nhưng quan niệm của chúng ta về sức mạnh chiến tranh là sức mạnh tổng hợp, sức mạnh có chuyên
hóa phát triển, chứ không đơn thuần là so sánh hơn, kém về quân số, vũ khí trang bị mỗi bên tham chiến
Thời Lý chống quân Tống, số lượng quân khoảng 10 vạn người đã chiến thắng 30 vạn quân Tống xâm lược Nhà Trần có khoảng 15 vạn quân thường trực đã đánh bại 60 vạn quân Nguyên Mông Cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi, Nguyễn Trãi, số quân lúc cao nhất khoảng 10 vạn, nhưng đã đánh bại được 80
vạn quân Minh xâm lược Và cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, quân ta chỉ có 10 vạn
nhưng đã quét sạch 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi
Như vậy nghệ thuật lay nhỏ đánh lớn, lay it dich nhiéu, lay yếu chống
mạnh trở thành nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự Việt Nam
1.3.4 Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, binh vận
Chiến tranh là sự thử thách toàn diện đối với toàn xã hội Quá trình chỉ
đạo chiến tranh phải biết kết hợp chặt chẽ đấu tranh giữa các mặt trận nhằm tạo ra sức mạnh tông hợp giành thắng lợi
Mặt trận quân sự: Có tính chất quyết định trực tiếp thắng lợi của chiến
tranh, là quá trình tổ chức thực hành các phương thức tác chiến huy động lực
lượng, các hình thức và thủ đoạn chiến đấu nhằm tiêu diệt nhiều sinh lực địch, tạo đà, tạo thế, làm hậu thuẫn cho các mặt trận khác
Mặt trận chính trị: Là thường xuyên tuyên truyền cho tính chính nghĩa
của cuộc kháng chiến nhằm tập hợp sức mạnh dân tộc
Trang 12hiện thành công là: giữ vững nguyên tắc độc lập dân tộc, kết hợp với mặt trận quân sự, kết thúc chiến tranh càng sớm càng tốt
Mặt trận binh vận: Đi đôi với việc phát huy những chỗ mạnh của mình về mặt quân sự, tổ tiên ta đã biết phát huy cao độ yếu tô chính nghĩa của cuộc chiến tranh đang tiến hành, để đánh vào kẻ xâm lược phi nghĩa Tiêu biểu
nhất là cuộc chiến tranh thời Lê; Nguyễn Trãi đã đặt vẫn đề địch vận lên một
vị trí rất cao, tiễn hành rất kiên nhẫn và có hệ thống chiến lược “đánh vào lòng người”
Nghệ thuật đánh giặc giữ nước của tổ tiên ta bao hàm nhiều nội dung song được tập trung ở tư tưởng kế sách, chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc, lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh và sự kết hợp
các mặt trận trong chiến tranh
1.4 Chủ nghĩa Mác — Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp quyết
định bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh
H6 Chi Minh khang định: chủ nghĩa Mác - Lênin đối với chúng ta những
người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cảm nang” thần kì, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường
chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng là đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa
cộng sản, đối với chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh nắm được cái cốt lõi,
linh hồn sống của nó, là phương pháp biện chứng duy vật, học tập lập trường, quan điểm, phương pháp luận biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin để giải quyết các vấn đề thực tiễn của Việt Nam Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo
và phát triển học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin và nghệ thuật quân sự
thành một hệ thống mới mẻ sáng tạo, bao gồm cả đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa, về
Trang 13Hồ Chí Minh cho rằng, cách mạng giải phóng dân tộc được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở
chính quốc.Theo Người, chính cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có
thuận lợi hơn vì nhiều nguyên nhân:
Thứ nhất, chính sách khai thác thuộc địa hết sức tàn bạo của chủ nghĩa
đế quốc làm mâu thuẫn nhân dân thuộc địa với chủ nghĩa ngày càng gay gắt, vì vậy mà tiềm năng cách mạng của các dân tộc bị áp bức là rất lớn
Thứ hai, tỉnh thần yêu nước và chủ nghĩa dân tộc chân chính của các dân
tộc thuộc địa là một sức mạnh tiềm ấn của cách mạng giải phóng dân tộc Sức
mạnh đó nếu được chủ nghĩa Mác - Lênin giác ngộ và soi đường thì cách
mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa sẽ có một sức bật rất lớn và có
khả năng chủ động cao so với cách mạng vô sản ở chính quốc
Thứ ba, thuộc địa là khâu yếu nhất của chủ nghĩa tư bản nên cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa dé dàng giành chính quyền
Như vậy, đây là một luận điểm mới và sáng tạo của Hồ Chí Minh, một
cống hiến rất quan trọng vào kho tàng lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin Trong phong trào cộng sản quốc tế, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin lúc bấy giờ đã từng tồn tại quan điểm xem thắng lợi của cách mạng
thuộc địa phụ thuộc trực tiếp vào cách mạng vô sản chính quốc - chỉ khi nào
cách mạng chính quốc giành thắng lợi thì cách mạng thuộc địa mới giành thắng lợi
Quan điểm trên của Hồ Chí Minh không nằm ngoài lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin mà thể hiện sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo của Hồ Chí
Minh vào điều kiện lịch sử cụ thể Điều đó còn được thể hiện ở việc Người đã
chủ trương thực hiện bằng con đường bạo lực, kết hợp lực lượng chính trị của quần chúng với lực lượng vũ trang trong nhân dân Đặc biệt từ sau yêu sách 8
Trang 14thực dân và hoạt động chủ yếu của nó là hoạt động bạo lực, nhân dân ta muốn
giải phóng dân tộc chỉ có thể dựa vào chính mình, “cần dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực cách mạng” Chính vì thế trong “Tuyên ngôn Đảng
Cộng Sản” về vận động bạo lực cách mạng Người có nói: “Cách mạng xã hội có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng đù dưới hình thức nào,
cách mạng cũng không thê đạt tới thành công nếu không sử dụng bạo lực cách
mạng” C.Mác và Ăngghen đã khẳng định: bạo lực là một quy luật đấu tranh
cách mạng, là bà đỡ cho mọi xã hội cũ đang thai nghén một xã hội mới, bạo
lực mà công cụ mà vận động của xã hội dùng để tự nó mở đường cho mình và
đập tan những hình thức cứng đờ và chết Bạo lực của giai cấp vô sản trong cuộc đầu tranh chống lại giai cấp tư sản để giành chính quyền là bạo lực mang yếu tố cách mạng: quyền lực chính trị, theo đúng nghĩa của nó, là bạo lực tô chức của một giai cấp để trấn lột một giai cấp khác Chủ tịch Hồ Chí Minh
cho rằng: Bạo lực cách mạng ở Việt Nam là bạo lực của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng, bao gồm hai lực lượng cơ bản là lực lượng chính trị quần
chúng và lực lượng vũ trang nhân đân; với hai hình thức đấu tranh cơ bản là đấu tranh chính trị và đấu ranh vũ trang
Thắng lợi của cách mạng tháng Tám và hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã chứng minh hùng hồn tính khoa học đúng đắn, tính cách mạng sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường giải phóng
dân tộc Việt Nam, về sự kế thừa vận dụng nghệ thuật quân sự một cách sáng tạo khoa học
Đã hơn 100 năm kể từ ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước, toàn bộ cuộc
đời và sự nghiệp của người đã gắn liền với vận mệnh và tiễn trình lịch sử của dân tộc Trái tìm và khối óc của Người đã trở thành linh hồn của dân tộc
Trang 15kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội - con đường đi tới dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh
Tiểu kết chương 1:
Địa lý, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội là những yếu tố tác động đến
việc hình thành nghệ thuật quân sự đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam Cũng chính những yếu tố đó đã tác động đến nội dung đánh giặc giữ nước của
dân tộc Việt Nam Điều đó thể hiện ở: tư tưởng và kế sách đánh giặc; nghệ
thuật chiến tranh nhân dân toàn đân đánh giặc; nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít chống mạnh; nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự,
chính trị, ngoại giao, binh vận Bên cạnh đó, một yếu tố quan trọng nằm trong
cơ sở hình thành nghệ thuật quân sự theo tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác — Lênin — nguồn gốc lý luận trực tiếp quyết định bản chất tư tưởng Hồ
Trang 16Chuong 2 NOI DUNG CO BAN CUA NGHE THUAT QUAN SU THEO TU TUONG HO CHi MINH
2.1 Nội dung cơ bản của nghệ thuật quân sự theo tư tưởng Hồ Chí Minh 2.1.1 Nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công luôn giành thế chủ động Hạt nhân của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là tư tưởng chiến lược tiễn công Có tư tưởng tiến công mới có hành động tiến công Có chủ động mới phát triển được thế tiến công Luôn giữ quyền chủ động Thông thường các cuộc
đọ sức, bên nào chủ động, bên ấy giành được 50% phần thắng Hồ Chí Minh
cũng khẳng định: “giữ được chủ động thì thế nào cũng thắng, không thắng to
thì thắng nhỏ” Thế nào là chủ động? Theo Hồ Chí Minh, “giữ quyền chủ động là khôn khéo sử khiến quân thù, muốn đánh nó ở chỗ nảo thì đưa nó đến
đó mà đánh, muốn đưa nó vào bẫy của mình có thể đưa được” Hay nói cách
khác, chủ động tức là đây địch vào thế bị động đối phó với ta Thế chủ động
còn thể hiện ở chỗ chủ động tiến công và chủ động rút lui đúng nơi, đúng lúc
nhằm bảo đảm chắc thắng và bảo toàn lực lượng Hồ Chí Minh luôn đề cao tư
tưởng “tiến công thoái thủ nhanh như chớp”, “tiễn công phòng ngự không sơ hở” và “Kiên quyết không ngừng thế tiến công” là biểu hiện cao nhất của tư tưởng tiến công
Tư tưởng chiến lược tiến công không loại trừ cách đánh phòng ngự nhưng như Người phân tích, phòng ngự là phòng ngự chủ động, là “phòng
ngự thế công”, là “tiến công, thoái thủ nhanh như chớp”, là “tiến công, phòng
ngự không sơ hở”
Tiến công phải nắm vững nguyên tắc chắc thắng, không phưu lưu mạo
Trang 17kiệm sức quân, tiết kiệm sức dân, chắc thắng thì đánh, không chắc thắng thì kiên quyết không đánh
Bài thơ “Học đánh cờ” được các nhà nghiên cứu nghệ thuật quân sự nước ta coi là sự thể hiện của đường lối chiến lược quân sự Việt Nam ngắn
gọn nhất, sinh động nhất Chỉ có trên cơ sở tấn công mới tạo ra được thời cơ Cấu trúc của khô thơ sau là một kết cấu nhân quả:
“Phải nhìn cho rộng suy cho kỹ Kiên quyết không ngừng thế tắn công
Lạc nước hai xe đành bỏ phí Gặp thời một tốt cũng thành công.”
Nhờ có tầm nhìn rộng, suy nghĩ kỹ càng kết hợp với thế tiến công thì dù
có “lạc nước” nhưng vẫn có thế “gặp thời một tốt cũng thành công” 2.1.2 Kết hợp chặt chẽ lực, thế, thời, mưu
Lực là sức mạnh tỉnh thần và vật chất của từng người, từng đơn vị, từng địa phương và cả nước, là lượng của toàn quân, toàn dân Nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh là vừa đánh vừa xây dựng lực lượng càng đánh càng mạnh,
càng đánh càng thắng, là đám đánh và biết đánh Dám đánh là điều kiện hàng
đầu, nhưng biết đánh, biết thắng mới là yếu tố quan trọng làm nên thắng lợi Muốn đánh thắng, theo tư tưởng Hồ Chí Minh trước tiên phải đánh giá đúng địch đúng ta Sinh thời, Người thường nhắc câu nói nổi tiếng của Tôn Tử:
“Tri bi tri ky, bách chiến bách bại” (biết địch biết ta, trăm trận không thua)
Chính vì vậy, trong thời kì đầu của kháng chiến chống Pháp, so sánh địch, ta có chênh lệch nên Người cho là “châu chấu đá voi” Nhưng Người vẫn khăng
định: “Ta nhất định thắng, địch nhất định thua” Người phân tích: Địch như
mặt trời vào lúc hồng hơn, hống hách lắm nhưng đã gần tắt nghỉ, lực lượng ta ngày càng mạnh như suối mới chảy, như lửa mới nhen, chỉ có tiễn không
Trang 18Minh tiên đoán: “Nay châu chấu đá voi nhưng mai voi sẽ lòi ruột ra” Quy
luật chung của chiến tranh là mạnh được yếu thua, ta muốn đánh địch phải
mạnh hơn địch Sức mạnh đó được tạo ra trong quá trình chiến tranh để thực hiện càng đánh càng mạnh, càng mạnh càng thắng và cuối cùng là giành thắng lợi hoàn toàn Quá trình đó theo Hồ Chí Minh là quá trình vận dụng các
nhân tổ lực - thế - thời - mưu
Muốn tạo lực, theo Hồ Chí Minh là phải dựa vào dân, “có dân là có tất cả” Muốn dựa vào dân thì phải được tổ chức chặt chẽ, được giác ngộ lòng
yêu nước, phải chăm lo bồi đưỡng sức dân mới có cơ sở tạo lực mới
Đi đôi với tạo lực Hồ Chí Minh rất coi trọng tạo thế
Thế là không gian và địa bàn hoạt động là cách bố trí lực lượng cách mạng chọn hướng tiến công để phát huy được sức mạnh đánh địch Từng trận chiến đấu, từng chiến dịch, từng chiến trường và trên cả nước đều tạo ra thế
trận toàn dân căng địch ra mà đánh, để quân đội tập trung lực lượng đánh vào
những chỗ sơ hở, chỗ yếu hiểm của địch
Nét độc đáo trong nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh về tạo thế là phải
xây dựng “thế trận lòng dân” Theo Người đó là thế trận vững chắc, quyết
định nhất Hồ Chí Minh cho rằng: “Phải dựa chắc vào dân thì kẻ địch không
thể nào tiêu diệt được ta”
Lấy yếu đánh mạnh là nói về toàn bộ cuộc kháng chiến, một cuộc chiến tranh, nhưng Người cũng chỉ ra rằng khi đánh địch thì phải luôn đánh địch
trên thé mạnh Ở vào thế thuận lợi thì một lực yếu có thể trở thành lực mạnh Thời là thời gian, thời điểm, thời cơ tấn công địch Chọn thời điểm tấn
công bất ngờ vào lúc địch không chuẩn bị, không đề phòng, khơng dự đốn
trước, để bảo đảm đã đánh là chắc chắn giành được thắng lợi Trong “Học
đánh cò”, Người đã khái quát:
Trang 19Gặp thời, một tốt cũng thành công” [8.Tr.287]
Theo Hồ Chí Minh, phải biết tận dụng thời gian, vì thời gian là lực
lượng, thời gian là sức mạnh, Người dùng kế “trường kỳ kháng chiến”, “vừa kháng chiến vừa kiến quốc” dé có thời gian chuân bị mọi mặt và chuyển dần từ thế yếu sang thế mạnh Người cũng nói: giặc Pháp có “vỏ quýt dày”, ta phải có thời gian để mài “móng tay nhọn”
Cùng với tạo lực, tạo thế, tranh thời, nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh
còn nhắn mạnh phải lập mưu
Mưu là mưu trí, mưu lược, mưu kế của Bộ thống soái, hơn nữa là mưu
kế của mỗi chiến sĩ, mỗi người dân, của toàn quân, toàn dân
Trong quân sự, mưu là toàn bộ chủ trương, ý đồ quyết tâm chiến đấu, kế
hoạch chiến lược, chiến dịch Mưu còn là tải thao lược của các tướng lĩnh, là tỉnh thần mưu trí sáng tạo, linh hoạt của các cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong lúc lâm trận, mưu còn là thuật nghi binh lừa địch, tạo ra động thái thực thực,
hư hư trong chiến tranh
Muốn vận dụng lực, thế, thời cho kết quả, Người nhắn mạnh phải dùng
mưu - phải quyết đoán, đũng cảm, khi tiến đánh thì phải thật nhanh nếu trần
trừ, do dy sé mat thoi cơ Nhưng đánh nhanh, không phải là hap tap vội vàng mà quên hết dùng mưu, phải vừa nhanh vừa có mưu kế giỏi thì mới đánh
thắng được địch
Nghệ thuật tạo ra lực mạnh, thế mạnh, thế mạnh, thời cơ có lợi và mưu
kế giỏi trong nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh có nội dung rất phong phú và sáng tạo
Kế thừa tư tưởng về “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” của người xưa, Người
Trang 20mới có lực lượng, mới tạo ta được thế trận và thời cơ đánh thắng địch, trong
từng trận chiến đấu, cũng như trong toàn bộ cuộc chiến tranh
2.1.3 Phải đánh địch bằng mọi lực lượng, mọi quy mô, mọi cách đánh, mọi thứ vũ khí trang bị, kết hợp cách đánh du kích với đánh tập trung, đánh tiêu hao với đánh tiêu diệt
Trong kháng chiến toàn dân, toàn diện, phải đánh địch bằng mọi lực
lượng: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích, phải đánh địch bằng mọi quy mô: từng người đánh, từng đơn vị đánh, có đánh lớn, có đánh nhỏ phải đánh bằng mọi thứ vũ khí có trong tay, đặc biệt phải cướp vũ khí của
địch để tiêu diệt địch Và cách đánh đu kích là hệ quả tất yếu của đường lối chiến tranh nhân dân được Bác đặc biệt chú ý Người viết tác phẩm đánh du kích như đánh cờ, nêu những cách đánh giặc cụ thể của một cụ nông dân đã
già yếu: Một ông già, một sợi dây/ làm cho điêu đứng một bầy địch nhân”, của một cụ bà cao tuổi: “Tuổi già gan lại càng già/ làm cho địch biết tay bà mưu cao”, hay của một em bé: “Tuổi nhỏ mà gan thì to/ đem hai thứ trứng bán cho quân thù”
Đánh du kích không những có vị trí chiến lược trong khởi nghĩa vũ trang, mà cả trong chiến tranh cách mạng Hồ Chí Minh đã nhắn mạnh: “ làng
nào, huyện nào, tỉnh nào cũng có du kích, thì nó thành một tấm lưới sắt, một
thứ “thiên la, địa võng” mà địch không tài gì thoát ra được” [10, Tr.335] Mục đích của du kích chiến không phải là đánh lớn ăn to, mà phải đánh tỉa dần, đánh liên tục, đánh cho địch ăn không ngon, ngủ không yên, làm cho địch bị
tiêu hao về sinh lực, suy nhược vé tinh thần, hao mòn về vật chất rồi đi đến
chỗ bị tiêu diệt
Phải đánh địch bằng mọi cách: tập kích, phục kích, đánh phá đồn bốt
Trang 21nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, “xuất quỷ nhập thần, thiên biến vạn hóa” theo tư tưởng Hồ Chí Minh
2.1.4 Đánh vào lòng người, kết hợp tác chiến với binh vận, địch vận Tư duy quân sự Hồ Chí Minh hàm chứa sâu sắc tư tưởng quân sự truyền thống của dân tộc ta: Không chỉ đánh vào quân đội địch có vũ khí mà còn đánh vào lòng người “công tâm là thứ nhất, công thành là thứ hai”
Vấn đề “công tâm” đã được đặt ra trong lịch sử đấu tranh các nước từ lâu Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta Ông cha ta rất coi trọng đánh vào lòng người Xuất phát từ truyền thống “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lẫy chí nhân thay cường bạo” (Cáo Bình Ngô - Nguyễn Trãi) Người rất tin ở khả năng cảm hóa binh sĩ địch, một khi ta làm cho họ rõ được cuộc chiến tranh họ đang tiến hành là phi nghĩa, thức tỉnh lương tri của họ hướng về cuộc chiến đấu chính nghĩa của ta Người rất coi trọng chính sách khoan hồng nhân đạo đối với tù binh và những hàng ngũ địch chạy sang hàng ngũ của ta
Không những đánh vào lòng người của binh lính địch, mà để cỗ vũ tỉnh
thần quân dân ta, người cầm quân phải làm gì? Nhân đây cũng xin nói tới đạo làm tướng theo quan niệm của Bác Theo Người, nói tới đạo làm tướng thì cái gốc vẫn là tình thương yêu và sự gương mẫu: “Từ tiểu đội trưởng trở lên, từ tổng tư lệnh trở xuống, phải săn sóc đời sống vật chất và tinh thần của đội
viên bộ đội chưa ăn cơm, cán bộ không được kêu mình đói, bộ đội chưa đủ
chỗ ở, cán bộ không được kêu mình mệt” Có thế thì trăm vạn người đều nghe theo
2.1.5 Biết khởi đầu và kết thúc chiến tranh
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta chỉ tiến hành chiến tranh giải
Trang 22còn chút hi vọng nào để cứu vãn hòa bình Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đề quốc Mỹ xâm lược đều bắt đầu như vậy
Khi bước vào kháng chiến thì toàn quân, toàn dân ta quyết kháng chiến cho đến thắng lợi cuối cùng Kháng chiến là trường kỳ, nhưng trường kỳ không có nghĩa là vô thời hạn Thời hạn đó là bao nhiêu năm tháng thì không thé nói trước được Điều đó tùy thuộc vào quyết tâm cố gắng của quân dân ta trong cả nước và những biến đổi của tình hình thế giới có ảnh hưởng đến nước ta
Trong điều kiện lực lượng so sánh địch - ta quá chênh lệch lúc đầu, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng ta là: Phải giành thắng lợi từng
bước, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn, phải kết thúc chiến tranh vào thời
điểm thích hợp và có lợi nhất Mục tiêu của chúng ta không phải là tiêu diệt
toàn bộ bộ đội quân xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, mà qua tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch để đánh bại ý chí xâm lược của chúng
Trong kháng chiến chống Pháp, ta đánh bại cố gắng cao nhất và cũng là cố gắng cuối cùng của dịch trong chiến dịch Đông - Xuân (1953 — 1954) Tại
Điện Biên Phủ, đi đến kết thúc chiến tranh bằng hiệp định Giơnevơ trong
kháng chiến chống đề quốc Mỹ, ta liên tiếp đánh bại các chiến lược tiến công của chúng, cuối cùng buộc chúng phải ký hiệp định Pari và rút quân khỏi Việt Nam Sau đó ta đánh bại quân ngụy, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước Quá trình thắng lợi đã diễn ra theo tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào” (Thơ xuân 1968)
2.1.6 Lấy dân làm gốc
Trang 23Từ chân lý đó, Người xác định: Mọi tiễn trình cách mạng của dân tộc
phải là của dân, do dân tiến hành và mưu cầu cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân Theo quan điểm của Người: Dân vừa là mục tiêu để thực hiện cách
mạng, vừa là động lực của cách mạng
Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Người viết: “Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bat kì đàn ông, đàn bà, bat kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp cứu Tổ Quốc Ai có súng dùng súng Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuống, gậy, gộc Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước” [9, Tr.480]
Từ khởi nghĩa vũ trang đến chiến tranh cách mạng, Hồ Chí Minh luôn nêu cao ngọn cờ chính nghĩa của dân tộc Bởi chính nghĩa là bản chất tốt đẹp
của con người Đó chính là sức mạnh chính trị, tinh thần của toàn dân Toàn
dân đoàn kết một lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh,
quyết tâm đồng lòng dám đánh và quyết đánh quân xâm lược và tay sai,
không sợ khó, không sợ khổ, không sợ chết thì sẽ biết đánh và tìm ra cách
đánh thì mới có sức mạnh Điều cốt lõi là dám đánh, quyết đánh Dám đấu tranh thì mới có đấu tranh, có kháng chiến có đấu tranh, có kháng chiến thì
mới thoát khỏi ách lầm than, nô lệ, có độc lập, tự do
Lấy dân làm gốc, khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nêu cao ngọn cờ chính nghĩa và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân vừa là điều kiện tiên quyết vừa là luận điểm cơ bản, xuyên suốt trong tư tưởng quân sự
Hồ Chí Minh Khi làm việc với cán bộ, Người thường căn dặn: “Dễ trăm lần
không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”
Như vậy, nắm vững tư tưởng chiến lược tiễn công luôn giành thế chủ
động, kết hợp chặt chẽ lực, thế, thời , mưu; phải đánh địch bằng mọi quy mô,
Trang 24chiến với binh vận, địch vận; biết khởi đầu và kết thúc chiến tranh và lấy dân
làm gốc là những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật
quân sự Những tư tưởng này là một di sản đạo một di sản nghệ thuật quân sự phong phú 2.2 Thực trạng việc phát huy nghệ thuật quân sự theo tư tưởng Hồ Chí Minh 2.2.1 Những nét mới của tình hình thế giới và trong nước Tình hình thế giới
Thế giới hiện nay đang trải qua một thời kỳ biến đối cực kỳ nhanh chóng
với những diễn biến phức tap và thay đổi khó lường
Thứ nhất: Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ
thông tin, đã có bước phát triển nhảy vọt chưa từng thấy, dẫn tới những thay
đi to lớn trong xã hội loài người:
Nhân loại đang bước vào “nền văn minh trí tuệ” mà hai đặc trưng cơ bản
là “xã hội thông tin” và “kinh tế trí thức”
Cách mạng khoa học công nghệ là một động lực xuyên quốc gia, nó dang tao cơ sở vật chat cho quá trình “toàn cầu hóa”, thúc đây sự chuyển dịch kinh tế, cơ cấu kinh tế, làm thay đổi nhiều quan niệm cũ về nhiều lĩnh vực trên phạm vi quốc gia và quốc tế Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, vừa
có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, đang bị một số nước phát triển và các tập
đoàn kinh tế xuyên quốc gia chỉ phối
Trong cuộc cạnh tranh đề tồn tại và phát triển, xu hướng liên kết, hợp tác
đang diễn ra mạnh mẽ với nhiều cấp độ, cả về kinh tế, chính trị, an ninh, giữa những nước có chế độ chính trị khác nhau Tắt nhiên, sự liên kết nào cũng là vừa hợp tác vừa cạnh tranh, nó là sự thống nhất giữa các mặt đối lập
Thứ hai: Chiến tranh lạnh đã kết thúc nhưng chiến tranh cục bộ xung đột
Trang 25thiệp, lật đỗ, khủng hoảng quốc tế vẫn đang còn diễn ra nhiều nơi trên thé giới, tính chất phức tạp ngày càng tăng Cuộc đấu tranh của các dân tộc vì hòa
bình và phát triển, vì độc lập dân tộc, dân chủ dân sinh vì tiến bộ và công
bằng xã hội vẫn đang tiến bước
Thứ ba: Tại khu vực Đông Nam Á, Châu Á - Thái Bình Dương, sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đang từng bước phục hồi và tiếp tục phát triển, song vẫn đang tiềm ân những nhân tố gây mắt ổn định, có thể tác động đến
các mặt đời sống kinh tế - chính trị - xã hội của nước ta
Tuy nhiên, xét từ xu hướng của thế giới, trong mối liên hệ gắn bó với
toàn cầu hóa về kinh tế, hòa bình, hợp tác và phát triển đang trở thành xu thế
lớn của thời đại ngày nay Tình hình trong nước
Sau thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cách mạng Việt Nam bước sang một thời kỳ mới, cả nước thống nhất đi lên chủ
nghĩa xã hội Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta giành được nhiều thắng
lợi quan trọng Bước vào thời kì đối mới, Đảng Cộng Sản Việt Nam nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng của Người về nghệ thuật quân sự Tư tưởng này không chỉ đúng trong chiến tranh - một câm nang thần kỳ trong đấu tranh giải phóng
dân tộc mà còn có ý nghĩa sâu sắc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa
Sau gần 30 năm đổi mới, đất nước ta đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội có sự thay đổi cơ bản và toàn diện, kinh tế tăng trưởng khá nhanh
với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa được đây mạnh Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, hệ thống chính trị và khối địa bàn đoàn kết toàn dân được tăng
Trang 26của ta trên trường quốc tế không ngừng được tăng lên, tạo nhiều thế và lực cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp
Như vậy, vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với dân tộc là nắm bắt cơ hội
vượt qua thách thức, nêu cao tinh thần cách mạng tiên tiến, tiếp tục vươn lên
mạnh mẽ, vững vàng trước mọi sóng gió, tiếp tục khăng định mình hơn trong thé ky XXI phan dau dua dat nước đi lên sánh vai cùng các nước phát triển
trên thế giới
Và sự nghiệp cách mạng lớn lao như vậy chỉ có thể thực hiện được khi
toàn dân đoàn kết, khi cả dân tộc đồng tâm hiệp lực Đảng và nhà nước ta không ngừng tăng cường công tác quốc phòng - an ninh để bảo vệ Tổ quốc,
chống lại luận điệu xuyên tạc của bọn phản động cho rằng nghệ thuật quân sự
Hồ Chí Minh chỉ phù hợp trong thời chiến còn trong thời bình thì không phù hợp Chính vì vậy, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật quân
sự và vận dụng tư tưởng đó phù hợp với thời kỳ đổi mới, để xây dựng đất
nước đi lên con đường xã hội chủ nghĩa là một điều vô cùng quan trọng 2.2.2 Thực trạng việc phát huy nghệ thuật quân sự theo tư tướng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay
Trong giai đoạn hiện nay, việc phát huy nghệ thuật quân sự theo tư tưởng Hồ Chí Minh đóng một vai trò vô cùng quan trọng Điều đó được thể hiện trong nhiều cương lĩnh, chỉ thị của Đảng, đặc biệt là trong báo cáo về các văn kiện Đại hội XI Ban chấp hành trung ương Đảng (khóa X) rút ra một số
kinh nghiệm thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết nhiệm kì vừa
qua, kinh nghiệm đầu tiên là : “trong bất kì điều kiện và tình huống nào, phải
kiên trì thực hiện đường lối và mục tiêu đổi mới, kiên định mục tiêu độc lập
Trang 27V.I.Lênin từng nói: “Giành chính quyền đã khó, giữ được chính quyền còn khó gấp bội” Việc xây dựng lực lượng vũ trang và nền quốc phòng toàn
dân vững mạnh là điều kiện tiên quyết để thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược
mà nghị quyết Đại hội VII đã đặc biệt nhắn mạnh: Đó là xây dựng chủ nghĩa
xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Có nhiều vấn đề thuộc về kinh nghiệm chỉ đạo chiến tranh được tổng kết sau hai cuộc chiến tranh, nhưng không thể vận dụng một cách cứng nhắc,
khuôn mẫu, khiên cưỡng và áp đặt, mà cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo kế
thừa và chọn lọc
Để giải quyết mâu thuẫn giữa nhỏ thắng lớn là phải tăng cường chất lượng quân đội thường trực, đồng thời phải tăng cường chất lượng quân dự bị và dân quân tự vệ, coi trọng đặc biệt xây dựng nền quốc phòng toàn dân Đảng phát huy tư tưởng nghệ thuật quân sự của Hồ Chí Minh là chiến tranh toàn dân, trong thời bình cũng thực hiện toàn dân xây dựng đất nước Vì vậy
toàn dân có trách nhiệm tham gia xây dựng lực lượng vũ trang - kế thừa tư
tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin “nhân dân là người làm nên lịch sử”, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng và việc tổ chức ngày hội quốc phòng toàn dân có ý nghĩa đó
Hiện nay Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm việc thực hiện công tác
tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia xây đựng quốc phòng toàn dân với
nhiều hình thức phong phú, nhằm trang bị những kiến thức tối thiểu, phố biến
Trang 28quân thù” Đây cũng là lực lượng sẵn sàng tham gia quân đội khi đất nước xảy ra chiến tranh
Xây dựng lực lượng vũ trang không chỉ đơn thuần một mục đích bảo vệ Tổ quốc, mà lực lượng vũ trang còn là lực lượng xung kích trong lĩnh vực xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm giàu cho đất nước Đất nước đã ra khỏi chiến tranh, kẻ thù xâm lược không còn, kẻ thù hiện nay của chúng ta là đói nghẻo, lạc hậu và lực lượng phản động trong nước cũng như phản động quốc tế luôn ngắm ngầm hoặc công khai nói xấu chính quyền nhằm lật đồ chế độ xã hội chủ nghĩa
Đảng và Nhà nước ta phát động phong trào: “Học tập và làm theo tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh” sâu rộng trong quần chúng nhân dân Việc nghiên cứu tư tưởng của Người giúp chúng ta tự hào về truyền thống dựng
nước và giữ nước của dân tộc Mỗi người, nhất là thế hệ trẻ, cần nhận thức rõ
trách nhiệm của mình để luôn giữ gìn, kế thừa và phát triển truyền thống đó, hoàn thành mọi nhiệm vụ, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ tô quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Tiểu kết chương 2:
Tư tưởng Hồ Chí Minh, nghệ thuật quân sự chiếm một vị trí đặc biệt
quan trọng Nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công luôn giành thế chủ động,
kết hợp chặt chế lực, thế, thời, mưu, phải đánh địch bằng nhiều lực lượng, mọi quy mô, mọi cách đánh, mọi thứ vũ khí, trang bị, kết hợp cách đánh du kích với đánh tập trung, đánh tiêu hao với đánh tiêu diệt, đánh vào lòng người, kết hợp tác chiến với binh vận, địch vận, biết khởi đầu và kết thúc
Trang 30Chương 3
VAN DUNG NGHE THUAT QUAN SU THEO TU TUONG HO CHi MINH TRONG CACH MANG VIET NAM
3.1 Vận dụng nghệ thuật quân sự theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
3.1.1 Chiến lược quân sự
3.1.1.1 Xác định đúng kẻ thù, xác định đúng đối tượng tác chiến
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác — Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
hoàn cảnh lịch sử ở mỗi giai đoạn cách mạng, Đảng ta luôn xác định đúng kẻ thù để có chiến lược đúng đắn Điều đó được thể hiện qua các thời kỳ cách
mang 1930 — 1945; 1946 — 1954; 1954 — 1975 - Thoi ky 1930 — 1945
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thé giới, các nước tư bản tiếp tục khai thác
thuộc địa của mình, trong các cuộc khai thác đó có cuộc khai thác thuộc địa ở
Việt Nam do thực dân Pháp tiến hành Chính cuộc khai thác này đã làm cho đời sống nhân dân ta vô cùng điêu đứng khổ cực
Trong lúc này Đảng ta đã xác định, kẻ thù nguy hiểm nhất của nước ta lúc này là thực dân Pháp, cùng với nó là bọn phong kiến, vua quan triều Nguyễn — tay sai đê hèn của thực dân Pháp Điều này được thể hiện trong cương lĩnh chính trị của Hồ Chí Minh (3/2/1930) và luận cương chính trị (10/1930)
Thực hiện đúng chủ trương của Đáng, nhân dân ta đã tiến hành đánh Pháp xâm lược và giành được một số thắng lợi quan trọng, là những trận tập dượt chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa Trước tình hình chủ nghĩa phát xít thế giới xuất hiện, đặt loài người trước thám họa diệt vong Căn cứ vào hoàn
cảnh mới, Đảng và Hồ Chủ Tịch đã xác định kẻ thù mới của dân tộc Việt
Trang 31lược và ra sức bóc lột Pháp và Nhật cau kết với nhau bóc lột nhân dân ta, làm
cho dân ta phải chịu “một cổ hai tròng” Đảng và Bác đã xác định kẻ thù lúc
này là thực dân Pháp và phát xít Nhật Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên
truyền giải phóng quân được thành lập, đã đưa ra đường lối đúng đắn chỉ đạo cách mạng nước ta để chống Pháp và Nhật
Ngày 9/3/1945, Nhật tiến hành đáo chính Pháp Hành động này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đó là việc phát xít Nhật đã tự loại cho chúng ta một kẻ thù nguy hiểm là thực dân Pháp Vì vậy kẻ thù của chúng ta lúc này chỉ có
một: phát xít Nhật
Ngày 12/3/1945, Đảng ta đã ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước
Nhờ sự giúp đỡ của quân đội Đồng Minh (13/8/1945 Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện), khiến cho phát xít Nhật ở Việt Nam hoang
mang cực độ; trước tình hình đó, Đảng, chủ tịch Hồ Chí Minh và toàn dân ta đã đánh Nhật trên phạm vi cả nước, thực hiện tổng khởi nghĩa toàn quốc và giành được thắng lợi nhanh chóng Nơi cuối cùng giành được thắng lợi là
Châu Đốc (28/8)
Ngày 2/9/1945, Hồ Chủ Tịch đọc Tuyên ngôn Độc Lập, khai sinh ra
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của Cách
mạng tháng Tám năm 1945, đánh đuôi được phát xít Nhật ra khỏi đất nước - Thời kỳ 1946 — 1954
Sau cách mạng tháng Tám, nước ta xuất hiện nhiều kẻ thù: quân đội Tưởng, Anh, Án, Nhật và tàn quân Pháp chúng có chung mục đích là tiêu
diệt chính phủ Hồ Chí Minh, phá hoại cách mạng Việt Nam Trước tình đó,
Đảng ta xác định kẻ thù nguy hiểm trực tiếp của cách mạng Việt Nam lúc này là thực dân Pháp, đối tượng tác chiến của quân và dân ta là quân đội Pháp
Trang 32sáng suốt vừa cứng rắn về nguyên tắc vừa mềm dẻo về sách lược đã đưa nước nhà vượt qua muôn ngàn khó khăn tưởng chừng như không sao vượt nỗi Lúc
thì hòa hoãn với Tưởng để rảnh tay đối phó với thực dân Pháp, lúc thì tạm
hòa hoãn với Pháp để đuổi cổ quân Tướng và quét sạch bọn tay sai của Tưởng, dành thời gian củng có lực lượng, chuẩn bị toàn quốc chống thực dân
Pháp xâm lược - điều mà Đảng biết chắc là không thể tránh khỏi
Với hành dộng phá hoại trắng trợn các hiệp định đã kí và gây sức ép quân sĩ, buộc ta phải đầu hàng, một lần nữa thực dân Pháp đặt nhân dân ta trước sự lựa chọn “hàng” hay “đánh”
Ngày 19/12/1946, ta đã lựa chọn giải pháp là “đánh”, điều đó được thể
hiện trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh” Với lời kêu gọi này, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta quyết tâm một lòng chống kẻ thù chính của dân tộc đó là thực dân Pháp
Đối tượng tác chiến của nhân dân và lực lượng vũ trang ta là quân đội xâm
lược nhà nghề của thực dân Pháp, có những chỗ mạnh hơn về số quân tập
trung và trang bị kĩ thuật hiện đại Từ việc xác định đúng đối tượng tác chiến chiến lược, chúng ta đã giành được một số thắng lợi quan trọng về quân sự
- Thời kỳ 1954 — 1975
Sau khi đuôi được thực dân Pháp về nước thì để quốc Mỹ lại có những hành động phá hoại Hiệp định Giơnevơ, dựng nên chính quyền tay sai va bién
miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự kiểu mới của Mỹ nhằm
chia cắt lâu dài đất nước ta, ngăn chặn làn sóng cách mạng thế giới, đẫn đến
cuộc đụng đầu lịch sử giữa dân tộc Việt Nam anh hùng với dé quéc Mỹ - kẻ
thù hiếu chiến nhất thời đại Lúc này đế quốc Mỹ và tay sai của chúng trở
Trang 33Đánh giá đúng đắn mọi mặt và những chỗ yếu của đế quốc Mỹ, quân và dân Việt Nam anh hùng dưới sự chỉ đạo của Đảng, Hồ Chủ Tịch đã đánh thắng để quốc Mỹ thống nhất Tổ quốc
3.1.1.2 Mở đầu và kết thúc chiến tranh đúng lúc trong khởi nghĩa vũ trang và chiến trang cách mạng
Đảng và Hồ Chủ Tịch luôn chú trọng đến thời cơ tiến hành cách mạng Thắng lợi của tổng khởi nghĩa và cách mạng tháng Tám, chứng minh nghệ thuật lựa chọn thời cơ của Hồ Chí Minh và Đảng ta về khởi nghĩa vũ
trang giải phóng dân tộc Đầu năm 1943, quân đội Xô Viết thắng lợi ở
Stalingrat và chuyển sang phản công: Nhân dân ta bị hai tầng áp bức bóc lột, oán ghét Nhật - Pháp ngày càng sôi sục
Đầu năm 1945, cuộc chiến tranh thế giới đang bước vào giai đoạn cuối, Nhật đảo chính Pháp Tiếng súng đảo chính phát xít Nhật vừa nỏ, thì lập tức tiếng súng chống Nhật cứu nước của lực lượng vũ trang của nhân dân cũng vang lên Đảng ta kịp thời ra chỉ thị: “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” nhằm phát động cao trào chống Nhật, cứu nước làm tiền đề đề cho
tổng khởi nghĩa một khi có đủ điều kiện
Trong lúc này chiến tranh thế giới sắp đến hồi kết thúc Phát xít Đức đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện, Hồng quân Liên Xô tấn công vào quân đội
Quan Đông của Nhật; sự sụp đồ hoàn toàn của phát xít Nhật chỉ còn tính từng
ngày Những điều kiện đảm bảo thắng lợi cho tổng khởi nghĩa đã được đề ra trong tác phẩm “Con đường giải phóng” đã có Hồ Chí Minh đã trực tiếp lãnh
đạo, Người cho rằng lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hi sinh tới đâu, dù
phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập
Hồ Chí Minh và Đảng ta đã vận dụng thời cơ một cách tài tình nên đã
Trang 34nỗ ra khi quân Nhật đã mất hết tỉnh thần và sức chiến đấu, vào lúc đó quân Đồng Minh chưa kịp kéo vào nước ta để giải giáp quân Nhật Đó là thời cơ
thuận lợi nhất mà Đảng và Hồ Chí Minh đã chọn để đưa cách mạng tháng
Tám thành công và lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi quân Đồng Minh vào
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và để quốc Mỹ, chúng ta mở đầu phát động chiến tranh vệ quốc đều là những thời điểm thỏa mãn
hoàn cảnh lịch sử, có sức lơi cuốn tồn dân tộc và có sức thuyết phục trên
trường quốc tế mạnh mẽ
Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động toàn quốc kháng
chiến là thời điểm ta không thể lui được nữa, sau hàng loạt các hành động nhằm đây lùi, ngăn chặn chiến tranh không để xảy ra Trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, Bác nói: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp ta một lần nữa! Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả
chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” [3, Tr
202 - Tr.203]
Đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong bối cảnh quốc tế phức tạp và trong tình hình đất nước tạm bị chia làm hai miền, ta đã khởi đầu chiến tranh đúng thời cơ và bằng phương pháp thích hợp (khởi nghĩa từng phần, đồng khởi), đánh vào chỗ yếu nhất, sơ hở nhất của địch lúc bấy giờ là cơ sở hạ tầng của ngụy quyền, đánh bại hình thức thống trị điển hình của chủ nghĩa thực dân mới Mỹ, làm cho Mỹ bị động ngay từ đầu
Trang 35Xuân năm 1975, “đánh cho ngụy nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Mam, thống nhất đất nước, kết thúc thắng lợi trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
3.1.1.3 Phương châm tiến hành chiến tranh
Từ khởi nghĩa vũ trang đến chiến tranh cách mạng, Đảng và Hồ Chí
Minh chủ trương mang tính chiến lược là đánh lâu dài, đây là bước đi tất yếu,
có tính quy luật của một nước nhỏ phải chống một đề quốc to
Thời kỳ khởi nghĩa vũ trang: Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng trong vòng 15 năm
(1930 - 1945), quân và dân ta chiến đấu kiên cường bất khuất và 2/9/1945, tại
Quảng trường Ba Đình- Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc
lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Lịch sử quân sự Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới: Giai đoạn đấu tranh bảo vệ độc lập, tự do,
thống nhất Tổ quốc, bảo vệ Nhà nước và chế độ mới ở
Việt Nam
Trong kháng chiến chống Pháp chống Mỹ, Đảng và Hồ Chí Minh chủ trương đánh lâu dài, lẫy thời gian làm lực lượng, chuyên hóa sức mạnh trong chiến tranh và tạo thế nắm thời cơ đánh đòn quyết định Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng đề ra trong: Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường Vụ Trung ương Đảng ra ngày 12/12/1946, “Lời kêu gọi toàn
quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19/12/1946 và tác phẩm
Trang 36Phương châm kháng chiến lâu dài, không đồng nghĩa với việc kéo dài vô hạn của chiến tranh, mà phải biết chọn thời điểm kết thúc chiến tranh càng sớm càng tốt Kháng chiến chống Pháp, chúng ta chủ trương “trường kỳ kháng chiến” sau 9 năm giành thắng lợi Kháng chiến chống Mỹ, đề quốc Mỹ
dùng vũ khí tối tân nhất hòng hủy diệt nền văn minh dân tộc, Đảng và Hồ Chí
Minh xác định: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm, hoặc lâu
hơn nữa Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố xí nghiệp có thể bị tàn phá,
song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to
đẹp hơn” [4, Tr.108] Va nam 1975, nước ta hoàn toàn độc lập, mở ra kỷ
nguyên mới, cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Phương châm tiễn hành một cuộc chiến tranh nhân dân:
Đáng và Hồ Chí Minh tiến hành một cuộc chiến tranh nhân dân Lấy dân
làm gốc là hòn đá tảng trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh Sau những năm bôn ba tìm đường cứu nước, Người đã tìm ra một chân lý: Mọi tiến trình cách mạng của dân tộc phải do nhân dân tiến hành và mưu cầu cuộc sống 4m no hạnh phúc cho nhân dân
Trong thời kỳ khởi nghĩa vũ trang: Đảng ta xác định lực lượng cách mạng là đông đảo quần chúng nhân dân Tại hội nghị thành lập Đảng Cộng
Sản Việt Nam (3/2/1930) tại Hương Cảng - Trung Quốc, thông qua chính
Trang 37trung, tiểu địa chủ và tư sản Việt Nam mà chưa lộ rõ mặt phản cách mạng thì
phải lợi dụng, ít ra cũng làm cho họ trung lập ” [4, Tr 298]
Kháng chiến chống Pháp bùng nỗ “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh được truyền bá khắp cả nước với tỉnh than: “Bat
kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc Ai có súng đùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuồng, gậy gộc Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước ” [4, Tr 202 - Tr 203]
Kháng chiến chống Mỹ: Nhân dân Bắc - Nam đã đồng tâm hiệp lực, anh dũng đứng lên chống Mỹ Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò
quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước, có nhiệm vụ
phát triển kinh tế và chỉ viện cho tiền tuyến lớn Miền Nam Cách mạng dân tộc nhân dân ở miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam
Phương thức tiến hành chiến tranh: Là kết hợp chặt chẽ tiến công và nỗi dậy, tiêu diệt địch để giành quyền làm chủ Tiến công địch bằng hai lực lượng
(quân sự và chính trị) trên cả ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn, đồng bằng và đô thị) và ở cả ba mỗi giáp công (quân sự, chính trị và binh vận) làm cho kẻ thù bị động, lúng túng trong đối phó dẫn đến đô vỡ về chiến lược, sa lầy về chiến thuật, cuối cùng chấp nhận thất bại
Chiến lược quân sự Việt Nam trong khởi nghĩa vũ trang và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã phát triển cao, giải quyết thành
công nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn chiến tranh, thực sự trở thành bộ phận
Trang 383.1.2 Nghé thuat chién dich
Chiến dịch quân sự Việt Nam xuất hiện trong kháng chiến chống Pháp
được đánh dấu bằng chiến dịch phản công Việt Bắc - Thu Đông 1947 Đã có
trên 40 chiến dịch được thực hiện trong kháng chiến chống Pháp, trên 50
chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ Sự hình thành và phát triển của chiến dịch quân sự Việt Nam được thé hiện ở những nội dung sau:
Loại hình chiến dịch:
Được sự chỉ đạo chặt chẽ của chiến lược, nghệ thuật chiến dịch quân sự
Việt Nam đã không ngừng phát triển theo cá chiều sâu và chiều rộng trong hai
cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đặc biệt là trong kháng chiến
chống Mỹ Năm 1972 là thời kỳ phát triển toàn diện về loại hình chiến dịch và nghệ thuật tiễn hành chiến dịch Ta đã đồng thời mở ba chiến dịch tiễn công
lớn với lực lượng tương đương quân đoàn trong mỗi chiến dịch, đột phá vào
hệ thống phòng ngự kiên cố của địch So với các chiến dịch thời kì trước, đây
là các chiến dịch tiến công có quy mô lớn hơn, không gian rộng hơn và thời gian dài hơn Ở vùng nông thôn đồng bằng (bắc Bình Định và Khu 8), ta mở hai chiến dịch tiến công tống hợp Trên miền Bắc, Quân chủng Phòng không - không quân và lực lực lượng phòng không các địch phương tiến hành chiến dịch phòng không quy mô lớn, đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của địch Trên chiến trường Bắc Lào, ta và bạn phối hợp mở chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoang
Từ năm 1973 đến năm 1975 là thời kì nghệ thuật chiến dịch tiến công phát triển đến đỉnh cao Các chiến dịch Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, đặc biệt là chiến dịch Hồ Chí Minh đều là những chiến dịch có ý nghĩa chiến lược, tác chiến bằng lực lượng binh chủng hợp thành tương đối lớn, tiêu diệt và làm tan
Trang 39của dich, giải phóng từng địa bàn chiến lược và cuối cùng đã giải phóng hoàn
toàn miễn Nam, kết thúc chiến tranh
Xem xét gần 60 chiến dịch trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
có thế thấy, tiến công là loại hình chiến dịch chủ yếu và phô biến; phản công là loại hình quan trọng; phòng ngự là loại hình không thể thiếu được, xuất
hiện trong thời kì cuối chiến tranh Trên miền Bắc, với sự phát triển đến trình độ cao của chiến tranh nhân dân đất đối không, sự xuất hiện loại hình chiến
dịch phòng không là tắt yếu
Quy mô chiến dịch:
Trong hai cuộc kháng chiến, quy mô chiến dịch được phát triển cả về số
lượng và chất lượng Trong chiến dịch Việt Bắc (1947) lực lượng tham gia khoảng 30 đại đội độc lập (chủ yếu là bộ binh), chiến dịch Điện Biên Phủ
(1954) lực lượng gồm 5 đại đoàn có các đơn vị binh chủng pháo binh, phòng
không, công binh ), chiến dịch Hồ Chí Minh (1975), lực lượng có 5 quân
đoàn chủ lực và các quân binh chủng cùng lực lượng nổi dậy của quần chúng nhân dân trong kháng chiến chống Pháp và giai đoạn đầu của kháng chiến
chống Mỹ, các chiến dịch diễn ra ở địa bàn rừng núi là chủ yếu Giai đoạn
cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, chiến dịch diễn ra trên tất cả các địa bàn rừng núi, trung du, đồng bằng, đặc biệt chiến dịch Hồ Chí Minh đánh vào
thành phó Sài Gòn - trung tâm kinh tế, chính trị của Nhà nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa đề kết thúc chiến tranh
Cách đánh chiến dịch:
Thời kỳ đầu chiến tranh, so sánh lực lượng địch - ta còn rất chênh lệch, mục đích chiến địch lay tiêu diệt sinh lực địch là chính, nên cách đánh chiến dịch của ta chủ yếu là đánh du kích, đánh vận động, tiêu diệt địch ở ngồi cơng sự là chính, đồng thời phát triển cách đánh địch trong cứ điểm và cụm
Trang 40Thoi ky cudc chiến tranh so sánh lực lượng đã thay đối có lợi cho ta, các
binh đoàn chủ lực cơ động đã phát triển lớn mạnh, nên cách đánh địch của ta phát triển trong tập đoàn cứ điểm, hệ thống phòng ngự vững chắc ở cả rừng núi, nông thôn, đồng bằng và đô thị
Trong kháng chiến chống Pháp, nói riêng về nghệ thuật chiến dịch, từ
thế chiến lược chủ động, thế mạnh của chiến tranh nhân dân nên thế trận các chiến dịch của ta thường không hình thành đội, tuyến, dai ma được bố trí ở các khu vực khác nhau trên địa bàn chiến dịch Thế trận chiến dịch của ta thường thiên biến vạn hóa, khiến kẻ địch luôn bị bắt ngờ lúng túng, bị động cá về chiến dịch và chiến đấu
Cách đánh chiến dịch - vấn đề cốt lõi nhất của nghệ thuật chiến dịch- có
bước phát triển nhanh chóng trước đối tượng mới của chiến dịch là quân viễn
chinh Mỹ và do sự phát triển đến trình độ cao của chiến lược tổng hợp, chiến
tranh nhân dân
Trong chiến dịch tiến công, ta đã vận dụng thành công và phát triển 4
phương thức tác chiến chiến dịch chủ yếu là đánh điểm diệt viện; bao vây, tiến công trận địa; kết hợp đột phá, thọc sâu với bao vây, chia cắt, đánh địch
trên toàn bộ chiều sâu phòng ngự chiến dịch của địch và bao vây tiến công
thành phó
Trong chiến dịch phản công, thành công nổi bật của ta là kết hợp được lực lượng tại chỗ và lực lượng cơ động lớn, đánh gãy từng cánh quân tiến
công của địch, làm đảo lộn ý định tiến công của chúng, buộc địch từ chủ động
tiến công sang bị động đối phó, thất bại, rút lui