1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của hậu phương Miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ

38 27,7K 88

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 84,35 KB

Nội dung

Ăng ghen đã viết: “Toàn bộ việc tổ chức và phương thức chiến đấucủa quân đội và do đó thắng lợi, thất bại đều tỏ ra là phụ thuộc vào những điều kiện vậtchất, nghĩa là điều kiện kinh tế,

Trang 1

MỞ ĐẦU

Trong chiến tranh, bên nào có sức mạnh áp đảo thì bên đó giành thắng lợi Muốn

có sức mạnh thì ngoài yếu tố binh khí, kĩ thuật, tư tưởng, con người và một nhân tố cóvai trò hết sức quan trọng là hậu phương của Sự chi viện của hậu phương cho tiềntuyến là một yếu tố thường xuyên quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh, vì hậuphương là nơi xây dựng và dự trữ tiềm lực của chiến tranh về cả mặt chính trị, kinh tế,quân sự, văn hoá và khoa học kĩ thuật, là nơi chi viện nhân lực, vật lực, là chỗ dựa tinhthần cho tiền tuyến Muốn đánh thắng địch ở tiền tuyến thì phải có hậu phương vữngmạnh Việc xây dựng hậu phương là một vấn đề có tính chất chiến lược và quyết địnhsống còn đối với thắng lợi của toàn bộ cuộc chiến Đó là qui luật của các loại chiếntranh từ xưa đến nay

Nắm vững qui luật đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tranh thủ mọi thời gian, điềukiện vật chất để chuẩn bị hậu phương cho chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổquốc Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, vừa đánh giặc, vừa xây dựng chế độ mới, xâydựng căn cứ địa hậu phương là một chủ trương chiến lược đúng đắn, sáng tạo của Đảng,phản ánh một trong những đặc trưng của cách mạng Việt Nam Việc xây dựng, củng cốhậu phương trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ luôn luôn được Đảngnhìn nhận một cách đúng đắn và đặt lên hàng đầu Đảng đã xây dựng, củng cố hậuphương trong mọi tình huống của cuộc chiến, làm cho hậu phương có sức sống và pháttriển trong hoàn cảnh gay go, khó khăn nhất, trong khi chính nó cũng phải trực tiếpchiến đấu quyết liệt với kẻ thù

Dân tộc ta thắng những kẻ thù mạnh hơn gấp nhiều lần bởi vì chúng ta có nhândân anh hùng, có sự lao động sáng tạo, tài năng và trí tuệ của Đảng, có hậu phương lớntập trung sức người, sức của, động viên tinh thần tuyến tuyến lớn đánh thắng kẻ thù Dovậy, việc nghiên cứu chủ trương xây dựng hậu phương của Đảng, để qua đó rút ranhững bài học kinh nghiệm, phục vụ cho công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước hiệnnay dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều thuận lợicũng như khó khăn mới, sẽ góp phần đắc lực vào nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng tổ quốcViệt Nam xã hội chủ nghĩa

Trang 2

CHƯƠNG 1 LÍ LUẬN CHUNG VỀ HẬU PHƯƠNG 1.1 Khái niệm vê hậu phương

Hậu phương hiểu theo nghĩa nghĩa hẹp: “là nơi đối xứng với tiền tuyến, có sự phânbiệt rạch ròi bằng yếu tố không gian, là lãnh thổ ngoài vùng chiến sự, phía sau chiếntuyến, có dân cư và tiềm lực mọi mặt, nhất là về nhân lực, vật lực Là nơi xây dựng vàhuy động sức người, sức của, đáp ứng nhu cầu của lực lượng vũ trang ngoài tiền tuyến” Theo nghĩa rộng, đây là chỗ dựa để tiến hành chiến tranh, nơi cung cấp sức người,sức của cho chiến tranh, không phân biệt rạch ròi với tuyền tuyến về mặt không gian

1.2 Một số quan điểm về hậu phương

1.2.1 Nhận thức của các nhà triết học, của chủ nghĩa Mác – Lênin và Hồ Chí Minh

về vai trò của hậu phương với tiền tuyến

Trong lịch sử quân sự, các nhà quân sự lỗi lạc và những người thầy vĩ đại của cáchmạng vô sản – Mác, Ăng ghen, Lê-nin đều nhấn mạnh đến vai trò của hậu phương vữngchắc, có tổ chức Ăng ghen đã viết: “Toàn bộ việc tổ chức và phương thức chiến đấucủa quân đội và do đó thắng lợi, thất bại đều tỏ ra là phụ thuộc vào những điều kiện vậtchất, nghĩa là điều kiện kinh tế, vào chất liệu của con người và của vũ khí, nghĩa là vàochất lượng và số lượng của cư dân và của cả kĩ thuật”

Còn Lê-nin thì cho rằng: “Trong chiến tranh, ai có nhiều lực lượng hậu bị hơn, ai

có nhiều nguồn lực, ai kiên trì đi sâu vào quần chúng nhân dân hơn, thì người đó thuđược thắng lợi”

Và: “ Muốn tiến hành chiến tranh một cách thực sự, phải có một hậu phương có tổchức vững chắc, một đội quân giỏi nhất, những người trung thành nhất với sự nghiệpcách mạng cũng đều lập tức bị kẻ thù tiêu diệt, nếu họ không được vũ trang, tiếp tếlương thực và huấn luyện đầy đủ”

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cho rằng: “khi có chiến tranh, phải huy động và tổchức tất cả các lực lượng trong nước để chống giặc”

Ngoài ra, đề cập đến những yếu tố cụ thể quyết định sức mạnh của hậu phương,

Trang 3

cũng nhấn mạnh đến yếu tố trang bị vũ khí Xtalin khi bàn đến sự thử thách khắc nghiệtcủa chiến tranh đã nói: “lịch sử chiến tranh dạy rằng, chỉ có những nước nào mạnh hơnđối phương của mình về mặt phát triển và tổ chức kinh tế, về kinh nghiệm, tài nghệ vàtinh thần chiến đấu của quân đội, về tinh thần kiên cường và đoàn kết của nhân dântrong suốt cả quá trình chiến tranh thì mới chịu đựng được sự thử thách đó”

Một tiêu chuẩn quan trọng nữa quyết định sự vững mạnh của hậu phương, đó làyếu tố kinh tế Theo đồng chí Lê Duẩn, “một hậu phương vững mạnh là một hậuphương có tiềm lực kinh tế và quốc phòng hùng hậu, có nguồn dự trữ dồi dào để cungcấp lương thực, súng đạn, sức người, sức của đầy đủ cho tiền tuyến” Đồng chí TrườngChinh cũng coi một trong những nhân tố thường xuyên của thắng lợi trong một cuộcchiến tranh nhân dân ở thời đại của chúng ta là “hậu phương chiến tranh nhân dân đượccủng cố, nguồn cung cấp nhân tài, vật lực cho chiến tranh dồi dào, chỗ dựa của các lựclượng vũ trang vững mạnh”

Nhìn chung, vai trò của hậu phương đều được các nhà chiến lược, các nhà quân

sự đánh giá cao và yêu cầu những người lãnh đạo quốc gia, những người cầm quân phảiquan tâm thường xuyên trong thời chiến cũng như thời bình Bởi lẽ, chiến tranh là sựthử thách toàn diện đối với mỗi bên tham chiến, trong đó hết thảy lực lượng đều bị thửthách, bị tiêu hao, nên đòi hỏi phải được bổ sung, phát triển, nhằm đè bẹp đối phương

để chiến thắng Cơ sở vật chất của đất nước mạnh hay yếu, dồi dào hay thiếu thốn làmột điều kiện quan trọng, quyết định và có tác động rất lớn đến thắng hay bại của chiếntranh Tuy nhiên, sức mạnh của hậu phương không chỉ dựa trên những chỉ số kinh tế,trên mức sống, trình độ hiểu biết khoa học kĩ thuật của con người, cũng như vũ khí vàtrang bị kĩ thuật của quân đội, mà còn dựa trên nhiều yếu tố khác nhau nữa Bởi vì, mặc

dù hậu phương có một vai trò quan trọng trong việc quyết định thắng lợi hay thất bạicủa chiến tranh, song so sánh lực lượng hậu phương của hai bên, giải quyết vấn đề hậuphương, xây dựng và phát huy sức mạnh của hậu phương như thế nào, lại không phải làmột vấn đề đơn thuần của số học Hậu phương có thể chuyển hoá từ yếu sang mạnh,hoặc ngược lại Cách huy động lực lượng của hậu phương là một vấn đề quan trọng Nóphụ thuộc vào những yếu tố như: tính chất của chiến tranh, trình độ giác ngộ của conngười, năng lực xử lý các vấn đề liên quan đến chiến tranh Muốn để hậu phương độngviên được sức người, sức của cho kháng chiến, đồng thời là nguồn cổ vũ mạnh mẽ về

Trang 4

chính trị, tinh thần cho các lực lượng chiến đấu trên chiến trường, phải trải qua một quátrình xây dựng, từng bước phát triển và củng cố hậu phương từ yếu thành mạnh Trongquá trình đó, hậu phương phải thường xuyên tái tạo ra tiềm lực mới cả về vật chất lẫntinh thần, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến.

1.2.2 Quan điểm của Đảng về hậu phương

Hậu phương của chiến tranh có những cấp độ và hình thức khác nhau Có hậuphương chiến lược, có hậu phương tại chỗ, có những căn cứ du kích, lại còn có kháiniệm hậu phương lòng dân Dân bao bọc che trở, tạo điều kiện cho cách mạng xây dựngcăn cứ của mình Nhưng xét trên phương diện tổng quát nhất, thì lực lượng cách mạngmuốn chiến thắng kẻ thù nhất định phải có hậu phương chiến lược, vì “không có mộtđội quân nào trên thế giới không có hậu phương vững chắc lại có thể chiến thắng được”.Điều đó đã trở thành qui luật

Quan điểm trên của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò của hậu phương trong chiếntranh đã khẳng định tầm quan trọng chiến lược của hậu phương Thực tiễn đã chứngminh điều đó một cách hùng hồn Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Hồng quân Liên

Xô chiến thắng Phát-xít Đức- Nhật trong một điều kiện vô cùng khó khăn vì họ có hậuphương chiến lược bao gồm các nước cộng hoà trong Liên bang rộng lớn, được củng cố

và xây dựng để đủ sức đáp ứng mọi yêu cầu của chiến trường

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh vàĐảng Cộng sản Việt Nam đã hết sức coi trọng việc xây dựng hậu phương, xem đó lànhân tố hết sức quan trọng, quyết định thắng lợi của cách mạng

Trong những ngày đầu vận động thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã chú trọngxây dựng cơ sở trong dân - xây dựng cơ sở cách mạng trong cộng đồng những ngườiViệt Nam ở Pháp, Thái Lan, đặc biệt là ở Trung Quốc Những cơ sở bước đầu này thực

sự là hậu phương của cách mạng, là chỗ dựa, sức mạnh giúp Đảng vượt qua khủng bốcủa kẻ thù, đứng vững, phát triển và hoàn thành xuất sắc sứ mạng lịch sử của mình Đầu năm 1941, khi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh và ĐảngCộng sản Việt Nam đã bắt tay xây dựng Cao Bằng thành căn cứ địa của cách mạng ViệtNam Người nói: “Căn cứ địa Cao Bằng sẽ mở ra triển vọng lớn cho cách mạng nước ta

Trang 5

Cao Bằng có phong trào tốt từ trước, lại kề sát biên giới, lấy đó làm cơ sở liên lạc quốc

tế rất thuận lợi Nhưng từ Cao Bằng còn phải phát triển về Thái Nguyên và thông xuốngnữa mới có thể tiếp xúc với toàn quốc được Có nối được phong trào với Thái Nguyên,với toàn quốc thì khi phát động đấu tranh vũ trang, lúc thuận lợi có thế tiến công, lúckhó khăn có thể giữ”

Thực hiện theo tư tưởng đó của Hồ Chí Minh, căn cứ địa cách mạng được mởrộng và phát triển thành khu giải phóng rộng lớn gồm 6 tỉnh thuộc Việt Bắc Đây là nơiĐảng và Quốc dân Đại hội quyết định những vấn đề chiến lược của cách mạng, màbước đi quan trọng, quyết định nhất là phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyềntrong cả nước Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám một phần lớn là nhờ có căn cứ địavững chắc, bao gồm: căn cứ Việt Bắc, các căn cứ ở các khu, các tỉnh, các cơ sở ở cácđịa phương trong toàn quốc

Khi kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Việt Bắc lại trở thành căn cứ địa Ngoài ra,

ta còn có một hậu phương rộng lớn, bao gồm các khu du kích, các vùng tự do ở khu III,khu IV, khu V, Nam Bộ tạo thành thế liên hoàn, vừa bao vây kẻ thù, vừa cung cấp sứcngười, sức của cho tuyền tuyến, động viên ý chí niềm tin cho những người lính trênchiến trường

Trong kháng chiến chống Mỹ, chúng ta đã có thể kế thừa những kinh nghiệm xâydựng hậu phương trong Cách mạng Tháng Tám và kháng chiến chống Pháp Hơn baogiờ hết, trong cuộc kháng chiến lần này, Đảng đã đặc biệt chú ý đến vai trò quan trọngcủa hậu phương, bởi vì với một cuộc chiến không cân sức, phải đối đầu với một kẻ thùnguy hiểm, có tiềm lực kinh tế, quân sự, quốc phòng mạnh hơn ta gấp nhiều lần, thì việc

tổ chức, huy động sức mạnh của toàn dân tộc và “phải có một hậu phương vững chắc”như Lênin đã từng nói, là hoàn toàn cần thiết Hậu phương đó là miền Bắc xã hội chủnghĩa Tuy nhiên, xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống Mỹ có sự phát triển

về chất so với xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống Pháp Bởi vì, lúc đóchúng ta đã có một nửa nước hoà bình đi lên chủ nghĩa ã hội, có khả năng dốc toàn bộsức mạnh của mình cho chiến tranh Đồng thời, ta cũng có hậu phương tại chỗ ở miềnNam là những căn cứ du kích hoặc vùng tự do trong kháng chiến chống Pháp Hơn nữa,bên cạnh ta lại có các nước xã hội chủ nghĩa anh em và lực lượng hoà bình tiến bộ trênthế giới ủng hộ, chia sẻ

Trang 6

Tuân thủ những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về tầm quan trọng của hậuphương trong chiến tranh cách mạng, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của ViệtNam, kế thừa và phát huy kinh nghiệm xây dựng hậu phương trong kháng chiến chốngPháp, Đảng đã tập trung xây dựng miền Bắc thành hậu phương lớn cho tuyền tuyến lớnmiền Nam, “Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc tức là xây dựng cuộcsống mới, tự do, hạnh phúc cho nhân dân miền Bắc, đồng thời là củng cố miền Bắcthành cơ sở vững chắc về mọi mặt cho việc hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhândân trong cả nước, thực hiện thống nhất nước nhà”

Những tư tưởng của Hồ Chí Minh và Đảng ta về xây dựng hậu phương đã thực sự

có ý nghĩa trong quá trình xây dựng miền Bắc theo hướng xây dựng hậu phương chiếnlược trong cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miềnBắc cũng chính là xây dựng hậu phương cho chiến tranh giải phóng Mọi hoạt động củamiền Bắc cũng chính là hoạt động của hậu phương cho tuyền tuyến lớn đánh Mỹ Thắnglợi của chúng ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cũng nhờ một phần lớn vào sự nhậnthức đúng đắn của Đảng về vấn đề hậu phương và xây dựng hậu phương miền Bắc

1.3 Vai trò của hậu phương

Hậu phương là một trong những điều kiện cơ bản quyết định thắng bại, được thuacủa hai bên tham chiến Chiến tranh phải dựa vào hậu phương hùng mạnh Quân đội nàotách khỏi hậu phương thì không thể giành thắng lợi trong chiến tranh, không thể tồn tạiđược

Hậu phương bổ sung và phát triển lực chiến đấu và đảm nhiệm nhiệm vụ xây dựngcác mặt kinh tế, chính trị, quân sự văn hóa-xã hội vững mạnh và phát triển Đảm bảo chiviện kịp nhanh chóng kịp thời cho tiền tuyến

Hậu phương và tiền tuyến có mối quan hệ vô cùng mật thiết Hậu phương mạnh thìtiền tuyến mạnh Tiền tuyến đánh thắng sẽ bảo vệ được hậu phương, động viên và tạođiều kiện thuận lợi để hậu phương cũng cố và xây dựng Ngược lại, việc xây dựng hậuphương vững mạnh có tác dụng quyết định đến thắng lợi ở tiền tuyến

Trang 7

CHƯƠNG 2.VAI TRÒ CỦA HẬU PHƯƠNG LỚN MIỀN BẮC TRONG

KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1965-1975)

2.1 Cuộc đụng đầu lịch sử tất yếu khách quan của Việt Nam và Mỹ

Ngày 7-7-1954, trước khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết 13 ngày, Mỹ đưa Ngô

Đình Diệm (dược Mỹ nuôi dưỡng từ lâu) về miền Nam Việt Nam làm Thủ tướng bùnhìn, thay cho Bửu Lộc (tay sai của Pháp) Tháng 9-1954, Mỹ quyết định viện trợ trựctiếp cho Ngô Đình Diệm, sau đó tháng 11-1954, Mỹ cử tướng Côlin sang làm đại sứ ởSài Gòn và lập ra kế hoạch sáu điểm, nhằm nhanh chóng xâm lược miền Nam ViệtNam Nội dung của bản kế hoạch này:

- Hất cẳng Pháp và các lực lượng thân Pháp để độc chiếm miền Nam Việt Nam

- Tiêu diệt lực lượng cách mạng, phá hoại Hiệp định Giơnevơ, chia cắt Việt Nam

- Giúp Diệm xây dựng chính quyền hợp pháp, hợp hiến đứng được trên thế bachân chính trị, kinh tế, quân sự

- Giúp Diệm xây dựng quân đội quốc gia gồm cả về trang bị và huấn luyện

- Thực hiện nhiều cải cách kinh tế, nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thịtrường tiêu thụ hàng hóa của Mỹ

- Dành ưu tiên cho hàng hóa về vốn đầu tư của Mỹ vào phát triển kinh tế miềnNam

Thông qua chính quyền và quân đội tay sai, Mỹ thực hiện mưu đồ biến miền NamViệt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự vững chắc, làm bàn đạp tiến côngxâm lược miền Bắc, ngăn chặn làn song cách mạng giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xãhội ở khu vự Đông Nam Á

Về phía Diệm, sau khi lên nắm chính quyền đã tập hợp tay chân dựng lên mộtchính quyền độc tài, gia đình trị thân đế quốc Mỹ, đối lập với nhân dân, chống lại cáchmạng

Giữa năm 1954, Diệm lập ra “Đảng Cần lao nhân vị” do em trai là Ngô Đình Nhuđứng đầu Cuối năm 1954, chúng tổ chức “Phong trào cách mạng quốc gia” do Trần

Trang 8

Chánh Thành đứng đầu với chương trình hành động là “đã thực” (gạt hết quân Pháp để

Mỹ độc quyền chiếm miền Nam Việt Nam); “bài phong” (phế truất Bảo Đại để Diệmlên làm Tổng Thống); “chống cộng” (chống các lực lượng cách mạng và chống lại nhândân miền Nam)

Ngày 4-3-1956, Diệm tổ chức bầu “Quốc hội” riêng, ngày 26-10-1956 cho công tố

“Hiến pháp Việt Nam cộng hòa”, nhằm thâu tóm mọi quyền lực ở miền Nam Việt Nam

Về quân sự, tháng 6-1956, dưới sự viện trợ và chỉ đạo của Mỹ, chính quyền Diệmxây dựng được 10 sư đoàn bộ binh, 17 tiểu đoàn pháo binh, 5 tiểu đoàn xe tăng và xethiết giáp, 54.000 quân địa phương Số cố vấn Mỹ từ 35 người (1950), tăng lên 699người (1956) và có mặt chỉ đạo cho quân ngụy tới cấp sư đoàn Đồng thời, viện trợ xâydựng cho quân ngụy hệ thống sân bay, quân cảng, đường giao thông chiến lược, nhằmthực hiện mưu đồ của Mỹ

Về kinh tế, Mỹ không ngừng tăng viện trợ cho Ngô Đình Diệm, từ năm 1955 đếnnăm 1957, Mỹ viện trợ cho Diệm 1,1 tỷ đôla (trong đó gần 60% dùng vào mục đíchquân sự) Tháng 1-1955, Diệm tuyên bố chương trình “Cải cách điền địa”, thực chất làchúng tước lại ruộng đất mà cách mạng đã chia cho nông dan thời kháng chiến chốngPháp, khôi phục và củng cố lại giai cấp địa chủ phong kiến

Sau khi thiết lập được quyền kiểm soát ở miền Nam, năm 1955, dưới sự chỉ đạo của

Mỹ, tập đoàn Ngô Đình Diệm mở chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng” trên toàn miềnNam Chúng tổ chức hàng loạt cuộc vây bắt tàn sát, những người kháng chiến cũ, nhữngngười đấu tranh đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước Với phương châm

“tiêu diệt cộng sản không thương tiếc”, “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”, Mỹ-Diệm dùngnhững hình thức giết người man rợ thời trung cổ như thiêu cháy hoặc thiêu sống, trả trôisông, mổ bụng moi gan, những người cộng sản và những người yêu nước, hòng làmnhụt ý chí đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam Tiêu biểu là vụ thảm sát đẫm máu ởchợ Được (Quảng Nam) ngày 4-9-1954, làm chết 39 người và 37 người bị thương, vụtrả thù những người kháng chiến cũ ở đập nước xã Vĩnh Trinh (huyện Duy Xuyên,Quảng Nam) ngày 21-1-1955, chúng dìn chết 42 người ở Hướng Điền (Quảng Trị) ỞĐại Lộc (Quảng Nam), chúng tra tấn, giết chết 500 đồng bào ta

Trang 9

Chỉ trong bốn năm (1955-1958) có tới 9/10 cán bộ, đảng viên miền Nam bị tổnthất Riêng ở Nam Bộ, chỉ còn khoảng 5000/60.000 đảng viên còn ở trước đó Ở đồngbằng liên khu V, có khoảng 40% tỉnh ủy viên, 60% huyện ủy viên và 70% chi ủy viên bịđịch bắt và giết hại, 12 huyện không còn cơ sở Đảng Ở Quảng Trị còn 176/8.400 đảngviên.

Những hành động tội ác của Mỹ-Diệm, làm cho nhân dân ta ở miền Nam khôngcam chịu được, nhất tề đứng dậy đấu tranh

Tình hình quốc tế trong nước cũng có nhiều thay đổi có lợi cho ta Hệ thống xã hộichủ nghĩa tiếp tục lớn mạnh cả về kinh tế, quân sự khoa học – kỹ thuật, nhất là Liên Xô;Các lực lượng cách mạng trên thế giới ở thế tiến công vào chủ nghĩa đế quốc Cáchmạng trong nước đã có sự trưởng thành vượt bậc so với thời kỳ cách mạng tháng Támnăm 1945 Miền Bắc đã hoàn toàn giải phóng, đang bước vào thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội, từng bước xây dựng và củng cố về mọi mặt, làm cơ sở cho cuộc đấu tranhgiải phóng miền Nam Nhân dân miền Nam lại có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứngđầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh Đó là những nhân tố căn bản bảo đảm thắng lợi cho sựnghiệp cách mạng của nhân dân ta Tuy nhiên, do phải đối mặt với một đế quốc hungbạo đầu sỏ, một đế quốc lớn mạnh nhất trong thế giới tư bản, thế giới bước vào thời kỳchiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa,trong tình trạng đất nước bị chia cắt và sự bất hòa của phong trào cộng sản quốc tế đãlàm cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân ta để giải phóng miền Nam, thốngnhất đất nước, diễn ra lâu dài và vô cùng phức tạp

Nhân dân Việt Nam, sau 80 năm đấu tranh gian khổ chống ách thống trị của thựcdân Pháp mới giành lại được độc lập cho Tổ quốc trong cuộc cách mạng Tháng Tám

1945, tiếp đó lại phải trải qua 9 năm kháng chiến trường kỳ chống Pháp và can thiệp

Mỹ, không có nguyện vọng nào hơn là hòa bình thống nhất đất nước, cùng nhau xâydựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh Là mộtdân tộc đã trải qua chiến tranh và đã phải chịu những mất mát nặng nề, nhân dân ta hơn

ai hết càng thiết tha với hòa bình: Hòa bình trong độc lập, tự do, hòa bình thống nhất đấtnước Và đó là một nền hòa bình thật sự mới có hòa bình chân chính Chủ tịch Hồ ChíMinh đã chỉ rõ: “phải có độc lập, tự do thật sự mới có hòa bình chân chính” Điều này

Trang 10

hoàn toàn phù hợp với các điều khoản chủ yếu đã được ký kết tại Hội nghị Giơnevơ1954.

Sự thực cho thấy, “cây muốn lặng nhưng gió chẳng gió chẳng ngừng”; chính sáchgiã man, tàn bạo, phản dân, hại nước của Mỹ-Diệm đã khiến nhân dân miền Nam khôngcòn sự lựa chọn nào khác ngoài con đường đứng lên cầm vũ khí chống lại bè lũ bánnước và cướp nước vì sự sống của mình, vì sự tồn vong của dân tộc…Đó là sự lựa chọnngoài ý muốn của họ Bởi vì ngoài con đường cách mạng, nhân dân miền Nam khôngcòn con đường nào khác để tự giải phóng khỏi xiềng xích nô lệ Chỉ có thắng lợi cáchmạng mới chấm dứt cảnh cùng khổ của nhân dân miền Nam, mới triệt để làm thất bạimọi chính sách nô dịch, chia cắt đất nước và gây chiến của đế quốc Mỹ và tay sai củamiền Nam.Để bảo vệ cuộc sống của mình, bảo vệ độc lập tự do và hòa bình, nhân dânViệt Nam đã phải chấp nhận cuộc đụng đầu lịch sử có tính thời đại với đế quốc Mỹ

2.2 Âm mưu và thủ đoạn mới của Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1965-1975)

Đầu năm 1965, cuộc “chiến tranh đặc biệt” mà Mỹ tiến hành chống lại nhân dân ta

ở miền Nam đã phát triển đến đỉnh cao và đứng trước nguy cơ thất bại hoàn toàn Đểcứu vãn tình thế, Mỹ đã ồ ạt đưa quân viễn chinh cùng với vũ khí, phương tiện chiếntranh vào miền Nam,, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, chuyển sang chiến lược “chiếntranh cục bộ” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc

“Chiến tranh cục bộ” là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, một trong

ba hình thức chiến tranh (đặc biệt, cục bộ, tổng lực) được đề ra phù hợp với chiến lượcquân sự toàn cầu “phản ứng linh hoạt” “Chiến tranh cục bộ” bắt đầu từ giữa năm 1965,được tiến hành bằng lực lượng của quân viễn chinh Mỹ, quân của một số nước thân Mỹ

ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và quân của chính quyền Sài Gòn, trong đó quân

Mỹ giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng và trang bị

Lính Mỹ có mặt ở miền Nam vào cuối năm 1964 là 26.000 người, đến cuối năm

1965 lên tới 180.000 người và 20.000 lính của các nước thân Mỹ Đó là chưa kể 70.000lính hải quân và không quân trên các căn cứ của Mỹ ở Guam, Philippin, Thái Lan vàHạm đội 7 luôn sẵn sàng tham chiến ở miền Nam

Trang 11

Sau khi đã đưa ra một đại đội máy bay F.105 vào Biên Hòa và một tiểu đoàn tênlửa phòng không “Hốc” vào Đà Nẵng, ngày 8-3-1965, Mỹ cho hai tiểu đoàn thuộc Lữđoàn 9 lính thủy đánh bộ từ Ôkinaoa vào Đà Nẵng, mở đầu việc đưa quân chiến đấu Mỹvào miền Nam Việt Nam.

Ngày 26-6-1965, Oétmolen được chính phủ Mỹ cho phép đưa quân Mỹ ra trận “khinào thấy cần thiết”

Ngày 17-7-1965, khi Giônxơn thông báo quyết định đưa 44 tiểu đoàn Mỹ vàomiền Nam Việt Nam và chấp nhận chiến lược “tìm diệt” của Oétmolen, một quyết định

đã “vượt qua ngưỡng cữa chiến tranh trên bộ ở châu Á”, thì cuộc chiến tranh xâm lượccủa Mỹ ở miền Nam Việt Nam đã bước vào giai đoạn mới – giai đoạn “chiến tranh cụcbộ”

Tiến hành “chiến tranh cục bộ ở miền Nam, Mỹ nhằm thực hiện âm mưu:

- Nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực có thể áp đảo được chủ lực tabằng chiến lược quân sự mới “tìm diệt”, cố giành lại thế chủ động trên chiến trường,đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự, buộc ta phải phân tán đánh nhỏ, hoặcrút về biên giới, làm cho chiến tranh cách mạng tàn lụi dần

- Mở rộng và củng cố hậu phương của chúng, lập đội quân “bình định” kết hợphoạt động càn quét với các hoạt động chính trị và xã hội lừa bip: tung tiền, đổ của nhiềuhơn nữa, cố thực hiện cho kì được “mặt trận thứ hai” nhằm “tranh thủ trái tim của nhândân”, thực chất là dành lại dân (trước hết là dành lại dân ở vùng được giải phóng), bắt

họ trở lại ách kìm kẹp tàn bạo của Mỹ-ngụy

Ỷ vào ưu thế quân sự với quân đội đông, vũ khí hiện đại, hỏa lực mạnh, cơ độngnhanh, Mỹ vừa mới vào miền Nam đã cho quân viễn chinh mở ngay cuộc hành quân

“tìm diệt” tiến công trên đơn vị giải phóng ở Vạn Tường – Quảng Ngãi (8-1965) Tiếp

đó, Mỹ mở liền hai cuộc phản công chiến lược trong hai mùa khô 1965-1966 và

1966-1967 bằng hàng loạt cuộc hành quân vào “đất thánh Việt cộng”

Nước ta có nhiều thuận lợi khi bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước,cách mạng thế giới đang ở thế tiến công Ở miền Bắc, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và

đã vượt các mục tiêu về kinh tế, văn hóa Sự chi viện sức người sức của của miền Bắccho cách mạng miền Nam được đẩy mạnh cả theo đường bộ và đường biển Ở miền

Trang 12

Nam vượt qua những khó khan trong những năm 1961-1962, từ năm 1963, cuộc đấutranh của quân dân ta đã có bước phát triển mới Ba “chỗ dựa” của “Chiến tranh đặcbiệt” (ngụy quân, ngụy quyền, ấp chiến lược và đô thị) đều bị quân dân ta tấn công liêntục Đến đầu 1965, chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ triển khai đếnmức cao nhất đã cơ bản bị phá sản Bên cạnh đó, nước ta cũng gặp không ít khó khănkhi sự bất đồng giữa Liên Xô và Trung Quốc ngày càng trở nên gay gắt và không có lợicho cách mạng Việt Nam Việc đế quốc Mỹ mở cuộc “Chiến tranh cục bộ”, ồ ạt đưaquân đội viễn chinh Mỹ và các nước chư hầu vào trực tiếp xâm lược miền Nam đã làmcho tương quan lực lượng trở nên bất lợi cho ta.

2.3 Chủ trương mới của Đảng nhằm đánh bại âm mưu thủ đoạn mới của Mỹ

Khi đế quốc Mỹ tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam, các hội

nghị của Bộ Chính trị đầu năm 1961 và đầu năm 1962 đã nêu chủ trương giữ vũng pháttriển thế tiến công mà ta đã giành được sau cuộc “đồng khởi” năm 1960, đưa cách mạngmiền Nam từ khởi nghĩa từng phần phát triển thành chiến tranh cách mạng trên quy môtoàn miền

Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ chín (tháng 11-1963), ngoài việc xác định đúngđắn quan điểm quốc tế, hướng hoạt động đối ngoại vào việc kết hợp sức mạnh dân tộcvới sức mạnh thời đại để đánh Mỹ và thắng Mỹ, còn quyết định nhiều vấn đề quan trọng

về cách mạng miền Nam Hội nghị tiếp tục khẳng định đấu tranh chính trị, đấu tranh vũtrang đi đôi, cả hai đều có vai trò quyết định cơ bản, đồng thời nhấn mạnh yêu cầu mớicủa đấu tranh vũ trang Đối với miền Bắc, Hội nghị tiếp tục xác định trách nhiệm là căn

cứ địa , hậu phương đối với cách mạng miền Nam, đồng thời nâng cao cảnh giác, triểnkhai mọi mặt, sẳn sàng đối phó với âm mưu đánh phá của địch

Trước hành động gây “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, tiến hành chiến tranh pháhoại ra miền Bắc của đế quốc Mỹ, Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (tháng 3-1965) vàlần thứ 12 (tháng 12-1965) đã tập trung đánh giá tình hình và đề ra đường lối khángchiến chống Mỹ trên cả nước

Về nhận định tình hình và chủ trương chiến lược: Trung ương Đảng cho rằng, cuộc

“Chiến tranh cục bộ” mà Mỹ đang tiến hành ở miền Nam vẫn là cuộc chiến tranh xâmlược thực dân mới, buộc phải thực thi trong thế thua, thế thất bại và bị động, cho nên nóchứa đựng đầy mâu thuẫn về chiến lược Từ sự phân tích và nhận định đó, Trung ương

Trang 13

Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong toàn quốc, coichống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc từ Nam chí Bắc.

Về quyết tâm và mục tiêu chiến lược: Nêu cao khẩu hiệu “Quyết tâm đánh thắnggiặc Mỹ xâm lược”, “kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹtrong bất kỳ tình huống nào, để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thànhcách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hòa bình thốngnhất nước nhà”

Về phương châm chỉ đạo chiến lược: Tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến tranh nhândân chống chiến tranh cục bộ của Mỹ ở miền Nam, đồng thời phát động chiến tranhnhân dân chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc; thực hiện kháng chiến lâu dài,dựa vào sức mình là chính, càng đánh càng mạnh và cố gắng đến mức độ cao, tập trunglực lượng của cả hai miền để mở những cuộc tiến công lớn, tranh thủ thời cơ giànhthắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn trên chiến trường miền Nam

Về tư tưởng chỉ đạo và phương châm đấu tranh ở miền Nam: Giữ vững và pháttriển thế tiến công, kiên quyết tiến công và liên tục tiến công: “Tiếp tục kiên trì phươngchâm đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị, triệt để vận dụng ba mũi giápcông”, đánh địch trên cả ba vùng chiến lược Trong giai đoạn hiện nay, đấu tranh quân

sự có tác dụng quyết định trực tiếp và giữa vị trí ngày càng quan trọng

Về tư tưởng chỉ đạo đối với miền Bắc: Chuyển hướng xây dựng kinh tế, bảo đảmtiếp tục xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế và quốc phòng trong điều kiện cóchiến tranh, tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đếquốc Mỹ để bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa, động viên sức người sức của

ở mức cao nhất để chi viện cho cuộc chiến tranh giải phóng miền nam, đồng thời tíchcực chuẩn bị đề phòng để đánh bại địch trong trường chúng liều lĩnh mở rộng “Chiếntranh cục bộ” ra cả nước

Về nhiệm vụ và mối quan hệ giữa cuộc chiến đấu ở cả hai miền: Trong cuộcchiến tranh nhân cả nước, miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn.Bảo vệ miền Bắc là nhiệm vụ của cả nước, vì miền Bắc xã hội chủ nghĩa là hậu phươngvững chắc trong cuộc chiến tranh chống Mỹ Phải đánh bại cuộc chiến tranh phá hoạicủa đế quốc Mỹ ở miền Bắc và ra sức tăng cường lực lượng miền Bắc về mọi mặt nhằmbảo đảm chi viện đắc lực cho miền Nam càng đánh càng mạnh Hai nhiệm vụ trên đây

Trang 14

không tách rời nhau, mà mật thiết gắn bó nhau Khẩu hiệu chung của nhân dân cả nướclúc này là “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”.

2.4 Quá trình chỉ đạo thực hiện

2.4.1 Giai đoạn 1969-1973

Trước những thử thách nặng nề của cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân,hải quân Mỹ, nhân dân miền Bắc đã sát cánh cùng đồng bào miền Nam ruột thịt, laođộng và chiến đấu dũng cảm, góp phần quan trọng vào thắng lợi vẽ vang của cách mạngđất nước, “làm nên sự nghiệp phi thường: giữ vững và tăng cường lực lượng nước Việtnam Dân chủ Cộng hòa về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa,…”

Do bị thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam-Bắc Việt Nam “chiều hướng của Mỹ làphải xuống thang kết thúc chiến tranh Viêt Nam” Ngày 1-11-1968 Giônxơn tuyên bốxuống thang chiến tranh, chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành độngkhác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, rút dần quân chiến đấu Mỹ và quân cácnước đồng Minh của Mỹ ra khỏi miền Nam Tuy nhiên dù xuống thang chiến tranh, Mĩvẫn bảo vệ quyền lợi và địa vị của chính quyền Sài Gòn và giữ miền Nam Việt Namkhông nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Mỹ, vẫn là thuộc địa kiểu mới của chúng Vìvậy, miền Bắc phải được tiếp tục củng cố và tăng cường về mọi mặt, đủ sức làm trònnhiệm vụ của hậu phương lớn đối vớit tiền tuyến lớn Ngày 26-12-1968, Bộ Chính trị raNghị quyết “Về nhận định tình hình kinh tế hiện nay và nhiệm vụ kinh tế năm 1969”.Nghị quyết nêu rõ: “Miền Bắc xã hội chủ nghĩa đã được bảo vệ và vững bước tiến lêntrên con đường xã hội chủ nghĩa, đang phát huy mạnh mẽ vai trò vai trò, tác dụng củahậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn” Nhưng bên cạnh những thắng lợi có ý nghĩachiến lược, Bộ Chính trị cũng chỉ rõ miền Bắc cũng mắc phải những khuyết điểm vềcông tác chỉ đạo quản lí kinh tế, quản lí Nhà nước, như về “tổ chức quản lí nền kinh tế

xã hội chủ nghĩa của ta ở miền Bắc có nhiều chỗ yếu và chưa thật thích hợp; trình độ tổchức và quản lí tiến bộ quá chậm so với yêu cầu của sự nghiệp cách mạng; lề lối làmviệc còn quan liêu, sự vụ, thủ công mang nặng tính sản xuất nhỏ Công tác kế hoạch hóacòn nhiều nhược điểm và khuyết điểm, lại chậm cải tiến và tăng cường theo đúng yêucầu nhiệm vụ mới Trong chiến tranh, chúng ta đã buông lỏng công tác tổ chức quản lí,

Trang 15

lại thiếu kiểm tra, không phát hiện kịp thời và kiên quyết, thiếu biện pháp có hiệu lực đểkhắc phục chiều hướng xấu… Đó là khuyết điểm lớn nhất nặng nhất”.

Mặt khác, miền Bắc lại vừa ra khỏi cuộc chiến tranh phá hoại với bao hậu quả nặngnề: 6 thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Nguyên Việt Trì, Vinh) và 25trong số 30 thị xã bị đánh phá nhiều lần (trong đó có 6 thị xã bị đánh tới mức hủy diệt làĐồng Hới, Ninh Bình, Phủ Lí, Bắc Giang, Yên Bái, Sơn La) Có những thị trấn bị phátrụi như Hà Tu (Quảng Ninh), Hồ Xá (Vĩnh Linh, Quảng Trị),… toàn bộ hệ thống giaothông, như đường sắt, đường bộ, cầu cống, nhà ga… và hàng triệu mét vuông nhà ở,kho tàng…bị phá hủy; nhiều đê điều, công trình thủy lợi, nhiều trường học, y tế, trại andưỡng…bị tàn phá

Hơn thế nữa, để đáp ứng yêu cầu to lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ trên cả haimiền, hàng triệu lao động mà hầu hết là lực lượng thanh niên trẻ khỏe, có trình độ vănhóa ở nông thô, các cơ quan, trường học, nhà máy, xí nghiệp trên khắp miền Bắc đượcđộng viên vào lực lương vũ trang, vào thanh niên xung phong, dân công hỏa tiến hoặctham gia san lấp hố bom, đào đắp công sự trên trận địa phòng không, phục vụ chiếnđấu Điều đó đã làm xáo động mạnh tổ chức lao động xã hội, đặc biệt ở khu vực nôngthôn Nhiều địa phương, sản xuất không kịp thời vụ vì thiếu sức lao động; các yêu cầu

kĩ thuật canh tác không được bảo đảm khiến cho sản lượng lương thực bị giảm sút Năm

1968, sản lượng nông nghiệp trên toàn miền Bắc đạt 4,6 triệu tấn lượng thực quy rathóc, sụt gần một triệu tấn so với năm 1967 (5,4 triệu tấn)

Tình hình trên đây đặt ra vấn đề cấp bách đối với miền Bắc là phải ra sức khắcphục hậu quả chiến tranh, đồng thời khắc phục những mặt yếu kém trong nền kinh tế,sớm chuyển biến tình hình, tạo đà cho việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trước mắt.Nghị quyết Bộ Chính trị (26-12-1968) chỉ rõ: “Hướng phấn đấu của nhân dân ta là phảilàm hết sức mình, bảo đảm cho tiền tuyến và hậu phương đều mạnh lên để thắng lớn”.Riêng kế hoạch Nhà nước năm 1969, cần phải quán triệt và thực hiện các nhiệm vụkhẩn cấp sau:

“1 Tập trung đảm bảo đầy đủ và kịp thời yêu cầu tăng cường sức chiến đấu chotiền tuyến, thực hiện triệt để khẩu hiệu: “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”

Trang 16

2 Đẩy mạnh sản xuất và xây dựng, đảm bảo đời sống của nhân dân Tập trung sứcđẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, xây dựng kinh tế địa phương, ra sức tăng cường giaothông vận tải và những ngành trọng yếu của công nghiệp do Trung ương quản lí, làmcho lực lượng kinh tế miền Bắc thêm lớn mạnh.

3 Tích cực chuẩn bị cho những năm sau và cho việc khôi phục và phát triển kinh

tế sau chiến tranh.”

Về chính trị, để hoàn thành những nhiệm vụ nặng nề trên đây, điều mấu chốt làphải chú trong nhận tố con người, phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Đầu năm

1969, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị về việc bồi dưỡng và nêu gương người tốtviệc tốt Chỉ thị nêu rõ “việc nêu gương và cỗ vũ người tốt không những chỉ có ý nghĩađộng viên mọi người hoàn thành tốt các nhiệm vụ cách mạng trước mắt mà còn là mộttrong những biện pháp cơ bản để xây dựng Đảng và các lực lượng nòng cốt của cáchmạng, xây dựng con người mới và cuộc sống mới”

Để tăng cường sự lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, làm cho đội ngũ cán bộ,đảng viên xứng đáng là những chiến sĩ cách mạng trong giai đoạn mới, nhân dịp kĩ niệmlần thứ 39 ngày thành lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đảng ta phải rasức tăng cường giáo dục toàn Đảng về lí tưởng cộng sản chủ nghĩa, về đường lối, chínhsách của Đảng, về nhiệm vụ và đạo đức của người Đảng viên Phải thực hành phê bình

và tự phê bình nghiêm chỉnh trong Đảng Phải hoan nghênh và khuyến khích quầnchúng thật thà phê bình cán bộ, đảng viên Chế độ sinh hoạt của Chi bộ phải nghiêmtúc Kỹ luật của Đảng phải nghiêm minh Công tác kiểm tra của Đảng phải chặt chẽ” Ngày 2-9-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời tại Thủ đô Hà Nội, để lại cho nhândân ta bản Di chúc lịch sử, mà ở đó, một loạt vấn đề trọng đại liên quan đến cuộc khángchiến chống Mỹ, cứu nước tới công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh, sự nghiệpxây dựng, bồi dưỡng thế hệ cho đời sau, sự nghiệp đoàn kết giữa các Đảng anh em trênnền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ nghĩa quốc tế chân chính trong sáng… đượcNgười đề cập Toát lên từ những lời dặn dò trong Di chúc là niềm tinh mãnh liệt củaNgười vào thắng lợi hoàn toàn của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước; về sựthống nhất đất nước và xây dựng một nước Việt Nam giàu đẹp: “Dù khó khăn gian khổđến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi Đế quốc Mỹ nhất định phải rút

Trang 17

khỏi nước ta Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất Đồng bào Nam-Bắc nhất định xumhọp một nhà”.

“Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòabình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệpcách mạng thế giới”

Biến đau thương thành hành động, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta ở hai miềnNam-Bắc quyết tâm làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kiên trì đẩy mạnhcuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tớithống nhất nước nhà, ra sức thi đua đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ởmiền Bắc, góp phần vào sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân thếgiới

Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh đã được cụ thể trong nhiều chủ trương, nghịquyết của Đảng và Chính phủ Cuối năm 1969, đầu năm 1970, Đảng và Nhà nước phátđộng ba cuộc vận động chính trị lớn trên toàn miền Bắc:

- Cuộc vận động lao động sản xuất nhằm động viên mọi lực lượng lao động sảnxuất của toàn xã hội, bảo đảm mọi người làm việc và lao động có năng suất, chấtlượng và hiệu quả nhằm tạo nhanh sản phẩm xã hội, khôi phục và phát triển kinh

tế, cải thiện từng bước đời sống nhân dân

- Cuộc vận động phát huy dân chủ và tăng cường chế độ làm chủ tập thể của quầnchúng xã viên ở nông thôn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diệnmạnh mẽ và vững chắc

- Cuộc vận động nâng cao chất lượng đảng viên và kết nạp lớp đảng viên Hồ ChíMinh

Trước đòi hỏi của tình hình và nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra cho công tác xây dựngĐảng là “cần khẩn trương giáo dục, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên một cách toàn diện vềchính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh – quốc phòng và đối ngoại Do tình hình miềnBắc đang tập trung chống chiến tranh phá hoại do đế quốc Mỹ gây ra, Nghị quyết củaQuốc Hội ngày 2-5-1968 quyết định kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội khóa III và giaocho Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức bầu cử quốc hội khóa IV khi tình hình chophép Đến ngày 11-4-1971, nhân dân miền Bắc đã tiến hành bầu cử quốc hội, khóa IV,

Trang 18

420 đại biểu đã trúng cử Từ ngày 6 đến ngày 10-6-1971, Quốc hội khóa IV họp kì thứnhất Quốc hội đã bầu Chủ tịch nước – Tôn Đức Thắng, Phó chủ tịch nước – NguyễnLương Bằng, Chủ tịch Quốc Hội – Trường Trinh, Thủ tướng Chính phủ - Phạm VănĐồng Tại kì họp này, Quốc hội cũng đã bầu Ủy ban thường vụ Quốc Hội và thông quadanh sách Hội đồng Chính Phủ, Hội đồng Quốc Phòng Các Bộ, ngành cũng được tổchức, sắp xếp lại cho phù hợp.

Tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương các cấp cũng được củng cố mộtbước Ngày 27-4-1969, toàn miền Bắc tiến hành bầu cử Hội đồng Nhân dân huyện, xã

và các cấp tươg đương Và đến 25-4-1971, miền Bắc bầu cử Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh

và thành phố trực thuộc Trung ơng Ngày 21-10-1970, Ủy ban thường vụ Quốc hộithông qua Pháp lệnh trừng trị các tội phạm xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và pháplện trừng trị các tội phạm xâm phạm tài sản riêng của công dân

Nhìn chung, những năm sau chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ, thông quacác cuộc vận động và các đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, vai trò lãnh đạo của Đảng vàchất lượng của đội ngũ cán bộ, đảng viên được tăng cường một bước; hiệu lực của chínhquyền các cấp,các ngành từ Trung ương đến địa phương củng cố vững chắc Đó lànhững nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế,phát triển văn hóa giáo dục thời kì này

Về kinh tế, trên mặt trận nông nghiệp, để từng bước tạo nên sự cân đối giữa côngnghiệp với nông nghiệp cũng như để đáp ứng yêu cầu phát triển chung của nền kinh tế,Đảng và Nhà nước chủ trương, ngoài sản xuất lương thực là trọng tâm, phải chú ý đếnchăn nuôi gia súc và trồng cây công nghiệp; đẩy mạnh sản xuất bằng việc đưa vào ápdụng những tiến bộ mới về khoa học-kỹ thuật, bằng biện pháp thâm canh tăng năngsuất, tăng vụ và tăng diện tích gieo trồng “Ba mục tiêu đó là nội dung cụ thể của chủtrương lớn, lấy “nông nghiệp làm cơ sở để phát triển công nghiệp” trong giai đoạn hiệnnay”

Việc thực hiện ba mục tiêu chủ yếu trên đây trong nông nghiệp đặt trong điều kiện

và khả năng thực tế khi miền Bắc vừa trải qua cuộc chiến tranh phá hoại tàn khốc, laođộng trên đồng ruộng chủ yếu dồn xuống đôi vai người phụ nữ… là cả một nỗ lực tolớn, có liên quan đến những vấn đề kinh tế cơ bản khác, như sự hỗ trợ của nông nghiệp,

Trang 19

việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, việc tổ chức lao động, trước hết là củng cốquan hệ sản xuất mới ở nông thôn Nhận thức rõ những yêu cầu bức thiết đó, ngày 28-4-

1969, Nhà nước đã ban hành Điều lệ tóm tắt họp tác xã sản xuất nông nghiệp (bậc cao).Bản Điều lệ lần này quy định rõ tính chất và nhiệm vụ của hợp tác xã sản xuất nôngnghiệp, đề ra những nguyên tắc cơ bản bảo đảm quyền làm chủ tập thể của xã viên,những cơ sở cho việc cải tiến và nâng cao công tác quản lí kinh tế ở các hợp tác xã Việc ban hành Điều lệ hợp tác xã nông nghiệp (bậc cao) được Đảng, Nhà nước coi

là công tác trung tâm ở nông thôn và là một nội dung quan trọng trong kế hoạch giảiquyết vấn đề nông nghiệp những năm sau chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ Đầu năm 1971, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 19 quyếtđịnh những nhiệm vụ về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tăng cường lực lượngcủa chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đặc biệt là vấn đề phát triển nông nghiệp Hội nghị đề

ra những nhiệm vụ kinh tế cụ thể trong ba năm (1971-1973) và nhấn mạnh: Nhiệm vụtrung tâm của nền kinh tế miền Bắc là phát triển sản xuất nông nghiệp Mục tiêu tổngquát của sản xuất nông nghiệp trong ba năm là phấn đấu giải quyết về cơ bản nhu cầulương thực, phát triển chăn nuôi, đưa chăn nuôi lên thành ngành chính; xây dựng một sốngành kinh tế mới, phát triển nghề rừng, mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp; tăngnhanh mức nông sản xuất khẩu

Cùng với việc triển khai các cuộc vận động lớn do Trung ương phát động, giai cấpnông dân tập thể miền Bắc vừa gấp rút ổn định tình hình mọi mặt, giành một số lượngngày công thích đáng cho việc san lấp hố bom, cải tạo đồng ruộng, vỡ hóa, khai hoang,

mở rộng diện tích canh tác, khôi phục các công trình thủy lợi bị bom đạn Mỹ tàn phá vàxây dựng mới nhiều công trình thủy lợi khác phục vụ cho nông nghiệp Ngoài nhữngcông trình thủy lợi bị bon đạn Mỹ tàn phá được khôi phục, cho đến năm 1972, đã cóhơn 1.000 công trình thủy nông lớn được xây dựng và đưa vào sử dụng Số công trìnhđược xây dựng từ 1962 đến 1972 tăng gấp hai lần so với những năm 1965 đến 1968 và

ba lần so với những năm 1961 đến 1964 Cùng với phong trào làm thủy lợi, nhiều tiến

bộ khoa học – ki thuật mới tiếp tục được áp dụng trên đồng ruộng miền Bắc đã gópphần quan trọng vào việc tăng năng suất cây trồng vật nuôi…

Ngày đăng: 31/08/2014, 12:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
15. Website http://www.lichsuvietnam.vn/ Link
16. Website http://www.lichsuvietnam.info/ Link
3. Giáo trình lịch sử Việt Nam, tập VII, Nxb. Đại học Sư phạm, 2008 Khác
4. Hồ Chí Minh toàn tập (1996), Nxb CTQG, Hà Nội Khác
5. Lênin toàn tập- tập 30, Nxb. Sự thật, Hà Nội Khác
6. Lênin toàn tập- tập 35. Nxb. Sự thật, Hà Nội Khác
7. Lênin toàn tập- tập 36. Nxb. Sự thật, Hà Nội Khác
8. Mác-Ănghen (1977), Về mối quan hệ giữa kinh tế hậu phương, chiến tranh và quân đội, Nxb QĐND. Hà Nội Khác
9. Lênin- Xtalin (1966), Tầm quan trọng của hậu phương trong chiến tranh cách mạng, Nxb Sự thật. Hà Nội Khác
10. Lê Duẩn, Ta nhất định thắng, địch nhất định thua, Nxb Sự thật, Hà Nội,1965 Khác
11. Trường Chinh, Bàn về chiến tranh nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân, Nxb QĐND, Hà Nội, 1966 Khác
12. Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 1, Nxb Từ điển. Hà Nội, 1998 Khác
13. Tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục , Năm 2007 Khác
14. Văn kiện Đảng, tập 1, Nxb Sự thật, 1960 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w