1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng con người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay

38 954 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 81,23 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh là người anh hùng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóa lớn của nhân loại. Cuộc đời và sự nghiệp của Người là tấm gương cao cả cho dân tộc Việt Nam cũng như nhân loại tiến bộ trên thế giới. Di sản tư tưởng mà Người để lại đã từng góp phần làm nên những thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam. Nổi bật trong tư tưởng của Người là lòng yêu nước thương dân, yêu con người sâu sắc. Suốt đời, Người phấn đấu, hy sinh cho độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. Tư tưởng về con người là một trong những bộ phận quan trọng trong di sản lý luận của Người. Trong công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng con người hiện nay, những tư tưởng của Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị. Nó gợi mở cho chúng ta nhìn nhận mục tiêu, phương pháp xây dựng con người trong bối cảnh hiện đại, khi con người Việt Nam được coi vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, nghiên cứu, học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ giúp cho mỗi chúng ta “trong sáng hơn”, mà còn có ý nghĩa thiết thực trong công cuộc xây dựng những phẩm chất cần có của con người Việt Nam hiện nay. Việt Nam hiện nay đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Mục tiêu cơ bản của quá trình này là phấn đấu, xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp, kinh tế mạnh, tăng trưởng nhanh và bền vững; xây dựng con người Việt Nam hiện đại, mà trước hết là đội ngũ những người lao động có kỹ thuật, kỷ luật, có kỹ năng lao động thuần thục, cần phải nhanh chóng tạo ra một lực lượng tri thức đông về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đủ sức giải quyết những vấn đề đặt ra về sự phát triển xã hội, thực hiện thành công sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Việc xây dựng con người mới là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng phát triển, bảo vệ đất nước hiện tại và tương lai. Từ những yêu cầu về lý luận và thực tiễn đặt ra như vậy nên tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Xây dựng con người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp công nghiệp hóa ở nước ta hiện nay”. 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài -Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích một cách khái quát những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và xây dựng con người mới, niên luận chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế, tìm nguyên nhân và những giải pháp để xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. -Nhiệm vụ nghiên cứu: Làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và giá trị của những quan điểm đó và làm rõ thực trạng xây dựng con người Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu là con người Việt Nam trong phạm vi đất nước Việt Nam. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài - Cơ sở lý luận: Niên luận được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về con người và chiến lược “trồng người”. - Phương pháp nghiên cứư: Trong niên luận đã sử dụng một số phương pháp chủ yếu như: logic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, diễn dịch - quy nạp, so sánh đối chiếu, gắn lý luận với thực tiễn… 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, niên luận gồm 2 chương 7 tiết. 2 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. TƯ TƯỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI 1.1 Quan niệm của phương Đông về con người Trong thuyết âm - dương ngũ hành, con người là sản phẩm của tạo hóa, được sinh ra bởi sự giao cảm của âm – dương. Về bản chất con người, có nhiều quan điểm khác nhau. Các trường phái triết học tôn giáo phương Đông như Phật giáo, Hồi giáo nhận thức bản chất con người trên cơ sở thế giới quan duy tâm, thần bí hoặc nhị nguyên luận. Trong triết học Phật giáo, con người là sự kết hợp giữa danh và sắc (vật chất và tinh thần). Đời sống con người trên trần thế chỉ là ảo giác hư vô. Vì vậy cuộc đời con người khi còn sống chỉ là sống gửi, là tạm bợ. Cuộc sống vĩnh cửu là phải hướng tới cõi Niết bàn, nơi tinh thần con người được giải thoát để trở thành bất diệt. Trong Triết học phương Đông, do ảnh hưởng bởi thế giới quan duy tâm hoặc duy vật chất phác, biểu hiện trong tư tưởng Nho giáo, Lão giáo, quan niệm về bản chất con người cũng thể hiện một cách phong phú. Khổng Tử cho bản chất con người do “thiên mệnh” chi phối, quyết định, đức “nhân” chính là giá trị cao nhất của con người, đặc biệt là người quân tử. Mạnh Tử quy tính thiện của con người vào năng lực bẩm sinh, do ảnh hưởng của phong tục, tập quán xấu mà con người bị nhiễm cái xấu, xa rời cái tốt đẹp. Vì vậy, phải thông qua tu dưỡng, rèn luyện để giữ được đạo đức của mình. Cũng như Khổng Tử, Mạnh Tử cho rằng phải lấy lòng nhân ái, quan hệ đạo đức để dẫn dắt con người hướng tới các giá trị đạo đức tốt đẹp. Triết học Tuân Tử lại cho rằng bản chất con người khi sinh ra là ác, nhưng có thể cải biến được, phải chống lại cái ác thì con người mới tốt được. Đổng Trọng Thư - người kế thừa Nho giáo theo khuynh hướng duy tâm cực đoan quan niệm trời và con người có thể thông hiểu lẫn nhau. Lão Tử - người mở đầu cho trường phái Đạo gia, cho rằng con người sinh ra từ “Đạo”. Do vậy, con người cần phải sống “vô vi”, theo lẽ tự nhiên, thuần phác, không hành động một cách giả tạo, trái với tự nhiên. Quan niệm này biều hiện tư tưởng duy tâm chủ quan của triết học Đạo gia. 3 Nhìn chung, con người trong triết học phương Đông biểu hiện yếu tố duy tâm có pha trộn tính chất duy vật chất phác, ngây thơ trong mối quan hệ với tự nhiên và xã hội. 1.2 Quan niệm của phương Tây về con người Triết học phương Tây trước Mác biểu hiện nhiều quan niệm khác nhau về con người: Các trường phái triết học phương Tây, đặc biệt là Kitô giáo, nhận thức vấn đề con người trên cơ sở thế giới quan duy tâm, thần bí. Trong Kitô giáo, con người là kẻ có thể xác, thể xác sẽ mất đi nhưng linh hồn thì tồn tại vĩnh cửu. Linh hồn là giá trị cao trong con người. Vì vậy phải thường xuyên chăm sóc phần linh hồn để hướng đến Thiên đường vĩnh cửu. Trong triết học Hy Lạp cổ, con người được xem là điểm khởi đầu của tư duy triết học. Con người và thế giới xung quanh là tấm gương phản chiếu lẫn nhau. Con người là một tiểu vũ trụ bao la. Theo Arixtốt, con người chỉ có linh hồn, tư duy, trí nhớ, ý chí, năng khiếu nghệ thuật là làm cho con người nổi bật lên, con người là thang bậc cao nhất của vũ trụ. Triết học Hy Lạp đã có sự phân biệt con người với tự nhiên nhưng chỉ là hiểu biết bên ngoài về tồn tại con người. Triết học Tây Âu trung cổ xem con người là sản phẩm của Thượng đế sáng tạo ra, mọi số phận, niềm vui, nỗi buồn, sự may rủi của con người đều do Thượng đế xếp đặt. Triết học thời kỳ Phục hưng - cận đại đặc biệt đề cao vai trò trí tuệ, lý tính của con người, xem con người là một thực thể có trí tuệ. Đó là một trong những yếu tố quan trọng nhằm giải thoát con người khỏi mọi gông cùm chật hẹp mà theo chủ nghĩa thần học thời trung cổ đã áp đặt cho con người. Tuy nhiên vẫn chưa trường phái nào nhận thức được đầy đủ về bản chất con người cả về mặt sinh học và mặt xã hội. Con người mới chỉ được nhấn mạnh về mặt cá thể, mà xem nhẹ mặt xã hội. Trong triết học cổ điển Đức, những nhà triết học nổi tiếng như Cantơ, Hêghen đã phát triển quan niệm về con người theo khuynh hướng của chủ nghĩa duy tâm. Hêghen, với cách nhìn của một nhà duy tâm khách quan, thông qua sự vận động của “ý niệm tuyệt đối”, đã cho rằng con người là hiện thân của “ý niệm tuyệt đối”. 4 Hêghen cũng là ngừoi trình bày một cách có hệ thống về các quy luật tư duy của con người, làm rõ cơ chế của đời sống tinh thần cá nhân trong mọi hoạt động của con người. Hêghen là người khẳng định vai trò chủ thể của con người đối với lịch sử, đồng thời là kết quả của sự phát triển của lịch sử. Tư tưởng triết học của nhà duy vật Phoiơbắc đã vượt qua những hạn chế trong triết học Hêghen để hy vọng tìm đến bản chất con người một cách đích thực. Phoiơbắc phê phán tính chất siêu tự nhiên, siêu vật chất, phi thể xác về bản cht con người trong triết học Hêghen, đồng thời khẳng định con người do sự vận động của thế giới vật chất tạo nên. Con người và tự nhiên là thống nhất không thể tách rời. Phoiơbắc đề cao vai trò trí tuệ của con người với tính cách là các cá thể người. Đó là những con người cá biệt, phong phú, đa dạng, không ai giống ai Quan niệm này đều dựa trên nền tảng duy vật, đề cao yếu tố tự nhiên, cảm tính nhằm giải phóng cá nhân con người. Tuy nhiên, Phoiơbắc không thấy được bản chất xã hội trong đời sống con người, tách con người khỏi những điều kiện lịch sử cụ thể. Phê phán quan điểm của Phoiơbắc, Mác đã khái quát bản chất con người, qua câu nói nổi tiếng: “Phoiơbắc hòa tan bản chất tôn giáo vào bản chất con người. Nhưng bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”. Về bản chất con người, triết học tư sản còn có một quan điểm cho rằng nội dung chung nhất về bản chất con người là con người sinh vật học, hay là con người bản năng sinh vật. Những người theo quan điểm trên đặt vấn đề: không cần quan tâm đến tính chất đặt biệt của xã hội mà chỉ chú trọng đến yếu tố sinh vật học và tâm lý khi giải thích sự phát triển của xã hội. Họ áp dụng một cách sơ lược những quy luật sinh vật học vào lĩnh vực xã hội, phủ nhận những đặc điểm của quy luật xã hội. Không thừa nhận quan điểm thuần túy sinh vật về con người, nhiều nhà tư tưởng lớn trước Mác cũng như cùng thời hoặc sau Mác, đã đưa ra những tiêu chí phân biệt con người và động vật. Phranklin cho rằng con người khác con vật ở chỗ con người biết sử dụng công cụ lao động. Aristote đã gọi con người là “một động vật có tính xã hội”. Pascal nhấn mạnh đặc điểm của con người và sức mạnh của con 5 người và sức mạnh của con người là ở chổ con người biết suy nghĩ. Ông đưa ra hình tượng con người chỉ là “một cây sậy, nhưng là một cây sậy biết suy nghĩ” (le Roseau pensant). Các nhận định trên đều đúng khi nêu lên một khía cạnh về bản chất con người, nhưng cũng đều còn phiến diện, không nói lên được nguồn gốc của những đặc điểm ấy và mối quan hệ biện chứng giữa chúng với nhau. Chủ nghĩa Mác không phủ nhận những yếu tố sinh vật ở con người. Như Mác từng nói, con người trước hết phải ăn, mặc, ở, rồi mới làm triết học. Nhưng đối với con người thì ngay ăn, mặc, ở và mọi hành vi mang tính động vật khác cũng đầy tính xã hội. Lịch sử của con người là lịch sử không ngừng văn minh hóa những hành vi có tính động vật. Bao nhiêu tâm huyết của loài người đã được bỏ ra để ăn, mặc, ở, của động vật. 1.3 Tư tưởng của Hồ Chí Minh về con người và xây dựng con người mới 1.3.1 Con người và bản chất con người Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người và bản chất con người đã được thể hiện trong những điểm chủ yếu dưới đây: Thứ nhất, Hồ Chí Minh đã đưa ra một định nghĩa về người: “Chữ người nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người”. Theo định nghĩa này (duy danh), “chữ người” mà Hồ Chí Minh đề cập ở đây chủ yếu là con người cộng đồng, tồn tại ở ba khu vự địa lý khác nhau (làng, nước, thế giới) được hiểu ở ba nghĩa: hẹp, rộng và rất rộng và đây chủ yếu là con người xã hội, có quan hệ xã hội và mang bản chất xã hội. Song, sự độc đáo của cách này là ở chỗ: “Chữ người” (chữ người viết nghiêng), là chỉ cho con người cá thể (một con người), nhưng con người đó là một con người xã hội, là một thành viên của một cộng đồng xã hội nhất định. Cộng đồng đó, không chỉ là cộng đồng ba cấp nhà – làng – nước đã tồn tại từ lâu quan niệm của nhân dân ta, mà còn cụ thể hơn, rộng hơn với 5 cấp là gia đình, họ tộc, làng xóm, dân tộc và nhân loại như Hồ Chí Minh nêu trong định nghĩa. Điều này cũng có nghĩa là để thành người (chữ người) thì điều kiện cần là con người cá thể, con người sinh vật 6 học, nhưng điều kiện đủ phải là con người xã hội. Nghĩa là nghiên cứu con người, bản chất con người phải đồng thời chú ý cả hai mặt sinh vật học và xã hội. Cái độc đáo của định nghĩa còn hàm chứa tiêu chuẩn con người khi nói đến nghĩa hẹp, rộng và rộng nữa, tức là nói đến khả năng phát triển của con người, đơn giản hay phong phú, trình độ cao hay thấp phụ thuộc vào kết quả của ứng xử, giải quyết các quan hệ xã hội xuất hiện đơn giản hay phức tạp, gia đình hay quốc gia hoặc quốc tế. Con người sẽ phát triển hơn khi được giao tiếp rộng hơn, “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Cùng dùng với thuật ngữ chữ người, gia đình, an hem, họ hàng, bầu bạn, đồng bào nhân loại để chỉ cho “con người”, Hồ Chí Minh còn dùng các thuật ngữ khác như: dân, dân chúng, quần chúng, sĩ, nông, công, thương, già, trẻ, gái, trai, cán bộ, đảng viên… cũng để nói về “con người” Hồ Chí Minh dùng ít nhất (hai lần), nhưng thông qua các thuật ngữ trên Hồ Chí Minh đề cập đầy đủ các mặt của con người. Thứ hai, theo Hồ Chí Minh, con người muốn tồn tại thì phải ăn, mặc, ở, đi, lại… Đó là nhu cầu tối thiểu của cuộc sống con người. Con người sinh vật học và con người xã hội (con người trí tuệ) đều có nhu cầu (bản năng) ăn, ở, đi lại. Song, con người khác con vật ở chỗ, trong con người, ý thức thay thế bản năng, hoặc bản năng con người là bản năng đã được ý thức. Ở con người cái bản năng đã được cải tạo, nhưng không hề bị xóa bỏ, nó vẫn tác động tới toàn bộ đời sống của con người. Quá trình người hóa là quá trình duy nhất diễn ra trogn sự tương tác giữa các yếu tố sinh vật và yếu tố xã hội. Thực ra, không có hai loại con người, tức con người sinh vật học và con người xã hội, cùng sống trong xã hội loài người, mà chỉ có con người cụ thể được phát triển từ con người cụ thể được phát triển từ con người sinh học thành người khôn và trưởng thành, hiện tồn tại là con người có trí tuệ có ý thức. Thứ ba, theo Hồ Chí Minh, con người là bộ phận của tự nhiên, nhưng con người không chỉ biết thích nghi với tự nhiên, mà còn chinh phục tự nhiên; không chịu lệ thuộc vào tự nhiên, mà muốn cải tạo, làm chủ tự nhiên, không chỉ bằng lòng với cái tự nhiên vốn có, mà còn tạo ra cái thiên nhiên thứ hai để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người. Trong hoạt động đầy sáng toaọ đó, mỗi con người cụ 7 thể bao giờ cũng là thành viên của một cộng đồng xã hội nhất định, tham gia vào chinh phục, cải tạo tự nhiên theo chức năng và vai trò của cộng đồng mình. Thứ tư, Chủ tịch Hồ Chí Minh phân biệt người này với người khác chủ yếu không phải là vấn đề chủng tộc màu da (vàng, trắng, đỏ hay đen) hoặc vấn đề dân tộc, mà từ nhận thức về chủng tộc, dân tộc đi đến nhận thức về giai cấp. Đó là sự vận động của tư duy Hồ Chí Minh về vấn đề con người. Từ việc tìm câu trả lời: Vì sao người Việt Nam phải làm nô lệ, phải cùng khổ, mất nước, người Việt Nam da vàng bị coi thường nhân tính cũng như nhiều dân tộc thuộc địa trên thế giới đang bị đọa đày, Hồ Chí Minh, đã thấy được rằng, chỉ có thể giải phóng giai cấp mới giải phóng được các dân tộc trên thế giới. Nhưng Người không đi tới nhận thức một cách cực đoan về vấn đề giai cấp, mà lại luôn luôn kết hợp với giai cấp trong mọi vấn đề của cách mạng Việt Nam, trong đó có con người. Thứ năm, từ các vấn đề nêu trên, bản chất con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh được bộc lộ rõ ràng. Hồ Chí Minh luôn luôn đặt con người, mỗi cá nhân con người trong mối quan hệ ba chiều: Quan hệ với một cộng đồng nhất định , trong đó mỗi người là một thành viên; quan hệ với một chế độ xã hội nhất định, trong đó con người được làm chủ hay bị áp bức, bóc lột; quan hệ với tự nhiên, mà con người là một bộ phận không tách rời, nhưng lại luôn luôn “người hóa” tự nhiên trong những cộng đồng xã hội nhất định, và bi quy định bởi những chế độ xã hội nhất định. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm mácxít về con người: “bản chất con người” không phải là một cái trừu tượng cố hữu cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Các quan hệ xã hội có nhiều loại, trong đó quan hệ sản xuất đóng vai trò chi phối, quyết định các quan hệ xã hội khácm biểu hiện thành quan hệ giai cấp. Vì nó, xác định con người thuộc các giai tầng xã hội khác nhau. Do vây, nói đến bản chất con người trong xã hội có giai cấp thì trước hết phải nói đến giai cấp của nó. Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa khẳng định quan hệ sản xuất đã phân chia con người thành “giống người bóc lột và giống người bị bóc lột”. đồng thời lại thấy chỉ có tổng hòa tất cả các quan hệ xã hội thì mới tạo thành bản chất con người. Người không coi nhẹ mặt quan hệ sản xuất, và cũng không tuyệt đối hóa quan hệ sản xuất, và cũng không coi quan hệ sản xuất là duy nhất tạo thành bản chất con người. 8 Từ đó có thể thấy rằng bản chất con người cũng biến đổi cùng với sự biến đổi của các quan hệ xã hội. Chính điều này mà Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng vấn đề cải tạo con người cũ, xây dựng con người mới khi chế đọ thực dân phong kiến ở nước ta đã bị lật đổ, khi cả một dân tộc đã bắt tay vào xây dựng một chế độ xã hội mới dưới sự lãnh của Đảng Cộng sản, thực hiện chiến lược trồng người. 1.3.2 Vai trò của con người - Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng Theo Hồ Chí Minh, “trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì quý bằng nhân dân”. Vì vậy, “vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”. Người cho rằng “việc dễ mấy không có nhân dân cũng chịu, việc khó mấy có dân liệu cũng xong”. Nhân dân là người sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tin thần. Hồ Chí Minh tổng kết ngắn gọn: dân ta tốt lắm. Người phân tích phẩm chất tốt đẹp của dân từ lòng trung thành và tin tưởng vào cách mạng, vào Đảng, không sợ gian khổ, tù đày, hy sinh đến việc nhường cơm, sẻ áo, chở che, đùm bọc bảo vệ, nuôi nấng bộ đội và cán bộ cách mạng. Dân ta tài năng, trí tuệ và sáng tạo, họ biết “giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra”. Đặc biệt là lòng sốt sắn, hăng hái của dân để thực hiện con đường cách mạng. Hồ Chí Minh có niềm tin vững chắc rằng với tin thần quật cường và lực lượng vô tận của dân tộc ta, với lòng yêu nước và ý chí kiên quyết của nhân dân và quân đội ta, chẳng những chúng ta có thể thắng lợi, mà chúng ta nhất định thắng lợi. Nhân dân là yếu tố quyết định thành công của cách mạng. “Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi”. - Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cách mạng; phải coi trọng, chăm sóc, phát huy nhân tố con người Vì sống gần dân, với dân, giữa lòng dân, hiểu rõ dân tình, dân tâm, dân ý, Hồ Chí Minh thấy yêu cầu giải phóng dân tộc, giải phóng con người, giải phóng lao động xã hội. Nhân dân vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Năm 1911, giữa lúc đất nước đang bị xâm lược, nhân dân phải chịu lầm than, Người ra đi với ý chí “quyết giải phóng gông cùm nô lệ cho đồng bào”. Người xác định rõ trách nhiệm 9 của Người cũng là của Đảng và Chính phủ là “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Ở Hồ Chí Minh, có sự cảm nhận, thông cảm sâu sắc với thân phận những người cùng khổ và nô lệ lầm than. Nhưng không phải là sự cảm thông kiểu tôn giáo; ngược lại, Người có niềm tin vững chắc vào trí tuệ, bản lĩnh của con người, ở khả năng tự giải phóng của chính bản thân con người. Người làm hết sức để xây dựng, rèn luyện con người và quyết tâm đấu tranh để đem lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho con người. Người xác định con người là mục tiêu tỏng điều kiện cụ thể của từng giai đoạn cách mạng. Khi đất nước còn nô lệ, lầm than thì mục tiêu trước hết, trên hết là giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc. Sau khi chính quyền đã về tay nhân dân, thì mục tiêu ăn, ở, mặc, đi lại, học hành, chữa bệnh lại được ưu tiên hơn, bởi vì, “nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Vì vậy, chúng ta phải thực hiện ngay: Làm cho dân có ăn. Làm cho dân có mặc. Làm cho dân có chỗ ở. Làm cho dân có học hành. Đến Di chúc, Người viết: “Đầu tiên là công việc đối với con người”. Con người là mục tiêu của cách mạng nên mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ đều vì lợi ích chính đáng của con người. Có thể là lợi ích lâu dài, lợi ích trước mắt; lợi ích của cả dân tộc và lợi ích của bộ phận, giai cấp, tầng lớp và cá nhân. Với hoạt động thực tiễn thì việc gì lợi cho dân, dù nhỏ mấy – ta phải hết sức làm. Việc gì hại cho dân, dù nhỏ mấy – ta phải hết sức tránh. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, Hồ Chí Minh nhận rõ: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”, “có dân thì có hết tất cả”… Niềm tin vào sức mạnh của dân còn được nhận thức từ mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Chính phủ. Hồ Chí Minh chỉ rõ: Nếu không có nhân dân thì chính phủ không đủ lực lượng; nếu không có Chính phủ thì nhân dân không có ai dẫn đường. Đảng lãnh đạo nhưng nhân dân là chủ. Dân như nước, bộ đội như cá. Lực lượng bao nhiêu là nhờ ở dân hết. Tin dân, học dân, tôn trọng dân, dựa vào dân theo đúng đường lối quần chúng sẽ tạo nên sức mạnh vô địch. Bởi vì, sự nghiệp cách mạng giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ có thể thực hiện được 10 [...]... 31 Việt Nam từ ngàn đời để xây dựng nhân cách con người Việt Nam với các giá trị văn minh mới của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế 2.4 Xây dựng con người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh Xây dựng con người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh là sự chuẩn bị tích cực và chủ động nhất nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cho tư ng... tiễn đã, đang và sẽ còn chứng minh tính đúng đắn của quan điểm về con người mới mà các ông đề ra CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM THEO TƯ TƯỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA HIỆN NAY 2.1 Con người Việt Nam hiện nay 19 Ngay từ những ngày đầu bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta, Đảng ta đã khẳng định con người là vốn quý nhất”, chăm lo... dân tộc Đó chính là tổng hợp nội lực phát triển của con người, đất nước và dân tộc Việt Nam trong bối cảnh hiện nay Có nhiều cách thức xây dựng con người mới Theo Hồ Chí Minh, xây dựng con người mới là bộ phận hợp thành chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; trong thực hiện cần chú ý ba phương pháp sau: - Xây dựng đời sống mới để xây dựng con người mới Thi đua yêu nước để xây dựng con người mới Giáo... 2.3 Những vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng con người Việt Nam Từ thực trạng hiện nay, trong những năm tới, để xây dựng, phát triển con người Việt Nam, phải giải quyết tốt các vấn đề cơ bản sau: Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân, vì dân Hiện nay chúng ta đang từng bước xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân... công việc, người tài xuất hiện Do đó, thi đua cải tạo con người và phát triển tài năng của con người trong lao động, trong công việc tiến tới cải tạo xã hội làm cho xã hội tiến hóa phát triển Như vậy, theo Hồ Chí Minh, thi đua yêu nước là một trong phương thức xây dựng con người Việt Nam mới, còn xây dựng con người mới là mục tiêu xét đến cùng của phong trào thi đua Nói cách khác, Hồ Chí Minh đánh giá... trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa Một nước Việt Nam độc lập phải có những con người phù hợp với nó Tinh thần ấy đã được Hồ Chí Minh nói rõ khi đặt vấn đề phải xây dựng nền văn hóa mới, xây dựng đời sống mới ngay khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa mới ra đời Vấn đề xây dựng con người mới đã được Hồ Chí Minh chính thức nêu ra trong báo cáo chính trị do Người trình bày tại Đại hội... thiếu trong nhân cách của con người Việt Nam hiện nay. Thành tựu lớn lao trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo, xây dựng con người Việt Nam là chúng ta đã từng bước tạo lập, xây dựng những con người có lý tư ng cách mạng, đạo đức trong sáng, từng bước đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng Sự biến đổi to lớn, sâu sắc của đời sống kinh tế- xã hội đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức và hành động của con người Việt. .. và dân tộc Việt Nam trên con đường phát triển theo lý tư ng và mục tiêu chủ nghĩa xã hội Xây dựng con người Việt Nam là xây dựng nhân cách con người Việt Nam đối với một dung toàn diện, từ bồi dưỡng và phát triển thể lực, năng lực trí tuệ với phương pháp tư duy sáng tạo, không ngừng nâng cao học vấn và văn hóa trên cơ sở nâng cao mặt bằng lẫn đỉnh cao dân trí của xã hội, đến trình độ tư tưởng, thế... những thành công trong hơn 25 năm đổi mới vừa qua, làm cho đất nước và con người Việt Nam có những biến đổi sâu sắc, rất đáng tự hào Điều này cho thấy tính đúng đắn, khoa học và ý nghĩa thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, về vấn đề xây dựng và phát triển con người mới xã hội chủ nghĩa Con người Việt Nam đã làm nên lịch sử vẻ vang của dân tộc hơn nửa thế kỷ qua và nhất định cũng chính là chủ... rằng chính những con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục” Đây chính là quan điểm biện - chứng duy vật về mối quan hệ giữa hoàn cảnh và con người Không phải chờ cho kinh tế, văn hóa phát triển cao rồi mới xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, cũng không phải xây dựng xong những con người xã hội chủ nghĩa rồi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội Việc xây dựng con người . trong phạm vi đất nước Việt Nam. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài - Cơ sở lý luận: Niên luận được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng. Phương pháp nghiên cứư: Trong niên luận đã sử dụng một số phương pháp chủ yếu như: logic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, diễn dịch - quy nạp, so sánh đối chiếu, gắn lý luận với thực tiễn… 5. Kết. gắn lý luận với thực tiễn… 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, niên luận gồm 2 chương 7 tiết. 2 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. TƯ TƯỞNG CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ

Ngày đăng: 12/02/2015, 23:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w