1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

VAI TRÒ CỦA VIỆT KIỀU TẠI LÀO TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP GIAI ĐOẠN 1945 - 1954 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

38 934 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 711,45 KB

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do tài chọn đề .......................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 1 3. Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu, đóng góp của đề tài ................ 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3 3.3. Đóng góp của đề tài .................................................................................... 3 4. Cơ sở tư liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................. 3 4.1. Cơ sở tư liệu ............................................................................................... 3 4.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 4 5. Cấu trúc của đề tài ....................................................................................... 4 NỘI DUNG Chương 1. Quá trình hình thành cộng đồng người Việt ở Lào ........................ 5 1.1. Lịch sử hình thành .................................................................................... 5 1.2. Vị thế của người Việt trong xã hội Lào .................................................. 11 1.2.1. Bức tranh chung về cộng đồng người Việt ở Lào ................................. 11 1.2.2. Vị thế của cộng đồng người Việt Nam trong xã hội Lào ...................... 13 Chương 2. Vai trò của Việt kiều tại Lào trong cách mạng tháng Tám trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp (1946 – 1947) ............................... 16 2.1 Khái quát về vai trò của Việt Kiều trong quá trình vận động tại Lào (1930 – 1945) ................................................................................................... 16 2.2. Vai trò của Việt kiều tại Lào trong cách mạng tháng 8 – 1945 ............. 20 2.3. Vai trò của Việt kiều tại Lào từ sau cách mạng tháng 8 – 1945 đến 1947 ......................................................................................................................... 27 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….34 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do tài chọn đề Lào và Việt Nam là hai quốc gia láng giềng gần gũi, cùng chung sống lâu đời trên bán đảo Đông Dương. Không giống như quan hệ giữa Việt Nam với các nước khác, quan hệ giữa Việt Nam với Lào là quan hệ đặc biệt, sự đặc biệt ấy không chỉ được tạo nên bởi quan hệ láng giềng hữu nghị vốn có mà còn được tạo bởi quá trình đấu tranh cách mạng. Từ cuối thế kỉ XIX hai dân tộc liên tiếp bị các thế lực đế quốc như Pháp, Nhật Bản, Mĩ, với tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh thay nhau xâm lược và thống trị. Cùng có chung hiểm họa mất nước, vì mục tiêu giành độc lập tự do cho tổ quốc mình, suốt mấy thập kỉ qua hai dân tộc Việt Nam và Lào đoàn kết gắn bó cùng chung chiến hào đánh Pháp, Mĩ hết sức anh dũng và gian khổ, cuối cùng đã giành được thắng lợi vẻ vang. Mối quan hệ đó được tập thể lãnh đạo hai nước trân trọng gìn giữ và bồi đắp ngày càng sâu đậm. Sở dĩ có được mối quan hệ tốt đẹp này chúng ta cũng cần phải ghi nhận vai trò to lớn của một bộ phận cộng đồng người Việt tại Lào. Họ là những người đã làm ăn qua nhiều thế hệ, và chung sống chan hòa với người Lào từ nhiều đời nay. Vì vậy, ngay khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược 3 nước Đông dương trong đó có Lào thì những người Việt sống trên đất nước Lào đã lần lượt ra tiền tuyến chiến đấu chống xâm lược của thực dân Pháp coi nơi đây là quê hương thứ hai thân thương của mình. Chính phủ Lào đã ghi nhận công lao và đã có nhiều khen thưởng đối với tổ chức hội Việt kiều này. Vì vậy nhân dân Lào đến nay vẫn thường gọi người Việt là “người anh em”. Những người luôn kề vai sát cánh cùng với nhân dân Lào chống các âm mưu chính sách phá hoại của thực dân Pháp. Do đó việc nghiên cứu về vai trò của người Việt ở Lào có vai trò hết sức quan trọng. Xuất phát từ lý do trên tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Vai trò của Việt kiều tại Lào trong kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1945 – 1954”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vai trò của Việt kiều Lào trong kháng chiến chống Pháp là đề tài thu hút được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu, các học giả, giáo viên và sinh viên. Chính vì vậy đã có rất nhiều công trình, bài báo viết về vấn đề này. Tuy nhiên, ở mỗi góc độ khía cạnh khác nhau các nhà nghiên cứu lại có cách nhìn khác nhau. Trong cuốn “Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới và phương pháp dạy học lịch sử” do thầy Phạm Văn Lực làm chủ biên cũng đề cập đến liên 2 minh chiến đấu Lào – Việt để nói về sự giúp đỡ trong chiến đấu của hai nước với nhau, nhưng do số lượng có hạn nên chưa đề cập nhiều đến vai trò của Việt kiều Lào. Hay trong cuốn “Cộng đồng người Việt ở Lào trong mối quan hệ Việt Nam – Lào” do PGS.TS Phạm Đức Thành làm chủ biên, xb 2008 đã đề cập đến vai trò của Việt kiều tại Lào nhưng mới chỉ trong toàn bộ các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế mà chưa đi sâu vào tìm hiểu vai trò trong kháng chiến chống Pháp. Trong cuốn “Lịch sử quân tình nguyện Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tại Lào” của bộ quốc phòng viện lịch sử quân sự Việt Nam, Nxb Quân Đội nhân dân Hà Nội, 2002 đã đề cập đế các lực lượng vũ trang Việt kiều trong cuộc khởi nghĩa tháng Tám mà chưa phải là toàn bộ quá trình chống Pháp từ 1945 – 1954. Trong cuốn “Việt kiều Lào – Thái với quê hương” do Trần Đình Lưu chủ biên, nhà xuất bản chính trị Quốc gia, (2004) cũng viết về vai trò của Việt kiều tại Lào nhưng chưa thật đầy đủ và sâu sắc. Trần Xuân Cầu “Cách Mạng tháng Tám ở Lào” cũng đã đề cập đến vai trò của cộng đồng người Việt ở Lào tuy nhiên nó chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định và khái quát mà chưa thực sự đi sâu tìm hiểu vai trò của Việt Kiều trong cả quá trình kháng chiến chống Pháp. Vấn đề vai trò của Việt Kiều tại Lào trong kháng chiến chống Pháp (1945- - 1954) cũng được đề cập tới trong cuốn sách “Lịch sử Lào tập 1” của Nguyễn Hùng Phi – TS Buasi Chalonone, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội (2006). Tuy nhiên, do đây là cuốn sách viết về thông sử nước Lào, nên vấn đề trên được đề cập ở mức độ khái quát nhất. Ngoài ra, trong cuốn “lịch sử Lào” của tập thể các tác giả trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 do Lương Ninh chủ biên, xuất bản 1991. Do tính chất cuốn sách viết về lịch sử Lào ở mức độ khái quát nên vấn đề vai trò của Việt Kiều Lào không phải hướng khai thác chủ yếu. Vấn đề vai trò của Việt Kiều Lào còn được đề cập trong một số cuốn sách khác như: “Lược sử Lào” của tập thể các tác giả: Đặng Bích Hà, Phạm Nguyên Long…Nxb Văn hoá thông tin 1978. “Lịch sử thế giới hiện đại” do Đỗ Thanh Bình làm chủ biên cũng có nhắc tới vai trò của Việt Kiều Lào, tuy nhiên đây là cuốn sách nói đến quá trình phát triển của lịch sử thế giới vì vậy vấn đề về Lào chỉ được nhắc đến sơ lược.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

ĐỖ THỊ KIỀU

VAI TRÒ CỦA VIỆT KIỀU TẠI LÀO TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP GIAI ĐOẠN 1945 - 1954

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2013

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

ĐỖ THỊ KIỀU

VAI TRÒ CỦA VIỆT KIỀU TẠI LÀO TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP GIAI ĐOẠN 1945 - 1954

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ THẾ GIỚI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: Ths Đinh Ngọc Ruẫn

SƠN LA, NĂM 2013

Trang 3

Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và những người thân

đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Trong thời gian thực hiện khóa luận này, do thời gian có hạn và còn nhiều

bỡ ngỡ, nên không thể tránh khởi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy, cô giáo và các bạn sinh viên

Em xin chân thành cảm ơn

Người thực hiện

Đỗ Thị Kiều

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do tài chọn đề 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1

3 Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu, đóng góp của đề tài 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

3.3 Đóng góp của đề tài 3

4 Cơ sở tư liệu và phương pháp nghiên cứu 3

4.1 Cơ sở tư liệu 3

4.2 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Cấu trúc của đề tài 4

NỘI DUNG Chương 1 Quá trình hình thành cộng đồng người Việt ở Lào 5

1.1 Lịch sử hình thành 5

1.2 Vị thế của người Việt trong xã hội Lào 11

1.2.1 Bức tranh chung về cộng đồng người Việt ở Lào 11

1.2.2 Vị thế của cộng đồng người Việt Nam trong xã hội Lào 13

Chương 2 Vai trò của Việt kiều tại Lào trong cách mạng tháng Tám trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp (1946 – 1947) 16

2.1 Khái quát về vai trò của Việt Kiều trong quá trình vận động tại Lào (1930 – 1945) 16

2.2 Vai trò của Việt kiều tại Lào trong cách mạng tháng 8 – 1945 20

2.3 Vai trò của Việt kiều tại Lào từ sau cách mạng tháng 8 – 1945 đến 1947 27

KẾT LUẬN 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO……….34

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do tài chọn đề

Lào và Việt Nam là hai quốc gia láng giềng gần gũi, cùng chung sống lâu đời trên bán đảo Đông Dương Không giống như quan hệ giữa Việt Nam với các nước khác, quan hệ giữa Việt Nam với Lào là quan hệ đặc biệt, sự đặc biệt ấy không chỉ được tạo nên bởi quan hệ láng giềng hữu nghị vốn có mà còn được tạo bởi quá trình đấu tranh cách mạng

Từ cuối thế kỉ XIX hai dân tộc liên tiếp bị các thế lực đế quốc như Pháp, Nhật Bản, Mĩ, với tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh thay nhau xâm lược và thống trị Cùng có chung hiểm họa mất nước, vì mục tiêu giành độc lập tự do cho tổ quốc mình, suốt mấy thập kỉ qua hai dân tộc Việt Nam và Lào đoàn kết gắn bó cùng chung chiến hào đánh Pháp, Mĩ hết sức anh dũng và gian khổ, cuối cùng đã giành được thắng lợi vẻ vang

Mối quan hệ đó được tập thể lãnh đạo hai nước trân trọng gìn giữ và bồi đắp ngày càng sâu đậm Sở dĩ có được mối quan hệ tốt đẹp này chúng ta cũng cần phải ghi nhận vai trò to lớn của một bộ phận cộng đồng người Việt tại Lào

Họ là những người đã làm ăn qua nhiều thế hệ, và chung sống chan hòa với người Lào từ nhiều đời nay Vì vậy, ngay khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược 3 nước Đông dương trong đó có Lào thì những người Việt sống trên đất nước Lào

đã lần lượt ra tiền tuyến chiến đấu chống xâm lược của thực dân Pháp coi nơi đây là quê hương thứ hai thân thương của mình

Chính phủ Lào đã ghi nhận công lao và đã có nhiều khen thưởng đối với tổ chức hội Việt kiều này Vì vậy nhân dân Lào đến nay vẫn thường gọi người Việt

là “người anh em” Những người luôn kề vai sát cánh cùng với nhân dân Lào chống các âm mưu chính sách phá hoại của thực dân Pháp Do đó việc nghiên cứu về vai trò của người Việt ở Lào có vai trò hết sức quan trọng Xuất phát từ

lý do trên tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Vai trò của Việt kiều tại Lào trong

kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1945 – 1954”

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Vai trò của Việt kiều Lào trong kháng chiến chống Pháp là đề tài thu hút được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu, các học giả, giáo viên và sinh viên Chính vì vậy đã có rất nhiều công trình, bài báo viết về vấn đề này Tuy nhiên, ở mỗi góc độ khía cạnh khác nhau các nhà nghiên cứu lại có cách nhìn khác nhau

Trong cuốn “Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới và phương

pháp dạy học lịch sử” do thầy Phạm Văn Lực làm chủ biên cũng đề cập đến liên

Trang 6

minh chiến đấu Lào – Việt để nói về sự giúp đỡ trong chiến đấu của hai nước với nhau, nhưng do số lượng có hạn nên chưa đề cập nhiều đến vai trò của Việt kiều Lào

Hay trong cuốn “Cộng đồng người Việt ở Lào trong mối quan hệ Việt Nam

– Lào” do PGS.TS Phạm Đức Thành làm chủ biên, xb 2008 đã đề cập đến vai

trò của Việt kiều tại Lào nhưng mới chỉ trong toàn bộ các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế mà chưa đi sâu vào tìm hiểu vai trò trong kháng chiến chống Pháp

Trong cuốn “Lịch sử quân tình nguyện Việt Nam trong cuộc kháng chiến

chống thực dân Pháp tại Lào” của bộ quốc phòng viện lịch sử quân sự Việt

Nam, Nxb Quân Đội nhân dân Hà Nội, 2002 đã đề cập đế các lực lượng vũ trang Việt kiều trong cuộc khởi nghĩa tháng Tám mà chưa phải là toàn bộ quá trình chống Pháp từ 1945 – 1954

Trong cuốn “Việt kiều Lào – Thái với quê hương” do Trần Đình Lưu chủ biên,

nhà xuất bản chính trị Quốc gia, (2004) cũng viết về vai trò của Việt kiều tại Lào nhưng chưa thật đầy đủ và sâu sắc

Trần Xuân Cầu “Cách Mạng tháng Tám ở Lào” cũng đã đề cập đến vai trò của

cộng đồng người Việt ở Lào tuy nhiên nó chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định và khái quát mà chưa thực sự đi sâu tìm hiểu vai trò của Việt Kiều trong cả quá trình kháng chiến chống Pháp

Vấn đề vai trò của Việt Kiều tại Lào trong kháng chiến chống Pháp (1945

-1954) cũng được đề cập tới trong cuốn sách “Lịch sử Lào tập 1” của Nguyễn Hùng

Phi – TS Buasi Chalonone, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội (2006) Tuy nhiên, do đây là cuốn sách viết về thông sử nước Lào, nên vấn đề trên được đề cập ở mức độ khái quát nhất

Ngoài ra, trong cuốn “lịch sử Lào” của tập thể các tác giả trường Đại học Sư

phạm Hà Nội 1 do Lương Ninh chủ biên, xuất bản 1991 Do tính chất cuốn sách viết

về lịch sử Lào ở mức độ khái quát nên vấn đề vai trò của Việt Kiều Lào không phải hướng khai thác chủ yếu

Vấn đề vai trò của Việt Kiều Lào còn được đề cập trong một số cuốn sách khác như:

“Lược sử Lào” của tập thể các tác giả: Đặng Bích Hà, Phạm Nguyên

Long…Nxb Văn hoá thông tin 1978

“Lịch sử thế giới hiện đại” do Đỗ Thanh Bình làm chủ biên cũng có nhắc tới

vai trò của Việt Kiều Lào, tuy nhiên đây là cuốn sách nói đến quá trình phát triển của lịch sử thế giới vì vậy vấn đề về Lào chỉ được nhắc đến sơ lược

Trang 7

Các cuốn sách trên đã có đề cập đến vai trò của Việt Kiều Lào ở các mức

độ khác nhau Tuy nhiên nó mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát nhất hoặc trong mối quan hệ chung với lịch sử dân tộc Vì vậy,tôi quyết địnhlựa chọn vấn

đề “Vai trò của Việt kiều tại Lào trong kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1945

– 1954” làm đề tài nghiên cứu cho khoá luận tốt nghiệp của mình

3 Đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu, đóng góp của đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài này tập trung vào việc tìm hiểu vai trò của Việt kiều ở Lào trong khởi nghĩa giành chính quyền từ tháng Tám đến tháng Mười và trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp

Từ kết quả nghiên cứu được đề tài có những đóng góp bước đầu sau:

Thấy rõ được phần nào vai trò của cộng đồng người Việt tại Lào trong kháng chiến chống Pháp

Góp phần làm phong phú hơn tư liệu về mối quan hệ giữa Việt Nam – Lào Phục vụ cho quá trình nghiên cứu, học tập và giảng dạy về lịch sử thế giới

4 Cơ sở tư liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở tư liệu

Để hoàn thành đề tài này tôi đã sử dụng các nguồn tài liệu sau:

Sách: Sự hình thành và phát triển của cộng đồng người Việt tại Lào Việt Kiều Lào – Thái với quê hương, cộng đồng người Việt ở Lào trong mối quan hệ Việt Nam – Lào Lịch sử thế giới hiện đại, quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào Những bài viết, công trình nghiên cứu có liên quan đã được công bố trên các tạp chí nghiên cứu lịch sử Trần Xuân Cầu “Cách mạng tháng Tám ở Lào năm 1945, tạp chí nghiên cứu lịch sử số 165, 1975…

Ngoài ra còn có các bài báo cáo nghiên cứu của các anh chị và các bạn sinh viên làm tài liệu tham khảo

Trang 8

Tất cả những tài liệu tham khảo trên đều là nguồn tài liệu quý báu cho việc nghiên cứu các vấn đề đặt ra trong đề tài

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Do tính chất của đề tài nên tôi đã sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét và nghiên cứu các vấn

đề thuộc lĩnh vực nghiên cứu

Phương pháp cụ thể: vận dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử và phương pháp logic, cùng với việc phân loại và so sánh, đối chiếu các

sự kiện, đánh giá nhìn nhận vấn đề

5 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài kết cấu thành 2 chương

Chương 1 Quá trình hình thành cộng đồng người Việt ở Lào

Chương 2 Vai trò của Việt Kiều tại Lào trong Cách mạng tháng Tám

và trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp (1946 – 1947)

Trang 9

NỘI DUNG Chương 1 QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG NGƯỜI

VIỆT Ở LÀO 1.1 Lịch sử hình thành

Trong lịch sử di cư của người Việt trên phạm vi bán đảo Trung Ấn thì việc người Việt nhập cư vào sinh sống ở Lào có từ rất sớm, khoảng từ giữa thế kỉ XV

và kéo dài cho đến tận ngày nay Không giống với các nước láng giềng khác, từ

xa xưa Lào và Việt Nam đã có mối quan hệ đặc biệt, trong đó yếu tố địa lý đóng vai trò quan trọng, đã tác động đến mối quan hệ qua lại của nhân dân hai nước, nhất là diễn ra ở dọc biên giới miền núi Tây bắc Việt Nam với các tỉnh của Lào như Phôngsaly xuống đến Sầm Nưa, Xiêng Khoảng, Khăm Muội thậm chí tiến sâu vào tận Luông Phabang, kéo dài đến vùng núi Thanh Hóa và Nghệ An của Việt Nam Điều kiện địa lý thuận lợi này chính là yếu tố quan trọng dẫn đến sự hiện diện của cộng đồng người Việt trên đất nước Lào từ rất sớm Tất nhiên sự hiện diện của cộng đồng người Việt ở vùng biên giới nói trên vào thời kì đó diễn

ra một cách tự nhiên, đơn thuần là sự giao lưu qua lại giữa cư dân vùng biên giới, hoàn toàn chưa có liên quan gì mối quan hệ bang giao giữa hai vương triều phong kiến Việt Nam và Lào Lực đẩy từ phía Việt Nam hay lực hút từ phía Lào không phải là vấn đề đặt ra đối với họ, bởi lẽ đương thời các vùng như Sầm Nưa, Xiêng Khoảng, Khăm Muội với Lai Châu, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ

An, nhân dân hai dân tộc thường xuyên đi lại làm ăn buôn bán, thậm chí định cư tạm thời hoặc ở hẳn đất Lào, đất Việt là chuyện thường nhật Họ tự coi mình vừa

là lưu dân vừa là người bản địa, khác nhau chỉ là tính tộc người: người Lào và người keo Mối quan hệ này cho đến nay vẫn còn lại những dấu tích qua hiện tượng huyết thống họ hàng vẫn còn đọng lại trong vài gia đình ở các bản Mương Qua (Nghệ An), bản Huội Chi ( huyện Tương Dương), bản Nặm Cắn (Kỳ Sơn), bản Noongbua (Điện Biên, Lai Châu) Những nơi đây ngày nay bà con vẫn thương xuyên qua lại hỏi thăm nhau

Sau này khi Liên Bang Đông Dương thuộc Pháp hình thành thì thân phận của cộng đồng người Việt ở Lào mới có sự thay đổi và từ sau năm 1919 (sau chiến tranh thế giới thứ nhất) những người Việt lúc đó sống trên đất Lào mới thực sự trở thành kiều dân của vương quốc Lào

Theo sử sách Việt Nam, những cư dân Việt Nam đầu tiên định cư ở Lào được bắt đầu từ Vương triều Lê Đầu thế kỉ XV Những ngày đầu phất cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, trong số nghĩa quân của Lê Lợi có một số tướng lĩnh thông thạo tiếng Lào và các con đường sang Lào từ căn cứ Lam Sơn lại hết sức thuận

Trang 10

lợi nên Lê Lợi đã sai các viên tướng đó sang Lào mua voi và vũ khí chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa Vua Lào hết lòng Việt Nam còn ghi rõ những người Việt Nam thế hệ sau đến Lào là những binh lính củ vua Lê Thánh Tông hai lần tấn công sang Lào

Vua Lê Thánh Tông đã hai lần thân trinh cầm quân sang Lào Lần thứ nhất vào tháng 6 năm 1479 trong lần tấn công này do phía Lào không chuẩn bị lực lượng lên quân đội nhà Lê đã nhanh chóng tiến vào thủ đô Luông Phabang và truy đuổi vua Lào chạy đến biên giới Myanma rồi mới trở về Lần thứ hai vào tháng 10 cùng năm đó, vua Lê Thánh Tông lại tập hợp quân mã tiến sang Lào Nhưng lần này, các chậu Mường địa phương của Lào đã biết trước ý đồ của vua

Lê Thánh Tông nên đã tập hợp nhau lại để chống đỡ Do quân lính đi xa mệt mỏi lại gặp phải quân đội các chậu Mương Lào chống đỡ nên quân đội nhà Lê lần này không vào được Luông Phabang Vua Lê bèn sai rút quân về lần này quân đội nhà Lê một số bị tử trận, một số bị thương , bị bắt làm tù binh Nhiều người trong

số tù binh Việt đã được người Lào chạy chữa vết thương và được phép ở lại Lào làm ăn sinh sống Đó có thể là những người Việt đầu tiên định cư tại Lào Những người này đã lấy vợ Lào và hòa nhập vào cộng đồng của người Lào

Sau khi lên ngôi (thế kỉ XVIII), vua Quang Trung đã sai sứ giả sang Lào tìm sự hợp tác với Lào chống lại Nguyễn Ánh Nước Lào thời kì này đang nằm dưới sự thống trị của vương quốc Xiêm Vua Xiêm lại đang giúp Nguyễn Ánh chống lại Tây Sơn nên vua Lào không giám có quan hệ với Tây Sơn Vua Lào

đã bắt giữ đoàn sứ giả Tây Sơn cung tất cả cờ trống họ mang theo đưa sang cho vua Xiêm cầm tù Trước tình hình đó, vua Quang Trung đã cử đốc trấn Nghệ

An Trần Quang Diệu đem 3 vạn quân đi dẹp phía Tây Mục đích của chuyến hành quân này không chỉ nhằm vào Lào mà con nhằm răn đe quân Xiêm đang đóng ở Lào

Với mục đích đó tương Trần Quang Diệu đã tiến quân sang Lào Quân đội Tây Sơn nhanh chóng tiến vào Viêng Chăn khiến cho vua Lào phải bỏ chạy sang Xiêm Quân đội Tây Sơn truy kích đến bờ sông Mê Kông Nhận thấy nhiệm vụ

đã hoàn thành họ bèn rút về Việc Tây Sơn đưa quân sang Lào đã giúp cho nhân dân vùng biên giới và nhân dân Mương Phuôn thoát khỏi sự đô hộ của quân Xiêm Người Mương Phuôn, Xiêng Khoảng đã làm một bài vè ca ngợi Tây Sơn Sau khi vua Quang Trung qua đời, Nguyễn Ánh ráo riết tìm mọi cách chống lại nhà Tây Sơn Vua Lào đã cho sứ giả đến Huế xin được đưa quân đội

từ thượng Lào xuống đanh Tây Sơn, nhưng Nguyễn Ánh không chấp nhận Sau khi dẹp được phong trào Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã đền ơn giúp đỡ của vua Lào

Trang 11

bằng cách cử người Việt đến Luông Phabang giúp vua Lào xây dựng hoàng cung Lào Sự kiện này không được ghi vào chính sử của nhà Nguyễn Nhưng hậu duệ của những người Việt đến Lào vào thời vua Gia Long, sinh sống ở Luông Phabang đã kể cho con cháu của họ từ đời này sang đời khác

Cuối vương triều Nguyễn, nhất là thời trị vì của vua Tự Đức, khi mà những đại diện của chủ nghĩa tư bản phương Tây đã có mặt ở nhiều nước Đông Nam

Á, trong đó có Việt Nam thì các tu sĩ dòng thiên chúa giáo đã đến truyền đạo tại các vùng ven biển miền trung của Việt Nam

Với chính sách “bế quan tỏa cảng”, triều đình nhà Nguyễn đã ra sức cấm đoán người Việt đi theo tôn giáo của người phương Tây Không chỉ cấm đoán, Nhà Nguyễn còn đàn áp dã man những người theo công giáo với chính sách

“bình tây sát đạo” Trước hành động tàn bạo của vua quan triều Nguyễn, nhiều người theo đạo thiên chúa ở những vùng ven biển miền trung Việt Nam đã tìm cách chạy trốn sang Lào Số cư dân Việt sang Lào thời kì này gồm 5000 người trong số đó có 1000 người là giáo dân chủ yếu ra đi từ vùng Thừa thiên Huế, Quảng trị

Ngay khi thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, phong trào kháng Pháp đã lan rộng khắp Bắc, Trung, Nam Đó là phong trào Cần Vương của các sĩ phu yêu nước: phong trào Đông Du, do Phan Bội Châu lãnh đạo: phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh lãnh đạo Các phong trào kháng Pháp đã bị thực dân Pháp đàn áp dã man Sau khi thất bại rất nhiều người tham gia kháng chiến chống Pháp đã mang gia đình chạy sang Lào Trong đợt di dân sang Lào này chủ yếu là người từ các tỉnh miền trung như Nghệ An và Hà Tĩnh, và một trong những điểm đến định cư của họ là bản Xiềng Vang, huyện Noongbuooc, tỉnh Khăm Muội, làng này nằm bên bờ sông Mê Kông

Bản Xiềng Vang được thành lập vào năm 1982 Ngay khi thành lập bản này

đã có 400 gia đình người Việt và không có gia đình theo thiên chúa giáo sống xen cài Đây là địa bàn hoạt động của những người cách mạng Việt Nam Những người yêu nước ở Việt Nam bị thực dân Pháp truy lùng cũng tìm đường đến Xiềng Vang Hiện nay ở Xiềng Vang vẫn còn dấu tích nhiều hầm bí mật nuôi dấu cán bộ Xiềng Vang cũng là địa phương có nhiều đóng góp cho thắng lợi của cách mạng Lào và được coi là khởi nguồn thắng lợi của cách mạng Lào Sau này, thực dân Pháp đã cho một số gia đình theo đạo thiên chúa giáo đến sinh sống ở Xiềng Vang nhằm “làm loãng” tính cách mạng của Xiềng Vang Sau ngày giải phóng, nhân dân Xiềng Vang đã chuyển đi nơi khác làm ăn và ngày

Trang 12

nay làng này chỉ còn khoảng 60 gia đình người Việt sinh sống, trong đó có một

số gia đình sống nhiều đời ở đây

Chạy tị nạn sang Lào sau thất bại của các cuộc kháng Pháp không chỉ có những người yêu nước trong giới bình dân mà còn có cả một số người trong Hoàng tộc của vương triều nhà Nguyễn đã tham gia các phong trào Cần Vương

do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết lãnh đạo

Như vậy có thể nói rằng người Việt có mặt ở Lào ngay từ thời nhà Lê rồi nhà Nguyễn và tăng lên đáng kể là từ khi thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam Nhưng phải thấy rằng số lượng người Việt đến định cư ở Lào tăng mạnh là từ khi thực dân Pháp bắt tay vào khai thác xứ Đông Dương

Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc thực dân Pháp ráo riết khai thác thuộc địa ở 3 nước Đông Dương với mục tiêu chính là biến những nước này trở thành nơi cung cấp nguồn nguyên liệu thiếu hụt của nước Pháp, và là nơi cung cấp nguồn nhân lực cho một số nước thuộc địa khác của Pháp lúc bấy giờ như đảo New Hebrides… bởi chính sách khai thác thuộc địa ngày càng khốc liệt, tàn bạo của thực dân Pháp đã đẩy số đông nông dân và thị dân nghèo ở các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc bộ và Trung bộ của Việt Nam rơi vào tình trạng bần cùng

và đói nghèo Lối thoát duy nhất lúc đó là phải cam phận là dân mộ phu cho các ông chủ đồn điền, hoặc làm công nhân trong các công trình đường xá, hầm mở của Pháp mà lúc đó đang ở trong giai đoạn khởi công khẩn trương nhất Nhiều người đã trở thành lớp công nhân lục lộ trong kế hoạch mở các con đường chiến lược từ phía Nam sang Lào nhằm phục vụ cho chương trình khai thác thuộc địa

và những cuộc hành quân đàn áp các cuộc khởi nghĩa đã không ngừng xảy ra của cả người Lào và người Việt Những tuyến đường lịch sử đấy đã hình thành đồng thời với cuộc di cư của người Việt sang Lào Đó là các tuyến đường: “Sài Gòn – Pkratie – Pawcsse” “đường số 13”, “số 2 Đông Hà – Savanakhet”

Hàng chục năm sau đó, do nhiều biến cố lịch sử, đã đưa đẩy những người công nhân Việt trên những tuyến đường này tản ra làm ăn sinh sống và định cư dân ở hầu hết các huyện lị và thị xã mới phát triển suốt dọc sông Mê Kông từ Nam Lào lên tận thủ đô Viêng Chăn

Cũng từ năm 1919 trở đi quá trình khai thác thuộc địa trên toàn cõi Đông Dương, thực dân Pháp tiến hành khai thác các mỏ khoáng sản quý có trữ lượng cao ở Lào như thiếc, chì, trong quá trình khai thác các mỏ thiếc ở Phongtu và Bofneng, người Pháp đã cho xây dựng một số nhà máy với trang thiết bị thô sơ Tuy nhiên các cơ sở đó thu hút được một số lượng đáng kể người Việt sang Lào làm việc Những người công nhân đó đều do các ông chủ người Pháp tuyển mộ

Trang 13

từ Việt Nam sang Người Pháp đánh giá tay nghề và sự cần cù của công nhân người Việt cao hơn người Lào

Đợt nhập cư lớn tiếp theo là vào những năm 1939 đến 1945 nhiều người Việt đã chọn khu vực miền trung giữa Xavanakhet, Khăm Muội, và một số phần nam cao nguyên Boloven làm nơi định cư chủ yếu với số lượng khoảng 39.500 người Điều này thể hiện sức hấp dẫn của nước Lào vào thời kì khủng hoảng kinh tế toàn cầu sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất Đồng thời đó còn là kết quả chính sách di dời người Việt từ khu vực đồng Bằng Bắc Bộ Việt Nam sang Lào trong chiến lược khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Đông Dương Ngoại trừ những người chạy sang định cư ở Lào bằng con đường tự do hay chạy trốn sự trừng phạt của chính quyền thực dân Pháp, còn hầu hết những người sang Lào bằng con đường mộ phu hoặc do thuyên chuyển sang Lào làm việc đều phải nộp thuế xuất cư cho nhà nước bảo hộ

Sự nhập cư của cư dân người Việt vào Lào nói trên đã làm thay đổi diện mạo dân cư tại hầu hết các thành phố, thị xã như Savanakhet, Thà Khẹt, Xiêng Khoảng, Viên Chăn Đương thời, ngoại trừ cố đô Luông Phabang, ở những địa danh nêu trên, người Việt là cộng đồng thị dân đông đúc hơn cả cho dù người Lào vẫn là chủ thể của đất nước Lào

Phát xít Nhật chiếm đóng Đông Dương thay thế người Pháp, ra sức đàn áp không chỉ người Lào mà còn tấn công vào cộng đồng người Việt trên toàn nước Lào Chính trong bối cảnh đó, Lực lượng liên minh Lào – Việt được thành lập, đơn vị tiêu biểu cho lực lượng đó là bộ đội Việt kiều giải phóng quân Viên Chăn

mà ngày nay âm vang của nó vẫn còn được duy trì dưới hình thức “ban liên lạc bạn chiến đấu đoàn 83” Lực lượng chủ chốt của đơn vị quân đội này là lớp thanh niên và trung niên trai tráng người Việt, cùng một số thanh niên Việt kiều

từ Thái Lan sang phối hợp, đã cùng quân đội Lào kháng chiến chống Pháp trong

âm mưu tái chiếm Đông Dương năm 1946, như vậy ở thời điểm này số lượng Việt kiều có tăng lên

Tuy nhiên đây cũng chính là năm có nhiều thay đổi cơ bản số lượng Việt kiều ở Lào Bởi lẽ tháng 3 năm 1946 khi thực dân Pháp mở cuộc hành quân lớn càn quét đầu tiên vào thị xã Thà Khẹt, tiếp theo là hai tỉnh Savanakhet và Viên Chăn khiền hầu hết Việt kiều ở những nơi này phải cấp tập tản cư sang vùng đất Isản của Thái Lan mà sau đó nhiều người đã miễn cưỡng ở lại vùng đất này, trở thành Việt kiều trên đất Thái Lan

Kể từ đây mật độ dân số của Việt kiều Lào ở các đô thị của Lào có sự thay đổi, thị dân ở phố chợ, thợ thuyền và cả viên chức người Việt trong các công sở

Trang 14

giảm rõ rệt Tuy nhiên còn số người Việt sống ở các vùng nông thôn trước đây nay dời nông thôn trở vè sống ở các thành thị, bắt đầu cuộc sống như đồng bào

họ trước đây Hòa bình lập lại, từ năm 1955 đến những năm 60 của thế kỉ trước, một số không nhiều Việt kiều, những người đã từng tản cư sang Thái Lan trước

đó, trở lại Lào làm ăn buôn bán và cũng có một số người Việt ở miền Nam Việt Nam qua cửa khẩu Lao Bảo sang Lào kiếm sống Do cuộc sống khá thuận lợi, nhiều người đã ở lại Lào Những người làm ăn khá giả trong số này do không hiểu đường lối của chính phủ cách mạng Lào nên sau năm 1975, đã chạy sang nước thứ ba định cư

Một hiện tượng nữa cũng cần phải thấy là vào những năm sau giải phóng (1975), cư dân Việt Nam sống dọc biên giới Việt – Lào gặp nhiều khó khăn trong khi đó Thái Lan lại thi hành nhiều chính sách cởi mở, tung hàng hóa Thái xâm nhập vào thị trường Lào nên lúc này đời sống của cư dân Lào lúc này dễ chịu hơn Việt rất nhiều Do lực hút đó mà làn sóng di dân Việt trong thời gian này tăng lên khá mạnh, nhiều người muốn vượt biên sang Lào Một số người đã

đi sâu vào trong lãnh thổ Lào tìm kiếm công việc làm ăn mà trong đó hấp dẫn nhất là nghề làm thương nhân mua bán, mua bán vận chuyển hàng hóa Thái về Việt Nam Từ Việt Nam, quần bò, áo phông, hàng mĩ phẩm nhãn hiệu Thái Lan lại được chuyển qua Liên Xô và Đông Âu để biến thành nồi hầm, quạt tai voi, bàn là, nồi áp xuất… trong hoàn cảnh đó, một số người không ít đã định cư làm

ăn sinh sống lâu dài ở Lào

Cư dân sống dọc biên giới hai nước thường xuyên hỗ trợ nhau và có mối quan hệ mật thiết với nhau Vấn đề di dân tự do và kết hôn không dã thú đã tồn tại nhiều năm do đặc điểm dân tộc, thân thuộc lâu đời giữa nhân dân hai biên giới có những vùng cư dân sinh sống không phân biệt đâu là Việt đâu là Lào, thậm chí có những gia đình người Lào còn gửi con của mình sang bên Việt Nam nhờ bà con người Việt nuôi hộ Hiện nay, mặc dù hai bên Việt Nam và Lào đã tích cực ngăn chặn số người nhập cư trái phép nhưng tình trạng đó không những không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng Tính đến năm 1994, số cư dân Việt Nam sang Lào sinh sống dọc theo biên giới ngày càng nhiều Năm 1997, phía Lào thông báo cho Việt Nam có 104 hộ với 868 người Việt Nam di cư trái phép sang Lào Một trong số đám cư dân này đã bị Lào trả về Việt Nam triển tinh thần phù hợp với tập quán của hai nước Năm 2004, tình trạng xâm cư lại tái diễn, phía Việt Nam có 57 hộ với 355 người Việt Nam đã tự di cư sang Lào, phía Lào đã trao trả cho Việt Nam 27 hộ với 151 khẩu

Trang 15

Những năm gần đây sự qua lại giữa Việt Nam và Lào qua lại càng nhộn nhịp hơn, nhất là khu vực đường vành đai Đông Dương với các dự án hợp tác phát triển kinh tế “ba quốc gia mười thành phố” người việt sang Lào bằng nhiều con đường: Thăm thân nhân rồi tìm cách ở lại sinh sống ở Lào luôn; sang Lào theo giấy thông hành của hai tỉnh kết nghĩa, nhưng tiến sâu vào nội địa, hết hạn giấy thông hành lại xin gia hạn rồi tìm cách ở lại Lào; Tự do sang Lào tìm kiếm công ăn việc làm, buôn bán hoặc sang du lịch rồi ở lại Lào không về; Một số vượt biên trái phép sang Lào do bị phạm tội ở Việt Nam

Không kể các loại người nhập cư trái phép nêu trên, luồng người Việt đến Lào vào thời gian này chủ yếu đi theo các công trình đầu tư hoặc hợp tác của cả hai nước hoặc của các doanh nghiệp Lào Hết hợp đồng một số ở lại, một số về nước quay trở về rồi lại tìm cách trở lại Lào làm ăn sinh sống Một số doanh nghiệp việt nam đã đưa công nhân sang công trình làm, khi kết thúc công trình hoặc vì lý do nào đó doanh nghiệp phải rút đi, nhưng đại bộ phận công nhân ở lại Lào làm ăn sinh sống

Xin lấy ví dụ về sự hiện diện của các công ty Việt Nam trên đất nước Lào

Từ cuối năm 2004, Chính phủ Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã cấp phép đầu tư cho 3 dự án của các doanh nghiệp Việt Nam gồm : các công ty cổ phần cao su Việt Nam – Lào trồng 10.000 ha cao su, số vốn đầu tư là 22 triệu USD, công ty trách nhiệm hữu hạn cao su Đắc Lắc trồng 10.000 ha cao su, vốn đầu tư

là 30 triệu USD, công ty nông nghiệp Sài Gòn – Pắcsế đầu tư sản xuất giống ngô

có quy mô diện tích 1.000 ha với số vốn đầu tư 1,5 triệu USD… Ngày 5/4/2004 tại huyện Đắc Chưng tỉnh Seekong đã tiến hành lễ khởi công công trình thủy điện Seekong III Với tổng số vốn đầu tư là 273 triệu USD theo hình thức BOT

do công ty cổ phần đầu tư và phát triển Việt – Lào đầu tư

Thực hiện những dự án hợp tác đầu tư của Việt Nam tại Lào là hàng nghìn công nhân Việt Nam đến sống và làm việc tại Lào Chính họ là những người góp phần không nhỏ vào việc tăng trưởng kinh tế của Lào Nhiều người trong số họ

đã ở lại làm ăn sinh sống trên đất Lào, và những người công nhân đó là những

bộ phận hợp thành cộng đồng Việt tại Lào

Như vậy vì lý do này hay lý do khác thì người Việt Nam từ xa xưa đã tìm sang Lào làm ăn sinh sống ở đây, dần hình thành lên những cộng đồng người Việt, góp phần vào sự phát triển của Lào và quá trình đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược ở Lào

1.2 Vị thế của người Việt trong xã hội Lào

1.2.1 Bức tranh chung về cộng đồng người Việt ở Lào

Trang 16

a Số lượng người Việt ở Lào

Căn cứ chung vào cộng đồng người Việt ở Lào, căn cứ vào thành phần hợp thành của cộng đồng người Lào hiện nay, chúng ta có thể bước đầu đưa ra những số liệu như sau:

Bộ phận Việt kiều (những người định cư lâu dài ở Lào nhưng chưa có quốc

tịch Lào) Theo số liệu của trung tâm Thống kê Quốc gia Lào, năm 2005, tổng

số Việt kiều là 8.795 người, chiếm 0,16% tổng dân số Lào Theo thống kê từ 10 tỉnh hội cộng đồng người Việt ở Lào, số người việt ở 10 tỉnh là khoảng 15.210 người cộng với số Việt kiều ở 8 tỉnh chưa có tổ chức hội thì Việt kiều ở Lào là khoảng 20.000 người [10,42]

Bộ phận người Lào gốc Việt các tài liệu của Lào không nói đến các bộ

phận này vì họ đã là người Lào và nằm trong tổng dân số nước Lào Căn cứ vào người Việt đã nhập quốc tịch nào thể hiện qua phiếu điều tra của 3 tỉnh “40%”, chúng tôi đã ước tính số lượng người Việt đã nhập quốc tịch Lào cũng có thể tương đương với số Việt kiều ở Lào “khoảng 20.000 người Lào gốc Việt” [10,43]

Bộ phận thứ ba chủ yếu là những người mới đến Lào trong những năm gần

đây với nhiều nhiều hình thức khác nhau, hết sức phức tạp về loại hình Nhóm này ước tính vào khoảng 10.000 người [10,43]

Như vậy với cách tính toán trên thì cộng đồng người Việt ở Lào hiện nay vào khoảng 50.000 người Tôi xin nói rõ rằng đó là một con số ước đoán Để có con số chính xác về cộng đồng người Việt tại Lào chúng ta phải tiến hành các cuộc điều tra dân số chi tiết và cụ thể hơn trong một công trình khoa học khác Như vậy nếu so số lượng cộng đồng người việt ở Lào với dân số Lào thì người Việt ở Lào chỉ chiếm 1 % dân số; Còn nếu chỉ tính đến thành phần Việt kiều thì tỉ lệ này còn thấp hơn nhiều khoảng 0,4% dân số

b Thời gian định cư của cộng đồng người Việt ở Lào

Qua điều tra ở 3 tỉnh ở Lào, thời gian định cư của người Việt ở 3 tỉnh đó được tính theo cách chia thế hệ Người Việt đã sinh sống ở Lào từ 4 – 5 thế hệ là dông nhất, chiếm khoảng 55,14% Đây là những người Việt đến Lào vào những thập niên đầu thế kỉ XX Thứ đến là những người Việt đã sinh sống ở Lào 3 đời, chiếm 24,53% Đay là những người Việt đến Lào vào thời kì chiến tranh ở Đông Dương Cuối cùng là người Việt mới chỉ sống ở Lào từ một đến hai đời chiếm 17,47% Đây là những người Việt đến Lào từ sau năm 1975 đến nay [10,45]

Trang 17

Những người Việt sống ở Lào từ 3, 4 đến 5 đời đã hòa nhập vào xã hội Lào, có cuộc sống ổn định Về cơ bản họ đã nhập quốc tịch Lào, trở thành người Lào Một số vẫn giữ quốc tịch Việt Nam, được gọi là Việt kiều Những người mới ở Lào từ hai đời trở xuống phần lớn cuộc sống thật chưa ổn định

c Nguyên quán của cộng đồng người Việt ở Lào

Theo điều tra tại ba tỉnh Viên Chăn, Luông Phabang, Chămpasắc cho thấy nguyên quán gốc của người Việt thuộc 3 tỉnh này đến từ 34 tỉnh và thành phố của Việt Nam Trong đó nhiều nhất là Quảng Bình có 83 hộ gia đình, chiếm 24.9%, thứ đến là Ninh Bình có 37 hộ gia đình , chiếm 11,1%; Huế có 26 hộ gia đình chiếm 7.8%; Nam định có 23 hộ chiếm 6.9%; Nghệ An có 19 hộ gia đình chiếm 5.8%; Hà Nội có 13 hộ gia đình chiếm 3.9%; Thái Bình có 12 hộ gia đình chiếm 3,6% Hà Đông có 10 hộ gia đình chiếm 3%; Sơn Tây có 6 hộ gia đình chiếm 1.8%; Quảng Trị có 9 hộ gia đình chiếm 2,7%; Hải Phòng có 9 hộ gia đình chiếm 2,4%; các địa phương khác có một vài hộ gia đình Như vậy qua số liệu ta thấy người Việt ở Lào chủ yếu từ các tỉnh miền trung Việt Nam Sở dĩ có hiện tượng đó một phần vì các tỉnh miền trung đều nghèo, đói và còn vì vùng này có nhiều đường giao thông thuận lợi giữa hai nước [10,48]

1.2.2 Vị thế của cộng đồng người Việt Nam trong xã hội Lào

a Người Việt đã nhập quốc tịch Lào

Về cơ bản những người đã nhập quốc tịch Lào có quyền lợi và nghĩa vụ đầy đủ như người Lào Họ được làm tất cả mọi ngành nghề như người Lào, được quyền mua bán bất động sản như nhà cửa, đất đai, xe cộ và có giấy phép kinh doanh, con em họ được học hành như người Lào

Nhận xét về vấn đề này học giả Lào, Sucsavang Simana đã viết như sau:

“Người Việt ở Lào hầu hết đã trở thành công dân nước Lào một cách tự nhiên, nghĩa là đã nhập quốc tịch Lào, được hưởng mọi quyền hạn công dân như người Lào, có quyền bầu cử, quyền học hành, quyền buôn bán nhà đất, quyền mở trường học và dạy tiếng mẹ đẻ… có thể nói rằng, cộng đồng người Việt ở Lào được hưởng chính sách ưu đãi đặc biệt của chính phủ Lào hơn hẳn cộng đồng người Việt ở các nơi trên thế giới”

Quả vậy, người Lào gốc Việt được khuyến khích làm các nghề thầy giáo, bác sĩ, tham gia bộ máy chính quyền Lào ở cấp thấp và thậm chí còn được tham gia vào lực lượng vũ trang Lào

Theo quy định của pháp luật, người Lào gốc Việt có quyền lợi như người Lào, nhưng trong thực tế cũng có một số vấn đề tế nhị Thượng tá quân đội Lào,

Trang 18

Cù Văn Tống cho biết hiện nay quân đội Lào chỉ có còn 3 người có quân hàm cấp tá Đồng thời anh còn cho biết hiện nay những người Lào gốc Việt trong quân đội Lào đều được xuất ngũ và không được tuyển vào quân đội như trước đây nữa Lý giải về vấn đề này anh cho rằng ngày nay ở Lào không còn chiến tranh và thanh niên Lào hăng hái tham gia nghĩa vụ quân sự nên không cần đến

sự tham gia của người Lào gốc Việt nữa

b Người Việt chưa nhập quốc tịch Lào – Việt kiều

Những người Việt đã nhập quốc tịch Lào thì thành người gốc Lào còn những người chưa nhập quốc tịch thì được gọi là Việt kiều Việt kiều được chính phủ Lào cho phép định cư ở Lào với những điều kiện cụ thể, tuy Việt kiều được cấp hộ khẩu và chứng minh thư Lào, nhưng vẫn mang quốc tịch Việt Nam,

họ được nhà nước Lào quản lý theo những quy định đối với ngoại kiều

Theo đó Việt kiều được hoạt động, đi lại, làm ăn, buôn bán bình thường, nhưng Việt kiều không được mua, bán đất đai, nhà cửa Việt kiều cũng không được nhà nước Lào cấp giấy phép đầu tư kinh doanh nên họ phải dựa vào môn bài của người Lào Ngoài những điều không được phép nói trên, con em họ dù học giỏi cũng không được theo học tại các trường Đại học ở trong nước và nước ngoài Nếu muốn đi học tiếp chúng phải xin làm con nuôi người Lào mang họ Lào

Vậy Việt kiều có bị chính phủ Lào cấm một số nghề hay không? Đây là một vấn đề khá nhạy cảm, nhưng khi được phỏng vấn một số bà con người Việt thì họ đều nói rằng chính phủ Lào không cấm bất cứ nghề gì

Do những thiệt thòi về quyền lợi nói trên của người Việt kiều so với người Lào gốc Việt, nên Việt kiều một mặt tìm mọi cách để thích ứng với luật pháp của Nhà nước Lào bằng cách cho con cái mình làm con nuôi những gia đình người Lào có địa vị trong xã hội để có quốc tịch Lào Mặt khác, họ lại tìm mọi cách để được nhập quốc tịch Lào

Để góp phần vào việc giải quyết sự khác biệt về quyền lợi trên trong những năm 1993, 1994, chính phủ Lào đã tiến hành cho phép người Việt nhập quốc tịch Lào Một trong những điều kiện quan trọng để được nhập quốc tịch Lào là ứng viên phải biết nói tiếng Lào và đọc viết thành thạo chữ Lào

Chính phủ Lào đã đưa ra chính sách về việc Việt kiều gia nhập quốc tịch Lào hoặc quốc tịch Việt Nam tùy thuộc vào người đó Về phần mình, đa phần Việt kiều Lào đều được muốn nhập quốc tịch Lào và nhất là muốn con em họ được nhập quốc tịch Lào, nên họ bắt con em của họ phải học cho biết được tiếng Lào và chữ Lào

Trang 19

Ngày nay trong không khí của sự hợp tác toàn diện đoàn kết đặc biệt, quan

hệ Việt Nam – Lào ngày càng tốt đẹp, địa vị của người Việt Nam ở Lào ngày càng được cải thiện hơn trước Về phía người Việt trong cộng đồng nhìn nhau không còn khắt khe, phân biệt như trước nữa

c Những người mới đến Lào từ sau năm 1975

Đây là những người Việt mới đến Lào từ sau năm 1975 đặc biệt là từ 1980 đến nay, phần lớn họ đều chưa có cuộc sống ổn định ở Lào và thành phần thì hết sức đa dạng Những người mới nhập cư này khi vào Lào họ có giấy thông hành hoặc hộ chiếu theo quy định của hai nước giấy thông hành thường do các tỉnh biên giới cấp Theo quy định của hai nước các loại giấy thông hành này không thể đi sâu vào nội địa Lào Không những thế khi giấy thông hành hay hộ chiếu hết hạn lưu trú họ không những không gia hạn mà còn tiếp tục ở lại Lào Những trường hợp kể trên là bất hợp pháp

Để thoát khỏi tình trạng trên, những người này có cách thích ứng đặc biệt của

họ Khi hết thời hạn cư trú họ quay lại cửa khẩu Việt Nam hay qua cầu Thà Đừa, sang “du lịch” Thái Lan rồi quay lại Lào Và như vậy họ lại được phép cư trú thêm

1 tháng trên đất Lào bởi Việt Nam và Lào chỉ kí thời hạn lưu trú cho người lao động 1 tháng Tuy nhiên những quy định mới đây đã tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam sang Lào.các công trình, dự án nếu quá hạn lưu trú mà không gia hạn thì các chủ doanh nghiệp, chủ công trình hay dự án sẽ bị phạt nặng

Đối với những người tự do sang Lào tìm kiếm việc làm, theo quy định họ phải được chính quyền địa phương Lào cấp giấy phép cư trú và thẻ lao động Nếu công an địa phương kiểm tra phát hiện những người không có các loại giấy

tờ trên lập tức bị đưa trở lại Việt Nam

Đối với những người sang Lào kinh doanh, buôn bán có hộ chiếu, họ phải nộp tiền lưu trú cho chính quyền địa phương và thuế kinh doanh, buôn bán Những người này hết hạn hộ chiếu phải xin gia hạn Đây là những người chỉ đến Lào kinh doanh, buôn bán kiếm tiền Họ không có ý định cư trú lâu dài ở Lào Như vậy quá trình di dân sinh sống ở Lào của người Việt diễn ra từ rất sớm

và nó là cả một quá trình lâu dài Bên cạnh đó thành phần người Việt di cư sang Lào cũng hết sức phong phú và đa dạng Đồng thời những người sinh sống trên đất Lào hợp pháp trên đất Lào đều được đảm bảo quyền lợi Đây chính là những

cơ sở quan trọng để Việt kiều gắn bó với quê hương Lào và hăng hái tham gia kháng chiến chống Pháp cung với nhân dân Lào bản địa

Ngày đăng: 07/06/2014, 10:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ quốc phòng - Viện lịch sử quân sự Việt Nam (2002), Quân tình nguyện Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tại Lào (1945 – 1954), Nhà xuất bản Quân Đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quân tình nguyện Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tại Lào (1945 – 1954
Tác giả: Bộ quốc phòng - Viện lịch sử quân sự Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Quân Đội nhân dân
Năm: 2002
2. Ban nghiên cứu lịch sử quân sự (1973), Lịch sử Lào từ 1893 đến 1954, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Lào từ 1893 đến 1954
Tác giả: Ban nghiên cứu lịch sử quân sự
Năm: 1973
3. Trần Xuân Cầu (1975), “Cách mạng tháng Tám ở Lào năm 1945”, tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 165 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách mạng tháng Tám ở Lào năm 1945
Tác giả: Trần Xuân Cầu
Năm: 1975
4. Hội người Việt ở thủ đô Viên Chăn. Sự phát triển của cộng đồng người Việt tại Lào Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội người Việt ở thủ đô Viên Chăn
5. Trần Đình Lưu (2004), Việt Kiều Lào – Thái với quê hương, Hà Nội, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Việt Kiều Lào – Thái với quê hương
Tác giả: Trần Đình Lưu
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị quốc gia
Năm: 2004
6. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (1981), tập 1 (1920 – 1954). Nhà xuất bản sự thật. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (1981), tập 1
Tác giả: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản sự thật. Hà Nội
Năm: 1981
7. Hoài Nguyên (1995), Lào: Đất nước và con người, Nhà xuất bản Thuận Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lào: Đất nước và con người
Tác giả: Hoài Nguyên
Nhà XB: Nhà xuất bản Thuận Hóa
Năm: 1995
8. Nguyễn Thị Quế (1995), Chính phủ liên hiệp dân tộc trong cách mạng giải phóng dân tộc của nước Lào thời kì 1954 – 1975, Hà Nội, Luận án phó tiến sĩ, Viện Sử học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính phủ liên hiệp dân tộc trong cách mạng giải phóng dân tộc của nước Lào thời kì 1954 – 1975
Tác giả: Nguyễn Thị Quế
Năm: 1995
9. Bùi Văn Thanh, Quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào
10. Phạm Đức Thành (2008), Cộng đồng người Việt ở Lào trong mối quan hệ Việt Nam – Lào, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cộng đồng người Việt ở Lào trong mối quan hệ Việt Nam – Lào
Tác giả: Phạm Đức Thành
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm: 2008
11. Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam(1971), Lịch sử Việt Nam tập 1, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Việt Nam tập 1
Tác giả: Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm: 1971
12. Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam (1989), Lịch sử Việt Nam tập 2, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, in lần thứ hai, 1989 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Việt Nam tập 2
Tác giả: Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm: 1989
13. Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam (1998), Đại Việt sử kí toàn thư tập 1, Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Việt sử kí toàn thư tập 1
Tác giả: Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm: 1998
13. Nguyễn Khánh Vân (1994), Lịch sử quan hệ Thái Lan – Campuchia – Lào – Việt Nam (từ đầu thế kỉ 13 đến 1975), Tư liệu Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử quan hệ Thái Lan – Campuchia – Lào" – "Việt Nam (từ đầu thế kỉ 13 đến 1975
Tác giả: Nguyễn Khánh Vân
Năm: 1994
14. Viện nghiên cứu Đông Nam Á (1998), Lịch sử Lào, Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Lào
Tác giả: Viện nghiên cứu Đông Nam Á
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin
Năm: 1998

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w