1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế đi đôi với thực hành tiết kiệm và sự vận dụng của Đảng ta trong thời kỳ hiện nay

53 1,8K 4
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 9,07 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

TĨNG MINH TÚ

TƯ TƯỞNG HÒ CHÍ MINH

VE PHAT TRIEN KINH TE DI DOI VOI THUC HANH TIET KIEM VA

SU VAN DUNG CUA DANG TA TRONG THOI KY HIEN NAY KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC

Chuyên ngành: Tư tướng Hồ Chi Minh

HÀ NỘI - 2012

Trang 2

LỜI CÁM ƠN

Em xin bày tỏ lời cảm ơn trân trọng nhất tới cô giáo Phạm Thị Thúy Vân đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, chuyên

đề Tư tưởng Hồ Chí Minh

Em xin bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo trong trường ĐHSP

Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Chính trị đã giảng

dạy em trong suốt thời gian qua

Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình cũng như bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ em hồn thành khóa luận này

Do điều kiện hạn chế về thời gian cũng như kiến thức của bản thân, khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự chỉ bảo của các thầy, cô giáo, cũng như các bạn sinh viên

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 05 năm 2012 Tác giả khóa luận

Tống Minh Tú

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng mình dưới sự hướng dẫn của cô giáo Phạm Thị Thúy Vân Những nội dung trình bày trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bồ trong bắt kì cơng trình nào khoa học nào khác

Nêu sai, tôi xin chụi trách nhiệm

Hà Nội, tháng 05 năm 2012

Tác giả khóa luận

Tống Minh Tú

Trang 4

MỤC LỤC

MO DAU 5< cs2ssCseEESsSEESsSEEAsEETAEETAEETEAtTAAETTAsstrsssrrassrrssersssrrsee 1

1 Tính cấp thiết của đề tài -.-s-ssccssccsscsesssssrsssrsssrssersserssersssr 1 2 Tình hình nghiên cứu đề tài . s-ssssssssssssssevssersserssesse 2 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên CỨU << s< se se 5s ssssessessssese 3

(4 3

3.2 ÍNHHỆHH VỊ - SH HH họ HH TH 3 4 Phương pháp nghiên CỨU 5-5 << <2 ssSsSssesSesseeesesee 3 5 Đối tượng, phạm vỉ nghiên cứu . s<sssssvssesvssersssersse 4 5.1 Đối tượng nghiÊH CỨU ce-©ce+©ce<©ce+eeeEeseteerreerrerrkrrrsrrrsrrrsrrreee 4 081 16 1n Ố.ẻ.Ầ.Ầ 4 6 Kết cấu của khóa luận -s-ssssss©sss+vssevsservsserxssersssersee 4

Chuong 1: TU TUONG HO CHi MINH VE PHAT TRIEN KINH TÉ, ĐI ĐÔI VỚI THỰC HÀNH TIẾT KIỆM 5

1.1 Nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế

đi đôi với thực hành tiết kiệm .- -s- s5 ssecssecssecsssrsssrssersssre 5 1.1.1 Những cơ sở khách quan tác động dễn tư trồng

của Hồ Chí Minhh c5ccccceeeeeeeeeerrrtrrrttrttrrrrrrrrirrrrrrrrriee 5

1.1.1.1 Xuất phát từ truyền thong văn hóa của dân tộc . 5 1.1.1.2 Xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của đất NU6C ceeseecceccsesssesssessseessessseesves 7

1.1.1.3 Xuất phát từ mục đích giáo duc đạo đức cho cán bộ, đảng viên

và toàn thể nhân đ|ÂH 2-2552 2SStSE+e‡SE+EEEEEEEEEEEEEErEEEtrrrkrerrkrrrrkrerrres 7

1.1.2 Nhân t6 CHU qHAH c -s<©ce<©CSecEceecEreeEEreeerreerrkerrrkerrrrrrrerrrrerrre 9

1.2 Những nội dung chủ yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh

về phát triển kinh tế đi đôi với thực hành tiết kiệm .- - 10

Trang 5

1.2.1 Mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với thực hành tiết kiệm 10

1.2.1.1 Phát triển sản xuất đi đôi với thực hành tiết kiệm

nhằm nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng Chủ Nghĩa Xă Hội 10 1.2.1.2 Phát triển sản xuất đi đôi với thực hành tiết kiệm

nhằm giáo dục nhiệm vụ dân chủ cho toàn đÂH s55 <<sss<<<+ 12

1.2.2 Nội dung chủ yếu trong tư trồng Hồ Chí Minh về phát triển

kinh tế đi đôi với thực hành tiẾt kiỆHH - -ccsccescceseresrreerrrrrsrrrsrrreee 13

1.2.2.1 Phát triển sản xuất đi đôi với tiết kiệm là trách nhiệm

và nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân với TỔ quốc : 13 1.2.2.2 Tiết kiệm phải toàn diện, tiết kiệm ở mọi nghành - 15 1.2.2.3 Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và thực hành tiết kiệm 20 Chương 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HÒ CHÍ MINH VẺ PHÁT

TRIEN KINH TE DI DOI VOI THỰC HÀNH TIẾT KIỆM

TRONG THỜI KỲ HIỆN NA Y <s<©s<©s<esecssessesse 26 2.1 Thực trạng, sự cần thiết phải vận dụng tư tướng Hồ Chí Minh

về phát triển kinh tế đi đôi với thực hành tiết kiệm trong

thời kỳ hiỆn I4 o 5-5 HH Hi 0.00000008080000 26 2.1.1 Thực trạng của việc phát triển kinh tế đi đôi với thực hành

tiết kiệm trong thời l) hiỆH H4ÿ e-ccs-©cc<ccceeccxeeereerrreerrreerrrerrrrerrre 26 2.1.1.1 Những thành tựu cơ bản mà đất nước ta đã đạt được

trong HhỮHg HẶIH (IHŒ <5 33v ng Hà ng 26 2.1.1.2 Những mặt hạn chế, yếu kém cần khắc phục . cc : 33 2.1.1.3 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng trên . - 36 2.1.2 Sự cần thiết phải vận dụng quan điểm về kinh tế của Hồ Chí Minh

đi đơi với thực hành tiết kiệm trong điều kiện hiện nay 37 2.2.Giải pháp và phương hướng - << se< se se e9 se eeseeseessee 39 2.2.1 Nang cao tinh than thi dua tích cực lao động, học tập,

Trang 6

công tác với tỉnh thần lao động sáng tạo, có năng suất, chất lượng

VÀ ÏHÏỆH ([HỔ .- Họ ọ Họ Họ TY Họ TH TH Họ Hi Hi HT Hi Hi ng 39

2.2.2 Thực hiện tốt Luật thực hành tiết kiệm, chỗng lãng phí 2.2.3 Đấy mạnh cuộc đấu tranh phòng — chống tham những, 2.2.4 Đây mạnh việc học tập và làm theo tâm gương đạo đức

Hà Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chỗng tham 6, lãng phí 42 2.2.5 Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, nhất là pháp luật

về kinh tế, có cơ chế, giải pháp phòng ngừa cũng như cơ chế giám sát của các cấp quản lý và nhân dân về việc sử dụng ngân sách,

tài sản của Nhà nước để tránh tham ô, lãng phí -c-e«c-s«e 42

e0 .45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 5° 5< 55s s2 sessessessesess 47

Trang 7

MO DAU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt

xuất Suốt cả cuộc đời, Người phan đấu hi sinh vì độc lập, tự đo cho Tổ quốc,

hạnh phúc cho nhân dân Cùng với sự nghiệp của Đảng ta, dân tộc ta, Hồ Chí

Minh đã để lại cho hậu thế một tài sản tỉnh thần vô giá Trong hệ thống tư tưởng của Người, tư tưởng kinh tế là một trong những mẫu mực của sự vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lêni và những quy luật kinh tế khách quan vào điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam Tuy nhiên, theo Hồ Chí Minh đi đơi với phát triển kinh tế, cần phải thực hành tiết kiệm chống lãng phí, những tư tưởng đó đã chỉ đạo cho Đảng ta hoạch định đường lối chính sách, kinh tế trong từng thời kỳ, từng giai đoạn của cách mạng nhằm đảm bảo kháng chiến thắng lợi và kiến quốc thành công Ngày nay, điều kiện trong nước và thế giới đã có những biến đổi sâu sắc, nhưng tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tưởng kinh tế nói riêng vẫn có ý nghĩa lớn lao

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) đã xác định: Đường lối đối mới, tạo cho nền kinh tế Việt Nam đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhưng cũng gặp khơng ít khó khăn, thách thức Bốn nguy cơ mà Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng (1994) đã xác định, trong đó có

nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, ngày càng biểu hiện rõ nét Thực tiễn đòi

hỏi chúng ta phải đi sâu nghiên cứu tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh nhằm rút ra những bài học và vận dụng những tư tưởng đó phù hợp với bối cảnh quốc tế mới để góp phần đắc lực vào việc phát triển nền kinh tế nói chung, thúc đây sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thành cơng nói riêng cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước Hồ Chí Minh cũng đưa ra những yêu cầu mới cho việc thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí của Đảng và nhân dân

Trang 8

ta Người yêu cầu không chỉ thực hành tiết kiệm chung mà phải tiết kiệm ở từng ngành, từng khối, từng vùng đặc biệt là trong từng lớp cán bộ, công nhân

viên chức của đất nước

Với mong muốn góp phần làm sáng tỏ thêm những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về kinh tế, đánh giá quá trình vận dụng tư tưởng phát triển kinh tế và thực hành tiết kiệm của Hồ Chí Minh trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam, tác giả đã chọn đề tài “Tư trởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế di đôi với thực hành tiết kiệm và sự vận dụng của Đảng ta trong thời kỳ hiện nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Tư tưởng kinh tế của Hồ Chí Minh đi đôi với thực hành tiết kiệm là một đề tài rộng và khá mới mẻ Mặc dù vậy, đã có một số đề tài và sách chuyên khảo nghiên cứu tư tưởng kinh tế và thực hành tiết kiệm của Hồ Chí Minh dưới nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau

“Ho Chí Minh về kinh tế và quản lý kinh tế”, Nxb Thông tin lý luận,

Hà Nội, 1990

“Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp cơng nghiệp hóa đất nước”, Nxb

Chính Trị Quốc gia, Hà Nội, 2000

TS Nguyễn Khánh Bật (chủ biên) : “7 đưởng Hỗ Chí Minh về vấn để

nông dân ở Việt Nam”, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, 2001

“Tự tưởng Hỗ Chí Minh về mối quan hệ giữa văn hóa với kinh tẾ và chính trị”, Vũ Đức Khiến, Tap chí khoa học xã hội số 2, 2003

“Tự tưởng Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu”, tắc giả Xuân Hoàng, Tạp thể kinh tế và phát triển 20, t12,

2009

GS Song Thành “Hồ Chí Minh — Nhà tư tưởng lỗi lạc”, Nxb lý luận chính trị, Hà Nội, 2005

Trang 9

Ngồi ra cịn rất nhiều bài viết của các tác giả, các nhà nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh trong lĩnh vực kinh tế và tiết kiệm, chống lãng phí đăng trên các sách báo và tạp chí khác Nhưng chưa có một đề tài nào thực sự đi sâu vào nghiên cứu cùng một lúc cả hai vấn đề kinh tế và thực hành tiết kiệm chống lãng phí Vì vậy, tác giả xin góp một phần nhỏ vào việc làm sáng tỏ, vấn đề kinh tế đi đôi với việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong tư tưởng Hồ Chí Minh Mặc dù vậy, khóa luận cũng không thể tránh khỏi những

thiếu sót mong độc giả bố sung để khóa luận được hồn thiện

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích:

Mục đích nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ cơ sở lý luận, cũng như thực

tiễn vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế và thực hành tiết

kiệm, khảng định tính thực tiễn của đề tài 3.2 Nhiệm vụ:

- Phân tích một cách có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề kinh tế đi đôi với thực hành tiết kiệm

- Lầm rõ sự vận dụng của Đảng ta về vấn đề kinh tế đi đôi với thực

hành tiết kiệm của Hồ Chủ Tịch trong giai đoạn hiện nay

- Dua ra một số giải pháp, phương hướng để thực hiện tốt việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế đi đôi với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong thời kỳ hiện nay của đất nước

4 Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đáng ta làm cơ sở lý luận và phương pháp luận đề nghiên cứu

Sử dụng phương pháp lịch sử và logic

Kết hợp với phương pháp phân tích và tong hợp

Trang 10

5 Đối tượng, phạm vỉ nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu

Đó là hệ thống các tư tưởng, chuẩn mực đạo đức của Hồ Chí Minh về

vấn đề kinh tế và thực hành tiết kiệm và những ảnh hưởng tích cực của hệ thống tư tưởng đó trong giai đoạn hiện nay

5.2 Pham vỉ nghiên cứu

Tập trung nghiên cứu những tư tưởng, đạo đức chủ đạo về vấn đề kinh tế và thực hành tiết kiệm có tác dụng thiết thực đến vấn đề phát triển kinh tế đất nước và chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn hiện nay như: tư tưởng về kinh tế trong thời kỳ kháng chiến và sau này khi xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội, tư tưởng về thực hành tiết kiệm, chống tham ơ, lãng phí, sự cần thiết phải vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề kinh tế và thực hành tiết kiệm trong giai đoạn hiện nay

6 Kết cầu của khóa luận

Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục, tài liệu tham khảo, khóa luận có kết cấu làm 2 chương:

Chương I: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế đi đôi với thực hành tiết kiệm

Chương 2: Sự vận đụng của Đảng về phát triển kinh tế đi đôi với thực

hành tiết kiệm của Hồ Chí Minh trong thời kỳ hiện nay

Trang 11

CHƯƠNG 1: TU TUONG HO CHi MINH VE PHAT TRIEN KINH TE, DI DOI VOI THUC HANH TIET KIEM

1.1 Nguồn gốc của tư tướng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế đi đôi với

thực hành tiết kiệm

1.1.1 Những cơ sở khách quan tác động dễn tư trồng của Hồ Chí Minh 1.1.1.1 Xuất phát từ truyền thống văn hóa của dân tộc

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng : Hằng ngày ta phải ăn cơm, uống nước, phải thở khí trời để mà sống Những việc đó, ngày xưa cha ông ta phải làm, bây giờ chúng ta phải làm, con cháu sau này cũng phải làm Vậy ăn cơm, uống nước và thở khí trời để đem lại cuộc sống cho con người thì đó là những việc không khi nào trở thành cũ cả Cần, Kiệm, Liêm, Chính đối với đời sống mới cũng vậy Người cho rằng việc giáo dục tỉnh thần tiết kiệm là đạo lý truyền thống của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay Vì vậy, khi bước vào xây dựng xã hội mới, khi đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội thì Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì phải trở thành nền tảng đạo đức của một xã hội, một đất nước Người cho rằng: “Cần, Kiệm, Liêm, Chính là nền táng của đời sống mới, nền tảng của thi dua ái quốc”[10, Tr 631] Nhan dip có phong trào sản xuất và tiết kiệm của chính phủ năm 1952 người kêu gọi đồng bào phải thi đua giết giặc, tăng gia sản xuất và tiết kiệm, Người nói: “Muốn hoàn thành tốt kế hoạch Nhà nước, thì mỗi người chúng ta phải ra sức tăng gia sản xuất và thực hành

tiết kiệm ”[8, Tr 262 - 264]

Xuất phát từ hoàn cảnh thực tế của đất nước, ngay sau khi giành được chính quyền về tay nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ phát động một chiến dich tăng gia sản xuất để nhanh chóng đập tắt nạn đói Người đề nghị: “Trong khi chờ đợi ngô, khoai và những thứ lương thực phụ khác, phải ba bốn tháng mới có, tơi đề nghị mở một cuộc lạc quyên Mười

Trang 12

ngày một lần, tất cả đồng bào chúng ta nhịn ăn một bữa Gạo tiết kiệm được sẽ góp lại và phát cho người nghèo”[4, Tr.201 — 202]

Hai mươi ngày sau đó, ngày 28-5-1945, trên tờ báo Cứu quốc số 53, dưới tiêu đề “Sẻ cơm nhường áo”, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: “Hỡi đồng bào yêu quý, từ tháng giêng đến tháng bây năm nay, ở Bắc Bộ ta đã có hai triệu người chết đói Kế đó lại bị nước lụt, nạn đói càng tăng thêm, nhân dân càng đói khổ Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta khơng khỏi động lịng Vậy tơi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước:

Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ăn 3 bữa Đem gạo đó

(mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo

Như vậy, thì những người nghèo sẽ có bữa rau bữa cháo để chờ mùa lúa năm sau, khỏi đến nỗi chết đói”[4, Tr 201- 202]

Từ thực tế của gia đình và cuộc sống của người dân mất nước, Người

đồng cảm với nhân dân, thương dân, trọng dân Để đùm bọc lẫn nhau, đùm

bọc trong cảnh đa số người dân khơng lấy làm gì sung túc, theo Người thì yếu

tố tiết kiệm trở thành điều kiện không thẻ thiếu được Mỗi người chỉ cần dè

sẻn một tý, nhiều người cùng dè sẻn là có thể cưu mang, đùm bọc người khác Vì vậy, tinh thần tiết kiệm trở thành ý thức, tâm lý của cả cộng đồng, tiết kiệm là thước đo của đạo đức

Trong điều kiện của Đảng cầm quyên, nếu giáo dục và thực hành tốt Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì mọi công việc sẽ được tiến hành khẩn trương, có kế hoạch hiệu quả Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng dạy: “Học Cần, Kiệm, Liêm, Chính là phận sự của nhân viên Chính phủ Đó cũng là phận sự của

mọi công dân Việt Nam Chữ Cần, Kiệm của Hồ Chủ tịch, dân ta phải học

vì nước ta nghẻo, lại đương kháng chiến Mỗi một người chúng ta phải đem

Trang 13

mồ hôi đổi lấy bát cơm, làm ra bát cơm đầy, song chỉ ăn bát cơm lưng”[19,

Tr 29]

1.1.1.2 Xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của đất nước

Tư tưởng phát triển kinh tế đi đôi với thực hành tiết kiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng chỉ xuất phát từ truyền thống văn hóa dân tộc mà cón xuất phát từ hồn cảnh cụ thể của đất nước và yêu cầu tuyên truyền, giáo dục cách mạng trong từng giai đoạn nhất định Người coi đây là biện pháp quan trọng để tích lũy vốn, để sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, đặc biệt là ở một nước nghẻo và lạc hậu như nước ta

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Trong 80 năm, nước ta bị để quốc Pháp rồi đến đề quốc Nhật vơ vét hết, vì vậy mà kinh tế của ta nghéo nan, lac hau

Nay chúng ta cần phải có một nền kinh tế khá để kháng chiến và kiến quốc Muốn xây dựng kinh tế, thì phải có tiền của để làm vốn Muốn có vốn, thì các nước tư bản dùng 3 cách vay: vay mượn nước ngoài, ăn cướp của các thuộc địa, bóc lột cơng nhân, cơng dân

Những cách đó chúng ta đều không thể làm được chúng ta chỉ có cách là một mặt tăng gia sản xuất, một mặt tiết kiệm đề tích trữ thêm vốn cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của ta”[11, Tr 485]

Như vậy, tư tưởng phát triển kinh tế đi đôi với thực hành tiết kiệm không chỉ xuất phát từ truyền thống văn hóa dân tộc, từ tắm lòng yêu nước thương dân mà nó cịn xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của đất nước Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định, chỉ đây mạnh sản xuất thực hành thiết kiệm thì đất

nước mới phát triển được, nhân dân mới có cuộc sống ấm no hạnh phúc 1113 Xuất phát từ mục đích giáo dục đạo đức cho cắn bộ, đảng viên và toàn

thể nhân dân

Vấn đề giáo dục đạo đức cán bộ, đảng viên và nhân dân ta là vấn đề mà Chủ tich Hồ Chí Minh ln chú trọng Đặc biệt trong điều kiện đất nước còn

Trang 14

nhiều khó khăn, Người luôn nhắc nhở cán bộ, đáng viên và nhân dân phải biết: Cần, Kiệm, Liêm, Chính để xây dựng đất nước Người cho rằng đây là

những phẩm giá cơ bản, tốt đẹp nhất để làm người, làm cán bộ, đảng viên

Người nói:

“ Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đơng Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc

Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính

Thiếu một mùa, thi không thành trời

Thiếu một phương, thì khơng thành đất

Thiếu một đức, thì khơng thành người”[4., Tr 205]

Sở dĩ Người luôn giáo dục nhân dân ta bốn đức tính trên là vì con người Hồ Chí Minh, nhân sinh quan Hồ Chí Minh, là sự kết hợp nhuần nhuyễn tinh hoa văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại Sinh ra từ một vùng đất có truyền thống yêu nước và sớm được hưởng thụ một nền giáo dục nghiêm túc trong văn hóa phương Đơng, Người kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, văn hóa phương Đơng trên cơ sở vận dụng sáng tao lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tiếp nhận những yếu tố tiến bộ, bố sung những nội dung mới nhằm giáo dục đạo đức cho cán bộ, đáng viên và nhân dân ta Vì vậy, Người coi bốn đức tính Cần, Kiệm, Liêm, Chính là đạo lý truyền thống của dân tộc ta từ bao đời nay Ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ (3 - 9 - 1945) người đã đề nghị mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng việc thực hiện: Cần, Kiệm,

Liêm, Chính

Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở việc giáo dục đạo đức cho mỗi cán bộ, đảng viên mà khi bước vào xây dựng xã hội mới Người đã mở rộng nội dung kinh tế của Cần, Kiệm, Liêm, Chính từ chỗ là đức tính của từng người, từng cán bộ, đảng viên đén chỗ là nền tảng đạo đức của cả một xã hội Người nói:

Trang 15

“Chúng ta muốn xây dựng một xã hội mới, một xã hội tự do bình đẳng, một xã hội Cần, Kiệm, Liêm, Chính - cho nên chúng ta phải tẩy cho sạch hết

những thói xấu xủa xã hội củ” “Cần, Kiệm, Liêm, Chính là nền tảng của Đời

sống mới, nền tảng của thi đua ái quéc”[4, Tr 206] 1.1.2 Nhân tổ chủ quan

Thứ nhát, sinh ra và lớn lên ở một vùng quê Nghệ An nghèo khó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chứng kiến nỗi thống khổ của người dân mất nước

Người nông dân hiền lành chất phác, cần cù lao động, nhưng bị một cô hai

tròng áp bức, sưu cao, thuế nặng, làm quần quật mà vẫn cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc Với tắm lòng yêu nước, thương dân, Người đã ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng cho quê hương đất nước khỏi cảnh nô lệ lầm than Một

tâm hồn, một ý chí của nhà yêu nước, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành với

trái tim yêu nước thương đân, sẵn sàng hi sinh gian khổ vì độc lập của Tổ quốc vì hạnh phúc của nhân dân, đó là phẩm chất đáng có của một nhà lãnh tụ

vĩ đại

Thứ hai, Chủ tịch Hồ Chí Minh với đầu óc tư duy độc lập tự chủ, sáng tạo cùng với đầu óc phê phán tỉnh tường, sáng suốt trong việc nghiên cứu, tim hiểu và vận dụng tinh hoa văn hóa nhân loại, Người đi qua nhiều nước tiếp

thu nhiều nền văn hóa khác nhau, đặc biệt là văn hóa của các nước đề quốc và

thuộc địa Từ đó Người tiếp thu vận dụng một cách sáng tạo vào công cuộc giải phóng dân tộc và phát triển đất nước, trong từng thời kỳ và từng giai đoạn khác nhau của cuộc kháng chiến, đặc biệt là mơ hình kinh tế ở Liên Xô và các nước Tư Bản phát triển

Thứ ba, đó là sự khỗ công học tập, rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn qua các phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động quốc tế, cụ thể như khi Người tham ra và hoạt động tại Đảng Cộng Sản Pháp và Quốc tế Cộng sản tại Nga Người đã

Trang 16

học tập và tiếp thu Chủ nghĩa Mác-Lênin và vận dụng vào nước ta một cách sáng tạo, triệt để Chính những phẩm chất cá nhân hiếm có đó đã quyết định việc Hồ Chí Minh tiếp nhân, chọn lọc chuyên hóa, phát triển tỉnh hoa của dan

tộc và thời đại thành tư tưởng đặc sắc của Người

1.2 Những nội dung chủ yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển

kinh tế đi đôi với thực hành tiết kiệm

1.2.1 Mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với thực hành tiết kiệm

1.2.1.1 Phát triển sản xuất đi đôi với thục hành tiết kiệm nhằm nâng cao đời

sống nhân dân, xây dựng Chủ Nghĩa Xă Hội

Chủ tịch Hồ Chí Minh coi kinh tế là cơ sở, là nền tảng dé chăm lo phát triển con người, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, phát

triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để cải tạo

nền kinh tế cũ, xây dựng và phát triển nền kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa, phải huy động sức lực của toàn dân, mọi cấp, mọi nghành thi đua đây mạnh sản xuất

Người cho rằng: “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn đủ mặc, ngày cằng sung sướng, ai nấy đều đi học, ốm đau có thuốc, già khơng lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần được xóa bỏ Tóm lại xã hội ngày càng tiến bộ, vật chất ngày càng tăng, tỉnh thần

Ai

ngày càng tốt, đó là Chủ nghĩa xã hội”[13, Tr 59] Người cho rằng nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của chúng ta hiện nay là phát triển sản xuất, để nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân Sản xuất là một mặt trận chính để nâng cao đời sống của nhân dân và xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội

Trong các bài nói chuyện với cán bộ và nhân dân địa phương, Người tiếp tục khẳng định tính tất yếu của việc đây mạnh sản xuất Người coi đây

mạnh sản xuất là vấn đề trọng tâm, gốc rễ của mọi vấn đề kinh tế Vì vậy, tất

cả mọi chủ trương, đường lối, chính sách kinh tế của Đảng ta đều nhằm không

Trang 17

ngừng đây mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm để nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân Hồ Chí Minh căn dặn: “Chủ và thợ đều phải nhớ rằng: tăng gia sản xuất chắng những có lợi riêng cho chủ và thợ, mà cịn có lợi chung cho nền kinh tế của Tổ quốc, lợi chung cho toàn thể đồng bào”[9, Tr 21051

Ngay khi vừa giành độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến việc vận động nhân dân ta tăng gia sản xuất để đầy lùi nạn đói và ốn định đời sống Thực hiện lời kêu gọi đó của Người, nhân dân cả nước đã đoàn kết và tích cực thi đua sản xuất với khâu hiệu “tắc đất, tắc vàng” nhờ đó, nông

nghiệp được khôi phục và phát triển, nạn đói được đây lui, doi sống của nhân dân được nâng lên một bước

Bước vào thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội, Người xác định: “Hiện nay, chúng ta đang làm cách mạng Xã Hội Chủ Nghĩa, một cuộc cách mạng nhằm đánh thắng lạc hậu và bần cùng, đề xây dựng hạnh phúc muôn đời cho nhân dân ta, cho con chau ta ”[13, Tr 292] Vì vậy, trong quá trình cach mạng Xã Hội Chủ Nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, đó là một cuộc biến đổi toàn diện, sâu sắc và khó khăn Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới chưa từng có trong lịch sử dân tộc Nhờ xác định đúng đặc điểm, nội dung nhiệm vụ của thời kỳ quá độ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ những việc cần làm khi phát triển kinh tế, văn hóa Trong đó Người ln đề cao vai trị của cán bộ và nhân dân trong việc đây mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống tham ơ, lãng phí để xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân vững mạnh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong đời sống nhân dân Người di khang

định: “ Chủ Nghĩa Xã Hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn ban cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống

một cuộc đời hạnh phúc ”[13, Tr 17] Để thực hiện mục đích cao đẹp đó,

Trang 18

theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân lao động phải tự xây lấy, phải phát huy

tính độc lập, sáng tạo của mỗi người Muốn vậy, nhân dân ta phải ra sức thi

đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống tham ơ, lãng phí quan liêu 1.2.12 Phát triển sản xuất đi đôi với thực hành tiết kiệm nhằm giáo dục

nhiệm vụ dân chủ cho toàn dân

Ngoài mục tiêu kinh tế, kế hoạch đây mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm còn nhằm mục tiêu giáo dục chính trị sâu sắc cho toàn đân Người căn dặn: “ Nó giáo dục cán bộ và nhân dân về quyền hạn và nhiệm vụ dân chủ Nó thắt chặt thêm mối đoàn kết giữa các tầng lớp nhân dân Nó nâng cao trình

độ chính trị của cán bộ, của chiến sĩ và nhân dân Nó gắn liền lịng yêu nước

với tinh thần quốc tế”[4, Tr 211]

Phát triển kinh tế, thực hành tiết kiệm không chỉ nhằm mục tiêu kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị to lớn: nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, xây dựng thành công Chủ Nghĩa Xã Hội và giáo dục nhiệm vụ cách

mạng cho cán bộ, nhân dân Bởi vì theo Người, chính trị là sự tham gia vào

công việc kinh tế, là việc định hướng đi cho kinh tế, xác định những tri thức, nhiệm vụ nội dung hoạt động của nền kinh tế

Thực tiễn lịch sử cách mạng dân tộc cho thấy, sự kết hợp đây mạnh sản xuất và thực hành tiết kiệm có vai trị ảnh hưởng lớn vì có nội dung cụ thể nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị, mục tiêu cách mạng của từng chặng

đường, từng thời kỳ Chính nhiệm vụ chính trị, mục tiêu cách mạng đã định

hướng đúng đắn cho cả dân tộc, mọi tổ chức, đơn vị, cá nhân có ý thức về trách nhiệm của mình và tạo nên tính cách mạng và sức sống của phong trào đây mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, như Người đã nói: “Kế hoạch sản

xuất và tiết kiệm là một kế hoạch dân chủ, nghĩa là từ trên xuống dưới, từ

dưới lên trên, nghĩa là Chính phủ trung ương có kế hoạch cho toàn quốc, địa phương căn cứ theo kế hoạch toàn quốc mà đặt ra kế hoạch thích hợp với với

Trang 19

địa phương mình, cho đến mỗi nghành, mỗi gia đình, mỗi người sẽ có kế hoạch riêng của mình, ăn khớp với kế hoạch chung Kế hoạch sản xuất và tiết kiệm muốn thành công cần ba điều kiện: thiên thời, địa lợi, nhân hòa và nhân hòa là chính Nhân hịa gồm ba lực lượng: Đoàn thể và Chính phủ; Bộ đội và

nhân dân; cán b6”[19, Tr 44 — 45]

1.2.2 Nội dung chủ yếu trong tw twéng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế di đôi với thực hành tiết kiệm

1.2.2.1 Phát triển sản xuất đi đôi với tiết kiệm là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân với Tổ quốc

Đây mạnh sản xuất đi đôi với thực hành tiết kiệm là nét nỗi bật trong tư

duy kinh tế của Hồ Chí Minh Người cho rằng, giữa sản xuất và tiết kiệm luôn gắn liền với nhau như một phương châm thực hành lao động cho nền kinh tế vốn nghèo nàn, lạc hậu như nước ta Đây mạnh tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân với Tổ quốc Vì vậy, tồn dân phải hiểu rằng tăng gia sản xuất và thực hành tiết kệm tức là yêu nước, là ích nước, lợi nhà Cho nên, mỗi người dân phải có ý thức tự nguyện, tự giác, phải có lịng say mê nhiệt tình tham gia lao động, góp phần xây đựng nền kinh tế đất nước

Người hiểu rõ giá trị của việc tăng gia sản xuất và tiết kiệm trong xây dựng kinh tế, nhất là đối với nước nghèo, đời sống thấp kém Người cho rằng muốn vươn lên thì vấn đề quan trọng là phải cần cù lao động và tiết kiệm Nước ta còn nghèo, muốn sung sướng thì phải có tinh thần tự lực cánh sinh, cần cù lao động Để nâng cao đời sống của nhân dân khơng cịn cách nào khác là phải dựa vào dân để phát triển kinh tế đất nước để phục vụ nhân dân

Người giải thích: “Dựa vào lực lượng của dân, tính thần của dân để gây hạnh

phúc cho dân Muốn tăng gia sản xuất phải làm thế nào? Khơng phải Chính

Trang 20

phủ bỏ ra 10-15 triệu để mở nhà máy, làm thế này thế khác, phải đem hết sức

dân, tài dân, của dân làm cho dân”[5]

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng người lao động, coi người lao động là vốn quý nhất và Người đòi hỏi phải tận dụng lao động sao cho vừa tiết kiệm vừa đạt hiệu quả cao Mỗi người chúng ta phải nhận rõ: “Lao động — lao động chân tay và lao động trí óc — déu là vẻ vang, đáng quý Chúng ta phải chống tư tưởng xem khinh lao động

Các xí nghiệp, các cơ quan, các trường học, các đoàn thể cần phải

tăng cường kỉ luật lao động, nâng cao tinh thần trách nhiệm, chống mọi hành động tự do chủ nghĩa và dân chủ quá trớn”[12, Tr 79]

Như vậy, quan điểm phát triển sản xuất đi đôi với thực hành tiết kiệm

của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bằng mọi cách sử dụng có hiệu quả sức người,

sức của cho công cuộc xây dựng kinh tế Sản xuất phải đi đôi với tiết kiệm, nếu sản xuất mà không biết tiết kiệm thì khác nào như gió vào nhà trống, tiết

kiệm là nghĩa vụ của tất cả mọi nguol

Tuy nhiên, Người cho rằng kiệm là không xa xỉ, không hoang phí, khơng bừa bãi, nhưng: “Tiết kiệm không phải là bủn xin, không phải là “xem đồng tiền to băng cái nống”, gặp việc đáng làm cũng phải làm, đáng tiêu cũng

phải tiêu, tiết kiệm không phải là ép bộ đội, cán bộ và nhân dân nhịn ăn, nhịn

mặc Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc thì dù bao nhiêu công, bao nhiêu của cũng vui lòng, như thế mới đúng là tiết kiệm”[9, Tr 149]

Quan điểm về tiết kiệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh mang nội dung khoa

học, đó là tích lũy dé có nhiều sản phẩm và để đạt được tiêu dùng nhiều hơn, để xây đựng cơ sở vật chất của Chủ Nghĩa Xã Hội Tiết kiệm để sử dụng thời gian, nhân lực, tài lực, trí tuệ của con người một cách hiệu quả hơn trong điều kiện cho phép Tiết kiệm là hình thức giáo dục, bồi đưỡng đạo đức cách mạng

Trang 21

và huy động nguồn nhân lực để xây dựng cơ sở vật chất của Chủ Nghĩa Xã Hội Cho nên tiết kiệm mang ý nghĩa tích cực

1.2.2.2 Tiết kiệm phải toàn diện, tiết kiệm ở mọi nghành

Để giúp nhân dân thực hành tiết kiệm có hiệu quả nhằm tích trữ thêm

vốn cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra nội dung cụ thê của tiết kiệm là:

*Tiét kiệm sức lao động

Đây là nội dung quan trọng nhất trong tư tưởng của Người về tiết kiệm Tiết kiệm sức lao động là phải biết tổ chức, sắp xếp nhân lực hợp lý, cân đối, giảm bớt nhân lực dư thừa để nâng cao năng suất lao động của mỗi người Người nói: “Chúng ta phải tìm cách tổ chức sắp đặt sao cho hợp lý để mọi

người có thể làm việc bằng hai, một đồng có thể đùng bằng hai đồng”[I 1, Tr

9 — 10] Việc gì trước kia dùng nhiều người thì nay phải tổ chức sắp xếp sao cho phải nâng cao được năng suất lao động của từng người, để nhờ đó mà

giảm bớt số người làm mà vẫn đạt được hiệu quả cao

Trong bối cảnh đất nước đang bước vào giai đoạn ác liệt của cuộc kháng chiến, Người cho rằng ngoài việc lấy binh ra ngoài mặt trận thì cũng phải tuyến và trưng mộ thêm người vào các nghành sản xuất, phải có đội ngũ chun mơn dự bị hay đội quân lao động, dân binh để hỗ trợ vào việc khân cấp Phải biết tận dụng sức người một cách hợp lý khoa học, cần thiết phải lấy

ti thợ trẻ, ít tuổi, thợ đàn bà thay cho trai tráng ra trận “Lợi dụng sức lao

động thế nào cho khỏi phí một giọt mồ hôi, một giọt máu, mà tăng thêm được lực lượng kháng chién”[9, Tr 1015 — 1017]

Đất nước ta đang trong thời kì khó khăn vì vậy sức người, sức của phải được tận dụng một cách tối đa, nhưng khơng phải vì thế mà hoang phí Vừa tận dụng nhưng phải tận dụng đúng cách, khoa học không lãng phí vơ ích Có như thế kháng chiến mới thành công, đất nước mới phát triển Người cũng

Trang 22

nhắc nhở chính quyền và đoàn thể Đã là người chủ thì phải biết tự mình lo toan, gánh việc, không ý lại, không ngồi chờ Mỗi người phải ra sức góp cơng, góp sức để xây dựng nước nhà Chớ nên “ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau” Đoàn thể và chính quyền phải là những người đi trước, người làm gương cho toàn thể nhân dân noi theo Có như thế mới phát huy và vận dụng tối đa sức lao động trong toàn dân

*Tiết kiệm thời giờ

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng việc tiết kiệm thời gian cần có kế hoạch cụ thể, chỉ tiết, tính tốn khoa học để giảm bớt thời gian, khắc phục thời gian nhàn rỗi, đây mạnh tăng năng suất lao động Người nói: “Chúng ta phải tiết kiệm Việc gì trước kia phải làm hai ngày, nay vì tổ chức sắp xếp, năng suất cao ta có thể làm song trong một ngày”[11, Tr 484 — 502] Bởi lẽ, Người cho rằng thời gian cũng cần phái tiết kiệm như của cải, của cải nếu hết cịn có thê làm thêm, khi thời giờ đã qua rồi không bao giờ kéo nó quay trở lại

được Có ai kéo lại ngày hôm qua được đâu Thời giờ là vàng, là bạc đó là

điều ông cha ta đã đúc kết, thời gian đã đi qua đi không thể lấy lại được Do đó cần phải biết chân trọng, tiết kiệm thời gian Thánh hiền có câu “Một tắc bóng là một thước vàng”

Ai đưa vàng bạc vứt đi là người điên rồ, người đưa thời gian vứt đi thì đó là người ngu đại Do đó chúng ta làm gì cũng phải có kế hoạch, tiết kiệm thời gian một cách tối đa có thể Những việc đáng làm, cần làm thì chúng ta phải làm trước, tránh tình trạng việc cần thì khơng làm, lại làm việc lung tung

như thế là rất lãng phí thời gian, lúc cần lại phải làm lại từ đầu điều đó làm

hao tốn rất nhiều thời gian mà công việc thì khơng hiệu quả Làm việc gì cũng

cần phải tính tốn trước sau, khơng thể làm việc theo cảm tính, bừa bãi Chỉ

có làm đúng, làm theo kế hoạch mới giúp người ta tiết kiệm, tranh thủ được thời gian mà hiệu quả công việc lại cao Phải kiên quyết chống thói hội họp lu

Trang 23

bi, mat thi gid, hại sức khỏe mà không đạt được kết quả thiết thực, lãng phí của cải thời gian của đất nước

*Tiết kiệm tiền của

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiết kiệm tiền của nghĩa là khơng phung phí nguyên liệu, vật liệu và tiền của trong quá trình sản xuất và tiêu dùng Người cho rằng, phương châm để tiết kiệm phải cho tất cả các cấp, các nghành, từng cá nhân tự giác thi hành và tìm cách tổ chức, sắp đặt cho hợp lý Người thường xuyên nhắc nhở: “Chúng ta phải tiết kiệm tiền của Việc gì trước phải đùng nhiều người, nhiều thời giờ, phải tốn hai vạn đồng Nay vì

tiết kiệm được sức người và thời giờ, nguyên liệu, cho nên chỉ tốn một vạn là

đủ”[11, Tr 484 — 502] Nói tóm lại, chúng ta phải tìm cách tơ chức sắp đặt cho hợp lí, để 1 người có thể làm việc như hai người, một ngày có thê làm việc của hai ngày, một đồng có thể dùng bằng hai đồng Một trong những hình thức tiết kiệm tiền của mà Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm trong hoàn cảnh đất nước nghèo mà ít vốn như nước ta, đó là quay vịng vốn Chỉ có tận đụng vốn, quay vịng vốn thì mới làm được nhiều lần và sản xuất được nhiều

Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào cả nước thực hành tiết kiệm, tất cả mọi người từ trên xuống dưới, từ thành thị đến nông thôn đều tiết kiệm và phong trào ay nhất định phải lan rộng, ăn sâu, nhất định sẽ thành công tốt đẹp Theo người, ai cũng có thể và cũng nên tiết kiệm, tiết kiệm có thé thực hiện ở nhiều lĩnh vực và hình thức khác nhau Người cũng lấy những

lời dạy, căn rặn của các lãnh tụ ở các nước Xã Hội Chủ Nghĩa để khuyên răn

đồng bào Đồng chí Xtalin dạy chúng ta: “Phải tiết kiệm tiền bạc, lại phải chỉ tiêu tiền bạc ấy cho hợp lý Khơng được phí phạm một đồng xu nào của dân Phái dùng toàn bộ tiền bạc ấy vào công nghệ của nước ta

Trang 24

Không như vậy thì chúng ta sẽ vấp phải cái nguy hiểm lãng phí, cái nguy hiểm dùng tiền vào những việc không cần kíp cho sự phát triển công

nghệ, cho sự bồi bồ kinh tế của nhân dan”[20, Tr 220 — 221]

Khi hịa bình, xây dựng đất nước Người cho rằng phương châm triệt để thực hành tiết kiệm phải cho tất cả các nghành tự giác thi hành Tiết kiệm ở mọi nghành, mọi lĩnh vực có như thế mới giầu, mới vững mạnh để xây đựng Chủ Nghĩa Xã Hội thành công Theo Người:

- Người làm cơng tác hành chính sự nghiệp, phải biết rút bớt hết những gì khơng cần thiết, chớ hao phí giấy má và các thứ của cơng Hao phí những thứ đó, là hao phí mồ hơi, nước mắt của người dân Chớ tưởng tiết kiệm những cái cỏn con như mẫu giấy, ngịi bút là khơng có ảnh hưởng Một người

như thế, trăm người như thế, vạn người như thế, công quỹ bớt một số tiền

đáng kế, lấy ở mồ hôi, nước mắt của dân mà ra Vì thế người luôn căn rặn và nhắc nhở các cơ quan phải luôn nhắc nhở tiết kiệm vật chất, vật liệu trong công nghiệp Tránh tình trạng lãng phí, mà đó là lãng phí của dân chứ khơng phải ở đâu khác Người luôn khuyên bảo các cơ quan đoàn thể phải tay sạch căn bệnh lãng phí đó một cách tích cực và hiệu quả, tránh để điễn ra nhiều lần và tha hóa Người cho rằng “ Đã có quyền hạn làm chủ thì phải làm trịn nghĩa vụ của người chủ Nghĩa vụ đó là: cần kiệm xây dựng nước nhà, xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm mục đích khơng ngừng nâng cao đời sống vật

chất và văn hóa của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động”[13, Tr 290]

- Đối với nghành giáo dục, thầy và trò trong trường học phải biết tận dụng thời gian truyền đạt và tiếp thu tri thức có kết quả tốt nhất, đồng thời tiết

kiệm giấy bút, biết giữ kỷ luật

- Với nghành kinh tế nông nghiệp, nông dân phải tận dụng từng tắc đất, không bỏ hoang tận dụng một cách có hiệu quả trong sản xuất ra của cải vật chất, chỉ có như thế mới có thể tồn tại và nghĩ đến việc khác Như Ph.Ănggen

Trang 25

đã từng khẳng định: “Trước hết con người cần phải có ăn, uống, ở, mặc, trước

khi nghĩ đến truyện làm chính trị, khoa học, nghệ thuật và tôn giáo”[16, Tr 264] Đúng vậy, xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người về sản phẩm thiết yếu, được sản xuất ra từ nông nghiệp ngày càng tăng và đa dạng, phong phú Vì vậy phải đặc biệt quan tâm phát triển sản xuất nông nghiệp,

nông nghiệp là một mặt trận hàng đầu

Thật vậy, trong giai đoạn vừa kháng chiến vừa kiến quốc Sau Cánh mạng tháng Tám, chính quyền Cách mạng non trẻ đứng trước mn vàn khó khăn, thử thách Dé có thế chuẩn bị thật tốt cho một cuộc chiến lâu dài Người đã kêu gọi tăng gia sản xuất đi đôi với thực hành tiết kiệm Mà kinh tế nông nghiệp là trọng tâm, trong thư gửi điền chủ nông trang Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định: “Việt Nam là nước sống về nông nghiệp, nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trơng mong vào nơng nghiệp, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn Nông đân ta giàu thì nước ta giàu, nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”[9, Tr 215] Điều đó cho thấy tầm quan trọng của kinh tế nông nghiệp với bối cảnh nước ta đang tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội trong giai đoạn khó khăn

- Với nghành kinh tế công nghiệp, công nhân phải biết sử dụng thành thục các loại máy móc, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất để giảm

hàng phế thải và sản phẩm tồn đọng Phái tiêu diệt thái độ lao động lười biếng

để nâng cao năng suất và giữ vững kỷ luật lao động Khi công nghiệp vững mạnh thì nơng nghiệp mới tốt, đất nước nước mới đi lên “Công nghiệp phải phát triển mạnh đề cung cấp hàng tiêu dùng cần thiết cho nhân dân, trước hết là nông dân, cung cấp máy bơm nước, phân hóa học, thuốc trừ sâu để đây mạnh nông nghiệp và cung cấp dần dần máy cấy, máy bừa cho các hợp tác xã nông nghiệp Công nghiệp phát triển thì nơng nghiệp mới phát triển”[13, Tr

13 - 14]

Trang 26

- Các nghành xây dựng cơ bản, càng cần phải dè sẻn nguyên liệu, vật liệu thi công, bảo đảm chất lượng cộng trình Thiết kế xây dựng phải làm cho

chắc kĩ, đặc biệt trong hoàn cảnh của đất nước hiện nay vấn đề đó phải làm

cho tốt, xây dựng đường xá, thông tin liên lạc nhanh chóng để phục vụ cho cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc ta

-_ Đặc biệt với nghành tài chính, ngân hàng, mậu dịch, hoạt động lao

động bằng tiền của ngân sách nhà nước và để sử dụng đồng tiền cho hiệu quả nhằm thúc đây sản xuất phát triển đồng tiền dính với hoạt động của các ngành Vì vậy, các ngành, các tố chức kinh tế, các cơ quan nhà nước cũng như toàn thể nhân dân phải biết sử dụng đồng tiền cho tốt Phải tích cực huy động tiền nhàn rỗi để bỏ vào sản xuất Người cho rằng: “Hỗn kỳ trả những

món nợ công tư, cắm ngặt việc buôn bán vàng bạc, kiểm tra ráo riết việc đổi

chác và việc buôn bán với người ngoài, phát hành công trái, tập trung các loại kim khí do dân tích trữ, thu những thuế về chi đụng xa xỉ và đảm bảo quốc

phong”[9, Tr 1015 — 1017]

Như vậy, quan điểm tiết kiệm của Hồ Chí Minh là phải tiết kiệm toàn diện, tiết kiệm sức người, sức của, tiết kiệm thời gian, phong trào đó phải do tất cả mọi người thực hiện và nhất định sẽ thực hiện được Người nói: “Nếu ta khéo tiết kiệm sức người, tiền của và thời giờ, thì với sức lao động, tiền tài của nước ta hiện nay, ta có thể tăng gia sản xuất gấp bội mà lực lượng của ta về mọi mặt cũng tăng gấp bội chúng ta quyết tâm tăng gia và tiết kiệm, thì nhất định tăng gia được và tiết kiệm được”[9, Tr 484 — 485]

1.2.2.3 Mỗi quan hệ giữa phát triển kinh tế và thực hành tiết kiệm

Khi nói về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và thực hành tiết kiệm, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng cần phải đặt vấn đề đây mạnh tăng gia sản xuất với thực hành tiết kiệm trong mối quan hệ biện chứng với nhau Đó là mối quan hệ giữa “xây” và “chống” trong lĩnh vực kinh tế trong đó xây dựng

Trang 27

23c

là nhiệm vụ trọng tâm Nhưng vừa phải “xây” vừa phải “chống”, “chống” để phục vụ “xây”

Phát triển kinh tế đi đôi với thực hành tiết kiệm là một trong những mặt cần thiết và quan trọng đề nâng cao toàn diện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, xây đựng và phát triển nền kinh tế nước ta ngày càng vững

mạnh theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa

Trong quá trình lãnh đạo Cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn động viên, khích lệ cán bộ, nhân dân ra sức tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm Người thường xuyên nhắc nhở: “Đồng bào cán bộ phải ra sức thực

hiện kế hoạch sản xuất và tiết kiệm để bồi dưỡng và tích trữ lực lượng cho

quân và dân ta đánh thắng hơn nữa, đánh thắng hơn nữa, cho đến ngày kháng chiến thắng lợi hoàn toàn”[11, Tr 440 — 441] Người cho rằng tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm là con đường đi đến xây dựng thắng lợi Chủ Nghĩa Xã Hội, xây dựng hạnh phúc cho nhân dân Tăng gia là tay phải của hạnh phúc, tiết kiệm là tay trái của hạnh phúc Do đó tăng gia luôn gắn với tiết kiệm, thiếu một trong hai điều đó là hồn tồn khơng thể được

Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giữa phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm có mối quan hệ biện chứng, tăng gia sản xuất phải đi đôi với thực hành tiết kiệm và đó được coi như một chính sách căn bản, thiết yếu của nền kinh tế Kết quả của tăng gia sản xuất cộng với kết quả của thực hành tiết kiệm sẽ tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuật cho nền kinh tế đất nước Người luôn coi tăng gia sản xuất phải đi đôi với tiết kiệm Phải tiết kiệm sức lao động, thì giờ, tiền của để tăng gia, tiết kiệm cho tăng gia và tăng gia cho tiết kiệm

Bởi Người thấu hiểu mỗi quan hệ khăng khít giữa lao động và tiết kiệm nên Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động phong trào tăng gia sản xuất cùng lúc với kêu gọi tinh thần tiết kiệm Người cho rằng nếu làm nhiều, có được nhiều

Trang 28

của cải mà không biết sử dụng của cải đúng lúc, đúng chỗ, ăn tiêu hoang phí, xa xỉ thì của bằng núi cũng hết

Có lúc người đùng hình ảnh để nói lên mối quan hệ giữa sản xuất, tiết kiệm và đời sống như nước với thuyền Tiết kiệm như dòng nước, cải thiện đời sống như chiếc thuyền Muốn cải thiện không ngừng thì phải khơng ngừng tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm Quan điểm này của Người rất khoa học và biện chứng, thể hiện rõ sự tác động qua lại lẫn nhau và chỉ trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, phát triển kinh tế mới có thé đáp ứng nhu cầu thiết yếu và từng bước cải thiện đời sống nhân đân Nhưng

nếu chỉ thực hành tiết kiệm mà không đây mạnh sản xuất thì sản xuất được ít,

không đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nhân dân Nếu đây mạnh sản xuất mà

khơng tiết kiệm thì sản xuất được bao nhiêu lại sử dụng, tiêu dùng bay nhiéu, kết quả là không lại hồn khơng Người nói tiếp: “Cần với Kiệm, phải đi đôi

với nhau, như hai chân của con người

Cần mà khơng Kiệm, “thì làm chừng nào xòa chừng ấy” Cũng như một cái thùng khơng có đáy; nước đồ vào chừng nào, chảy ra hết chừng đấy, khơng lại hồn không

Kiệm mà không Cần, thì khơng tăng thêm, khơng phát triển được Mà vật gì đã không tiến tức là thoái Cũng như cái thùng chỉ đựng một ít nước, không tiếp tục đồ thêm vào, lâu ngày chắc nước đó sẽ hao bớt dần, cho đến

khi cạn kiệt [4, Tr 224]

Như vậy, theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hai vấn đề đây mạnh sản xuất và thực hành tiết kiệm phải có sự kết hợp chặt chẽ với nhau trong mọi lĩnh vực và phải có kế hoạch cụ thể Theo Người, kế hoạch sản xuất và kế hoạch tiết kiệm phải đi đôi, gắn kiền với nhau Người nói: “Kế hoạch sản xuất và kiết kiệm là một kế hoạch dân chủ, nghĩa là từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, nghĩa là Chính phủ trung ương có kế hoạch tồn quốc, và địa

Trang 29

phương căn cứ theo kế hoạch toàn quốc mà đặt ra kế hoạch thích hợp với địa phương mình, cho đến mỗi nghành, mỗi gia đình, mỗi người sẽ có kế hoạch riêng của mình, ăn khớp với kế hoạch chung”[ 11, Tr 434 — 439]

Kế hoạch đây mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm phải được thực hiện dân chủ, nghĩa là kế hoạch do Chính phủ trung ương đề ra phải được bàn bạc, trao đối, thống nhất giữa các ban nghành, chính quyền các cấp, địa phương và mọi người dân đều được tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến

Để thực hiện thành công được kế hoạch sản xuất và tiết kiệm, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nêu ra ba điều kiện quan trọng đó là: thiên thời, địa lợi,

nhân hòa, và nhân hịa là chính Theo Người, nước ta có đầy đủ ba điều kiện

Ấy:

“Nước ta; ở về xứ nóng, khí hậu tốt,

Rừng vàng biển bạc, đất phì nhiêu, Nhân dân đũng cảm và cần kiệm, Các nước anh em giúp đỡ nhiều”

Cho nên: “Việc mà toàn Đảng, toàn dân ta cần phải làm là ra sức kết hợp và vận dụng thật khéo ba điều kiện đó vào công cuộc xây dựng kinh tế của miền Bắc nước ta”[4, Tr 225]

Đề phát triển kinh tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng chỉ chú trọng đến

VIỆC đây mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm mà Người cũng cho rằng tiết kiệm phải đi đôi với việc tây sạch nạn tham ơ, lãng phí và bệnh quan liêu Do

đó, Người rất quan tâm chỉ đạo cuộc đấu tranh chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu Trong các bài viết của mình, Người ln nhắn mạnh: “Muốn

lúa tốt thì phải nhố cho sạch, nếu không dù cày bừa kỹ, bón phân nhiều, lúa vân xâu xí lúa bị cỏ át đi

Trang 30

Muốn thành công trong việc tăng gia sản xuất và tiết kiệm cũng phải tay sạch nạn tham ơ, lãng phí và bệnh quan liêu Nếu khơng, thì nó sẽ làm hại đến công việc của ta”[4, Tr 226]

Người cho rằng tham ơ, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân

dân, của bộ đội và của Chính phủ, là một trong những nguy cơ đe dọa sự sống còn của sự nghiệp cách mạng, là một lực cản lớn đối với sự phát triển kinh tế

của đất nước Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tham ô không chỉ biểu hiện ở những người có chức, có quyền mà ngay cả nhân dân cũng có thể mắc tới tham ơ Như vậy tham ô thực chất là ăn cắp của cải xã hội, nó là một tội ác lớn trong khi nhân dân đang phải cần kiệm để phát triển kinh tế đất nước

Bên cạnh tham ơ, thì một trong những lí do cản trở, làm chậm bước tiến

của xã hội, làm chậm sự phát triển nền kinh tế đất nước, đó là sự lãng phí

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh lãng phí có nhiều cách: lãng phí sức lao động, lãng phí thời giờ, lãng phí tiền của “Lãng phí tuy khơng lấy của công đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho nhân dân, cho Chính phủ Có khi tai hại

hơn nan tham 6”[4, Tr 227]

Người cho rằng, có nạn tham ơ, lãng phí là vì quan liêu vì những người và những cơ quan lãnh đạo từ cấp trên đến cấp dưới xa dời thực tế, không gần gũi nhân dân, không điều tra xem xét đến nơi đến chốn mà chỉ đại khái, chung chung Bệnh quan liêu là nguồn gốc sinh ra tệ nạn tham ơ, lãng phí thì trước hết phải tẩy sạch bệnh quan liêu

Như vậy, bên cạnh việc tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm để phát triển kinh tế đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln nhắc nhở các cấp, các ngành phải ra sức tây sạch nạn tham ơ, lãng phí và bệnh quan liêu Người nói, chống tham ơ, lãng phí và bệnh quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như việc đánh giặc trên mặt trận Đây là mặt trận tư tưởng và chính trị

Trang 31

Tóm lại, Hồ Chí Minh ln nhắc nhở: “Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khống lồ này cần phải động viên toàn dân, tố chức và giáo dục

toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân”[14, Tr 505] Để cách mạng

thành công thì phải dựa và lực lượng dân, sức lực của dân vì vậy sức lực đó, lực lượng đó phải được sử đụng một cách hợp lí vừa phát triển được kinh tế, vừa tiết kiệm được sức người sức của để đưa cách mạng đến thắng lợi cuối cùng

Người đã đi qua nhiều nước, được tiếp thu nhiều mơ hình kinh tế khác nhau nhưng đều có điểm chung là phải dựa vào tiềm lực bên trong để phát triển, để đưa nền kinh tế đi lên và nước ta cũng không phải là ngoại lệ Dựa vào sức dân, tiềm lực trong dân đó là con đường ngắn nhất và nhanh nhất dé

đưa đất nước thốt khỏi tình trạng đói nghèo lạc hậu

Phát huy thế mạnh của một nền kinh tế nông nghiệp phát triển lâu đời, có nền tảng bền vững cùng với một nền công nghiệp Xã Hội Chủ Nghĩa mới hiện đại Đó là con đường quá độ đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội trong giai đoạn đất nước hiện nay Nhưng không vì chú trọng đến phát triển kinh tế, mà chúng ta chủ quan nóng vội, nếu không biết tận dụng một cách tối đa mà phung phí, bừa bãi sẽ làm cho nền kinh tế không những không phát triển mà cịn tụt hậu hơn Vì vậy, việc phát triển kinh tế phải luôn gắn với thực hành tiết kiệm, để sao cho vừa phát triển nhanh mà lại không xa hoa, lãng phí

Việc nhìn nhận đúng thực trạng, hoàn cảnh của nên kinh tế Việt Nam

và hoàn cảnh đất nước lúc bầy giờ đã giúp cho Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra

những sách lược đúng đắn, thúc đây một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu đủ

sức đương đầu với hồn cảnh khó khăn, vừa kháng chiến vứa kiến quốc thành công Vừa xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở miền Bắc vừa là hậu phương vững chắc chi viện cho miền nam hoản thành cuộc kháng chiến cứu quốc vĩ đại trong lich sử dân tộc Việt Nam

Trang 32

CHUONG 2: VAN DUNG TU TUONG HO CHi MINH VE

PHAT TRIEN KINH TE DI DOI VOI THUC HANH TIET KIEM TRONG THOI KY HIEN NAY

2.1 Thực trạng, sự cần thiết phải vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế đi đôi với thực hành tiết kiệm trong thời kỳ hiện nay 2.1.1 Thực trạng của việc phát triển kinh tế đi đôi với thực hành tiết kiệm trong thời kỳ hiện nay

2.1.1.1 Những thành tựu cơ bản mà đất nước ta đã đạt được trong những năm qua

Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, việc học tập và quán triệt những

quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về đây mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm là một vấn đề vừa có ý nghĩa chiến lược, vừa có ý nghĩa thời sự cấp bách nhằm phát triển kinh tế một cách có hiệu quả và bền vững

* Tiềm lục kinh tế được nâng cao, đất nước thốt khói tình trạng nước

nghèo, lạc hậu, kém phát triển

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phát triển nhanh và mạnh thì nước ta cũng đạt được những thành tựu đáng kể Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao “Tống sản phẩm trong nước (GDP) của năm năm 2001 — 2005 tăng bình quân 7,51%/nam Nim 2005, GDP theo giá hiện hành đạt 838 nghìn ty đồng, bình quân đầu người trên 10 triệu đồng, tương đương khoảng 640USD”[3, Tr 142]

Trong nông nghiệp: Tiếp tục phát triển khá, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,4%/năm (kế hoạch 4,8%) giá trị tăng thêm 3,8 %/ năm Năng suất, sản lượng và hàm lượng công nghệ trong sản phâm nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tăng đáng kể; an ninh lương thực quốc gia được

đảm bảo; một số sản phẩm xuất khẩu chiếm được vị trí cao trên thị trường

Trang 33

quốc tế Trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng đã có bước tiến, độ che phủ rừng từ 33,7% năm 2000 tăng lên 37,4% năm 2005

Trong công nghiệp — xây dựng: Bộ mặt nông thôn, đời sống nông dân, kể cả ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số, có bước được cải thiện Công nghiệp và xây dựng liên tục tăng trưởng cao giá trị tăng thêm 10,2%/năm Cơng nghiệp có bước chuyền biến tích cực về cơ cấu sản xuất, chất lượng sản phâm và sức cạnh tranh Giá trị sản xuất công nghiệp tăng I6%/năm (kế hoạch 13,1%), cao hơn 1,9%/năm so với 5 năm trước (năm 2000) Cả nước đã có trên 100 khu cơng nghiệp, khu chế xuất, nhiều khu hoạt động có hiệu quả; tỷ lệ công nghiệp chế tác cơ khí và nội địa hóa sản phẩm tăng Công nghiệp ở nông thôn và miền núi tăng trưởng cao hơn tốc đọ trung bình của cả nước Một số sản phẩm công nghiệp đã cạnh tranh được trên thị trường trong nước Và ngoài nước

Ngành xây dựng tăng trưởng 10,7%/năm, năng lực xây dựng tang

nhanh và có bước tiến đáng ké theo hướng hiện đại; việc xây dựng đô thị, xây

dựng nhà ở đạt nhiều kết quả

Trong ngành dịch vụ, bưu chính viễn thơng: Dịch vụ có bước phát triển cả về quy mô, nghành nghè, thị trường và có tiến bộ hiệu quả với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế Gia trị sản xuất của các ngành dịch vụ tăng 7,6%/năm (kế hoạch tăng 7,5%) Riêng nam 2005, gia tri tang thêm tăng 8,5% cao hơn mức tăng GDP

Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ tăng 14,4%/ năm Dịch vụ vận tải tăng nhanh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu Bưu chính viễn thông phát triển nhanh theo hướng hiện đại, đến cuối năm 2005 đạt 19 máy điện thoại và

3,2 thuê bao Internet trên 100 dân

Trang 34

*Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện

đại hóa

Trong cơ cầu ngành, tỉ trọng công nghiệp và xây dựng tăng từ 36,7%/

năm năm 200 lên 41%/ năm năm 2005 (kế hoạch 38 — 39%); tỉ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 24,5% xuống còn 20,9% (kế hoạch 20 — 21%); tỉ trọng dịch vụ ở mức 38,1% (kế hoạch 41 — 42%) Trong từng ngành

kinh tế đã có những chuyển dịch tích cực về cơ cấu sản xuất, cơ cấu công nghệ theo hướng tiến bộ, hiệu quả, gắn sản xuất với thị trường

Cơ cấu kinh tế vùng, đã có bước điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thé so sánh của từng vùng; các vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, khu kinh tế vùng chuyên môn hóa cây trồng, vật ni đang phát triển khá nhanh, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế

Cơ cấu lao động, đã có sự chuyến đổi tích cực gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế “Tỉ trọng lao động của ngành công nghiệp và xây dựng trong tổng số lao động xã hội tăng từ 12,1% năm 2000 lên 17,9% năm 1995: lao động trong các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 68,2% xuống en 56,8%.Ti trọng lao động đã qua đào tạo tăng từ 20% năm 2000 lên 25% nam 2005”[3, Tr 146]

Cơ cấu thành phân kinh tế, tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy

tiềm năng của các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu Khu

vực kinh tế nhà nước đang được tô chức lại, đổi mới và chiếm 38,4% GDP

vào năm 2005, chi phối nhiều ngành kinh tế then chốt và tập trung hơn vào những lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế Kinh tế dân doanh phát triển khá nhanh, hoạt động có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, chiếm 45,7% GDP, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân; trong đó, kinh tế hợp tác và hợp tác xã phát triển khá đa dạng (đóng góp 6,8% GDP) Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi có tốc

Trang 35

độ tăng trưởng tương đối cao, chiếm 15,9% GDP, là cầu nối quan trọng với

thé giới về chuyền giao công nghệ, giao thương quốc tế

*Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xây

dựng bước dau, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định

Hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xây dựng tương đối đồng bộ; hoạt động của các loại hình doanh nghiệp và bộ máy quản lý nhà nước được đổi

mới một bước quan trọng Một số loại thị trường hình thành; các thị trường

hàng hóa, dịch vụ, lao động, khoa học và công nghệ, tài chính, bất động sản có bước phát triển phù hợp với cơ chế mới

“Năm năm qua (2000 — 2005), đã giữ được các cân đối kinh tế vĩ mô cơ ban 6n định, tạo môi trường và điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế Qũy tiết kiệm tăng cao, bình quân khoảng 9%/ năm Đồng thời, quỹ tiêu dùng tăng 7%/ năm; nhờ đó đã có thêm điều kiện phát triển, cải thiện đời sống nhân dân Tiềm lực tài chính nhà nước ngày càng được tăng cường Thu ngân sách tăng trên 19,1%/ năm, tỉ lệ GDP huy động vào ngân sách bình quân hằng năm đạt 24.4%/ năm vượt kế hoạch Tổng chỉ ngân sách nhà nước tăng 19,4%/năm; chi đầu tư phát triển chiếm bình quân 28% tổng chỉ ngân sách;

bội chi ngân sách hằng năm 4,85% GDP”[3,Tr 149]

*Quan hệ kinh tẾ giữa nước ta với các nước và tổ chức quốc tế được mở rộng

Việc thực hiện các cam kết về khu vực mậu địch tự do ASEAN, hiệp định thương mại Việt Nam — Hoa Kỳ, hay gia nhập Tổ chức thương mại kinh tế thế giới WTO đã góp phần tạo ra bước ngoặt phát triển mới rất quan trọng

về kinh tế đối ngoại, nhất là xuất khẩu

Xuất khẩu, nhập khẩu tăng nhanh TỐng kim ngạch xuất khâu hàng hóa

năm năm đạt gần 111 tỷ USD, tăng 17,5%/năm (kế hoạch 16%/năm); năm

Trang 36

2005, xuất khâu bình quân đầu người đạt 390 USD, gấp đôi năm 2000 Xuất khẩu dịch vụ tăng trên 21 tỉ USD trong năm năm, tăng 15,7%, bằng 19% tổng kim ngạch xuất khâu

“Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm năm là 130,2 tỉ USD, tăng

18,8%/năm Tổng kim ngạch nhập khẩu dịch vụ năm năm ước trên 2[I tỉ USD,

tăng 10,3%/năm Nhập siêu hàng hóa năm năm là 19,3 tỉ USD, bằng 17,4% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, tuy cịn ở mức cao nhưng vẫn trong tầm kiểm sốt và có xu hướng giảm dần trong ba năm cuối của kế hoạch năm năm, riêng năm 2005 là 14,4% ”3, Tr 151]

Vốn đầu tư nước ngoài tăng khá, cả vỗn ODA và vốn FDI, các doanh nghiệp Việt Nam bước đầu đã có một số dự án đầu tư ra nước ngoài “Năm 2005, các doanh nghiệp FDI đóng góp 15,9% GDP, chiếm 31,2% tổng kim ngạch xuất khẩu (chiếm khống 50% nếu tính ca dau khí), đóng góp gần 10% tổng thu ngân sách nhà nước (tính cả dầu khí thì trên 36%), tạo việc làm cho

khoảng một triệu lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp”[3, Tr

153] Khoa học công nghệ đã tập trung hơn vào nghiên cứu ứng dụng, phục vụ các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội Nhiều thành tựu khoa học công nghệ mới được ứng dụng trong các ngành xây dựng, công nghiệp, nông

nghiệp, đã tạo ra nhiều sản phâm và dịch vụ mới có chất lượng cao, có sức

cạnh tranh, phục vụ xuất khẩu và thay thế nhập khẩu

*Đời sống vật chất, tỉnh thần của nhân dân được nâng cao

Công tác xóa đói, giảm nghèo được đây mạnh bằng nhiều hình thức, đã thu được kết quả tốt thông qua việc trợ giúp điều kiện sản xuất, tạo việc làm, cải thiện kết cấu hạ tầng, nhà ở, tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận với các

dịch vụ xã hội cơ bản, tăng thu nhập, cải thiện đời sống: động viên các

nghành, các cấp, các đoàn thể quần chúng và các tầng lớp dân cư tham gia Trong 5 năm (2000 — 2005), đã tạo việc làm cho 7,5 triệu lao động; các thành

Trang 37

phần kinh tế ngoài nhà nước thu hút gần 91% lực lượng lao động xã hội và tạo được 90% việc làm mới Nhờ sự ổn định của nền kinh tế do đó mà yêu cầu về nguồn lao động được đảm bảo, các thành phần kinh tế ngoài nhà nước thu hút gần 91% lực lượng lao động xã hội và tạo 90% việc làm mới “Năm 2005 thất nghiệp ở thành thị giảm xuống còn 5,3%; thời gian sử đụng lao động ở nông thôn đạt 80,6% Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 5,7 triệu người năm 2000 lên trên 10 triệu đồng năm 2005, tăng 12,1%/năm và chỉ số phát triển con người được tăng lên”[3, Tr 156] Xuất khẩu lao động và chuyên gia bằng 2,3 lần so với 5 năm trước Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 5,7 triệu đồng năm 2000 lên trên 10 triệu đồng năm 2005 Cơng tác xóa đói giảm nghèo được đây mạnh bằng nhiều hình thức, đã thu được nhiều

kết quả tốt thông qua việc trợ giúp điều kiện sản xuất, tạo việc làm, cải thiện

kết cấu hạ tầng, nhà ở, tạo cơ hội cho người nghẻo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, tăng thu nhập, cải thiện đời sống: động viên các ngành, các cấp, các đoàn thể quần chúng và các tầng lớp dân cư tham gia Đến cuối năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo còn 7%

Bên cạnh đó, cơng tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng Một số địch bệnh mới như dịch viêm phổi cấp (SARS) được ngăn

chặn, khắc phục nhanh Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở được củng cố và

phát triển Chế độ khám, chữa bệnh cho người nghèo, khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi đang được triển khai thực hiện Tuổi thọ bình quân của dân số nước ta từ 67,8 tuổi vào năm 2000 đã tăng lên 71,5 vào năm 2005

Hoạt động văn hóa, thơng tin phát triển đa dạng hơn, góp phần vào nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân, làm tăng hiệu quả công tác giáo dục, chính trị, tư tưởng, phát triển phố biến pháp luật; phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở phát triển sâu rộng hơn Hoạt động thê dục, thê thao tiếp tục phát triển theo chiêu rộng và có bước nâng cao Việc chăm sóc người có cơng với cách

Trang 38

mạng và trợ giúp người có đời sống khó khăn được duy trì và mở rộng Đi đôi với mở rộng diện tích được hưởng chính sách trợ giúp của Nhà nước, phong trào “đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn”, đã được các ngành, các cấp tô chức, triển khai kịp thời, có hiệu quả và huy động được sự tham gia của đông đảo nhân dân Cơng tác phịng chống tệ nạn xã hội được đây mạnh hơn

*Công tác thực hành tiết kiệm, chống tham ơ, lãng phí được tăng cường và đảm bảo

Đảng và nhà nước luôn luôn bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, quy định

về quản lý kinh tế - tài chính, quản lý tài sản công, ngân sách nhà nước, các quỹ do nhân dân đóng góp và do nước ngồi viện trợ Đẩy mạnh công tác hành chính; thực hiện cơ chế giám sát của nhân dân, thông qua các đại diện trực tiếp và gián tiếp, đối với đảng viên, công chức, cơ quan, đơn vị Bảo đảm công khai, minh bạch các hoạt động kinh tế, tài chính trong các cơ quan hành chính, đơn vị cung ứng dịch vụ và doanh nghiệp nhà nước Khân trương và

nghiêm chỉnh thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết

kiệm, chống lãng phí Xử lý kiên quyết, kịp thời, công khai những người tham nhũng, bất kể chức vụ nào, đương chức hay nghi hưu, tịch thu, sung công tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng; những người bao che cho tham nhũng, cố tình ngăn cản việc chống tham nhũng hoặc lợi dụng việc tố cáo tham nhũng để vu khống, làm hại người khác, gây mắt đoàn kết nội bộ Có cơ chế khuyến khích và bảo vệ những người tích cực đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực Biểu dương và nhân rộng những gương cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư

Hồn thiện cơ chế dân chủ, thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; phát huy

vai trò của cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân đân trong việc giám sát cán bộ, công chức và cơ quan công quyền, phát hiện, đấu tranh với các hiện tượng tham nhũng Đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng Các cấp ủy và tô chức đảng, các cơ quan nhà

Trang 39

nước, các đoàn thể nhân dân, cán bộ lãnh đạo, trước hết là cán bộ cấp cao,

phải trực tiếp tham gia và đi đầu trong việc phòng, chống tham nhũng, lãng phí

2.1.1.2 Những mặt hạn chế, yếu kém cần khắc phục

*Chất lượng phát triển kinh tế - xã hội và năng lực cạnh tranh của nên

kinh tế còn kém

“Tốc độ tăng trưởng kinh tế 5 năm (2000 — 2005) qua vẫn thấp hơn so với khả năng và thấp hơn nhiều nước trong khu vực ở thời kỳ đầu cơng nghiệp hóa Quy mơ nền kinh tế còn nhỏ, thu nhập bình quân đầu người thấp Tăng trưởng kinh tế chủ yếu đựa vào các nhân tố phát triển theo chiều rộng và những ngành và sản phẩm truyền thống, công nghệ thấp, tiêu hao vật chất cao, sử đụng nhiều tài nguyên, vốn và lao động”[3, Tr 162 — 163] Năng suất lao động tăng chậm và còn thấp so với nhiều nước trong khu vực Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn kém, chi phí kinh đoanh cao, chất lượng và hiệu quả còn thấp Chưa thực hiện tốt việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công băng xã hội Môi trường ở nhiều nơi bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống Nguồn lực của đất nước chưa được sử dụng có hiệu quá cao, tài nguyên, đất đai và các nguồn vốn của Nhà nước cịn bị lãng phí, thất thoát nghiêm trọng Các nguồn lực trong dân còn nhiều tiềm năng chưa được phát huy Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, mặc dù có tốc độ tăng cao trong những năm ngần đây, nhưng tỷ trọng dịch vụ trong GDP còn thấp, các loại dịch vụ cao cấp, có giá trị tăng thêm lớn chưa phát triển mạnh

Trong nông nghiệp, sản xuất chưa gắn kết chặt chẽ và có hiệu quả cao

với thị trường; việc đưa tiến bộ khoa học vào trong sản xuất cịn chậm; cơng

nghiệp hóa hiện đại hóa cơng nghiệp nơng thơn cịn lúng túng

Trang 40

Trong cơng nghiệp, ít sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ và tri thức cao; công nghiệp công nghệ cao phát triển chậm

Trong cơ cấu kinh tế, các vùng kinh tế trọng điểm chưa phát huy được các thế mạnh để đi nhanh hơn vảo cơ cấu kinh tế hiện đại Các thành phần kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng Kinh tế tư nhân chưa được tạo đủ điều kiện thuận lợi để phát triển, quy mơ cịn nhỏ, sức cạnh tranh còn yếu và chưa được quản lý tốt Kinh tế tập thể kém hấp dẫn và phát triển chậm, con nhiều lúng túng Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, việc thu hút đầu tư nước ngồi cịn kém so với một số nước trong khu vực

*Két cầu hạ tầng kinh tế phát triển chậm, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu câu phát triển, hạn chế sự phát triển kinh tế - xã hội

“Tuy đã cố gắng đầu tư, song kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội vẫn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu, hạn chế sự phát triển kinh tế - xã hội Hệ thống đường bộ chưa hoàn chỉnh, chất lượng thấp, nhiều nơi còn bị tắc nghẽn; chưa đảm bảo giao thông được thông suốt trong mùa mưa ở các khu vực thường gập lụt và miên núi Hệ thống cảng biển, đường sắt, hang khơng cịn bất cập về năng lực vận chuyền, khả năng kho bãi, về thông tin, quan ly; chi phi dich vụ vận tải còn cao”[3, Tr 166 — 167] Hệ thống thủy lợi chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp và nông thơn Các cơng trình thủy lợi tập trung nhiều cho sản xuất lúa, chưa phục vụ tốt cho phát triển cây công nghiệp và nuôi trồng thủy sán.Hệ thống điện vẫn chưa đáp ứng được yêu

cầu cả về nguồn điện, lưới điện và chất lượng; tỉ lệ tốn thất còn cao Một số

cơng trình thủy điện khơng hồn thành đúng kế hoạch, gây thiếu điện trong thời gian cao điểm và có hạn hán nghiêm trọng Hạ tầng bưu chính viễn thông thiếu đồng bộ; chất lượng dịch vụ còn thấp; giá dịch vụ cao; hoạt động bưu chính - viễn thông ở vùng sâu, vùng xa chưa đáp ứng yêu cầu

Ngày đăng: 01/10/2014, 10:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w