Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với yêu cầu phát triển con người Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải hướng tới con người, vì con người, lấy con

Một phần của tài liệu Xây dựng con người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 25)

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải hướng tới con người, vì con người, lấy con

người làm mục tiêu và động lực chứ không phải con người là phương tiện khai thác, là vật thụ động vì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nó tất yếu đòi hỏi phải “nhân bản hóa khoa học – kỹ thuật – cộng nghệ” gắn liền với “nhăn văn hóa đời sống xã hội” Yêu cầu này đặt biệt quan trọng và cần thiết trong bối cảnh thời đại khoa học hiện nay khi cuộc cách mạng khoa học và công nghệ giai đoạn mới làm bùng nổ dòng thác của những tri thức mới và thông tin mới, ở đó con người phải luôn luôn là

một nhân cách sáng tạo, làm chủ tri thức và tiếp nhận thông tin chứ không phải thụ động tiếp nhận và ghi nhớ. Bởi vậy, khi bước vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người thường xuyên đứng trước một đòi hỏi lớn về phát triển trí lực mà trọng yếu là giáo dục về phương pháp, phát triển năng lực độc lập sáng tạo với tri thức là tiền đề, là cơ sở.

Giáo dục trí tuệ, giáo dục năng lực tư duy khoa học với tư cách là giáo dục phương pháp là một nội dung căn bản của giáo dục nhân cách. Đó là đòi hỏi trước hết của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với sự phát triển con người. Con người là chủ thể sáng tạo và điều khiển công nghệ, kỹ thuật chứ không biến thành vật phụ thuộc, nô lệ của công nghệ, kỹ thuật đó.

Trong cuộc canh tranh khốc liệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, một nguy cơ thực tế đang hiển hiện, không loại trừ nước ta là, những nước nghèo, lạc hậu, bị thua thiệt có thể làm cho nước mình trở thành con nợ của thế giới tư bản chủ nghĩa, thành bãi thải của công nghệ lạc hậu bởi sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân công nghệ.

Cũng trong nền kinh tế thị trường, sức lao động trở thành hàng hóa và thị trường nhân lực lao động sẽ phát triển. Song bản thân con người với lý tưởng, niềm tin, phẩm giá và nhân cách, “vốn là quả tim đích thực của một nền văn hóa” thì không thể là hàng hóa. Sự phân biệt này là nguyên tắc không để xảy ra tình trạng thương mại hóa các lĩnh vực hoạt động có liên quan trực tiếp tới đạo đức, nhân phẩm con người, tới đời sống tin thần cà sự sáng tạo văn hóa tinh thần con người, như giáo dục, y tế, văn hóa, nghệ thuật, khoa học… Nó như một cái chốt an toàn cho xã hội, con người, nhân cách không bị bang hoại. Vì vậy, “nhân văn hóa đời sống xã hội” là tạo ra môi trường hoàn cảnh xã hội có tính người như Mác nói. Đó là điều kiện thiết yếu để đào tạo và phát triển con người theo yêu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Phát triển trí lực của con người trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải đảm bảo cho con người được trang bị vững chắc học vấn phổ thông làm nền tảng, phải đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp, đào tạo nghề, có tay nghề cao, có chuyên môn, nghiệp vụ tinh thông, nắm vững công nghệ trong sản xuất và hướng tới đáp ứng được đòi hỏi của công nghệ cao. Sự phát triển trí lực là mấu chốt của chất lượng

nhân lực cao, làm cho người lao động hình thành phong cách lao động công nghiệp, lao động trí tuệ, lao động sáng tạo.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa không chỉ đòi hỏi con người phát triển về trí lực mà còn phải phát triển cả đạo đức và nhân cách nói chung. Đạo đức của con người lao động kiểu mới và nhân cách nói chung, Đạo đức của con người lao động kiểu mới và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi là đạo đức trung thực và sáng tạo, đạo đức trong hành động, trong lao động tự giác, khẩn trương, tích cực, có sự phát triển rõ rệt ý thức về nghĩa vụ, bổn phận, trách nhiệm. Nó đáp ứng những chuẩn mực, giá trị đạo đức xã hội mà dấu hiệu trưởng thành đạo đức của nó là thống nhất giữa lời nói với việc làm, giữa nhận thức với hành động, giữa động cơ và hiệu quả. Sự không thống nhất hay nhất quán này thường xảy ra như một cái lỗi đạo đức, tạo ra một thức giả đạo đức mà trong lối sống thường gọi là biến dạng, tha hóa, mang bộ mặt của thói xu thời, cơ hội và chủ nghĩa cơ hội. Cùng với trí lực, năng lực, đạo đức góp phần hoàn chỉnh những nhân tố chủ yếu trong cấu trúc nhân cách của con người xã hội.

Sự phát triển con người mà công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi thực chất là một sự phát triển nhân cách. Nó là sự phát triển con người ở trình độ chín muồi, sản phẩm tổng hợp của giáo dục và tự giáo dục, của sự thâu thái những kinh nghiệm xã hội vào con người qua những nỗ lực tự giác của nó, biến thành những kinh nghiêm cá nhân, được thể nghiệm trong lao động và lối sống cá nhân, Nhân cách theo đó là diện mạo đặc trưng cho chất lượng phát triển của cá nhân, là sự thể hiện của cá nhân với một hệ thống các chức năng xã hội của nó trong hoạt động để khẳng định những giá trị xã hội của chính nó, được xã hội đánh giá thông qua uy tín và ảnh hưởng của nó tới một cá nhân kahcs, một nhân cách khác và tới xã hội nói chung.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn đặt ra một yêu cầu thực tiễn đối với con người, nhất là đối với thế hệ trẻ, với nhân lực thanh niên, ấy là sự phát triển thể lực đáp ứng đòi hỏi của cường độ, nhịp độ và tính chất của lao động công nghiệp. Sự phát triển thể lực của mỗi người, của thế hệ và dân tộc được nhìn nhận như một nguồn vốn, do đó rất quan trọng đối với công nghiệp hóa hiện đại hóa. Hơn nữa, nó còn được nhìn nhận như một sự phát triển văn hóa. Hồ Chí Minh xem đó là tiềm lực

xã hội của phát triển, bởi một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, mà một dân tộc yếu về thể chất cũng không thể phát triển tới văn minh và hiện đại được.

Hoạt động là nền tảng để nhân cách hình thành mà hoạt động bản chất nhất là lao động. Đồng thời con người lai biểu hiện mình một cách rõ rệt nhất qua lối sống và nếp sống hàng ngày của mình. Muốn biết nhân cách một con người như thế nào hãy qua sát hãy quan quan sát và đánh giá lối sống của người đó, nơi nó thể hiện trugn thực nhất các mối quan hệ với công việc, với người khác và với chính bản thân mình. Có một thực tế là, dường như lối sống là nơi con người tự bộc lộ toàn bộ con người mình xét về mặt trưởng thành xã hội và sự ổn định tính cách, nhân cách cá thể. Lối sống có văn hóa hay văn hóa lối sống của một người đạt đến mức nào thì đó chính là sự đo lường văn hóa nhân cách của người đó đến mức ấy.

Lối sống của con người trong xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi con người phải thích nghi và đáp ứng với đòi hỏi của xã hội theo chuẩn mực của phong cách lao động công nghiệp và lối sống công nghiệp.

Nói tóm lại, sự phát triển văn hóa nhân cách con người trên hai khía cạnh: Xã hội hóa và Cá thể hóa trong sự phát triển của mỗi cá nhân đáp ứng đòi hỏi của một xã hội đang phát triển trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Mác đã từng nêu một luận đề nổi tiếng: Sự phù hợp giữa con người với hoàn cảnh chỉ có thể hiểu một cách hợp lý, đó là thực tiễn cách mạng. Hoàn cảnh sáng tạo ra con người trong chừng mực mà con người sáng tạo trở lại hoàn cảnh. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa vừa đòi hỏi lại vừa tạo điều kiện cho con người đáp ứng những yêu cầu đó cả trí lực, thể lực, đạo đức và lối sống.

Vấn đề là ở chỗ, sự phát triển con người nói ở đây không phải là sự phát triển của một vài cấ thể được lựa chọn mà phải là sự phát triển của đông đảo những con người phát triển xã hội, một lớp người, một thế hệ và cả xã hội trong tính phổ biến, trước hết là lực lao động đang làm việc trong guồng máy lao động xã hội (nguồn nhân lực hiện hữu) và lực lượng lao động dự trữ đang được đào tạo (nguồn nhân lcự tiềm tàng). Đạt đến sự phát triển có tính xã hội hóa phổ biến đối với con người Việt Nam với những đặc điểm lịch sử của môi trường xã hội nông nghiệp cổ truyền và một kết cấu của xã hội truyền thống Á Động đang quá độ tới chủ nghĩa xã hội, đang chuyển mình trong đổi mới kinh tế kinh tế thị trường và dân chủ hóa… là một việc

không đơn giản, thậm chí là rất khó khăn, phức tạp bởi những hạn chế vốn có của tồn tại xã hội và ý thức xã hội cần phải vượt qua. Đây thực sự là bước chuyển và chất lượng và hình mẫu con người từ truyền thống sang hiện đại, từ con người của xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp.

Có những điểm mạnh từ truyền thống có thể phát huy nhưng cũng có những chỗ yếu, nhưng cái quá thời, lỗi thời phải vượt qua. Có những thiếu hụt phải được xây dựng, bồi đắp và vươn tới yêu cầu mới. Ở đây, xung quanh vấn đề con người Việt Nam trong bước đường đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chúng ta thấy rõ những mâu thuẫn được phát hiện đúng và giải quyết đúng. Đó là mâu thuẫn trong quá trình phát triển.

Điều cần nói trên gợi mở cho ta thấy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay với ý nghĩa là một cuộc vận động văn hóa rộng lớn trong xã hội sẽ mở ra khả năng cải tạo, khắc phục và xóa bỏ những mặt tiêu cực, đồng thời sẽ thúc đẩy và phát triển những mặt tích cực, làm cho nó trở thành chủ đạo trong lối sống và đời sống Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng con người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w