Xây dựng con người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Xây dựng con người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 32)

Xây dựng con người Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh là sự

chuẩn bị tích cực và chủ động nhất nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cho tương lai và triển vọng của đất nước và dân tộc Việt Nam trên con đường phát triển theo lý tưởng và mục tiêu chủ nghĩa xã hội. Xây dựng con người Việt Nam là xây dựng nhân cách con người Việt Nam đối với một dung toàn diện, từ bồi dưỡng và phát triển thể lực, năng lực trí tuệ với phương pháp tư duy sáng tạo, không ngừng nâng cao học vấn và văn hóa trên cơ sở nâng cao mặt bằng lẫn đỉnh cao dân trí của xã hội, đến trình độ tư tưởng, thế giới quan và đạo đức cách mạng, biểu hiện rõ rệt ở lao động và lối sống, kế thừa và phát huy được những tinh hoa của truyền thống dân tộc, đáp ứng được những yêu cầu của con người mới xã hội chủ nghĩa trong xã hội công nghiệp, văn minh hiện đại.

Với những giá trị đó của nhân cách, con người Việt Nam sẽ có thể đáp ứng được những nhiệm vụ đặt ra của công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, thực sự là mục tiêu, động lực phát triển của tiến bộ và văn minh, của chủ nghĩa xã hội.

Xây dựng con người Việt Nam hướng tới sự phát triển không chỉ chất lượng cá thể con người mà còn là sự phát triển của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam, trước hết là chất lượng phát triển của giai cấp công nhân với vai trò và sứ mệnh dẫn dắt xã hội, của khối liên minh công – nông – trí thức, lực lượng cơ bản nhất của xã hội biểu thị sự liên kết các năng lực xã hội , tình đoàn kết và hòa hợp dân tộc. Đó chính là tổng hợp nội lực phát triển của con người, đất nước và dân tộc Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Có nhiều cách thức xây dựng con người mới. Theo Hồ Chí Minh, xây dựng con người mới là bộ phận hợp thành chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; trong thực hiện cần chú ý ba phương pháp sau:

- Xây dựng đời sống mới để xây dựng con người mới - Thi đua yêu nước để xây dựng con người mới - Giáo dục – đào tạo con người mới

Về xây dựng đời sống mới. Năm 1947, sau hơn một năm giành chính quyền, Hồ Chí Minh hoàn thành hai tác phẩm Đời sống mới bút danh Tân Sinh và Sửa đổi lối làm việc bút danh X.Y.Z. Nội dung hai tác phẩm bổ sung cho nhau nhằm xác định các tiêu chuẩn của con người mới, của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ cách mạng mới – vừa kháng chiến vừa kiến quốc, nhiệm vụ của một đảng cầm quyền. Đồng thời, nêu các phương pháp bồi dưỡng, đào tạo người Việt Nam mới thông qua hoạt động:

- Xây dựng lối sống mới (ăn, mặc, ở, đi lại, làm việc), môi trường sống vệ sinh bảo vệ sức khỏe

- Chống giặc dốt, nâng cao dân trí, xây dựng nền giáo dục dân chủ.

- Giáo dục đạo đức công dân, xây dựng nền đạo đức cách mạng Việt Nam, chống chủ nghĩa cá nhân.

- Xây dựng phương pháp là việc khoa học, hiệu quả của cán bộ, đảng viên nói riêng và toàn dân nói chung.

Đặc biệt, sửa đổi lối làm việc góp phần to lớn vào giáo dục cán bộ, đảng viên về tư tưởng, đạo đức, phương pháp và phong cách lêninnít để họ trở thành người cán bộ trung thành với sự nghiệp của Đảng và của nhân dân, góp phần đẩy mạnh kháng chiến kiến quốc thắng lợi.

Phát động phong trào thi đua yêu nước rèn luyện, xây dựng con người mới.

Trong lời kêu gọi thi đua yêu nước, Hồ Chí Minh không trực tiếp đề cập đến vấn đề xây dựng con người mới trong phong trào thi đua. Song, trên thực tế chỉ đạo thực hện phong trào và chủ đích thật sự của Người chính là: “mỗi người tốt, mỗi việc tốt là những bông hoa đẹp. Cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp”. Nghĩa là qua phong trào thi đua và trải qua rèn luyện, thử thách trong thi đua đã hình thành ở mỗi người một việc tốt , phẩm chất tốt để hình thành một lớp người tốt, lớp người mới để “dân tộc ta là một rừng hoa đẹp”. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi chúng ta muốn trở thành người tốt, trở thành người Việt Nam mới thì chỉ có gắn mình vào phong trào thi đua yêu nước sôi nổi, và chính qua phong trào đó bản thân tự đánh giá, tự điều chỉnh để có nhiều việc tốt mà trở thành người tốt.

Bởi vì, đối với mỗi người cách mạng, mỗi người lao động chân chính, chắc không có ai có thể tự cho mình đã có được trọn vẹn những tiêu chuẩn của con người mới và bản thân mình không có gì phải làm cho tốt đẹp hơn nữa. Thực ra, ở mỗi

người đều có mặt mới mặt cũ, có cái tốt cái xấu. Vấn đề chỉ là ở chỗ mặt nào nhiều hơn và mỗi người phải phấn đấu sao cho những mặt tốt ngày càng nhiều hơn, những cái xấu ngày càng ít. Qua trình phấn đấu để trở thành người tốt, con người mới chính là quá trình đấu tranh để xóa bỏ cái cũ, cái xấu, xây dựng cái tốt, cái mới từ ít đến nhiều, từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Đó cũng chính là quá trình tham gia thi đua, tranh đua và hợp tác, không ngừng vươn lên của mỗi người. Đó cũng là quá trình làm cho cái mới ngày càng trở thành phổ biến trong đông đảo những người lao động, trong toàn dân tộc, ngược lại làm cho cái cũ, cái xấu càng bị thu hẹp và mất dần đi trong đời sống xã hội chúng ta.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Lao động sáng tạo xã hội. Thi đua thì cải tạo con người”. Và “Hiện nay ta mới có hàng triệu chiến sĩ thi đua”. Bởi vì: “Chiến sĩ thi đua là những con người mới, những con người luôn cố gắng thực hành cần, kiệm, liêm chính, là những người tôi trung của nhân dân, con hiếu của Tổ quốc”.

Qua câu trích trên, Hồ Chí Minh đã đề cập tới tác dụng nhiều mặt của phong trào thi đua yêu nước trong việc xây dựng, phát triển các phẩm chất và năng lực những con người mới Việt Nam. Trong thi đua yêu nước ai nấy phát huy được mọi khả năng của mình, sáng kiến xuất hiện trong công việc, người tài xuất hiện. Do đó, thi đua cải tạo con người và phát triển tài năng của con người trong lao động, trong công việc tiến tới cải tạo xã hội làm cho xã hội tiến hóa phát triển.

Như vậy, theo Hồ Chí Minh, thi đua yêu nước là một trong phương thức xây dựng con người Việt Nam mới, còn xây dựng con người mới là mục tiêu xét đến cùng của phong trào thi đua. Nói cách khác, Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của phong trào thi đua yêu nước trong chiến lược xây dựng con người, thậm chí quan trọng đến mức “Thi đua là yêu nước. Yêu nước phải thi đua”, nhưng đây chỉ là một phương thức chứ không phải là phương thức duy nhất trong chiến lược xây dựng con người Việt Nam mới, nó là động lực thúc đẩy quá trình.

Phát triển giáo dục - đào tạo, biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới. Giáo dục là quá trình đào tạo, rèn luyện con người trở thành người lao động,

thành các công dân đủ năng lực chủ - những con người Việt Nam phát triển đức, trí, thể, mỹ và có nghề thông qua việc dạy và học. Việc dạy và học không chỉ giới hạn trong các trường đào tạo, mà còn là quá trình tự học, tự đào tạo và đào tạo lại, học

trong cuộc sống, học suốt đời. Trong giáo dục không chỉ dạy làm người. Muốn vậy chúng ta cần phải chú ý mấy điểm sau:

+ Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới nội dung phương pháp dạy và học thực hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa” giáo dục. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chuẩn quốc gia cho giáo dục. Xây dựng danh mục ngành nghề và chương trình phát triển nguồn nhân lực quốc gia. Tiếp tục đổi mới chương trình giáo dục. Tập trung đổi mới phương pháp dạy và học. Xây dựng và nâng cao chất lượng và đội ngũ nhà giáo cán bộ và quản lý giáo dục. Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp học. Tiếp tục mở rộng quy mô giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Hoàn thiện hệ thống giáo dục theo hướng liên thông. Tạo điều kiện để duy trì, củng cố và phát triển trường ngoài công lập. Tiếp tục triển khai Đề án xây dựng xã hội học tập. Lấy Hội khuyến học và các đoàn thể làm nòng cốt để thực hiện đề án này. Tổng kết, rút kinh nghiệm việc xây dựng các trung tâm học tập cộng đồng để tiếp tục phát triển có hiệu quả. Củng có, tăng cường phát triển hệ thống giáo dục cho người lớn. Xây dựng kênh giáo dục truyền hình và các nội dung giáo dục trên mạng để phát triển giáo dục từ xa.

+ Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, ưu tiên phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc, vùng khó khăn và giáo dục đối với trẻ em bị thiệt thòi.

+ Đẩy lùi những tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục. + Nâng cao khả năng chủ động hội nhập quốc tế. + Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lí giáo dục.

KẾT LUẬN

Xây dựng con người là quan trọng hàng đầu đặc biệt là đối với Việt Nam, một nước đang phát triển và đổi mới hơn 25 năm. Xây dựng con người Việt Nam trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có tri thức, đạo đức, sức khỏe và tài năng, dũng cảm chịu đựng gian khổ kể cả hy sinh; nhạy bén nắm bắt thời cuộc, thông minh, tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động thực tiễn,... Tất cả những điều đó thực sự là động lực, là nhân tố quyết định tạo nên những thành công trong hơn 25 năm đổi mới vừa qua, làm cho đất nước và con người Việt Nam có những biến đổi sâu sắc, rất đáng tự hào. Điều này cho thấy tính đúng đắn, khoa học và ý nghĩa thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, về vấn đề xây dựng và phát triển con người mới xã hội chủ nghĩa. Con người Việt Nam đã làm nên lịch sử vẻ vang của dân tộc hơn nửa thế kỷ qua và nhất định cũng chính là chủ thể quyết định thắng lợi cách mạng xã hội chủ nghĩa giai đoạn hiện nay, giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Điều quan trọng là ở chỗ chúng ta vận dụng, phát triển tư tưởng của Hồ Chí Minh vào chiến lược con người ở nước ta trong giai đoạn đổi mới như thế nào.

Một phần của tài liệu Xây dựng con người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w