5. Cấu trúc của đề tài
2.3. Vai trò của Việt kiều tại Lào từ sau cách mạng tháng 8– 1945 đến
Sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945, tình hình cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào gặp phải nhiều khó khăn trở ngại. Các cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở một số thành phố, thị trần của Lào đã diễn ra nhanh gọn, giành được thắng lợi nhanh không phải đổ máu. Nhưng ngay từ những ngày đầu, các lực lượng khởi nghĩa của Lào và Việt Nam đã phải đương đầu với sự chống phá của nhiều thế lực đế quốc và phản động. Các chính phủ Mỹ, Anh, Trung Hoa chưa công nhận nền độc lập của Lào cũng như Việt Nam và đều có ý đồ bành chướng thế lực của họ ở khu vực này. Quân Tưởng với danh nghĩa quân đồng minh đã vào Lào để giải giáp vũ khí quân Nhật. Nhưng thực chất là vào cướp bóc của cải của nhân dân. Bên cạnh đó tàn quân Pháp còn sót lại và quân Nhật nay lại lăm le quay trở lại đánh các thị xã. Chúng trang bị cho bọn phản động địa phương , tàn sát Việt kiều tại nhiều địa phương như Attapu, Xiêng Khoảng…không còn con đường nào khác nhân dân Lào và Việt kiều phải đoàn kết chiến đấu bảo vệ mình và bảo vệ thành quả của cách mạng. Việt Nam Độc lập quân lại vinh dự gánh vác hai nhiệm vụ như Chủ Tịch Hồ Chí Minh dăn dò kiều bào ở Lào nhân dịp tết độc lập đầu tiên năm 1946: Lào và Việt Nam là hai
nước anh em . Mối quan hệ giữa hai dân tộc rất là mật thiết. Đối với kiều bào ta sinh sống ở đất nước Lào thì Lào là quê hương thứ hai.
Một trong những đóng góp quan trọng của Việt kiều ở Lào trong giai đoạn này là cùng với Việt kiều Thái Lan thành lập lực lượng vũ trang với tên gọi “Việt kiều giải phóng quân”.
Việt kiều giải phóng quân chính thức được thành lập, nam nữ thanh niên Việt kiều Lào hăng hái tham gia luyện tập quân sự, tự trang bị vũ khí may sắm quần áo sẵn sàng chiến đấu. Việt kiều Lào ngoài động viên con em tham gia luyện tập chiến đấu còn góp tiền nuôi dưỡng các bộ.
Đầu tháng 9 năm 1945 quân Pháp chính thức quay trở lại xâm lược Lào. Với lực lượng được trang bị hết sức chu đáo, Việt kiều giải phóng quân đã phối hợp với lực lượng vũ trang Lào đánh thắng quân đội Pháp khi chúng quay trở lại tấn công Savanakhet. Việt kiều giải phóng quân đã tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, buộc chúng phải rút chạy.
Thực hiện chủ trương bảo vệ thị xã, Việt kiều Giải phóng quân Savanakhet đã chủ động hành quân ra ngoại vi thị xã, tìm địch mà đánh. Những trận đánh vào thị trấn Mường Phìn, Keng cabau, Bản Nalầu… đã đẩy quân Pháp vào rừng sâu.
Tại Viêng Chăn, từ đầu tháng 3 năm 1946, cùng với việc đánh chiếm thành phố Savanakhet và Thè Khẹt quân Pháp cũng ráo riết thực hiện kế hoạch chiếm Viên Chăn. Địch cho công binh sửa chữa các cầu cống trên đường số 10 vào Viên Chăn. Mặc dù bị nhiều thiệt hại phải kéo dài thời gian, nhưng đến ngày 15 – 4 – 1946 quân địch cũng chiếm được một số vùng ngoại vi. Ngày 21 – 4 – 1946, quân Tưởng rút khỏi Viên Chăn. Lợi dụng cơ hội đó, quân Pháp mở cuộc tấn công vào Thủ đô Viên Chăn. Về phía lực lượng yêu nước, để bảo toàn lực lượng kháng chiến lâu dài xứ ủy Lào đã đề ra chủ trương: “vừa chiến đấu tiêu hao lực lượng địch, cản bước tiến của chúng, vừa chủ động tổ chức cho nhân dân Lào và Việt kiều Lào đi tản cư ra khỏi thành phố chuyển chính phủ lên Luông Phabang.
Sáng ngày 23 – 4 1946, quân Pháp tập trung một lực lượng lớn tổ chức thành hai cánh quân đánh vào Viên Chăn. 15 giờ chiều ngày 24 – 4, cánh quân thứ nhất từ phía tây bắc tiến vào khu vực Xi Khay. Một đơn vị của cánh quân đã chặn đánh địch ở phía nam bản Pa Thang, diệt và làm bị thương một số tên. Cánh quân tiến vào Thạt Luổng cũng bị liên quân dùng súng và lựu đạn chặn đánh. Đêm 24 – 4 – 1946, sau hơn 6 tháng chiến đấu, làm tiêu hao một bộ phận sinh lực địch, bảo vệ nhân dân và chính phủ di tản an toàn sang Thái Lan và Luông Phabang. Liên quân Lào – Việt đã rút toàn bộ lực lượng ra khỏi thủ đô
Viên Chăn. Sau khi rút khỏi Viên Chăn các đơn vị Việt kiều con hơn 500 người với đày đủ vũ khí.
Sau khi chiếm được Viên Chăn, Pháp tập trung tiến về phía mường Văng Viêng. Ngày 27 – 4 – 1946 được nhân dân giúp đỡ Việt kiều giải phóng quân đã tổ chức một trận phục kích ở Pạc Thang, Phìa Lạt, qua một ngày chiến đấu quyết liệt quân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 50 tên địch, buộc chúng phải rút lui. Ngày 29 – 4 – 1946, bộ đội Việt kiều giải phóng quân tổ chức một trận phục kích địch loại khỏi vòng chiến đấu nhiều tên.
Lực Lượng Việt kiều Giải phóng quân cũng đã tiến hành bao vây căn cứ địch, đánh các đồn bốt đóng xung quanh thành phố Viêng Chăn. Mặc dù bị hy sinh nhưng Việt kiều giải binh lực đóng quân vẫn thực hiện những cuộc bao vây địch như ở Nakha cách Viên Chăn 15 km. Sau 2 giờ chiến đấu dịch bị tiêu diệt, lực lượng cách mạng chiếm lĩnh được trận địa, thu được 40 súng.
Chính quyền về tay nhân dân Thà Khẹt, ban lãnh đạo Việt kiều được bổ sung thêm một số vị lãnh đạo có uy tín với Việt kiều và bạn Lào. Cán bộ Việt Minh nắm giữ các trách nhiệm chủ chốt trong tổ chức Việt kiều, chỉ huy lực lượng vũ trang, bảo đảm an ninh, trật tự. Các đội tự vệ của các phân hội được thành lập, nam thanh niên hăng hái tham gia tập luyện quân sự. Không khí cách mạng ở Thà Khẹt hết sức sôi động.
Lịch sử Lào còn ghi nhận mãi công lao của những người con đất Việt trên quê hương thứ hai của họ trên đất nước Lào. Đó là trận chiến Thà Khẹt vào tháng 3 năm 1946. Đầu tháng 2 năm 1946, trước tình hình chiến đấu khẩn trương, việc quân Pháp tiến vào Thà Khẹt là điều không thể tránh khỏi. Chi bộ Đảng phải động viên Lực lượng của nhân dân Lào và Việt kiều, tăng cường đoàn kết các lực lượng vũ trang Lào - Việt gấp rút chiến đấu bảo vệ Thà Khẹt, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân.
Tiếp đó, liên quân Lào – Việt và ban phòng thủ thành phố Thà Khẹt họp bàn kế hoạch tác chiến cụ thể. Để tăng cường khả năng phòng thủ, ban chỉ huy liên quân huy động nhân dân và quân sự xây dựng nhiều công sự và đào hào chiến đấu quanh thành phố. Các tầng lớp nhân dân Lào và Việt kiều đã hăng hái quyên góp nhiều vàng, bạc, của cải có giá trị để đổi lấy lương thực, thực phẩm cung cấp cho bộ đội và cơ quan.Ngày 21 – 3 – 1946 thực dân Pháp tấn công thị xã Thà Khẹt. Chúng cho ném bom xuống chợ Thà Khẹt và dọc sông Mê Kông làm chết nhiều Người. Lực lượng Việt kiều giải phóng quân cùng với các lực lượng vũ trang Lào dưới sự lãnh đạo của Hoàng thân Suphanuvong đã chiến đấu hết sức dũng cảm, nhưng do tương quan lực lượng khá chênh lệch nên bộ đội
Việt kiều và cả lực lượng vũ trang của Lào phải rút chạy sang Thái Lan. Trong trận chiến đấu này, bộ đội Việt kiều và cả bà con người Việt hy sinh khá nhiều. Trong tập kí chiến đấu bảo vệ Thà Khẹt còn ghi rõ: “Qua nhiều giờ chiến đấu ác liệt , số quân bị thương vong ngày càng tăng, lực lượng tiếp viện cũng bị tổn thất, không đáp ứng được yêu cầu của mặt trận, số đạn của Nhật cướp được cũng đã cạn. Tình thế ngày càng bất lợi. Bộ chỉ huy mặt trận quyết định để nhân dân Thà Khẹt vượt qua sông Mê Kông tản cư sang Nakhom, Thái Lan.” Sau khi bộ đội rút khỏi Thà Khẹt quân Pháp đã tàn sát dã man thường dân Lào và Việt kiều. Lịch sử còn ghi rõ: “chỉ trong 24 giờ, bọn thực dân Pháp đã giết hại 3.000 người Lào và Việt kiều, trong số đó có nhiều trẻ em, phụ nữ và người già… Máu người Lào cùng máu của người Việt đã nhuốm đỏ sông Mê Kông [10,56].
Trận chiến đấu bảo vệ thành phố Thà Khẹt là một trong những trận chiến đấu diễn ra ác liệt ở Lào cũng như các chiến trường Đông Dương khác trong đầu năm 1946.
Tấm gương sáng ngời về tinh thần dũng cảm hi sinh chiến đấu và đoàn kết gắn bó keo sơn của quân, dân Lào với các lực lượng vũ trang Việt kiều và kiều bào yêu nước ở thành phố Thà Khẹt, dưới sự chỉ huy kiên quyết của của Ban chỉ huy Liên quân, do Hoàng thân Suphanuvong chỉ đạo, mãi mãi ghi sâu vào trong tâm khảm của hàng triệu người dân Lào và bà con Việt kiều yêu nước.
Từ đó, ngày 21 – 3 trở thành ngày căm thù của nhân dân Lào đối với việc giặc Pháp xâm lược. Đồng thời là ngày đoàn kết xương máu, sống chết có nhau giữa nhân dân và quân đội hai nước Việt – Lào anh em.
Trong khi lực lượng cách mạng của Việt kiều các tỉnh bắc và trung Lào hoạt động mạnh và đã đóng góp máu xương của mình cho cách mạng Lào thì ở các tỉnh nam Lào gồm Păcsế, Savằn, và Attapu,phong trào trong Việt kiều cũng hết sức sôi động và có những đóng góp không nhỏ cho cách mạng vùng nam Lào. Tổ chức thanh niên Việt kiều ở đây vào những năm 1945, 1946 và đầu những năm 1950 đã bị thực dân Pháp khủng bố nhiều lần. Nhiều thanh niên Việt kiều đã bị bắt, bị đàn áp hết sức dã man, nhiều người bị thủ tiêu. Một số thanh niên Việt kiều Pắcsế đã vượt sông Mê Kông đến vùng Phimun Ubôn thuộc Thái Lan, tham gia vào các tổ chức Việt kiều cứu quốc ở Thái Lan, một số vào chiến khu Savang, Thụng Phiêng, gia nhập bộ đội Việt kiều trở lại hoạt động ở hạ Lào, cùng với nhân dân Lào khởi nghĩa cướp chính quyền ở Pắcsế. Tuy bị thất bại nhưng máu của người Việt kiều đã góp phần không nhỏ vào sự thắng lợi của cách mạng ở nam Lào.
Sự đóng góp của Việt kiều ở Lào trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp con được ghi rõ: Ngay sau ngày 19 – 12 – 1946, Chủ Tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Đặc hội Việt kiều và Tổng hội Việt kiều cứu quốc đã quyết định thành lập Bộ tư lệnh mặt trận Lào – Miên và thành lập các đặc khu.
Hai đơn vị đầu tiên được thành lập là Phôn Hồng do Lương Ngọc Tín làm đơn vị trưởng và đơn vị Paksan do Đào Minh Duệ làm đơn vị trưởng. Hai đơn vị này có nhiệm vụ phối hợp với lực lượng Lào Itsala võ trang tuyên truyền, đánh phá đường sá, cầu cống nhằm kìm chân địch. Cuối năm 1947 hai đơn vị này đã rút về Thái Lan củng cố lực lượng, biên chế thành một đoàn quân Hải ngoại, tăng cương cho liên khu IV, dựa vào vùng biên giới Lào – Việt từ phía đông hỗ trợ cho mặt trận Lào. Năm 1948, phần lớn các đơn vị vũ trang của Việt kiều được tăng cường cho mặt trận trung Lào, một số tăng cường cho Tây bắc Lào.
Cuối năm 1951, 1952 phong trào cách mạng ở Thượng Lào cũng như ở Tây Lào phát triển mạnh. Để chỉ đạo thống nhất, kịp thời và sát sao, mặt trận Tây Lào bị giải thể và mặt trận Bắc Lào được thành lập. các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam ở Lào đã phối hợp với quân đội nhân dân Việt Nam trên chiến trường chính Việt Nam đã làm nên thắng lợi vang dội trong chiến cục Đông xuân 1953 – 1954 và chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ dẫn tới hội nghị Gionevơ, lập lại hòa bình ở Đông Dương vào năm 1954. Theo đó Lào cũng được trao trả độc lập. Đến đây lực lượng Lào đã trưởng thành và sự nghiệp cách mạng của Lào do chính người Lào thực hiện, thì sự đóng góp của Việt kiều trên đất Lào chuyển sang một giai đoạn mới, không còn là lực lượng Việt kiều Giải phóng quân nữa mà là tình nguyện quân Việt Nam ở Lào.
Như vậy cho đến năm 1954 sự nghiệp đấu tranh chống thực dân Pháp của dân tộc Lào đã kết thúc, theo đó nhiệm vụ của những người Việt kiều trên đất Lào cũng đã hoàn thành. Họ đã dốc hết sức mình để bảo vệ Lào coi nơi đây là quê hương thứ hai của mình.
KẾT LUẬN
Năm 1858 chiến hạm của Pháp tiến vào biển Đông, nã pháo vào thành Đà Nẵng, mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam. Bên cạnh việc thôn tính và đánh chiếm Việt Nam thực dân Pháp còn nuôi ý đồ to lớn của mình đó là chiếm Lào và Campuchia, biến ba nước Đông Dương trở thành bàn đạp đánh toàn bộ Đông Nam Á. Đứng trước dã tâm của thực dân Pháp, ba nước Đông Dương đã đoàn kết dứng lên đấu tranh nhằm chống lại kẻ thù chung. Từ đây cách mạng ba nước luôn gắn bó mật thiết và có sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau.
Ngay sau khi áp đặt quyền bảo hộ và tiến hành bộ máy cai trị của mình ở ba nước Đông Dương. Thực dân Pháp bắt tay vào quá trình khai thác thuộc địa nhằm vơ vét tài nguyên thiên nhiên của ba nước Đông Dương đưa về chính quốc để bù đắp lại những thiếu hụt của nước Pháp đang gặp phải lúc này. Do chính sách cai trị hà khắc và sự bóc lột nặng nề của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa đã làm cho đời sống nhân dân ngày càng cực khổ. Chính điều này đã làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng trở lên gay gắt đó là mâu thuẫn giữa nhân dân thuộc địa với thực dân Pháp, mối mâu thuẫn này bị đẩy lên đỉnh điểm và không thể điều hòa được. Mối căm thù giặc ngoại xâm của ba nước Đông Dương ngày càng sâu sắc, nó thúc đẩy ba nước Đông Dương cùng đồng lòng đứng lên chống Pháp.
Để ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia chống Pháp có hiệu quả thì phải có một tổ chức thống nhất ra đời để lãnh đạo cách mạng của ba nước chính vì vậy Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời là một yêu cầu bức thiết của lịch sử lúc bấy giờ, những người đứng đầu Đảng Cộng sản đã tìm hiểu tình hình của cách mạng ba nước để đưa ra những quyết sách, sách lược có ý nghĩa lớn lao đối với cách mạng của cả ba nước này. Từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập cách mạng Lào ngày càng phát triển. Đảng Cộng sản Đông Dương không chỉ đào tạo những lớp cán bộ cốt cán cho Lào mà còn làm cho phong trào đấu tranh của nhân dân Lào và Việt Kiều ngày càng mạnh mẽ.
Có thể nói Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời đã tạo ra một bước ngoặt quan trọng đối với cách mạng Lào từ đây cuộc đấu tranh của nhân dân các bộ tộc Lào gắn bó mật thiết với cách mạng Đông Dương và cách mạng thế giới chuyển từ cuộc đấu tranh yêu nước – cách mạng với tính chất hoàn toàn mới.
Trải qua quá trình phát triển của lịch sử, đặc biệt với việc thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa đã dẫn tới sự xác lập vai trò của cộng đồng người Việt tại Lào. Ngay từ thời trung đại, qua các cuộc hành quân đánh chiếm của vua Lê Thánh Tông, hay tiếp đó là của vua Quang Trung thì người Việt đã dần
sang Lào và định cư lâu dài ở đây. Đặc biệt là quá trình thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam với những chính sách đàn áp dã man thì nhiều gia đình người Việt đã sang định cư ở Lào và do nhiều nguyên nhân khác nhau số lượng người Việt sang Lào làm ăn sinh sống ngày càng tăng, tạo ra một cộng đồng người Việt tại Lào, và cộng đồng người Việt tại Lào này có vai trò vô cùng quan trọng cùng với nhân dân Lào đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi nước