Để có một cái nhìn toàn diện hơn về sự biến đổi của ngôn ngữ tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay, nhất là đối với sinh viên và góp phần khẳng định sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt
Trang 1THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT TRONG SINH VIÊN HIỆN NAYTHỰC TRẠNG
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT
TRONG SINH VIÊN HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
MÃ SỐ: T2011-111
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: ThS ĐẶNG THỊ MINH TUẤN
TP Hoà Chí Minh, 2011
Trang 3DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1 ThS Đặng Thị Minh Tuấn
2 ThS Trương Thị Mỹ Châu
3 CN Nguyễn Thị Thủy
Trang 4
Bảng số 6: Đánh giá mức độ phổ biến của việc sử dụng tiếng nước ngoài trong sinh viên hiện nay
Bảng số 6.1: Lý do sử dụng tiếng nước ngoài trong sinh viên
Bảng số 7: Nhận định về loại hình ngôn ngữ “teen”
Bảng số 7.1: Lý do sinh viên chọn loại hình ngôn ngữ “teen”
Bảng số 7.2: Đánh giá về mức độ sử dụng ngôn ngữ “teen” trong sinh viên
Bảng 7.3: Thói quen sử dụng ngôn ngữ “teen” của sinh viên
Bảng số 8: Nhận định về hiện tượng lai căng, pha trộn, biến đổi ngôn ngữ trong sinh viên hiện nay
Bảng số 9: Thái độ với giữ gìn và phát triển ngôn ngữ tiếng Việt trong sinh viên hiện nay
Bảng số 10: Ý kiến về việc thực hiện điều chỉnh, chuẩn hóa cách sử dụng tiếng Việt trong sinh viên hiện nay
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 4
3.1 Mục đích của đề tài 4
3.2 Nhiệm vụ của đề tài 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4
4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài 4
4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 4
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 5
5.1 Cơ sở lý luận 5
5.2 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 5
6 Đóng góp mới của đề tài 5
7 Kết cấu của đề tài 6
Chương 1: TIẾNG VIỆT VÀ NHỮNG YÊU CẦU CHUNG CỦA VIỆC SỬ DỤNGTIẾNG VIỆT 7
1.1 Đặc điểm của tiếng Việt 7
1.1.1 Các đơn vị tiếng Việt 7
1.1.2 Đặc điểm đơn lập của tiếng Việt 12
1.2 Những yêu cầu chung của việc sử dụng tiếng Việt 15
Chương 2: SỬ DỤNG, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT TRONG SINH VIÊN HIỆN NAY 18
2.1 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT TRONG SINH VIÊN HIỆN NAY 18
2.1.1 Sinh viên và các biểu hiện sử dụng ngôn ngữ trong sinh viên 18
2.1.2 Thông tin chung về phương pháp nghiên cứu, địa bàn và đối tượng khảo sá t 2.1.2.1 Phương pháp nghiên cứu 22
2.1.2.2 Địa bàn khảo sát 23
2.1.1.3 Đối tượng khảo sát 23
Trang 62.2 NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA
TIẾNG VIỆT TRONG SINH VIÊN HIỆN NAY 29
2.2.1 Nguyên nhân của sự biến đổi về sử dụng tiếng Việt trong sinh viên hiện nay 29
2.2.2 Một số giải pháp giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong sinh viên hiện nay 33
PHẦN KẾT LUẬN 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tiếng Việt của người Việt Nam là một ngôn ngữ phong phú, giàu và đẹp Ngay từ xa xưa, người Việt Nam đã có ý thức quý trọng tiếng mẹ đẻ của mình cũng như luôn chú ý trau chuốt, đề cao cái hay, cái đẹp trong lời ăn tiếng nói Điều đó đã trở thành tư tưởng có tính chất chính thống trong thâm tâm của bao thế hệ người Việt Hết thế hệ này đến thế hệ khác đã ra sức vun đắp, bảo vệ, nâng niu tiếng nói, chữ viết của dân tộc Đó là vua Trần Duệ Tông xuống chiếu cho quân dân không được bắt chước tiếng nói của nước Chiêm, nước Lào; đó là Nguyễn Trãi với chủ trương người nước ta không được bắt chước ngôn ngữ và y phục của nước Ngô, Chiêm, Lào, Xiêm và Chân Lạp để làm ngôn ngữ và y phục nước ta; đó là vua Quang Trung - Nguyễn Huệ muốn đưa tiếng Việt và chữ Nôm lên làm ngôn ngữ và văn tự chính thức quốc gia thay thế chữ Hán … Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc Chúng ta phải giữ gìn nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp” Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng luôn chú trọng việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và luôn nhắc nhở việc giáo dục nhân dân phải làm cho tiếng nói, chữ viết ngày càng thêm đẹp, thêm phong phú, hiện đại
Ngày nay, quá trình hội nhập với sự phát triển của thế giới, sự giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới Đứng trước những biến đổi của xã hội, tiếng Việt cũng dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻ Những từ ngữ, cách diễn đạt mới được hình thành để thêm vào những khái niệm, ngữ nghĩa mà trong vốn tiếng Việt trước đây còn thiếu vắng
Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập, toàn cầu hóa, quốc tế hóa, bùng nổ công nghệ thông tin và kỹ thuật số như hiện nay, bên cạnh những mặt tích
Trang 8cực, sự trong sáng, giàu đẹp của ngôn ngữ Việt gặp phải tác động không nhỏ của những biểu hiện tiêu cực Không ít cách nói, cách viết khác lạ làm mất đi
ít nhiều bản sắc vốn có của tiếng Việt, đặc biệt là trong giới trẻ Hiện tượng
sử dụng không đúng ngữ pháp, chính tả và hiện tượng lai căng tiếng nói, chữ viết của nước ngoài ngày một tăng trong giới trẻ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với ngôn ngữ Việt Thậm chí, có người còn lo ngại rằng, đến lúc tiếng Việt bị biến thể trong tư duy của những người trẻ
Tiếng mẹ đẻ vốn là một đặc trưng sống còn của một dân tộc Một quốc gia hoàn toàn tự do độc lập thì ngôn ngữ của quốc gia ấy cũng phải độc lập, không được pha trộn, lai tạp với ngôn ngữ của các quốc gia khác Để có một cái nhìn toàn diện hơn về sự biến đổi của ngôn ngữ tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay, nhất là đối với sinh viên và góp phần khẳng định sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt với tất cả lòng tự hào của người con đất Việt, nhóm tác giả
chọn đề tài: “Vấn đề sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong sinh viên hiện nay
- thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề sử dụng, bảo vệ và phát triển ngôn ngữ tiếng Việt là vấn đề được khá nhiều học giả, nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ nhiều năm nay Đặc biệt là trong những năm gần đây, khi đất nước ta mở cửa hội nhập với thế giới, hiện tượng sử dụng không đúng ngữ pháp, chính tả và hiện tượng lai căng tiếng nói, chữ viết nước ngoài ngày một tăng Từng chữ, từng âm, từng cách viết, cách đọc đều bị thay đổi một cách kỳ lạ mà người ta vẫn biện minh theo suy nghĩ của mình là “đa dạng hóa” tiếng Việt Chính điều này càng làm cho các tác giả, các nhà khoa học quan tâm sâu sắc hơn đến vấn đề sử dụng, bảo vệ và phát triển ngôn ngữ tiếng Việt trong nhân dân đặc biệt là trong giới trẻ với nhiều khía cạnh khác nhau
Trang 9Nghiên cứu tiếng Việt ở góc độ ngôn ngữ học và thực hành ngôn ngữ
có những công trình như: Tiếng Việt - Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa của tác giả Cao Xuân Hạo, Nxb Giáo dục, Hà nội, 2007; Ngữ pháp tiếng Việt tập 1 và tập 2 của tác giả Diệp Quang Ban, Nxb Giáo dục, Hà nội,
2006 - 2007
Nghiên cứu và đề xuất những giải pháp nhằm sử dụng tiếng Việt chính
xác, hiệu quả, có những công trình của tác giả Lê Trung Hoa như: Mẹo luật chính tả, Nxb Sở Văn hóa - Thông tin Long An, 1984 và được Nxb Trẻ tái bản năm 1994, 1998, 2001, 2004; Sổ tay mẹo luật chính tả, Nxb, Trẻ, Hà nội,
1986, tái bản năm 1995, 2001, 2003, 2005; Sửa lỗi ngữ pháp, Nxb Giáo dục, 1990; Làm thế nào để viết đúng hỏi, ngã?, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2, 2001
Nghiên cứu sự bảo vệ và phát triển ngôn ngữ tiếng Việt trong các giai
đoạn lịch sử có các công trình như: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ của thủ tướng Phạm Văn Đồng, Hội thảo khoa học năm 1979 ở Hà
nội và một số bài báo của các tác giả khác như Hoàng Cúc, Vũ Khúc …
Gần đây nhất là hội thảo khoa học toàn quốc Giữ gìn và phát triển sự trong sáng của tiếng Việt trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay được tổ
chức ở thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 với 91 báo cáo và tham luận từ 25 tỉnh thành, cơ sở đào tạo và nghiên cứu phản ánh những tình cảm thiết tha, lòng quý trọng tiếng Việt cũng như sự bức xúc, nỗi lo lắng về tình trạng thiếu lành mạnh trong sinh hoạt ngôn ngữ ở không ít người đang diễn ra trong xã hội; đồng thời phản ánh chiều sâu của tư duy khoa học về tiếng Việt và góp phần cải tạo thực tiễn lệch lạc của việc sử dụng tiếng Việt với mong muốn tiếng Việt được phát triển bền vững trong một môi trường nhiều thách thức như hiện nay
Tuy nhiên, trong tình hình phát triển hiện nay, vấn đề sử dụng, bảo vệ
và phát triển ngôn ngữ tiếng Việt trong giới trẻ, đặc biệt là trong sinh viên vẫn
Trang 10cần thiết được tiếp tục nghiên cứu, góp phần bảo tồn và tôn vinh những giá trị tốt đẹp của nền văn hóa Việt Nam bằng chính tiếng nói, chữ viết của dân tộc trong giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục đích của đề tài
Trên cơ sở khái quát đặc điểm của tiếng Việt và những yêu cầu của việc sử dụng tiếng Việt, đề tài đi vào nghiên cứu thực trạng sử dụng tiếng Việt trong sinh viên hiện nay, trên cơ sở đó kiến nghị một số giải pháp nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đồng thời phát huy vai trò tích cực của ngôn ngữ trong tư duy của sinh viên nói riêng và giới trẻ nói chung
3.2 Nhiệm vụ của đề tài
Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài tập trung vào thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: trình bày khái quát đặc điểm của tiếng Việt và những yêu cầu
chung của việc sử dụng tiếng Việt làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu thực trạng sử dụng tiếng Việt trong sinh viên hiện nay
Thứ hai: làm rõ thực trạng sử dụng tiếng Việt trong sinh viên hiện nay Thứ ba: phân tích nguyên nhân và đề xuất các giải pháp giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt trong sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của sinh viên hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Thực trạng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong sinh viên hiện nay
4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong phạm vi đề tài đã chọn, nhóm tác giả nghiên cứu thực trạng sử dụng ngôn ngữ trong sinh viên hiện nay Tuy nhiên, vì những lý do khách quan và chủ quan, chúng tôi không có tham vọng điều tra thực trạng sử dụng
Trang 11tiếng Việt trong sinh viên tất cả các trường đại học và cao đẳng trên cả nước
mà chỉ chọn một số trường tiêu biểu ở thành phố Hồ Chí Minh để nghiên cứu
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
5.1 Cơ sở lý luận
Để thực hiện những yêu cầu trên, đề tài chủ yếu dựa trên cơ sở lý luận ngôn ngữ học và tiếng Việt và quan điểm phát triển văn hóa xã hội của Đảng cộng sản Việt Nam; đồng thời có kế thừa những kết quả của một số công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến đề tài
5.2 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời với từng nhiệm vụ đề ra, đề tài sử dụng những phương pháp cụ thể tương ứng:
Nhiệm vụ 1: sử dụng phương pháp lịch sử và logic, nghiên cứu tài liệu; Nhiệm vụ 2: sử dụng phương pháp điều tra xã hội học, điều tra giáo dục, so sánh - đối chiếu, phân tích - tổng hợp để xử lý số liệu thu thập được từ phiếu điều tra ở một số trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh
Nhiệm vụ 3: sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp kinh nghiệm giáo dục, tham khảo tài liệu, quy nạp - diễn dịch, phương pháp chuyên gia, phương pháp giả thuyết…
6 Đóng góp mới của đề tài
Kết quả điều tra thực trạng sử dụng tiếng Việt trong sinh viên hiện nay
ở một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh (trong đó có thực trạng sử dụng tiếng Việt trong sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM) giúp cho sinh viên sử dụng đúng tiếng nói, chữ viết, ngữ pháp, văn phong tiếng Việt; đồng thời giúp cho Ban Giám hiệu, Phòng CTCT - QLSV, Đoàn TNCS, Hội Liên hiệp sinh viên Việt Nam các trường có cái nhìn toàn diện về
sử dụng, bảo vệ và phát triển ngôn ngữ tiếng Việt trong sinh viên, từ đó có
Trang 12những nội dung và phương pháp giáo dục phù hợp nhằm phát huy vai trò tích cực của ngôn ngữ trong tư duy, giao tiếp và phát triển văn hóa cho sinh viên
Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, học tập môn học Tiếng Việt thực hành và các môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm có hai chương và bốn tiết:
Trang 13Chương 1 TIẾNG VIỆT VÀ NHỮNG YÊU CẦU CHUNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT
1.1 Đặc điểm của tiếng Việt
Như các hệ thống ngôn ngữ của loài người nói chung, tiếng Việt cũng được tổ chức theo những nguyên tắc nhất định mà trong đó, hai nguyên tắc có sức chi phối lớn nhất là nguyên tắc hệ thống và nguyên tắc tín hiệu Tuy nhiên, đặc điểm nổi bật của Tiếng Việt là tính đơn lập được thể hiện ở tất cả
các mặt ngữ âm và ngữ pháp
1.1.1 Các đơn vị tiếng Việt
Trước hết cần chú ý tới đơn vị mà xưa nay vẫn gọi là tiếng Về mặt ngữ
âm thì tiếng tức là âm tiết Xét về mặt ngữ âm, mỗi tiếng là một âm tiết, có cấu trúc chặt chẽ và luôn luôn mang thanh điệu Xét về mặt chữ viết, mỗi âm được ghi bằng một chữ Âm tiết bao gồm những đơn vị ở bậc thấp hơn gọi là
âm vị Ở dạng tối đa, mỗi âm tiết có một phụ âm đầu, một âm đệm, một âm chính, một âm cuối và một thanh điệu Ở dạng tối thiểu, mỗi âm tiết có một
âm chính (luôn luôn là nguyên âm) và một thanh điệu Hệ thống âm vị trong tiếng Việt phong phú và có tính cân đối, tạo ra tiềm năng của ngữ âm tiếng Việt trong việc thể hiện các đơn vị có nghĩa Xét về mặt ngữ nghĩa thì tiếng là đơn vị nhỏ nhất có thể có nghĩa Đơn vị ngữ âm ở bậc thấp nhất là âm vị thì trong tư cách đó không thể có nghĩa Nhưng nếu kết hợp lại thành tiếng hoàn chỉnh thành âm tiết thì có thể trở thành đơn vị nhỏ nhất có thể có nghĩa Như vậy, có những loại tiếng khác nhau:
Loại tiếng tự nó có nghĩa, có thể dùng để gọi tên sự vật, hiện tượng và
có thể được dùng làm từ - đơn vị ở bậc trực tiếp cao hơn (từ một tiếng)
Trang 14Loại tiếng tuy có nghĩa nhưng không dùng để gọi tên sự vật, hiện tượng
mả chỉ dùng để cấu tạo những đơn vị ở bậc trực tiếp cao hơn (từ hai tiếng)
Loại tiếng không tự nó có nghĩa nhưng có tác dụng tạo nghĩa cho đơn
vị ở bậc trực tiếp cao hơn (từ hai tiếng)
Từ tiếng, người ta tạo ra các đơn vị từ vựng và câu Nói cách khác, tiếng là đơn vị nhỏ nhất để hình thành ngữ pháp Ngữ pháp là hệ thống các quy tắc để cấu tạo từ, cấu tạo câu
Về sự dùng tiếng để cấu tạo từ, nếu xét theo số lượng tiếng thì từ bao gồm từ một tiếng và từ nhiều tiếng
Từ một tiếng là một tiếng dùng làm một từ, có thể dùng từ một tiếng này để tạo câu Từ nhiều tiếng là từ hai (hay nhiều) tiếng trở lên kết hợp với nhau, gắn bó tương đối chặt chẽ Việc tạo ra từ hai (hay nhiều) tiếng chủ yếu dựa vào phương thức ghép và phương thức láy
Ghép là sắp đặt tiếng thành từng đôi, kế cận nhau sao cho có phối hợp ngữ nghĩa Sự phối hợp ngữ nghĩa là quy luật tạo nên nghĩa của từ ghép Từ ghép có những kiểu khác nhau Thứ nhất, là kiểu từ ghép trong đó các tiếng
có nghĩa được kết hợp với nhau bình đẳng để tạo nên nghĩa của cả từ Ở kiểu này, trật tự tiếng của từ có thể thay đổi vì khi thay đổi trật tự thì sự phối hợp ngữ nghĩa để tạo nên nghĩa của từ không thay đổi Thứ hai, là kiểu từ ghép trong đó tiếng thứ nhất có nghĩa và tiếng thứ hai nói chung cũng có nghĩa nhưng trong sự kết hợp để tạo nên nghĩa của từ thì có tiếng chính, tiếng phụ
Ví dụ: xe đạp, nhà nghỉ, bánh đa, … Ở kiểu này, trật tự chính trước phụ sau
giữa các tiếng không thể thay đổi vì nếu thay đổi trật tự thì sự phối hợp ngữ nghĩa cũng thay đổi hoặc không còn có sự phối hợp nữa Hiện nay, trong tiếng Việt, phương thức ghép là phương thức chủ yếu để sản sinh ra các yếu
tố cấu tạo từ thuần Việt hay vay mượn từ các ngôn ngữ khác để tạo ra các từ, ngữ mới
Trang 15Láy là sắp đặt các tiếng thành đôi, kế cận nhau sao cho có phối hợp ngữ
âm Sự phối hợp ngữ âm là quy luật tạo nên nghĩa của từ láy Từ láy cũng có nhiều nghĩa khác nhau như từ ghép Thứ nhất, là kiểu từ láy trong đó các tiếng đều không tự nó có nghĩa, qua phối hợp ngữ âm thành nghĩa của cả từ
Ví dụ: lủng củng, chập chờn, … Kiểu này tiêu biểu cho phương thức láy Thứ
hai, là kiểu từ láy trong đó có một tiếng có nghĩa còn một tiếng thì không có nghĩa và nghĩa của từ là nghĩa mới được hình thành qua phối hợp ngữ âm Ví
dụ: làm lụng, nhỏ nhen, loanh quanh, … Trong các kiểu từ láy, trật tự sắp đặt
các tiếng không thay đổi vì nếu thay đổi trật tự thì có thể không còn có phối hợp ngữ âm và do đó, từ sẽ không còn có nghĩa
Từ là đơn vị nhỏ nhất để đặt câu Để nói, để viết, để suy ngĩ, chúng ta dùng từ chứ không phải dùng tiếng Từ có nghĩa hoàn chỉnh và cấu tạo ổn định Có thể dễ dàng nhận thấy đặc điểm này ở từ một tiếng Còn đối với từ hai tiếng và từ nhiều tiếng, cấu tạo ổn định làm cho nghĩa hoàn chỉnh và ngược lại nghĩa hoàn chỉnh thì cấu tạo ổn định Với tính hoàn chỉnh về nghĩa
và tính ổn định về cấu tạo, từ trở thành một đơn vị đặc biệt quan trọng khi người ta xét tới mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy, giữa ngôn ngữ và văn hóa Trong tiếng Việt, về mặt ngữ âm, khi hình thành từ hai tiếng hay từ nhiều tiếng thì mỗi tiếng không có sự biến đổi âm hay thanh Về mặt chữ viết, theo quy tắc chính tả hiện nay, mỗi tiếng được ghi thành một chữ rời, cho nên, từ
có bao nhiêu tiếng thì viết thành bấy nhiêu chữ rời nhau Trên mỗi dòng chữ,
ví dụ: “chúng tôi hết sức vui mừng được gặp các đồng chí”, các khoảng trống
giữa các chữ là để đánh dấu ranh giới giữa các tiếng và những từ gồm hai
tiếng như chúng tôi, vui mừng, đồng chí đều được viết thành hai chữ rời nhau
Từ là đơn vị nhỏ nhất dùng làm thành phần cấu tạo câu Từ và câu là hai đơn vị khác nhau Từ có sẵn trong kho từ vựng còn câu phải do mỗi người dùng từ mà cấu tạo nên Trong ngôn ngữ, câu là đơn vị bậc cao nhất và cũng
Trang 16là đơn vị quan trọng nhất xét về vai trò của ngôn ngữ trong sự giao tiếp xã hội Nói gì, viết gì, người ta đều phải nói, viết thành câu
Trước hết, câu có nghĩa hoàn chỉnh Nghĩa hoàn chỉnh của câu khác với nghĩa hoàn chỉnh của từ Tính hoàn chỉnh về nghĩa của từ biểu thị những khái niệm hoàn chỉnh về sự vật, hiện tượng còn tính hoàn chỉnh của câu là tính hoàn chỉnh của cả một quá trình tư duy, quá trình thông báo diễn ra trong một hoàn cảnh giao tiếp nhất định Quá trình này thường được biểu thị bằng một cấu tạo ngữ pháp bao gồm hai thành phần là chủ ngữ và vị ngữ Hai thành phần này xác định lẫn nhau Câu phải xác định được đối tượng nói về gì, đó là vai trò của chủ ngữ Đồng thời, câu phải xác định đó là gì, như thế nào, đó là vai trò của vị ngữ Hai thành phần này gắn bó với nhau thành một cấu tạo ngữ pháp chặt chẽ, gọi là “nòng cốt” của câu với trật tự: chủ ngữ trước, vị ngữ sau Trong đó, các từ cũng như các tiếng trong cấu tạo của những từ đó không biến đổi hình thức ngữ âm của chúng
Tuy nhiên, câu không chỉ có thành phần nòng cốt mà còn có cấu tạo đa dạng Với cấu tạo ngữ pháp như đã phân tích ở trên thì đó là loại câu bình thường nhất, gọi là câu đơn Nhưng ngay cả câu đơn, cấu tạo ngữ pháp của nó cũng có thể thay đổi rất đa dạng Ngoài câu đơn bình thường còn có câu đơn
ít bình thường hơn gọi là câu đơn đặc biệt và câu có tính chất phức tạp gọi là câu ghép Khi nói, khi viết, dù sử dụng loại câu nào, chúng ta cũng phải đảm bảo tính nòng cốt của câu
Trong phạm vi cấu tạo câu, tiếng Việt sử dụng những đơn vị ngữ pháp
là trật tự từ, hư từ và ngữ điệu Trật tự sắp đặt các từ là phương tiện chính để biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các từ trong một câu Quan hệ ngữ pháp quan trọng nhất là quan hệ thuyết tính - tức là quan hệ giữa phần chủ ngữ và vị ngữ trong một nòng cốt câu Thuyết tính là mối liên hệ giữa câu với thực tại trong một hoàn cảnh cụ thể Mối liên hệ ấy là kết quả của một quá trình tư duy và
Trang 17như vậy, nó có tác dụng thông báo Quan hệ thuyết tính không có biến đổi hình thức ngữ âm mà được biểu thị chủ yếu bằng trật tự sắp đặt các thành phần chủ ngữ, vị ngữ
Một quan hệ ngữ pháp quan trọng khác trong câu là quan hệ chính phụ Quan hệ này là một cấu tạo ngữ pháp không có giá trị câu như quan hệ thuyết tính mà chỉ là một ngữ Ngữ bao gồm một yếu tố chính và một yếu tố phụ Khi các từ cùng loại kết hợp với nhau theo quan hệ chính phụ thì từ đứng trước giữ vai trò chính và từ đứng sau giữ vai trò phụ Quan hệ này cũng được biểu thị bằng trật tự và cũng không biến đổi hình thức ngữ âm Nhờ trật tự kết
hợp của từ mà “củ cải” khác với “cải củ”, “tình cảm” khác với “cảm tình” …
Hư từ là những từ dùng để biểu thị một số quan hệ ngữ pháp nhất định
và không có nghĩa thực Mặc dù vậy, nó vẫn có sắc thái nhất định về nghĩa
Nhờ hư từ mà tổ hợp “anh và em” khác với “anh của em” hay “anh vì em”
Hư từ cùng với trật tự từ cho phép tiếng Việt tạo ra nhiều câu có cùng nội dung thông báo cơ bản như nhau nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm Cách dùng hư từ trong tiếng Việt có tính chất tùy nghi, có thể dùng hoặc không dùng hư từ, có thể dùng hư từ này hoặc có thể dùng hư từ khác sao cho thích hợp với hoàn cảnh Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tùy tiện thế nào cũng được mà mỗi cách dùng đều có sắc thái riêng của nó
Ngoài trật tự từ và hư từ, tiếng Việt còn sử dụng phương thức ngữ điệu Ngữ điệu bao gồm sự ngừng và lên hay xuống giọng Đây là phương tiện ngữ pháp quan trọng khi nói, khi đọc Ngữ điệu có vai trò làm rõ thêm tư cách ngữ pháp của đơn vị ngôn ngữ và biểu hiện quan hệ cú pháp của các yếu tố trong câu, nhờ đó nhấn mạnh hay phân biệt nội dung muốn thống báo, diễn đạt Trên văn bản, ngữ điệu thường được biểu hiện bằng dấu câu Ví dụ: khi nói
“người khách ấy đã đến rồi” thì ngữ điệu không nổi lên thành phương tiện quyết định nhưng khi nói “khách” thì ngữ điệu là phương tiện có tác dụng
Trang 18quyết định Hay nội dung thông báo trong câu “đêm hôm qua, cầu gãy” sẽ khác với “đêm hôm, qua cầu gãy”
Cùng với những đặc điểm trên, tiếng Việt còn có một hệ thống các quy tắc thuộc về các phương diện khác nhau: quy tắc cấu tạo từ, kết hợp thành câu, quy tắc cấu tạo câu và liên kết câu thành các đơn vị cao hơn, các quy tắc biểu hiện các nội dung ý nghĩa khác nhau và sắc thái tình cảm khác nhau …
1.1.2 Đặc điểm đơn lập của tiếng Việt
Thứ nhất, thể hiện về mặt ngữ âm, đặc điểm đơn lập của tiếng Việt
được phát huy trong cấu tạo từ và cả trong cấu tạo câu
Trong phạm vi cấu tạo từ, đặc điểm ấy được phát huy chủ yếu trong cấu tạo của từ láy – là những từ mà giữa các tiếng có phối hợp ngữ âm Tiêu biểu là những từ trong đó có phối hợp giữa những âm vị nhất định, những thanh nhất định của những tiếng không có nghĩa riêng Những nghĩa mới sinh
ra từ sự phối hợp này là nghĩa hình tượng, sinh động do chất nhạc ngữ âm mà
có Ví dụ: nghĩa hình tượng về những hình dạng, kích thước như: khẳng khiu, đẫy đà, mênh mông …; về những dáng vẻ, điệu bộ như: tha thướt, đủng đỉnh, khúm núm …; về những trạng thái như: quạnh quẽ, đìu hiu …; về những tâm
tư như: ngậm ngùi, bâng khuâng … Nghĩa của những từ láy như thế này
thường khó giải thích và khó tìm thấy từ tương đương về nghĩa trong các ngôn ngữ khác Để hiểu được nghĩa của chúng, người ta phải thực hiện sự liên
hệ với thực tế bằng cảm quan thính giác nhưng không phải chủ quan mà theo các quy tắc phối hợp ngữ âm Điều này cho thấy, từ láy và số lượng từ láy khá nhiều trong tiếng Việt là nét đặc sắc mà không phải thứ tiếng nào cũng có
Đặc điểm đơn lập của tiếng Việt ở mặt ngữ âm còn được phát huy trong cấu tạo của loại đơn vị gọi là dạng láy của từ (từ một tiếng và từ hai tiếng, từ láy hay từ ghép)
Trang 19Dạng láy của từ không làm xuất hiện một từ mới mà nó là loại đơn vị
có giá trị tương đương với ngữ Nhưng dạng láy của từ thì được cấu tạo theo phương thức phối hợp ngữ âm còn ngữ thì được cấu tạo theo phương thức
phối hợp ngữ nghĩa Ví dụ: hơi nặng là một ngữ chính phụ, nằng nặng là một dạng láy của từ nặng; rất lúng túng là một ngữ chính phụ, lúng ta lúng túng là một dạng láy của từ láy lúng túng; đi lại nhiều lần là một ngữ phụ chính, đi đi lại lại là một dạng láy, dạng láy của từ ghép đi lại Dạng láy của từ tương
đương với ngữ về mặt nghĩa và cả về vai trò làm thành phần trong câu
Trong phạm vi cấu tạo câu, đặc điểm đơn lập của tiếng Việt về ngữ âm được thể hiện ở ngữ điệu lên xuống nghe trầm bổng, nhịp nhàng Đặc điểm này có cơ sở cấu tạo ngữ âm của tiếng, tức là của âm tiết, trong đó thanh là yếu tố không thể thiếu Âm tiết phải phát ra với một trong sáu thanh: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng và bằng Cho nên, đối với chuỗi âm tiết của một câu hay một đoạn nhiều câu, sự phối hợp ngữ âm sao cho hài hòa là điều tất yếu Tác dụng của sự phối hợp ngữ âm trong cấu tạo câu của tiếng Việt có khi chỉ làm cho câu nghe êm tai nhưng chủ yếu là tạo nên những sắc thái nghĩa nhất định trong những hoàn cảnh nhất định
Thứ hai, thể hiện về mặt ngữ nghĩa, đặc điểm đơn lập của tiếng Việt
được pháy huy chủ yếu trong cấu tạo từ ghép
Từ ghép là những từ mà giữa các tiếng có phối hợp ngữ nghĩa và sự phối hợp này tạo nên nghĩa mới cho từ ghép trong đó, nghĩa gốc của từng tiếng có sự biến đổi Và nói chung, sự biến đổi nghĩa đó là sự biến đổi theo
phương thức hình tượng hóa Ví dụ: trong từ đất nước, nghĩa của tiếng đất cũng như của tiếng nước không còn là nghĩa gốc về những chất liệu, những sự
vật cụ thể trong thiên nhiên mà đã thành nghĩa hình tượng và đó là sự hình tượng hóa thông qua giá trị biểu trưng của những sự vật ấy, nhờ vậy mà sự
kết đôi đất nước trở thành có nghĩa tổ quốc, khác hẳn với nghĩa của sự kết đôi
Trang 20đất và nước Hiện tượng biến đổi nghĩa theo phương thức hình tượng hóa này
có thể nhận thấy ở những từ ghép mà các tiếng kết đôi song song với nhau và
cả ở những từ ghép trong đó có tiếng chính tiếng phụ
Trong phạm vi cấu tạo câu, đơn vị cấu tạo nhỏ nhất về mặt ngữ pháp cũng như ngữ nghĩa là từ Tuy vậy, đặc điểm đơn lập ở mặt ngữ nghĩa của các tiếng trong từ vẫn có thể được phát huy trong một hoàn cảnh nhất định Đáng chú ý là khả năng tách một từ hai tiếng thành hai nửa, mỗi nửa vừa là tiếng vừa là từ và khả năng vừa tách đôi từ, vừa đan chéo các tiếng hay vừa tách đôi từ vừa láy các tiếng …
Thứ ba, thể hiện về mặt ngữ pháp, đặc điểm đơn lập của tiếng Việt
được phát huy qua yêu cầu cơ bản của ngữ pháp tiếng Việt là nhận ra được hai loại quan hệ khác nhau: quan hệ giữa các tiếng trong phạm vi cấu tạo từ
và quan hệ giữa các từ trong phạm vi cấu tạo câu Nghĩa là trong tiếng Việt, người ta phải phân biệt được những đơn vị ngữ pháp là tiếng, từ và câu đồng thời cũng phải phân biệt được những đơn vị ngữ pháp khác là dạng ngữ và dạng láy Để biểu thị những mối quan hệ ngữ pháp ấy, tiếng Việt không sử dụng sự biến đổi hình thức ngữ âm của tiếng cũng như của từ Những tư cách, những vai trò ngữ pháp khác nhau của tiếng cũng như của từ không biểu hiện qua hình thức ngữ âm Một tiếng có thể chỉ là tiếng mà cũng có thể là từ, một
từ có thể chỉ là từ mà cũng có thể là ngữ
Tóm lại, đặc điểm đơn lập trong tiếng Việt không chứng tỏ một sự thô
sơ nào đó khi so sánh với các loại hình ngôn ngữ khác Chẳng hạn như loại hình ngôn ngữ hòa kết hoặc biến hình như tiếng Nga, tiếng Pháp … hay loại hình ngôn ngữ chắp dính như tiếng Thổ (Thổ Nhĩ Kỳ) … Trong ngôn ngữ hòa kết hoặc biến hình, sự biến đổi hình thức ngữ âm của từ được sử dụng làm phương tiện chính để biểu thị các quan hệ ngữ pháp Còn trong ngôn ngữ chắp dính, mỗi từ gồm một số yếu tố có nghĩa dính với nhau, các quan hệ ngữ
Trang 21pháp được biểu thị rõ ràng bằng những yếu tố như vậy một cách đều đặn Ngược lại, với những giá trị của tiếng về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp, đặc điểm đơn lập của tiếng Việt làm cho cấu tạo của các đơn vị ngữ pháp, đặc biệt là của từ và câu có tính chất sinh động, uyển chuyển làm nên cái khó mà cũng là cái độc đáo, cái hay của ngôn ngữ tiếng Việt
1.2 Những yêu cầu chung của việc sử dụng tiếng Việt
Khi sử dụng tiếng Việt, mỗi người trước hết cần xây dựng một thói quen, một nếp lựa chọn và thận trọng trong việc dùng từ, đặt câu, chữ viết, ngữ pháp … đồng thời luôn bồi dưỡng năng lực sử dụng tiếng Việt, coi việc
“học nói”, việc „lựa chọn lời” như một việc làm thiết yếu Mỗi người tự nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt bằng nhiều con đường, nhiều biện pháp khác nhau với mục đích cuối cùng là nắm vững và sử dụng thành thạo tiếng Việt theo chuẩn mực nhất định Sự chuẩn hóa tiếng Việt là công việc của mỗi người đồng thời là sự nghiệp của toàn xã hội
Sử dụng tiếng Việt cho trong sáng là sử dụng theo các chuẩn mực của tiếng Việt Các chuẩn mực này hình thành trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc và được cả cộng đồng ngôn ngữ chấp nhận Đó là cơ sở cho người nói, người viết tạo lập lời nói hay văn bản và cũng là cơ sở cho người nghe hay người đọc lĩnh hội được lời nói hay văn bản đó Vì yêu cầu của việc giữ gìn
sự trong sáng của tiếng Việt nên khi sử dụng, chúng ta phải tuân thủ theo các chuẩn mực: âm thanh, chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp, phong cách …
Trước hết là chuẩn mực về âm thanh, chữ viết Về âm thanh, khi nói cần tuân thủ theo các chuẩn mực về ngữ âm, ngữ điệu, các cách phát âm Về chữ viết, cần viết đúng dạng chữ, kiểu chữ, chính tả, viết hoa, dấu câu, các ký hiệu chữ viết … Về chính tả, phải nắm được đặc điểm tiếng Việt là ngôn ngữ phân tiết tính, các âm tiết đều được tách bạch rõ ràng trong chuỗi lời nói Mỗi
âm tiết đều mang một thanh điệu nhất định, vì vậy, khi viết phải đánh dấu ghi
Trang 22thanh điệu lên âm chính hoặc bộ phận chính (đối với âm chính là nguyên âm đôi) của âm tiết Cấu tạo âm tiết của tiếng Việt rất chặt chẽ và ổn định Ở dạng đầy đủ, âm tiết tiếng Việt luôn có cấu tạo với phụ âm đầu, vần và thanh điệu trong đó vần được tạo thành từ âm đệm, âm chính và âm cuối
Thứ hai, là chuẩn mực về từ ngữ Chuẩn mực về từ đòi hỏi việc sử dụng từ trong tiếng Việt phải đạt những yêu cầu về các phương diện: âm thanh, hình thức cấu tạo, kết hợp ngữ pháp, nội dung ngữ nghĩa, màu sắc phong cách Đồng thời khi sử dụng tiếng Việt, chuẩn mực về từ ngữ còn đòi hỏi phải phát triển vốn từ vựng sao cho vừa giàu có, phong phú lại vừa giữ vững được bản sắc ngôn ngữ dân tộc, tránh lạm dụng từ nước ngoài khi không cần thiết
Thứ ba, chuẩn mực về ngữ pháp Tiếng Việt bao gồm nhiều từ loại khác nhau Mỗi từ loại lại có những đặc điểm ngữ pháp riêng thể hiện ở nội dung ngữ nghĩa, khả năng kết hợp giữa từ đó với từ khác khi cấu tạo … Vì vậy, khi sử dụng từ, chúng ta cần phải chú ý đến khả năng kết hợp của từ trong cấu tạo câu để không dẫn đến mắc lỗi trong dùng từ, đặt câu
Thứ tư, chuẩn mực về phong cách Chuẩn mực này xác định đặc điểm tất yếu của việc sử dụng tiếng Việt trong lĩnh vực hoạt động và các tình huống giao tiếp khác nhau trong cuộc sống xã hội Mỗi một lĩnh vực và tình huống khác nhau có những nhiệm vụ và mục đích giao tiếp nhất định Do đó, việc sử dụng tiếng Việt cũng đòi hỏi phải có những phong cách đặc thù như: phong cách nói, phong cách viết, phong cách sinh hoạt hàng ngày, phong cách nghệ thuật, phong cách nghị luận, phong cách hành chính, phong cách báo chí …
Có những nhân tố và phương tiện ngôn ngữ chỉ sử dụng cho những phong cách nhất định nhưng cũng có những nhân tố và phương tiện ngôn ngữ có thể
sử dụng chung cho nhiều phong cách
Trang 23Chuẩn mực về phong cách cũng đòi hỏi khi sử dụng từ thì không nên dùng những từ sáo rỗng, cũ, mòn Cách dùng từ sáo rỗng, công thức là lỗi trong sử dụng tiếng Việt mà nhiều người khi nói, khi viết dùng những từ sẵn, điệu nói sẵn một cách máy móc, rập khuôn do lười suy nghĩ, không chịu bỏ công tìm tòi và khả năng ngôn ngữ hạn chế Việc dùng những từ sáo rỗng dẫn tới những câu văn “đao to búa lớn” nhưng ý nghĩa nghèo nàn, nhạt nhẽo, nhàm chán gây khó hiểu và không đủ sức lôi cuốn người nghe, người đọc
Chuẩn mực về phong cách còn đòi hỏi tránh dùng từ lai căng trong việc
sử dụng tiếng Việt Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng, sự gia tăng vốn từ vựng tiếng Việt có những mặt tích cực đáp ứng nhu cầu giao tiếp trong các lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, nghiên cứu khoa học … Không thể phủ nhận rằng có nhiều từ ngữ mới có yếu tố sáng tạo, chuẩn xác, tinh tế làm cho tiếng Việt thêm phong phú, giàu đẹp Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực, chúng ta cũng bắt gặp không ít những yếu tố tiêu cực Hiện tượng lai căng, sử dụng tiếng nước ngoài một cách vô nguyên tắc tạo ra
xu hướng quái dị, kỳ quặc trong sử dụng ngôn ngữ, thậm chí đi ngược lại với đạo lý truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc, thể hiện sự sa sút về phong cách ngôn ngữ
Trang 24Chương 2
SỬ DỤNG, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT
TRONG SINH VIÊN HIỆN NAY
2.1 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TIẾNG VIỆT
TRONG SINH VIÊN HIỆN NAY
2.1.1 Sinh viên và các biểu hiện sử dụng ngôn ngữ trong sinh viên
Sinh viên là một tầng lớp của xã hội Họ là những người tốt nghiệp phổ thông trung học và được tuyển chọn gắt gao qua các kỳ thi tuyển sinh quốc gia đang trong quá trình học tập, chuẩn bị nghề nghiệp chuyên môn một cách tập trung, có quy củ ở các trường đại học và cao đẳng để bước vào một bộ phận xã hội mới là trí thức Phần đông, sinh viên ở vào độ tuổi còn rất trẻ, khoảng từ 19 đến 25 tuổi Là một bộ phận của thanh niên, của các tầng lớp khác nhau trong xã hội, họ là nhóm người có vị trí chuyển tiếp, chuẩn bị cho một đội ngũ trí thức có trình độ và nghề nghiệp tương đối cao cho xã hội Họ được coi là nguồn dự trữ chủ yếu, bổ sung cho đội ngũ những trí thức của xã hội Các tổ chức chính trị, xã hội, dòng họ, gia đình đều kỳ vọng vào họ Vì vậy, sinh viên có vai trò, vị trí xã hội rất rõ rệt
Là một bộ phận của tầng lớp thanh niên nhưng có uy tín xã hội nổi trội hơn các thành phần thanh niên khác về mặt học vấn, một bộ phận tương lai của tầng lớp trí thức, sinh viên là một trong những lực lượng quan trọng trong
sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Vì rằng “để giải phóng công nhân còn có những bác sỹ, kỹ sư, nhà hóa học, nông học và các chuyên gia khác, vì vấn đề không phải chỉ nắm lấy việc quản lý bộ máy chính trị mà còn cả toàn
bộ nền sản xuất xã hội nữa và ở đây còn có tri thức vững chãi…” Đối với Đảng ta, sinh viên cũng được đánh giá rất cao trong sự nghiệp cách mạng của đất nước Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười trong bài phát biểu tại Đại hội sinh
Trang 25viên toàn quốc lần thứ V năm 1993 đã khẳng định: “…đất nước ta bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không chủ yếu do thế hệ thanh niên hiện nay quyết định, trong đó sinh viên là một bộ phận có vai trò hết sức quan trọng”
Là người chiếm lĩnh và sở hữu tri thức, sinh viên là đối tượng động, hằng năm thường xuyên thay đổi về số lượng, nhạy bén trong khả năng tiếp thu tri thức, tiếp thu cái mới Đội ngũ sinh viên tốt nghiệp hằng năm sẽ làm gia tăng vốn quý của quốc gia, sẽ trở thành những người lao động có tay nghề, có khả năng sáng tạo trên mọi lĩnh vực của xã hội, góp phần đảm bảo
sự phát triển của đất nước Chính sinh viên sẽ cùng với những tầng lớp thanh niên khác là người kế tục thực hiện các nhiệm vụ trọng đại và các ước mơ cao đẹp của các thế hệ trước và cũng chính họ là người kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Trong khi đó, ngôn ngữ là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc thực hiện quá trình tư duy ở mỗi cá nhân và toàn xã hội Nhờ có ngôn ngữ mà con người mới thực sự trở thành Người trong quá trình lao động và xã hội loài người ngày một phát triển Hoạt động ngôn ngữ là yếu tố không tách rời của con người, của mỗi dân tộc và đặc trưng ngôn ngữ thể hiện đặc trưng văn hóa dân tộc Trong tiến trình phát triển hiện nay, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh
tế, khoa học, văn hóa, xã hội…, tiếng Việt có những biến chuyển phức tạp nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập của xã hội
Như các tầng lớp xã hội khác, việc sử dụng tiếng Việt trong sinh viên cũng đang bị tác động bởi quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế Vốn từ vựng tiếng Việt trong sinh viên gia tăng nhanh chóng Điều này có mặt tích cực là
đã đáp ứng kịp thời nhu cầu giao tiếp trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đồng thời làm cho tiếng Việt ngày càng phong phú hơn Không thể phủ nhận
Trang 26rằng, có những từ ngữ mới có tính sáng tạo, tinh tế, chuẩn xác Ví dụ: ngân hàng đề thi, bệnh viện máy tính, toàn cầu hóa, thương mại ảo, siêu tốc …
Tuy nhiên, bên cạnh việc tiếp thu được nhiều cái hay, cái đẹp của nước ngoài thì chính tính năng động của sinh viên lại làm cho sự trong sáng của tiếng Việt bị ảnh hưởng Sự sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ của sinh viên làm cho tính trong sáng, tính chuẩn mực của tiếng Việt bị suy thoái Tình trạng sử dụng tiếng Việt tùy tiện, thiếu chuẩn mực bị lạm dụng đến mức báo động Trong sinh viên, có rất nhiều người mắc lỗi về ngữ âm, chính tả, về cách dùng từ, đặt câu, viết đoạn, về phong cách … Đa số sinh viên viết chữ một cách tùy tiện, không đúng mẫu, nghệch ngoặc, ngả nghiêng, thiếu nét, sử dụng những ký hiệu cẩu thả vì họ cho rằng trong thời buổi hiện nay với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số, chỉ cần sử dụng tin học thành thạo là được, không cần quan tâm đến chữ viết, chỉ cần luyện ngón tay và bàn phím, nhấp chuột là xong Trong cách nói, hiện tượng phổ biến nhất là dùng chêm xen những từ ngữ tiếng nước ngoài một cách không cần thiết vào lời nói hàng ngày, kể cả những từ ngữ mà tiếng Việt vẫn có đủ từ để diễn đạt được như:
show (biểu diễn), live-show (biểu diễn trực tiếp), nhạc classic (nhạc cổ điển), nhạc country (nhạc đồng quê), các fan (người hâm mộ)… Bên cạnh đó là
những kiểu biến dạng thường thấy khác như lối nói theo vần một cách vô
nghĩa (buồn như con chuồn chuồn, chán như con gián, đuối như trái chuối v.v…); dùng nhiều tiếng lóng (tám – buôn chuyện, lúa – quê mùa, không thấy hạt gạo nào – quê mùa quá, bó tay - chịu thua.v.v…) Đặc biệt là việc cố tình thay đổi âm của nhiều từ ngữ Trước hết là biến đổi âm chính: ô → u (rồi → rùi, thôi → thui …), uô → u (buồn → bùn, muốn → mún), ă → e (lắm → lém, tắm → tém), iê → i (biết → bít, viết → vít), v.v Kế đó là biến đổi âm đầu: qu →w (quá → wá, quen → wen), v.v Và bỏ bớt âm cuối: vâng → vâg, mình → mìn, thương → thươg , v.v Thông thường những biến âm này được
Trang 27vận dụng đồng thời và dẫn đến kiểu nói phá cách như: Iu an wá trời lun (Yêu anh quá trời luôn)
Đặc biệt, vài năm trở lại đây, sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo nên những phương thức giao tiếp mới mà sinh viên lại là đối tượng tiếp thu nhanh nhất và đa dạng nhất Khởi đầu là máy nhắn tin, điện thoại di động, các thiết bị không dây đến mạng internet với thư điện tử, các trang diễn đàn trực tuyến, hệ thống học tập điện tử, thương mại điện tử, nhật ký điện tử … Môi trường xã hội này đã làm cho tiếng Việt nói chung và tiếng Việt trong sinh viên nói riêng xuất hiện một biến thể mới, tạm gọi là “tiếng Việt trên mạng” Đây là dạng tiếng Việt viết mang phong cách khẩu ngữ, bao gồm cả những yếu tố phương ngữ, những dấu hiệu siêu ngôn ngữ qua hí tượng hay chữ cáị Có thể phân chia biến đổi này thành những kiểu nhóm chính sau:
- Bỏ dấu, dấu thanh hoặc thay đổi dấu, dấu thanh Ví dụ như: “Ai gieo vao long noi nho! De roi … long mang nang noi suy tụ Blog cua chi that
dep” (Ai gieo vào lòng nỗi nhớ! Để rồi … lòng mang nặng nỗi suy tư Blog của chị thật đẹp) Hoặc: Việt Nam đâ’t nươ’c mê’n yêụ (Việt Nam
đất nước mến yêu)
- Viết tắt và rút gọn từ Có nhiều cách rút gọn từ khác nhaụ Chẳng hạn,
giảm bớt một hay hơn một con chữ trong một từ: cũng → cũg, biết → bít … ;
hoặc chỉ sử dụng ký tự đầu tiên hay gộp cố định tổ hợp thành một nhóm gồm
những chữ cái đầu: không → k, sinh nhật → sn, anh → a … Việc giảm bớt và rút gọn này có thể dẫn đến nhiều biến thể cho cùng một từ Ví dụ: không → khôg, khg, kg, k và 0 v.v
- Thay thế và biến đổi một số chữ ở phụ âm, nguyên âm, thanh điệu hoặc sử dụng những ký hiệu thay cho ngôn ngữ, thêm các biểu tượng, chữ
viết âm thanh, hí tượng để tăng thêm sắc thái biểu cảm Ví dụ: tiền → $, khác
→ #, buồn → , vui → , cười → haha/ keke/ hihi, khóc → huhu/ hichic …
Trang 28- Dùng các từ tiếng Anh để dịch từng từ một trong một phát ngôn tiếng
Việt và hoàn toàn không tuân thủ các nguyên tắc cú pháp Ví dụ: không sao đâu → no star where, no table → miễn bàn …
- Cố tình viết sai chính tả tiếng Việt, không viết hoa hoặc viết hoa tùy tiện và cường điệu hóa các dấu chấm câu để tạo phong cách riêng
Những biểu hiện trên đây chứng tỏ rằng sử dụng tiếng Việt trong sinh viên đã có sự biến đổi nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến các chuẩn mực của tiếng Việt ở một thế hệ mới, thế hệ tương lai của đất nước Nếu cứ tiếp tục lây lan theo những biến đổi này thì tiếng Việt trong tương lai sẽ ra sao? Liệu tiếng Việt có thể trở về như một thổ ngữ chỉ nói được những chuyện đơn giản thường nhật không? Và như vậy thì nền văn hóa Việt Nam
có còn giữ được bản sắc dân tộc hay không với một ngôn ngữ bị biến đổi phi chuẩn, thiếu thống nhất, ngày càng nghèo nàn đi như thế?
Với những trăn trở đó, nhóm tác giả đã có những khảo sát cụ thể về thực trạng sử dụng tiếng Việt trong sinh viên hiện nay và đã thu được những kết quả đáng suy nghĩ
2.1.2 Thông tin chung về phương pháp nghiên cứu, địa bàn và đối tượng khảo sát
2.1.2.1 Phương pháp nghiên cứu
Để khảo sát thực trạng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong sinh viên hiện nay, nhóm tác giả chọn phương pháp nghiên cứu tài liệu và nghiên cứu định lượng Kỹ thuật định lượng trong đề tài này là phỏng vấn bằng bảng hỏi Phiếu hỏi của đề tài được lập thành hai bộ và thực hiện 300 phỏng vấn Phiếu
số 01 dùng để tìm hiểu thái độ, quan niệm của các nhóm xã hội khác (giáo viên, công nhân viên, chủ nhà trọ …) đánh giá về một số mặt của sử sụng tiếng Việt trong sinh viên Phiếu số 02 nhằm vào đối tượng là sinh viên tự đánh giá về việc sử dụng tiếng Việt của bản thân tầng lớp mình
Trang 292.1.2.2 Địa bàn khảo sát
Đề tài đi vào khảo sát thực trạng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong sinh viên hiện nay Vì không có điều kiện về thời gian và kinh phí cũng như với quy mô là đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, nhóm tác giả chỉ chọn một số trường tiêu biểu ở thành phố Hồ Chí Minh để thực hiện khảo sát Cụ thể như sau:
Phiếu số 1 điều tra các nhóm xã hội tại khu vực trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, trường Đại học
Kỹ thuật công nghệ với các đối tượng là giảng viên, công nhân viên, chủ nhà trọ, tiểu thương …
Phiếu số 2 điều tra đối tượng là chính sinh viên ở các trường Đại học
Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Kỹ thuật công nghệ, Đại học Công nghiệp …
2.1.1.3 Đối tượng khảo sát
- Phiếu số 1: phát ra: 100, thu lại: 89