CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ SỨ MỆNHLỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM 1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về giai cấp công nhân C.Mác và Ph.Ăngghen đã dùng nhiều thu
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Việt Nam đang trên đường đổi mới với việc đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiệnđại hóa để nhanh chóng đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu trở thành mộtnước công nghiệp có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại cơ cấu kinh tế hợp lí Muốn làm đượcđiều này không chỉ đòi hỏi có những nguồn lực vật chất kĩ thuật, nguồn nhân lực với chấtlượng cao mà còn phải có tư duy khoa học đúng đắn Đặc biệt trong bối cảnh hiện naynước ta bước vào thế kỷ XXI với những thời cơ và thách thức lớn bởi tình hình trong nước
và thế giới đang diễn ra ngày càng phức tạp thì việc xây dựng nguồn lực về mọi mặt có ýnghĩa vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy công nghiệp hóa hiện đại hóa
Muốn thành công trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước chúng ta cầnphải tiến hành song song nhiều việc song điều cốt lõi nhất là phải xây dựng được đội ngũgiai cấp công nhân lớn mạnh về mọi mặt việc tìm hiểu giai cấp công nhân trong thời kìcông nghiệp hóa, hiện đại hóa giúp chúng ta hiểu sâu sắc toàn diện hơn giai cấp công nhânViệt Nam trong thời đại mới từ đó có những bước đi thích hợp nhằm phát huy vai trò củagiai cấp công nhân để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Trên cở sở đề tài này cũng cho thấy vai trò to lớn của Đảng Cộng Sản Việt Nam trongcông cuộc đổi mới đất nước đã thấy được những mặt tích và hạn chế của giai đoạn trước và
đề ra những phương hướng giải pháp phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam đáp ứngnhu cầu của giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cũng từ đây sinh viên có thể thấyđược vị trí của mình mà học tập phấn đấu vươn lên góp phần thực hiện mục tiêu chung củađất nước
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: góp phần làm rõ thêm vấn đề giai cấp công nhân Việt Nam và
nhiệm vụ lịch sử trong thời kì công nghiệp nghiệp hóa, hiện đại hóa để xây dựng giai cấpcông nhân lớn mạnh về mọi mặt
- Nhiệm vụ nghiên cứu: làm rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong giai đoạn
hiện nay, thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm pháthuy vai trò giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay
Trang 23 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là giai cấp công nhân Việt Nam trong phạm vi nước Việt Nam
4 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: được thực hiện dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và
phương pháp biện chứng duy vật
- Phương pháp nghiên cứu: niên luận sử dụng các phương pháp như phân tích, tổng hợp,
logic, lịch sử
5 Kết cấu của niên luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, niên luận gồm 2 chương,
6 tiết
Trang 3CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ SỨ MỆNH
LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM
1.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về giai cấp công nhân
C.Mác và Ph.Ăngghen đã dùng nhiều thuật ngữ khác nhau để nói về giai cấp công nhân
như: giai cấp vô sản, giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ dựa vào việc bán sức lao động của mình,lao động làm thuê ở thế kỉ XIX, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhân hiện đại, giaicấp công nhân đại công nghiệp… như những cụm từ đồng nghĩa để biểu thị khái niệm:Giai cấp công nhân – con đẻ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, giai cấp đại biểucho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất hiện đại Mác và Ăngghen còndùng những thuật ngữ có nội dung hẹp hơn để chỉ các loại công nhân trong các nghànhkhác nhau, trong những giai đoạn phát triển khác nhau của công nghiệp: Công nhânkhoáng sản, công nhân công trường thủ công, công nhân công xưởng, công nhân côngnghiệp v.v
Dù khái niệm giai cấp công nhân có nhiều tên gọi khác nhau như thế nào đi nữa thì theoC.Mác và Ph.Ăngghen vẫn phải mang hai thuộc tính cơ bản:
- Về phương thức lao động, phương thức sản xuất, đó là những người lao động trực tiếphay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và
xã hội hóa cao C.Mác và Ph.Ăngghen đã nêu lên tiêu chí này khi hai ông mô tả quá trìnhphát triển của giai cấp công nhân từ những người thợ thủ công thời trung cổ đến nhữngngười thợ trong công trường thủ công và cuối cùng đến những người công nhân trong côngnghiệp hiện đại Trong công trường thủ công và trong nghề thủ công và trong nghề thủcông, người công nhân sử dụng công cụ của mình còn trong công xưởng thì người côngnhân phải phục vụ máy móc Khi nói về tiêu chí này C.Mác và Ph.Ăngghen luôn luôn nhấnmạnh đến người công nhân công nghiệp công xưởng, coi là bộ phận tiêu biểu cho giai cấpcông nhân hiện đại Chúng ta có thể thấy rõ điều này trong những luận điểm sau đây củaC.Mác và Ph.Ăngghen: “Các giai cấp khác điều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triểncủa đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công
Trang 4nghiệp”, “ công nhân cũng là một phát minh của thời đại mới, giống như máy móc vậy…Công nhân Anh là đứa con đầu lòng của nền công nghiệp hiện đại”.
- Về vị trí trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, đó là những người lao động không có
tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột về giá trịthặng dư Đối diện với nhà tư bản, công nhân là những người lao động tự do những ngườibán sức lao động của mình để kiếm sống C.Mác và Ph.Ăngghen đặc biệt nhấn mạnh tiêuchí này vì chính điều này khiến cho người công nhân trở thành giai cấp đối kháng với giaicấp tư sản “Giai cấp tư sản, tức là tư bản, mà lớn lên thì giai cấp vô sản, giai cấp côngnhân hiện đại – tức là giai cấp chỉ có thể sống với điều kiện là kiếm được việc làm, nếu laođộng của họ làm tăng thêm tư bản – cũng phát triển theo Những công nhân ấy, buộc tự bánmình để tự kiếm ăn từng bữa một, là một hàng hóa tức là một món hàng đem bán như bất
cứ món hàng nào khác: vì thế, họ phải chịu hết mọi sự may rủi cạnh tranh, mọi sự lênxuống của thị trường” Vì tiêu chí thứ hai này nói lên một trong những đặc cơ bản của giaicấp công nhân dưới chế độ tư bản chủ nghĩa nên Mác và Ăngghen còn gọi giai cấp côngnhân là giai cấp vô sản
Ngày nay, với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong nữa sau thế kỷ XX, bộ mặt củagiai cấp công nhân hiện đại có nhiều thay đổi khác trước Sự phát triển của lực lượng sảnxuất và xã hội hiện nay đã vượt xa trình độ văn minh công nghiệp trước đây Sự xã hội hóa
và phân công lao động xã hội mới, cơ cấu của giai cấp công nhân hiện đại, các hình thứcbóc lột giá trị thặng dư… đã làm cho diện mạo của giai cấp công nhân không còn giống vớinhững mô tả của Mác trong thế kỷ XIX Thế nhưng¸ nếu từ những biến đổi đó mà đi đếndao động, phủ nhận khái niệm giai cấp công nhân, phủ nhận sự tồn tại của giai cấp côngnhân, phủ nhận sự tồn tại của giai cấp công nhân thì hoàn toàn sai lầm Giai cấp công nhânhiện đại vẫn tồn tại, vẫn có sứ mệnh lịch sử của mình trong xã hội tư bản hiện đại Cầnphải tổng kết thực tiển để phát triển lý luận về giai cấp công nhân và sứ mệnh của giai cấpcông nhân, nhưng những thuộc tính cơ bản của giai cấp công nhân mà Mác đã phát hiện ra
vẫ còn nguyên giá trị chỉ đạo phương pháp luận trong việc nhận thức giai cấp công nhânhiện đại
Hiện nay, cơ cấu nghành nghề của giai cấp công nhân đã có những thay đổi to lớn: bêncạnh công nhân của nền công nghiệp cơ khí đã xuất hiện công nhân của nền công nghiệp tự
Trang 5động hóa, với việc áp dụng phổ biến công nghệ thông tin vào sản xuất Song, dù cho trình
độ kỹ thuật có thay đổi như thế nào đi nữa thì xét theo tiêu chí kinh tế - xã hội, giai cấpcông nhân vẫn tồn tại như là một giai cấp đặc thù Bên cạnh công nghiệp đã phát triển ngàynhiều các loại nghành dịch vụ và ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển ngành này chiếm
từ 50-70% lao động, nhưng điều đó không hề làm giảm vai trò của giai cấp công nhântrong nền kinh tế và ngay cả tỷ trọng của giai cấp công nhân trong dân cư Bởi vì, một bộphận lớn những người làm thuê trong các ngành dịch vụ gắn liền với công nghiệp và hoạtđộng theo lối công nghiệp, vẫn là công nhân xét cả về hai tiêu chí cơ bản đã nói ở trên Cùng với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, giai cấp công nhân có xu hướng “tríthức hóa” ngày càng tăng, và cũng ngày càng tiếp thu đông đảo thêm những người thuộctầng lớp trí thức vào hàng ngũ của mình Nhưng, trình độ tri thức không làm thay đổi bảnchất giai cấp công nhân trong chủ nghĩa tư bản, với tính cách là giai cấp làm thuê cho giaicấp tư sản trong hoạt động sản xuất công nghiệp Trước kia công nhân bán sức lao độngchân tay là chủ yếu thì nay họ bán cả sức lao động chân tay và lao động trí óc thậm chí một
số chủ yếu là bán sức lao động với kỹ thuật rất cao, giá trị ngày càng lớn và do đó càng bịbóc lột giá trị thặng dư theo chiều sâu
Do sự phát triển của sản xuất và văn minh, đời sống công nhân ở các nước tư bản chủnghĩa phát triển đã có những thay đổi quan trọng Phần đông họ không còn là những vô sảntrần trụi với hai bàn tay trắng Một số công nhân đã có một số tư liệu sản xuất phụ để cóthể cùng gia đình làm thêm để làm các công đoạn phụ cho các xí nghiệp chính Một sốcông nhân có cổ phần ở xí nghiệp và tựa hồ phần nào cũng là người làm chủ xí nghiệp.Nhưng tất cả tình hình ấy không hề làm thay đổi một sự thật là toàn bộ tư liệu sản xuất cơbản nhất, quyết định nhất đối với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn nằm trong tay giai cấp
tư sản, và giai cấp công nhân về cơ bản vẫn không có tư liệu sản xuất cho nên phải bán sứclao động cho giai cấp tư sản, cả sức lao động trí óc và chân tay để tay kiếm sống, do đó vẫn
bị bóc lột giá trị thặng dư, cho dù những hình thức bóc lột giá trị thặng dư ngày nay tinh vihơn và khó thấy hơn
Giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển hiện nay bao gồm một loạt nhữngngười làm thuê cho giai cấp tư sản trong những ngành nghề hết sức khác nhau của nền sảnxuất công nghiệp hiện đại, ngày càng tự động hóa với những trình độ khác nhau Đó là
Trang 6những người trực tiếp đứng máy, làm việc bấm nút và theo dõi, kiểm tra, điều chỉnh hoạtđộng của hệ thống máy tự động; đó là những người không trực tiếp đứng máy, không nằmtrong dây chuyền sản xuất tự động, những hoạt động nhằm đảm bảo những điều kiện vậtchất, kỹ thuật cho hệ thống máy tự động, do đó không thể thiếu đối với hoạt động của dâychuyền tự động; đó là những chuyên gia trực tiếp chăm lo nghiên cứu, sáng chế để khôngngừng cải tiến từng bộ phận chạy hay cả dây chuyền sản xuất nhằm không ngừng nâng caonăng suất lao động và chất lượng sản phẩm; đó là những người hoạt động ở các ngành dịch
vụ trực tiếp phục cụ cho sản xuất như bưu điện, viễn thông, giao thông vận tải, v.v hoặcgián tiếp thúc đẩy sản xuất phát triển như một số khâu trong thương nghiệp; đó là nhữngngười lao động làm thuê trong những ngành công nghiệp thực sự như du lịch, thông tin, tàichính ngân hàng v.v ; đó cũng còn là những nhân viên thừa hành làm công ăn lương phục
vụ cho hệ thống quản lý của các công ty v.v… Bên cạnh những công nhân làm việc trongcác cơ sở sản xuất hiện đại, ở các nước tư bản phát triển vẫn còn tồn tại với những tỷ trọngkhác nhau những lớp “công nhân truyền thống” hoạt động trong các ngành “công nghiệptruyền thống” như Mác đã mô tả, thậm chí cả trong một số nghề thủ công Dĩ nhiên, ở cácnước đang phát triển chiếm 3/4 dân số thế giới, giai cấp công nhân chủ yếu vẫn là nhữngcông nhân công nghiệp truyền thống, công nhân thủ công và chỉ có một phần nhỏ là nhữngcông nhân làm việc trong một số ít các nhà máy công nghệ hiện đại
Căn cứ hai tiêu chí cơ bản của giai cấp công nhân như đã trình bày ở trên, chúng ta cóthể coi những người lao động trong các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp
là công nhân Còn những người làm công ăn lương trong các ngành khác như y tế, giáodục, văn hóa, dịch vụ (không kiên quan trực tiếp đến sản xuất công nghiệp)… là nhữngngười lao động nói chung, đang được thu hút vào tổ chức công đoàn nghề nghiệp, nhưngkhông phải là công nhân
Sau khi cách mạng vô sản thành công, giai cấp công nhân trở thành giai cấp cầm quyền,không còn ở địa vị giai cấp bị bóc lột nữa, mà nó đã trở thành giai cấp thống trị, giai cấplãnh đạo cuộc đấu tranh cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, đại biểu cho toàn thể nhândân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất cơ bản đã được công hữu hóa Trải qua mộtthời kỳ quá độ rất lâu dài khi xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản, bản thân giai cấpcông nhân cũng sẽ không còn là một giai cấp riêng biệt nữa Lúc đó công nhân sẽ như mọi
Trang 7người lao động sẽ được giải phóng, đều có điều kiện phát triển tự do và toàn diện Trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân được đặc trưng chủ yếu bằng tiêuchí thứ nhất, còn về tiêu chí thứ hai nếu xét toàn bộ giai cấp, thì giai cấp công nhân đã làngười làm chủ, nhưng trong điều kiện tồn tại nhiều thành phần kinh tế, thì có một bộ phậncông nhân làm thuê trong các doanh nghiệp tư nhân Những người này về danh nghĩa thamgia làm chủ cùng toàn bộ giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nhưng xét về mặt cánhân, họ vẫn là những người làm công, ăn lương và với những mức độ nhất định, họ vẫn bịnhững chủ sở hữu tư nhân bóc lột về giá trị thặng dư.
Những quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về hai tiêu chí cơ bản của giai cấp côngnhân về hai tiêu chí cơ bản của giai cấp công nhân đến nay vẫn giữ nguyên giá trị, vẫn là
cơ sở phương pháp luận để chúng ta nghiên cứu giai cấp công nhân hiện đại, đặc biệt là đểlàm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay Căn cứ haitiêu chí cơ bản nói trên, chúng ta có thể định nghĩa: Giai cấp công nhân là một tập đoàn xãhội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiệnđại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao; làlực lượng sản xuất cơ bản tiên tiến, trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất racủa cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sửquá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội Ở các nước tư bản chủ nghĩa, giai cấpcông nhân là những người không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản xuất phải làmthuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư; ở các nước xã hội chủnghĩa, họ là những người đã cùng nhân dân lao động làm chủ tư liệu sản xuất chủ yếu vàcùng nhau hợp tác lao động vì lợi ích chung của của toàn xã hội trong đó có lợi ích chínhđáng của bản thân họ
1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giai cấp công nhân
Ở Việt Nam, cùng với con đường ra đi tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩđại đã tiếp cận, tiếp thu và vận dụng sáng tạo lý luận về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch
sử của nó từ chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh một nước thuộc địa nửa phong kiếnmuốn vươn tới độc lập, tự do và phát triển đất nước
Trang 8Theo Người, tất cả những người không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động mà sống
là công nhân mà chủ chốt của giai cấp ấy là những công nhân ở các xí nghiệp như: nhàmáy, hầm mỏ, xe lửa… Nhưng chỉ công nhân công nghệ là hoàn toàn đại biểu cho cái đặctính của giai cấp công nhân
Giai cấp công nhân Việt Nam cũng mang những thuộc tính và đặc điểm cơ bản của giaicấp công nhân thế giới bên cạnh những đặc điểm riêng biệt
Ngày nay, trong thời kỳ đổi mới đất nước, công nhân được Đảng Cộng sản Việt Namxác định “không chỉ là những người lao động sản xuất và dịch vụ công nghiệp thuộc doanhnghiệp nhà nước và hợp tác xã, mà còn bao gồm những công nhân thuộc khu vực tư nhân,
cá thể, hợp tác liên doanh với nước ngoài”
Có thể khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giaicấp công nhân Việt Nam trên một số khía cạnh sau:
Thứ nhất, là lực lượng lao động đã và đang trực tiếp vận hành những phương tiện sảnxuất hiện đại của xã hội, đại diện cho phương thức sản xuất mới Họ hoạt động lao độngsản xuất chủ yếu trong các ngành công nghiệp và dịch vụ công nghiệp thuộc mọi thànhphần kinh tế
Thứ hai, là lực lượng nòng cốt, liên minh chặt chẽ với nông dân và trí thức _ nguồnđộng lực chủ yếu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Thứ ba, đang phát triển mạnh mẽ theo hướng trí thức hóa, tiếp thu thêm đông đảo nhữngngười thuộc tầng lớp trí thức vào hàng ngũ của mình trong điều kiện khoa học và côngnghệ ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
Quan niệm trên của Đảng, về cơ bản, là phù hợp với lý luận về giai cấp công nhân củachủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời phản ánh thực tiễn giai cấp công nhân nước ta trong điềukiện phát triển kinh tế tri thức, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; là cơ sởcho tiếp tục thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
1.3 Giai cấp công nhân Việt Nam - Sự ra đời và sứ mệnh lịch sử
Với chính sách khai thác thuộc địa của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam, giai cấpcông nhân Việt Nam đã ra đời từ đầu thế kỷ này, trước cả sự ra đời của giai cấp tư sản ViệtNam và là giai cấp trực tiếp đối kháng với tư bản thực dân Pháp Sinh ra và lớn lên ở mộtnước thuộc địa nữa phong kiến, dưới sự thống trị của đế quốc Pháp, một thứ chủ nghĩa tư
Trang 9bản thực lợi không quan tâm mấy đến phát triển công nghiệp ở nước thuộc địa, nên giaicấp công nhân Việt Nam phát triển chậm.
Mặc dù số lượng ít, trình độ nghề nghiệp thấp, còn mang nhiều tàn dư của tâm lý và tậpquán nông dân, song giai cấp công nhân Việt Nam đã nhanh chóng vươn lên đãm đươngvai trò lãnh đạo cách mạng ở nước ta do những điều kiện sau đây:
- Giai cấp công nhân Việt Nam sinh ra trong lòng một dân tộc có truyền thống đấu tranhbất khuất chống giặc ngoại xâm Ở giai cấp công nhân, nỗi nhục mất nước cộng với nỗikhổ vì ách áp bức bóc lột của giai cấp tư sản đế quốc làm cho lợi ích giai cấp và lợi ích dântộc kết hợp làm một, khiến động cơ cách mạng, nghị lực cách mạng và tính triệt để cáchmạng của giai cấp công nhân được nhân lên gấp bội
- Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và từng bước trưởng thành trong không khí sôisục của hàng loạt phong trào yêu nước và các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp liêntục nổ ra từ khi chủ nghĩa đế quốc Pháp đặt chân lên nước ta: phong trào Cần Vương vàcuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng, của Hoàng Hoa Thám, các cuộc vân động yêu nước củaPhan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học v.v đã có tác dụng to lớn với việc cỗ
vũ tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất và quyết tâm đập tan xiềng xích nô lệ của toàn thểnhân dân ta Nhưng tất cả phong trào ấy đều thất bại và sự nghiệp giải phóng dân tộc đềulâm vào tình trạng bế tắc về đường lối
- Vào lúc đó phong trào cộng sản và công nhân thế giới phát triển, cuộc Cách mạngTháng Mười Nga bùng nổ thắng lợi và ảnh hưởng đến phong trào dân tộc dân chủ ở cácnước khác, nhất là ở Trung Quốc Chính vào lúc đó, nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc trênhành trình tìm đường cứu nước đã đến với chủ nghĩa Mác – Lênin và tìm thấy ở chủ nghĩaMác – Lênin bí quyết thần kỳ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc ta Từ đó, Người đã đề racon đường đúng nhất với cách mạng Việt Nam – con đường cách mạng chủ nghĩa dân tộcchủ nghĩa nhân dân theo đúng hướng xã hội chủ nghĩa
Tấm gương cách mạng Nga và phong trào cách mạng ở nhiều nước khác đã cổ vũ giaicấp công nhân non trẻ Việt Nam đứng lên nhận lấy sứ mệnh lãnh đạo cách mạng nước ta
và đồng thời cũng là chất xúc tác để nhân ta tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin và đi theo conđường cách mạng của giai cấp công nhân Từ đó giai cấp công nhân là giai cấp duy nhấtlãnh đạo cách mạng Việt nam
Trang 10- Giai cấp công nhân Việt Nam, mà tuyệt đại bộ phận là xuất thân từ nông dân lao động
và những tầng lớp lao động khác, nên có mối liên hệ tự nhiên với đông đảo nhân dân laođộng bị mất nước, sống nô lệ, nên cũng là điều kiện thuận lợi để giai cấp công nhân xâydựng nên khối liên ming công nhân vững chắc và khối đoàn kết dân tộc rộng rãi bảo đảmcho sự lãnh đạo của giai cấp công nhân nước ta trong suốt quá trình cách mạng ở nước ta Lịch sử Việt Nam cũng chứng minh rằng, giai cấp công nhân Việt Nam ra đời chưađược bao lâu ngay cả khi nó chưa có Đảng mà đã tổ chức một cách tự phát nhiều cuộc đấutranh chống bọn tư bản thực dân và được nhân dân ủng hộ Cuộc bãi công của 600 thợnhuộm ở chợ lớn năm 1922 mà Nguyễn Ái Quốc coi đó mới chỉ là “do bản năng tự vệ” củanhững người công nhân “không được giáo dục và tổ chức” nhưng đã là “dấu hiệu… củathời đại” Năm 1927 có gần chục cuộc bãi công với hàng trăm người tham gia Năm 1928 –
1929 có nhiều cuộc bãi công khác với hàng nghìn người tham gia, trong đó tiêu biểu nhất
là cuộc đấu tranh của công nhân xi măng Hải Phòng, sợi Nam Định, xe lửa Trường Thi(Vinh), AVIA (Hà Nội), Phú Riềng (Bình Phước) Những cuộc đấu tranh như thế khôngchỉ giới hạn trong công nhân mà còn tác động sâu sắc đến các tầng lớp khác, đặc biệt làđến giai cấp nông dân, các tầng lớp nhân dân lao động, thanh niên, sinh viên làm cho bọnthống trị thực dân hoảng sợ
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm kết hợp của chủ nghĩa Mác – Lênin, vớiphong trào công nhân và phong trào yêu nước ở nước ta vào những năm cuối thập kỉ củathế kỉ XX Đảng đã đem yếu tự giác vào phong trào công nhân, làm cho phong trào cáchmạng nước ta có một bước phát triển nhảy vọt về chất
Giai cấp công nhân Việt Nam lãnh đạo cách mạng thông qua Đảng tiên phong của nó làĐảng Cộng sản Việt Nam Khi nói giai cấp công nhân lãnh đạo là nói đến toàn bộ giai cấpnhư một chỉnh thể chứ không phải từng nhóm, từng người Để có thể lãnh đạo, giai cấpcông nhân phải có lực lượng, có tổ chức tiêu biểu cho sự tự giác và bản chất giai cấp củamình Lực lượng đó là Đảng Cộng sản Xét về thành phần xuất thân thì nước ta có nhiềuđảng viên không phải là công nhân Nhưng, bất cứ đảng viên nào cũng đứng trên lậptrường giai cấp công nhân thể hiện ở lý tưởng, ở lý luận Mác – Lênin và đường lối cáchmạng, ở tinh thần kiên quyết cách mạng trong cuộc đấu tranh để thể hiện sứ mệnh của giaicấp công nhân vì lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc
Trang 11Đảng của giai cấp công nhân nước ta đã lãnh đạo toàn dân hoàn thành thắng lợi trọn vẹncuộc cách mạng giải phóng dân tộc và đang tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Đây là nhiệm vụ lịch sử khó khăn, phức tạp nhất Trong giai đoạn hiện nay, trong công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên chủ nghĩa xãhội, đội ngũ công nhân Việt Nam bao gồm những người lao động chân tay và lao động trí
óc hoạt động sản xuất trong các ngành công nghiệp và dịch vụ công nghiệp thuộc cácdoanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, hay thuộc khu vực tư nhân, hợp tác liên doanh vớinước ngoài Họ hình thành một giai cấp công nhân thống nhất đại diện cho phương thứcsản xuất tiên tiến, thông qua Đảng Cộng sản Việt Nam được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đang lãnh đạo công cuộc đổi mới và phát triển đất nước
Họ là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là cơ sở xã hội chủyếu nhất của Đảng và Nhà nước ta, là hạt nhân vững chắc trong liên minh công nhân –nông dân – trí thức, nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc
Chúng ta không thể phủ nhận nhược điểm của giai cấp công nhân Việt Nam (như sốlượng còn ít, chưa được rèn luyện nhiều trong công nghiệp hiện đại, trình độ văn hóa và taynghề còn thấp…) mà nguồn gốc sâu xa là ở trình độ phát triển kinh tế chưa cao ở nước tatrong thời kỳ quá độ Nhưng điều đó không thể là lý do để phủ nhận sứ mệnh lịch sử củagiai cấp công nhân Việt Nam Để khắc phục những nhược điểm ấy, Nghị quyết Hội nghịlần thứ bảy của Ban chấp hành Trung ương khóa VII của Đảng ta, một nghị quyết gắn trựctiếp vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa với vấn đề xây dựng phát triển giai cấp côngnhân đã chỉ rõ phương hướng xây dựng giai cấp công nhân ở nước ta trong giai đoạn hiệnnay là: “Cùng với quá trình phát triển công nghiệp và công nghệ theo xu hướng côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần xây dựng giai cấp công nhân phát triển về số lượng,giác ngộ về giai cấp, vững vàng về chính trị, tư tưởng, có trình độ học vấn, tay nghề cao, cónăng lực tiếp thu và sáng tạo công nghệ mới, lao động đạt năng suất, chất lượng, hiệu quảcao, vươn lên làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình”
Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đã thu được những thành tựu tolớn, có ý nghĩa quan trọng Giai cấp công nhân đang đi đầu trong việc xây dựng cơ sở vậtchất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội nhằm thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng, dân chủ, văn minh Đó là bằng chứng chỉ rõ năng lực lãnh đạo của giai cấp công