1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người và vận dụng nó ở nước ta trong điều kiện hiện nay

114 1,2K 6
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 4,51 MB

Nội dung

MỤC LỤC Mở đầu Chương I: Bối cảnh lịch sử, quá trình hình thành, phát triển và những đặc điểm nổi bật của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TỔNG QUAN

ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ NĂM 2003

TƯ TƯỞNG HỮ PHÍ MINH VỀ QUYỀN C0N NGƯỜI

VÀ VẬN DỤNG NÓ Ứ NƯỚC TA TR0NG BIỀU KIỆN HIỆN NAY

Co quan chi tri Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng

Chủ nhiệm đề tài: TS Phạm Ngọc Anh

Thư ký để tài: ThS Ly Thị Bích Hồng

HA NOI - 2004

5OOL-Te

ALL M104

Trang 2

MỤC LỤC

Mở đầu

Chương I: Bối cảnh lịch sử, quá trình hình thành, phát triển

và những đặc điểm nổi bật của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người

Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền

con người

Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về

quyền con người

Những đặc điểm nổi bật của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền

COn người

Chương 2: Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về

quyên con người Phê phán, tố cáo thực trạng vi phạm quyền con người ở các

nước thuộc địa

Quan điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về quyền dân sự - chính trị

Quan điểm của Hồ Chí Minh về các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội

Quan điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về quyền tự do tín ngưỡng

tôn giáo

Quan điểm sáng tạo độc đáo của Hồ Chí Minh về quyền của

phụ nữ

Quan điểm của Hồ Chí Minh về quyền của các dân tộc thiểu số

trong cộng đồng dân tộc Việt Nam

Quan điểm của Hồ Chí Minh vẻ quyển của trẻ em và vấn đề

bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em

Về các điều kiện đảm bảo thực hiện quyền con người theo tư

Trang 3

Chương 3: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con

người trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay Quyền con người ở nước ta hiện nay - Thực trạng và các vấn đề

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay trên thế giới, trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế,

vấn đề quyển con người được gắn với vấn để phát triển bền vững, trở thành một chủ đề lý luận cơ bản, hết sức bức thiết Việc giải quyết vấn để quyền con

người theo các loại lý thuyết khác nhau, không phải bao giờ cũng có sự thống nhất, mặc dù mục đích đặt ra là vươn tới tìm kiếm một mô hình xã hội phát

triển tự giác - mô hình có sự quản lý, điều tiết, dựa trên tri thức khoa học và chủ nghĩa nhân văn Nghiên cứu quyển con người mang tính tổng hợp các tri thức triết học, kinh tế học, luật học, xã hội học nhằm phát hiện ra quy luật

đảm bảo thực hiện quyển con người một cách triệt để Quá trình vận động tất yếu lịch sử và xu thế giải quyết vấn đề quyền con người cho thấy: các giá trị làm người, các quyền cơ bản của con người được bảo đảm và thực hiện đến

cùng trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội hiện thực và chế độ cộng sản tương lai, khi mà "Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự

do của tất cả mọi người" Nghiên cứu quyển con người gắn chặt với việc khẳng định tính tất yếu thắng lợi của CNXH, con đường hợp lý, hợp quy luật

đi lên CNXH của các dân tộc

Ở Việt Nam, trong mọi giai đoạn cách mạng, con người bao giờ cũng

được đặt ở vị trí trung tâm Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt chú ý bảo

đảm thực hiện các quyền con người trên tất cả các lĩnh vực một cách thực tế

và đây là một thành tựu nổi bật, khẳng định ưu thế của chế độ xã hội mới

Trong quá trình đổi mới toàn diện đất nước, các quyền con người được mở rộng, có thêm những tiểm lực mới để bảo đắm và thực hiện Quyền con người không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực phát triển đất nước Chính vì vậy, việc Đảng và Chính phủ Việt Nam đặt con người vào vị trí trung tâm trong các

chính sách phát triển, đã xác lập các tiền để vững chấc thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện các quyền con người, bao gồm các quyền dân sự, chính

trị, kinh tế, xã hội, văn hóa Tuy còn một số khó khăn do điều kiện khách quan chi phối, những thành tựu của Việt Nam trong việc giải quyết vấn để quyền con người là không thể phủ nhận Thế nhưng, thời gian gần đây đã xuất hiện một số

quan điểm xuyên tạc thực rạng vấn đề quyền con người ở Việt Nam nhằm lợi

Trang 5

dụng nó để can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước, phá hoại sự ổn định

phát triển xã hội Nghiên cứu vấn đẻ quyền con người trên thực tế vừa khẳng

định các thành tựu đã đạt được, phát hiện các khía cạnh mới nảy sinh, vừa phê

phán các quan điểm sai trái có liên quan đến nhân quyền nằm trong chiến lược

"diễn biến hòa bình" của chủ nghĩa đế quốc

Quan niệm về quyền con người và giải quyết vấn đề nhân quyền ở Việt Nam được rọi sáng bởi các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Từ truyền thống dân tộc, đặc điểm thời đại, con người

hiện thực, Hồ Chí Minh là một trong những người Việt Nam đầu tiên để cập đến khái niệm nhân quyền và dùng khái niệm nhân quyền trong các lập luận đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, bảo vệ, bênh vực nhân quyền của các dân tộc thuộc địa Đồng thời, Hồ Chí Minh đã giành lại ngọn cờ dân chủ nhân quyền từ chủ nghĩa thực dân, xem những quyền đó là lý tưởng của chế độ xã

hội, là bản chất của Nhà nước ta Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền

con người là nghiên cứu một trong những nội dưng có ý nghĩa dân tộc và thời

đại của hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm khẳng định giá trị lâu bền và tính phổ biến của nó trong quá trình phát triển liên tục của nền văn minh nhân

loại hiện đại Vì thế, đây là một hướng nghiên cứu lý luận cơ bản, phục vụ trực

tiếp cho việc cụ thể hóa con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, động lực thúc đẩy

quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Xuất phát từ nhu cầu lý luận

và thực tiễn vừa nêu, chúng tôi chọn "Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con

người và vận dụng nó ở nước ta trong điều kiện hiện nay" làm đề tài nghiên

cứu khoa học cấp bộ năm 2003

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người được thừa nhận

và rất được các nhà lý luận trên thế giới, trong nước quan tâm

Trên phạm vị quốc tế, vào những năm 60, 70 thế kỷ XX, một số nhà sử

học, nhà báo đã đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người Nhà sử học Singô Sibata (Nhật Bản) trong tác phẩm "Hồ Chí Minh - nhà tư tưởng" và nhà báo Mỹ Harrison Salisburi đã chỉ rõ "triết lý nhân quyền Hồ Chí Minh" Giá trị tư tưởng nhân quyền Hồ Chí Minh được chính thức thừa nhận trong Nghị quyết của UNESCO nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người, xem tư tưởng

đó "là hiện thân khát vọng của các dân tộc trong việc bảo vệ bản sắc dân tộc của mình và thúc đẩy cho sự hiểu biết lẫn nhau" Tại Hội thảo khoa học quốc

Trang 6

tế kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/1990)

có 6 báo cáo, trong đó có báo cáo của nhà sử học Mỹ J-Xpenxơn, đã xem xét

các khía cạnh cụ thể của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyển con người Các nhà nghiên cứu này thường gắn tư tưởng nhân quyền Hồ Chí Minh với tư tưởng chính trị và chủ nghĩa nhân văn cao cả của Người

Ở trong nước, từ năm 1990 lại đây, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người đã được một số nhà nghiên cứu chú ý, thể hiện ở 3 loại sản phẩm

Trước hết, dưới dạng các để tài khoa học các cấp Trong đề tài khoa

học cấp nhà nước KX.02-13 do TS Nguyễn Đình Lộc làm chủ nhiệm có giành một phần đề cập đến quan điểm Hồ Chí Minh về quyền con người gắn với tư tưởng về nhà nước pháp quyền Ở Học viện CTQG Hồ Chí Minh, năm 1998 có

đề tài tiềm lực "Tw tưởng Hà Chí Minh về quyển con người" do TS Cao Đức

Thái làm chủ nhiệm và cơ quan chủ trì là Trung tâm Nghiên cứu Quyển con

người Đề tài này bao gồm 12 bài viết rêng lẻ để cập đến phương thức tiếp cận, quyền dân sự chính trị, vấn để quyền con người trong "Tuyên ngôn độc

lập, " "Nhật ký trong tù” thuộc tư tưởng nhân quyền Hồ Chí Minh Các bài

viết chỉ mới dừng lại ở mức độ nêu vấn để chứ chưa có tính hệ thống, nhiều nội dung đặc biệt là quá trình hình thành, phát triển và ý nghĩa của tư tưởng

Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay chưa được đề cập đến

Một số cuốn sách có để cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con

người, đáng chú ý là 3 cuốn sách sau đây: Ngô Bá Thành: "Tw tưởng của Chủ lịch Hồ Chí Minh về quyển dân tộc, quyền con người trong Tuyên ngôn độc lập 1945 và những đóng góp của công pháp quốc tế hiện đại", Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội, 1996; Vũ Ngọc Khánh: "Minh triết Hồ Chí Minh", Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 1999; Vũ Đình Hòe: "Pháp quyên nhân nghĩa Hỗ

Chí Minh", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000

Trên một số tạp chí chuyên ngành đã đăng tải LŠ bài viết của nhiều tác

giả về tư tưởng nhân quyền Hồ Chí Minh Có thể kể đến một số bài viết tiêu biểu sau đây: Đỗ Long: "Tìm hiểu tư tưởng Hô Chí Minh về quyên con người, quyền công dân", Tạp chí Nghiên cứu !ý luận, số 3/1994; Nghiêm Đình Vì -

Lê Kim Hải: "Tuyên ngôn độc lập và vấn để quyền con người”, Tạp chí Cộng sản, số 5/1993; Nguyễn Khắc Mai: "Một vài suy nghĩ về quyên con người

trong tứ tưởng Hồ Chí Minh", Tạp chí Thông tin lý luận, số 9/1993; Hoang

Văn Hảo: "Tự tưởng Hồ Chí Minh về quyên con người", Tạp chí Lý luận chính

Trang 7

trị, số 11/2001; Hoàng Văn Hảo - Hoàng Văn Nghĩa: "Tìm hiểu cách tiếp cận

của Hồ Chí Minh về quyền con người, quyển công dân" Tạp chí Nghiên cứu

lý luận, số 6/1999; Lê Minh Thông: "Hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo đảm quyên con người ở nước ta theo tư tưởng Hồ Chí Minh", Tạp chí Nhà nước -

pháp luật, số 8- 2000 Ngoài ra, trên báo "Pháp luật”, "Quân đội nhân dân”,

"Nhân dân"có một số bài viết ngắn về tư tưởng nhân quyền Hồ Chí Minh

Nhìn chung, các công trình khoa học trên nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí

Minh về quyền con người, theo các phương diện

Mội là, khẳng định vị trí tư tưởng về quyền con người trong hệ thống

tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung

Hai là, tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người từ quyển

dân tộc tự quyết, độc lập dân tộc, chủ yếu thể hiện trong "Tuyên ngôn độc lập"

Ba là, đã bước đầu đề cập đến quyền dân sự-chính trị, quyền tự do tín ngưỡng, quyền trẻ em trong nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người

Các nội dung sau đây có liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về

quyền con người ít hoặc chưa được đặt ra nghiên cứu thấu đáo

- Nguồn gốc lý luận và cơ sở thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người

- Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền

đó lên thành một lý thuyết riêng về quyền con người ở Việt Nam

Chính vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng đề tài và hướng nghiên cứu mà chúng

tôi lựa chọn sẽ không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định và làm rõ sự hình thành và các giai đoạn phát triển tư tưởng

Hồ Chí Minh về quyền con người

Trang 8

- Nghiên cứu một cách hệ thống nội dung, đồng thời phát hiện những

luận điểm sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người

~- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí

Minh vào việc đảm bảo và thực hiện các quyền cơ bản của con người ở nước

ta trong điều kiện hiện nay

4 Phương pháp nghiên cứu

Để tài sử dụng các cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về

quyền con người, quyền công dân và khả năng hiện thực hóa chúng trong tiến trình lịch sử; chú ý sử dụng các phương pháp lịch sử và lôgíc, kết hợp lôgíc với lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp văn bản học, quán triệt

nguyên tắc gắn lý luận với thực tiễn

5, Phạm vi nghiên cứu của đề tai

Với mục tiêu nghiên cứu đã xác định trên, phạm vị của để tài này chỉ nghiên cứu những quan điểm cơ bản nhất làm thành nội dung tư tưởng Hồ Chí

Minh về quyển con người Những quan điểm đó được hình thành và thể hiện

trong các bài viết từ năm 1919 đến năm 1969

Trong khảo sát thực tiễn, để tài chỉ chọn một số tỉnh ở ba miền đất nước, trong mỗi tỉnh cũng chỉ có điều kiện chọn một số huyện, xã có tính chất tiêu biểu

6 Tình hình thực hiện đề tài

- Ngày 27 tháng 5 năm 2003, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia

Hồ Chí Minh đã ra Quyết định số 149-2003/QĐ-HVCTQG triển khai nghiên

cứu đề tài khoa học cấp bộ: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người và vận dụng nó ở nước ta trong điều kiện hiện nay" Trong quyết định đó đã

nêu rõ: Để tài này do TS Phạm Ngọc Anh làm chủ nhiệm và cơ quan chủ trì

là Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

- Thực hiện quyết định trên của Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia

Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 6 năm 2003, Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học đã

ký với chủ nhiệm đề tài Hợp đồng triển khai nghiên cứu đề tài trong 12 tháng ( từ tháng 6-2003 đến tháng 6-2004 - Hợp đồng số 03-2003/HĐ-QLKH).

Trang 9

- Chủ nhiệm đẻ tài đã hình thành nhóm nghiên cứu và các cộng tác viên Trước hết, chủ nhiệm đề tài đã mời đồng chí Th§ Lý Thị Bích Hồng, cán

bộ Viện Hồ Chí Minh làm thư ký để tài Chủ nhiệm để tài đã mời các nhà

khoa học trong và ngoài Viện Hồ Chí Minh tham gia nghiên cứu đề tài

- Chủ nhiệm đề tài đã tổ chức trao đổi, tọa đàm với cộng tác viên khoa học về đề cương tổng thể của để tài, để cương chỉ tiết của các cộng tác viên Sau khi thống nhất các nội dung chính, chủ nhiệm để tài đã tổ chức ký hợp đồng trực tiếp với từng cộng tác viên theo từng mảng vấn đề cụ thể Ngoài ra, trong tháng 4-2004, chủ nhiệm để tài đã thống kê những vấn để khó, có tính

chất then chốt trong các nội dung mà các cộng tác viên đặt ra, tổ chức tọa

đàm, xin ý kiến và trao đổi với 12 nhà khoa học chuyên ngành am hiểu sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng về quyển con người nói riêng

Các cuộc tọa đàm này được chủ nhiệm đề tài tập hợp lại thành một tập tài liệu riêng, phục vụ trực tiếp cho việc biên tập ký yếu, xây dựng để cương và viết

tổng quan đề tài

- Trong quá trình thực hiện đẻ tài này, chủ nhiệm để tài tổ chức tập

hợp tài liệu và khảo sát thực tế

Về thu thập tài liệu: Đề tài xây dựng được ba loại cơ sở dit liệu bám sát từng chuyên để được xác định trong đề cương tổng thể, đó là: các tác phẩm kinh điển, các bài nói, bài phát biểu của Hồ Chí Minh; tư liệu về giải quyết

vấn để quyển con người ở Việt Nam từ nam 1986 dén nay; những tài liệu

nghiên cứu trực tiếp các quan điểm về quyền con người của Hồ Chí Minh của các tác giả trong và ngoài nước Các tài liệu đã tập hợp đều được chủ nhiệm

cung cấp cho từng cộng tác viên khi triển khai thực hiện các chuyên mục đã

ký hợp đồng

Về khảo sát, nghiên cứu thực tế: Chủ nhiệm, thư ký dé tai va một số cộng tác viện đã đi khảo sát tình hình thực hiện quyền con người ở một số địa phương Các địa bàn sau đây được lựa chọn để khảo sát thực tế: An Giang, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh, Thái Bình, Hải Phòng, Hà Nội

- Đến hết tháng 4-2004, chủ nhiệm đề tài đã thu được các chuyên đề

để ký hợp đồng với các cộng tác viên Một số chuyên để được chủ nhiệm đề

tài cho sửa chữa lại, vì không thực hiện đúng các nội dung đã ký kết trong hợp

đồng Từ tháng 5-2004, chủ nhiệm đề tài hoàn thiện các sản phẩm cuối cùng.

Trang 10

- Sản phẩm của đề tài gồm có hai sản phẩm chủ yếu:

Một là, bản kỷ yếu tập hợp các bài nghiên cứu của nhóm để tài (các

bài viết này được chủ nhiệm đề tài biên tập lại theo đúng mục đích đã đặt ra)

Hai là, báo cáo tổng quan và báo cáo tóm tất của đề tài

Ngoài hai sản phẩm chủ yếu trên, còn có một số sản phẩm khác: các

tập tư liệu được sưu tập, biên soạn theo chuyên để liên quan đến đề tài nghiên cứu; hồ sơ các cuộc tọa đàm khoa học

- Trong quá trình thực hiện để tài, chủ nhiệm đã thực hiện đúng yêu cầu về mặt quản lý: Bám sát tiến độ, báo cáo định kỳ công việc triển khai cho người theo dõi do Vụ Quản lý khoa học cử ra

Thu, chỉ tài chính của dé tài được thực hiện hợp lý, theo đúng quy định

hiện hành; chi đúng người, đúng việc, có đây đủ chứng từ, hóa đơn thanh toán;

quyết toán theo định kỳ như quy định của Giám đốc Học viện Chính trị Quốc

gia Hồ Chí Minh.

Trang 11

Chương ï

BOI CẢNH LỊCH SỬ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIEN

VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

VỀ QUYỀN CON NGƯỜI

1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ QUYỀN CON NGƯỜI

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người không phải xuất phát từ mong muốn chủ quan của dân tộc Việt Nam, mà là sản phẩm tất yếu của cách

mạng Việt Nam và của thời đại Tư tưởng của Người được hình thành trong những bối cảnh lịch sử cụ thể của quê hương, gia đình, dân tộc và thời đại

1.1 Bối cảnh xã hội Việt Nam cuéi thé ky XIX dau thé ky XX

Chỉ ba năm sau khi triéu đình Huế ký hiệp ước dâng toàn bộ nước ta

cho Pháp (6/6/1884), ngày 17/10/1887, Pháp thành lập Liên bang Đông

Dương và chế độ toàn quyền Đông Dương tập trung đối phó với phong trào

đấu tranh vũ trang của nhân dân ta, nên sau khi căn bản đập tất phong trào

Can Vương, thực đân Pháp bắt tay vào tiến hành khai thác thuộc địa”

Đầu thế kỷ XX, dưới ảnh hưởng của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam đã có sự phân hóa và cùng với quá trình bóc lột của thực dân, phong kiến thì sự phân hóa đó ngày càng sâu sắc Cùng với các giai

cấp cũ trong lòng xã hội phong kiến độc lập như giai cấp địa chủ phong kiến,

giai cấp nông dân, một số giai cấp mới đã ra đời như giai cấp công nhân, giai

cấp tư sản dân tộc và tiểu tư sản Đó là những điều kiện vật chất bên trong của

xã hội thuộc địa Việt Nam Còn ảnh hưởng bên ngoài là các trào lưu tư tưởng

tư sản từ phương Tây dội vào qua hai con đường Trung Quốc và Nhật Bản

Những cuộc vận động cải cách và cách mạng cùng các "tân thư", "tân văn”

vào Việt Nam gắn liền với tên tuổi của Khang Hữu Vị, Lương Khải Siêu, bác

sĩ Tôn Dật Tiên (Tôn Trung Sơn) Tư tưởng cách mạng của giai cấp tư sản

Pháp trong thời kỳ đang phát triển tiến bộ với các gương mặt tiêu biểu như

Rút-xô (Rausseau), Méng-te-xki-o (Montesquieu), Von-te (Vontaire) Nhiing

khẩu hiệu tự do, bình đẳng, bác ái của cách mạng Pháp 1789 cũng từng bước thâm nhập vào nước ta

(1) Cuộc khai thác thuộc địa lần ï (1897 - 1914) và lần II (1919 - 1929).

Trang 12

Phác thảo bức tranh xã hội Việt Nam thuộc địa từ đó rút ra một số nét

tiêu biểu của bối cảnh lịch sử để thấy rõ hơn sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người:

Một là, xã hội Việt Nam thuộc địa xuất hiện hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa thực dân Pháp cùng phong kiến tay sai với toàn thể dân tộc

Việt Nam Đây đồng thời là mâu thuẫn chủ yếu Và mâu thuẫn giữa toàn thể

nhân dân Việt Nam, mà chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến Hai mâu thuẫn này có mối quan hệ khăng khít với nhau Bởi vì sự câu kết giữa

đế quốc và phong kiến là đặc trưng của chế độ thuộc địa Thực dân Pháp

muốn bóc lột nhân dân phải dựa vào giai cấp địa chủ phong kiến Giai cấp địa

chủ phong kiến muốn bóc lột nhân dân phải dựa vào thực dan Pháp Bản chất

sâu xa của hai mâu thuẫn này là vì nước Việt Nam, dưới ách thống trị của thực

dân Pháp và phong kiến tay sai, mất độc lập; dân tộc Việt Nam không có hạnh phúc, tự do; nông dân Việt Nam không có ruộng đất Nói cách khác, con người và đân tộc Việt Nam như sống đưới địa ngục Họ bị tước hết mọi quyền

về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục Nỗi nhục lớn nhất của nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ là mất nước, mất mọi quyền về chủng tộc, màu da, giới tính,

ngôn ngữ, tôn giáo, luật pháp, thậm chí cả chủ quyền và nhân phẩm

Hai là, một trong những nét độc đáo của bối cảnh lịch sử đã nêu ở trên

là nhiều gương mặt triết học tiêu biểu của "thế kỷ ánh sáng" như Môngtexkiơ

(1689-1755), Vônte (1694 - 1778), Ruxô (1712 - 1778) đã in dấu ấn của mình

vào tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người Chắt lọc tư tưởng của các nhà

khai sáng, Hồ Chí Minh thường lên án cái gọi là "công lý” của nhà nước tư sản

Ba là, mâu thuẫn bao trùm lên xã hội thuộc địa Việt Nam là mâu thuẫn dân tộc Bối cảnh lịch sử này tất yếu dẫn tới các phong trào đấu tranh như đã

nêu Các phong trào đó từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX do các sĩ phu phong kiến tư sản hóa, nghĩa là tiếp thu tư tưởng tư sản từ bên ngoài dội vào Nhưng điều cần nói ở đây là sự xuất hiện và tồn tại tuy không dài của các loại

hình phong trào theo khuynh hướng tư sản, là một minh chứng cho sự khát

khao độc lập, tự do và quyền con người Thực tiến đó là đòi hỏi cấp bách và

yêu cầu bức xúc cần được giải đáp Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước, cứu dân và đến với chủ nghĩa Mác-Lênin là xuất phát từ thực tiễn đó

Một bối cảnh lịch sử không chỉ có giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức đòi quyển sống mà cả dân tộc, mọi con dân nước Việt, con Lạc

Trang 13

cháu Hồng, con Rồng cháu Tiên, chỉ trừ một bộ phận cam tâm ôm chân đế

quốc, làm tay sai cho giặc

1.2 Quê hương và gia đình

Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, nguồn gốc nông dân lao động Từ cụ Nguyễn Sinh Vượng (Nguyễn Sinh Nhậm), bà Hà Thị

Hy - ông bà nội Hồ Chí Minh; cụ Hoàng Đường, cụ Nguyễn Thị Kép - ông bà

ngoại Hồ Chí Minh, đến ông Nguyễn Sinh Sắc, bà Hoàng Thị Loan - Thân phụ

và thân mẫu Hồ Chí Minh và các chị, các anh của Người đều là người lao

động Gia đình Hồ Chí Minh là một gia đình văn hóa và yêu nước Mọi thành viên trong gia đình đều thấu hiểu cuộc sống vất vả của người dân dưới chế độ thực dân - phong kiến Hiếu học, trọng tình, trọng nghĩa, khinh tài, quý trọng những giá trị văn hóa, đạo đức của quê hương, dân tộc, đó là những đặc trưng

tiêu biểu của các thành viên và gia đình Hồ Chí Minh

Từ tuổi thiếu niên, Hồ Chí Minh đã sớm nhận được sự quan tâm dạy bảo, giáo dục của ông bà, cha mẹ, anh chị, những thầy giáo, người lớn tuổi trong

làng Họ là những người tâm huyết, yêu nước, thương dân, mong muốn con

em mình làm được những gì ích nước, lợi dân Một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất tới việc hình thành nhân cách, lòng yêu nước, thương dân của

Hồ Chí Minh là thân phụ của Người

Những trình bày vắn tắt về gia đình, đặc biệt là ảnh hưởng của người cha thân yêu tới Hồ Chí Minh cho thấy rõ thêm hoàn cảnh gia đình đã có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, trong đó có

tư tưởng của Người về quyền con người

Quê hương Hồ Chí Minh, hẹp là làng Kim Liên, rộng là Nam Đàn, rộng

hơn nữa là Nghệ An là những nơi có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm,

hiếu học, trọng đạo lý Kim Liên là vùng đói khổ nhất của huyện Nam Đàn,

nhưng có những người tiêu biểu như Vương Thúc Mậu phất cờ Cần Vương,

lập đội Chung nghĩa binh Kim Liên cũng là "đất văn vật, chốn thi thu"

Quê hương ở đây còn phải kể tới sự tác động của những vùng đất xung quanh, những nơi Bác được đi theo cha Đó là Hà Tĩnh mà dư âm cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng - cuộc khởi nghĩa lớn nhất trong phong trào Cần

Vương - không bao giờ nguội tắt trong tâm trí Bác Cũng phải kể tới Huế -

"quê hương thứ hai" của Người Ở những mánh đất Bác sinh ra, lớn lên sống

tuổi thiếu niên, Người đều chứng kiến tỉnh thần yêu nước và ý chí quật khởi

Trang 14

của đồng bào trước sự đàn áp, bóc lột dã man, thái độ ngạo mạn của bọn thực

đân và sự ươn hèn, bạc nhược của quan lại Nam triều

1.3 Bối cảnh thời đại

Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của dân tộc và thời đại Từ những

trăn trở, suy ngẫm và đau xót khi còn ở trong nước, Hồ Chí Minh đã quyết

định xuất đương nghiên cứu nền văn minh Pháp và phương Tây, tìm xem những gì ẩn đằng sau các khái niêm tự do, bình đẳng, bác ái, xem người ta làm như thế nào rồi trở về giúp đồng bào

Ở thời điểm tháng 6/1911, tất nhiên Hồ Chí Minh chưa thể biết con đường mình chọn Nhưng chắc chắn là không đi theo con đường của Phan Bội

Châu và làm theo cách của những người đi trước Người cũng không chấp nhận kiểu đề nén con người, tước đoạt quyền tự do, dân chủ, quyền làm người của chế độ thực dân phong kiến

Thập kỷ đầu của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh tập trung tìm tòi, nghiên

cứu ở các nước thuộc địa và các nước tư bản Đây là thời kỳ chủ nghĩa tư bản

tự do cạnh tranh đã chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc Một mâu thuẫn

cơ bản mới xuất hiện, đó là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và các dân tộc

thuộc địa Chủ nghĩa đế quốc xuất hiện tập trung vào việc khai thác thuộc địa Ngay khi còn ở trong nước, Hồ Chí Minh đã chứng kiến hậu quả của cuộc khai

thác thuộc địa của Pháp ở Đông Dương Khảo sát các nước thuộc địa, Hồ Chí Minh càng thấy rõ bản chất đê tiện, xấu xa, mất hết nhân tính của chủ nghĩa

đế quốc, của bọn thực dân xâm chiếm thuộc địa Khát vọng giải thoát cho nhân dân các dân tộc thuộc địa càng nung nấu ý chí và quyết tâm của Người

Vốn tri thức phong phú từ môi trường giáo dục ở gia đình, quê hương, dân tộc và đặc biệt trong những tháng năm hoạt động ở nước ngoài đã giúp Hồ

Chí Minh có cơ sở so sánh, ngày càng nhận rõ đúng, sai, phải, trái Người rất

khách quan trong đánh giá các cuộc cách mạng tư sản Chẳng hạn Người coi cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789 là cuộc đại cách mạng; công nông, là gốc cách mạng; nhân dân can đảm không sợ hy sinh Nhưng đó là cách mạng tư bản, cách mạng không đến nơi, tiếng là cộng hòa và đân chủ, kỳ thực trong thì

nó tước đoạt công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa Cách mạng đã 4 lần

rồi, mà nay công nông Pháp hãy còn phải mưu cách mạng lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức Cách mạng An Nam nên nhớ những điều đó

Trang 15

Như vậy, dù các nước tư bản có trình độ khoa học kỹ thuật cao và những giá trị văn hóa phương Tây làm phong phú thêm tư tưởng Hồ Chí Minh,

thì muốn giải phóng con người triệt để và thật sự cũng không thể đi theo con đường của các nước tư bản

Cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 bùng nổ và thắng lợi là

một biến cố lớn của lịch sử thế giới, mở ra một thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới Với một vốn sống thực tiễn và tích lũy học vấn trước đó, Hồ Chí Minh có điều kiện để phân tích cuộc cách mạng Tháng Mười Và như sau này Người kể lại ảnh hưởng to lớn của cuộc cách mạng đó đối với các dân tộc thuộc địa giống như người đi

đường đang khát mà có nước uống, đang đói mà có cơm ăn Người dần dan

định hình con đường mà dân tộc Việt Nam đi là con đường của Cách mạng Tháng Mười Nga

Trong thời gian đó, Quốc tế thé [I duoc thành lập (3/1919) Mấy

tháng trước đó (khoảng đầu năm 1919), Hồ Chí Minh đã vào Đảng Xã hội

Pháp Đây là bối cảnh quốc tế thuận lợi để Người có điều kiện gần gũi và hoạt

động với các nhà chính trị, văn hóa nổi tiếng của Pháp Những bối cảnh quốc

tế đồn dập đó là môi trường chính trị, văn hóa vô cùng thuận lợi để Hồ Chí Minh có thể đến với chân lý của thời đại Giáo trình Tw tưởng Hồ Chí Minh

của Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn

khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã có một nhận xét đúng đắn rằng: "Từ nhận thức về quan hệ áp bức dân tộc, Anh đã ởi tới nhận thức về quan hệ áp bức giai cấp, từ quyển của các dân tộc, Anh đã ởi tới quyển cua

con người, trước hết là của những người lao động; từ xác định rõ kể 0n là chủ

nghĩa đế quốc, Anh cũng đã thấy được bạn đồng minh là nhân dân lao động ở

các chính quốc và thuộc địa "0,

Và cuối cùng Hồ Chí Minh đã tìm ra lý luận đúng đắn, cách mạng,

khoa học; tìm ra con đường chân chính cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Đó

là chủ nghĩa Lênin từ Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân lộc và vấn đề thuộc địa đăng trên báo LHumanité (7/1920) Từ đây, Người cũng có một nhận thức đúng đắn, đầy đủ về quyền con người

Trong quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài đó, Hồ Chí Minh luôn luôn có ý thức đặt sự nghiệp cách mạng Việt Nam trong bối cảnh và những sự

(1) Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003 tr 29

Trang 16

kiện lớn của thời đại Tuy nhiên, Người không lệ thuộc vào hoàn cảnh, ngược lại, có thể nói Hồ Chí Minh có một trí tuệ, tầm nhìn vượt thời đại Lý luận của Người chứa đựng "những lẽ phải không ai chối cãi được" Người khai thác

triệt để những vấn đẻ pháp lý quốc tế, những “tuyên ngôn" của các nước lớn tự

coi là văn minh, từ đó buộc kẻ thù và nhân đân tiến bộ thừa nhận và ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì quyền con người cũng như các vấn

đề khác Chẳng hạn trong Chương trình Việt minh (1941), Tuyên ngôn độc lập (1945), Hồ Chí Minh đã bàn tới những nội dung về quyển con người không ai chối cãi được Người nhắc lại những lời bất hủ trong bản Tuyên ngôn độc lập

1776 của nước Mỹ, bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng

Pháp năm 1791 Người nói tới những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn

Chỉ chừng ấy đã đủ để đến khi Liên hợp quốc được thành lập

(24/10/1945) và sau đó là Tuyên ngôn về quyền con người của Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10/12/1948 với 30 điều cho thấy tư tưởng Hồ

Chí Minh về quyển con người gắn rất chặt với những bối cảnh của thời đại,

nhưng những nội dung cơ bản mà Người nêu ra lại có trước khi Tuyên ngôn về

quyển con người của Liên hợp quốc được công bố

2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIEN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ

MINH VỀ QUYỀN CON NGƯỜI

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người có quá trình hình thành và phát triển, gắn với hoạt động thực tiễn phong phú và nghiên cứu thấu đáo lý luận của Hồ Chí Minh Về đại thể, ta có thể hình dung quá trình đó thành mấy

thời kỳ chính

2.1 Thời kỳ trước khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin: Nảy nở

những nhận thức ban đầu về quyền con người (1890 - 1920)

Khi Hồ Chí Minh sinh ra (1890), nước Việt Nam đã trở thành thuộc

địa của Pháp Dưới ách thống trị của thực dân, phong kiến, nhân dân Việt

Nam sống cuộc đời nô lệ Thời kỳ thơ ấu và tuổi thiếu niên, Hồ Chí Minh đã được tiếp thu nhiều bài ca, bài vè, điệu ru con mang nặng tình nghĩa nước non

và đạo lý làm người

Sau khi dập tất phong trào Cần Vuong (1885 - 1896), thực dân Pháp

tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) Đây chính là thời kỳ

Trang 17

Hồ Chí Minh chứng kiến cảnh sống lao đao, khốn khổ bởi thuế khóa, phu

phen, tạp dịch

Sau một thời gian ngắn học ở Huế, đến Sài Gòn, ngày 5/6/1911, Hồ

Chí Minh nhận làm phụ bếp dưới tàu buôn Đô đốc Latútsơ Torêvilơ, thuộc hãng Sácgiơ Réuyni của Pháp Từ đó Người đi tới nhiều nước thuộc địa, phụ thuộc, các nước tư bản, trước hết là sang Pháp

Cuộc hành trình đài ngày đem lại cho Hồ Chí Minh nhiều suy nghĩ,

mà một trong những suy nghĩ trước tiên xuất phát từ thực tiễn trên đất Pháp khi Người thấy những gái điếm đến làm tiền trên tàu là: "Tại sao người Pháp

không "khai hóa" đồng bào của họ trước khi đi "khai hóa" chúng ta"),

Khoảng giữa tháng cuối năm 1912, Hồ Chí Minh đến nước Mỹ Một năm sau, khoảng cuối năm 1913, Người rời Mỹ sang Anh Cho đến cuối năm

1917, từ Anh trở lại Pháp Đây là quãng thời gian quý hiếm để Hồ Chí Minh

vừa làm thuê để kiếm sống, vừa tìm hiểu đời sống của những người lao động ở

Mỹ, Anh Trong “Hồ Chí Minh - Biền niên tiểu sử” cho chúng ta biết khi tiếp

nhà báo Mỹ Đêvit Đenlinhgiơ (David Delingher), Người nói: "Khi trở về Mỹ, ông có thể nói rằng tôi đã đi ở cho người ta ở Brúclin với lương tháng 40 đô la, còn bây giờ làm Chủ tịch nước Việt Nam, tôi được lĩnh 44 đô la" “Tôi làm

việc không đến nỗi vất vả lắm và tôi dùng một số thời gian rảnh rỗi để học tập

và đi thăm những khu vực khác trong thành phố" Người còn nhắc đến chuyện

"đi xe điện ngầm tới thăm khu Haclem và rất xúc động trước điều kiện sống

của người da đen ở đây "G),

Trong số các nhà sử học nước ngoài có bà J.Spenson, nhà sử học Mỹ là một trong những người đã dành nhiều thời gian nhất trong đời nghiên cứu lịch

sử của mình để tìm hiểu cho được tính cách của Hồ Chí Minh Bà đã bỏ tiền ra

để đi từ Mỹ sang Pháp và Liên Xô (cũ) những nơi mà Bác Hồ của chúng ta đã

đặt chân đến để tìm những tư liệu gốc về Hồ Chí Minh Gần đây, một tư liệu

lịch sử do bà J.Spenson cung cấp được nhấc lại, đáng để chúng ta suy ngẫm:

"Tôi là nhà sử học, tôi đã lật ra xem những trang ghi cảm tưởng của mọi chính

khách đến tham quan, chiêm ngưỡng tượng Thần Tự do và ca ngợi Thần Tự

do Nguyễn Tất Thành khi đến New York cũng đã chiêm ngưỡng tượng Nữ Thần Tự do Mọi chính khách, sau khi đến tham quan tượng Thần Tự do đều

(1) Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb Sự thật, H 1975, tr 17-18

(2) Xem: Hồ Chí Minh: Biển niên tiểu sử, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1992, tr 56-57

Trang 18

ghi cảm tưởng bằng những lời ca ngợi ngôi sao tỏa sáng trên vòng nguyệt quế

là ánh sáng tự do Duy chỉ có Nguyễn Tất Thành đến xem tượng Thần Tự do nhưng nhìn xuống đưới chân tượng và ghi: "Ánh sáng trên đầu Thần Tự do tỏa rộng khắp trời xanh, còn đưới chân Thần Tự do thì người da đen đang bị chà đạp Bao giờ người đa đen được bình đẳng với người da trắng? Bao giờ người phụ nữ được bình đẳng với nam giới? "Duy nhất chỉ có Nguyễn Tất Thành

nhìn xuống chân tượng Thần Tự đo và ghi lại ý kiến trên "6),

Bài học lớn từ thực tiễn mà Hồ Chí Minh rút ra được ở đây là ở đâu chủ

nghĩa tư bản cũng tàn ác và vô nhân đạo, ở đâu giai cấp công nhân và nhân dân

lao động cũng bị áp bức, bóc lột, phân biệt đối xử tàn tệ, dã man Những tháng ngày làm thuê ở Anh, Hồ Chí Minh càng nhận rõ thêm những điều này và Người

đã nghĩ tới những người nghèo mà theo vua đầu bếp người Pháp Étcốpphie ở khách sạn Cáclơtơn (Luân Đôn) thì đó là những "ý nghĩ cách mạng”

Ngày 3/12/1917, Hồ Chí Minh từ Anh trở lại Pháp Người vừa hoạt động chính trị vừa phải kiếm sống Người tham gia nhiều hoạt động và kiếm

sống bằng nhiều cách như làm thuê cho hiệu ảnh, vẽ thuê tại một xưởng đồ cổ

mỹ nghệ Trung Quốc Người viết báo, phân phát truyền đơn, dự các buổi mít

tinh, thảo luận ở Cáu lạc bộ ngoại ô Pari Mọi hoạt động của Người đều toát lên một suy nghĩ lớn là làm sao giải phóng được đồng bào và đấu tranh cho quyển bình đẳng giữa các dân tộc Những định hướng mang ý nghĩa cách mạng đó dĩ nhiên là được thức tỉnh bởi ảnh hưởng của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, cuộc Cách mạng đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội

Sự kiện Hồ Chí Minh vào Đảng Xã hội Pháp, chính đảng lớn nhất lúc

bấy giờ ở Pháp (khoảng đầu năm 1919), cũng “chỉ vì đây là tổ chức duy nhất ở

Pháp bênh vực nước tôi, là tổ chức duy nhất theo đuổi lý tưởng cao đẹp của đại cách mạng Pháp: Tự đo - Bác ái - Bình đẳng"©),

Thang 11 năm 1918, Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc Đầu năm

1919, các nước đế quốc thắng trận họp Hội nghị ở Vecxây (Pháp) nhằm chia

lại thị trường thế giới Thay mặt những người Việt Nam yêu nước ở Pháp, Hồ

Chí Minh đã gửi đến Hội nghị Vécxây Yêu sách của nhân dân An Nam Nội dung bản Yêu sách đã chỉ ra "cuộc đấu tranh của Văn minh chống Dã man"

(3) Xem: G5 Trần Đình Huỳnh: #â Chí Minh - cảm xúc xuân trên quê hương của Nữ Thân Tự do, báo Sức khoe và đời sống, ngày 1/1/2004

(1) Hồ Chí Minh: Biên niên tiểu sử, Sđd, tì, tr 64.

Trang 19

Rằng "nhân dân Pháp đại biểu cho tự do và công lý và không bao giờ bỏ lý tưởng cao cả của mình là tình bác ái toàn thế giới" Đặc biệt có 8 yêu sách, phản ánh những quyền cơ bản của con người

Đây là tiếng nói chính nghĩa, chính thức đầu tiên của Hồ Chí Minh

trên điển đàn quốc tế, đấu tranh đòi quyền bình đẳng giữa người Pháp và

người Việt Nam và những quyền cơ bản khác của con người Dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười, nhận thức này của Hồ Chí Minh rõ rang xuất phát từ yêu cầu của nhân dân Việt Nam, một khát vọng cháy bỏng và chính đáng từ lúc thực dân Pháp đặt ách cai trị lên đất nước ta Đồng thời tư duy của

Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển nhờ vốn sống thực tiễn, từ sự hiểu

biết cuộc sống của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước thuộc địa và các nước tư bản phát triển Bản yéu sách cắm cột mốc vô cùng quan

trọng trong quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền

con người Đây chính là một trong những cơ sở vững chắc để một thời gian không lâu sau đó, khi được ánh sáng cách mạng và khoa học chủ nghĩa Mác - Lênin soi sáng, Người có những nhận thức đầy đủ, rộng mở hơn về quyền con người cũng như việc bảo vệ nhân quyền

2.2 Thời kỳ khi bắt gặp chủ nghĩa Mác - Lênin đến Tuyên ngôn

độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Những nhận

thức mang tính khoa học, cách mạng và nhân văn về quyền con người

(1920 - 1945)

Theo Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, trong quãng thời gian từ năm

1921 đến 1927, Hồ Chí Minh chủ yếu hoạt động ở ba địa bàn: Pháp (1921 -

1923); Liên Xô (1923 - 1924), Trung Quốc (1924 - 1927) Đây là một trong

những giai đoạn Hồ Chí Minh hoạt động sôi nổi nhất, tâm đắc nhất trong sinh hoạt lý luận Trong khi quyết tâm bảo vệ và đưa chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào cách mạng Việt Nam, Người đã vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết cách mạng và khoa học của các bậc thầy Điều trăn trở lớn nhất của

Hồ Chí Minh là làm sao tìm ra được lộ trình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin Lộ trình đó phải thể hiện được quy luật của cách mạng thuộc địa, trong đó có Việt Nam

Muốn làm được điều đó không phải đơn giản chỉ suy nghĩ về đường

lối, phương pháp cách mạng mà phải xây dựng cả một hệ thống quan điểm liên quan tới nhiều lĩnh vực, trong đó có cả việc vạch mặt kẻ thù, lên án chủ nghĩa thực dân, bảo vệ những quyền cơ bản của con người

Trang 20

Đọc Hồ Chí Minh toàn tập, chỉ riêng giai đoạn 1919 - 1930 đã có tới hàng trăm bài viết mà chủ yếu liên quan tới việc tố cáo tội ác thực dân, tội ác của chủ nghĩa quân phiệt, khẳng định và bảo vệ những quyền cơ bản của con người Bài viết sớm nhất của Hồ Chí Minh với tiêu để Tâm địa thực dân (1919); hàng loạt bài trên báo Le Paria (1922); tập bài viết về Đồng Dương (1923 - 1924) Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp xuất bản năm 1925,

Không chỉ đơn thuần các hoạt động về lý luận thông qua việc viết bài,

sách, phát biểu ở các diễn đàn Đại hội Quốc tế để tổ rõ quan điểm của mình

về quyển con người, Hồ Chí Minh còn có nhiều hoạt động thực tiễn phong

phú Ngay sau khi đón nhận ánh sáng cách mạng từ Luận cương của Lênin,

"Nguyễn Ái Quốc đã nhận một thư của Hội Liên mình nhân quyên (trụ sở số

10 phố Uynivécxitế) về việc đóng niên phí cho Hội", Đây tuy chỉ là một tổ

chức đấu tranh bảo vệ những quyền tự do tư sản, nhưng thông qua tổ chức này

để bảo vệ nhân quyền nói chung, mà theo cách nói của Hồ Chí Minh, là những

lẽ phải không ai chối cãi được

Từ sau Đại hội Tua trở đi (12/1920), Hồ Chí Minh trong hoạt động lý luận và thực tiễn, kết hợp chặt chế cuộc đấu tranh bảo vệ quan điểm của Lênin với cuộc đấu tranh bảo vệ nhân quyền

Đến khi Đảng ta ra đời, với "chủ trương làm tư sản dân quyền cách

mạng và thổ địa cách mang để di tới xã hội cộng sản" thì Hồ Chí Minh đã

"ghi" trên lá cờ của Đảng tức là khẳng định trong Cương lĩnh đẩu tiên một số vấn đề liên quan tới quyền con người:

a Dân chúng được tự do tổ chức

b Nam nữ bình quyền

c Phổ thông giáo dục theo công nông hóa"),

Từ năm 1930 trở đi, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người đã có

một bước phát triển mới Sự phát triển này vẫn dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, nhưng có sự khác biệt so với trước năm 1930 là Người cùng với

Dang lãnh đạo nhân dân đấu tranh thực hiện những quyền cơ bản của con

(1) Hội Liên minh nhân quyền: Một tổ chức dấu tranh bảo vệ những quyền tự do tư sản, thành lap nam 1898 ở

Pháp, do sáng kiến của nhà văn Ludovi Tơari[ (Luđovie Trảieu), nhân vụ nhà cầm quyền Pháp xử phạt nhà văn Êmin Dôla (Emile zola) (Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử, Sdd, tl, tr 95)

(2) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H 1995, t3, tr 1

Trang 21

người, trước hết là cho nhân dân Việt Nam Dấu ấn tư tưởng Hồ Chí Minh về

quyển con người chủ yếu đang đọng lại trong các bài viết, tác phẩm, đặc biệt

trong giai đoạn chuẩn bị lực lượng tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền

Một trong những văn bản đáng chú ý là Chương trình Việt Minh Chúng ta đều biết, sau khi về nước (28.1.1941), Hồ Chí Minh đã thí điểm lập Mặt trận Việt Minh ở Cao Bàng Người đã triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương Tám Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) Theo sáng kiến của Người, Hội nghị đã quyết định thành lập Việt Nam độc lập đông mình (gọi tắt là Việt Minh).Với các nội dung chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục, đối với các tâng lớp nhân dân, xã hội, ngoại giao, có thể coi Chương trình Việt Minh là một trong những Tuyên ngôn về quyền con người sớm nhất thế giới theo tinh than cách mạng, khoa học và nhân văn cao cả

Ra đời trước Tuyên ngôn về con người của Liên hợp quốc gần 8 năm, nhưng Chương trình Việt Minh đã phản ánh một tầm nhìn thời đại, một tư duy

sắc sảo về quyền con người, cho đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị

2.3 Thời kỳ từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 đến 1969: Sự phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người

Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí

Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

"Bản Tuyên ngôn độc lập là kết quả của những bản yêu cầu gửi Hội nghị Vécxây mà Cụ Hồ đã viết năm 1919 và Chương trình Việt Minh Cụ Hồ đã viết năm 1941 Hơn nữa, bản Tuyên ngôn độc lập là kết quả của những bản tuyên ngôn khác của tiền bối của các cụ Thủ Khoa Huân, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu và của nhiều người khác, của bao nhiêu sách báo

truyền đơn bí mật viết bằng máu và nước mắt của những nhà yêu nước từ hơn tám mươi năm nay"”),

Như vậy, văn bản đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - như Hồ Chí Minh nói trong đời mình, tuy đã viết nhiều, nhưng bây giờ mới viết được một bản tuyên ngôn như vậy - đã cho thấy sự phát triển tư tưởng Hồ

Chí Minh về quyền con người Cần phải nhắc lại đây những lẽ phải không ai

chối cãi được:

"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng Tạo hóa cho họ

những quyển không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có

(1) Trần Dân Tiên Những mầu chuyện Sđđ, tr 116

Trang 22

quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc" "Người ta sinh

ra tự đo và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng

về quyền loi"

Giờ đây đọc lại Tuyên ngôn độc lập (mà trước đó là Chương trình Việt Minh) của Hồ Chí Minh và đối chiếu với Tuyên ngôn về quyển con người của Liên hợp quốc ra sau đó hơn 3 năm (10/12/1948) ta thấy tất cả các quyền và tất cả tự đo được tuyên bố trong Tuyên ngôn của Liên hợp quốc vẫn không vượt ra được những nội dung cơ bản mà Hồ Chí Minh đã nêu lên Nếu kể đến

cả những nội dung trong hai Hiến pháp 1946 và 1959 do Hồ Chí Minh dự thảo

thì có thể khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người đã phát triển tới một đỉnh cao, phản ánh sự hoàn thiện của một tư duy về những quyền cơ

bản của con người Những nội dung đó trong tư tưởng Hồ Chí Minh không đóng khung trong phạm vi dân tộc mà còn có ý nghĩa thời đại sâu sắc

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyển con người không chỉ dừng lại ở

quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc Trong

các bài viết, tác phẩm của Người từ sau 1945 đến "trước lúc đi xa" Người

còn bàn tới quyển làm chủ, quyền bình đẳng trước pháp luật và quyển được pháp luật bảo vệ, quyền đi lại, cư trú, quyền công dân, quyền hôn nhân và xây

dựng gia đình, quyền sở hữu tài sản, quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn

giáo v.v

Nhiều bài viết và toàn bộ hoạt động của Hồ Chí Minh cho thấy quan niệm của Người về quyền con người phát triển cả bể rộng lẫn chiều sâu Người

bàn tới quyền lao động, quyền học tập, quyền người già, trẻ em được chăm

sóc, quyền tham gia vào đời sống văn hóa của xã hội Tất cả những quyền đó nhằm phát triển tự đo và đầy đủ nhân cách, phát triển toàn diện, phát triển hài

hòa giữa cá nhân và tập thể, quyền lợi và nghĩa vụ, cá nhân mình và quyền của

người khác, đáp ứng đòi hỏi chân chính của đạo lý, trật tự xã hội vì lợi ích của

Tổ quốc và dân tộc

Từ năm 1945 đến năm 1969, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch

Hồ Chí Minh, cả dân tộc tập trung vào những nhiệm vụ lớn như bảo vệ chính

quyền cách mạng, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, chống Mỹ cứu nước và xây

dựng chủ nghĩa xã hội Xét đến cùng, đó là quá trình đấu tranh vì quyền chân

(1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sdd, t4, tr L

Trang 23

chính của con người phù hợp với lợi ích của quốc gia và quốc tế, với Tuyên

ngôn về quyền con người của Liên hợp quốc

Như chúng ta đều biết, ngày 24/10/1945, Liên hợp quốc đã được thành lập Từ đó, hàng năm ngày 24/10 trở thành ngày kỷ niệm của Liên hợp quốc

Đó là một sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị quốc tế và mối quan hệ giữa các quốc gia dân tộc

Ngày 10/12/1948 Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Tuyên ngôn

về quyển con người Đại hội đồng tuyên bố "Tuyên ngôn về quyền của con người như nhiệm vụ mà tất cả các dân tộc và tất cả các quốc gia đều cần thực hiện để mỗi người và mỗi cơ quan xã hội thường xuyên quan tâm tới Tuyên ngôn; mong muốn bằng con đường khai sáng và giáo dục giúp cho sự tôn

trọng các quyền và tự do đó, bảo đảm bằng những biện pháp tiến bộ quốc gia

và quốc tế sự thừa nhận chung và thực thi hữu hiệu trong các quốc gia, dân tộc

- thành viên của Liên hợp quốc cũng như trong các dân tộc thuộc lãnh thổ của

họ theo pháp lý", Tuyên ngôn có 30 điều khẳng định "tất cả các quyền và tất

cả tự do được tuyên bố trong Tuyên ngôn này”

Với nước ta, ngay trong Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

nhắc tới và tin rằng "các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc đân

tộc bình đẳng ở các hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn quyết không thể không nhận quyền độc lập của dân Việt Nam"

Như vậy, ngay từ những ngày tổn tại đầu tiên của nước Việt Nam mới,Hồ Chí Minh đã ý thức sâu sắc gắn liền nền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam với những nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, khẳng định quyền cơ bản của con người, cả dân tộc ta cùng với cộng đồng các dân tộc

trên thế giới

Trong kháng chiến chống Pháp, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã hai lần nộp đơn xin gia nhập Liên

hợp quốc, nhưng đều không được chấp nhận

Năm 1969, trước khi qua đời, trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói lên điểu mong muốn của Người là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn

đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới

(1) Nguyễn Quốc Hùng Liên hợp quốc, Nxb Thông tin lý luận, H 1992, tr 1 l6

Trang 24

3 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA TƯ TƯỞNG HO CHI MINH VE QUYỀN CON NGƯỜI

3.1 Khái quát về vấn đề quyền con người và pháp luật quốc tế về

quyền con người

Có rất nhiều định nghĩa về quyển con người (hay nhân quyền), tuy nhiên, ở góc độ khái quát, có thể coi quyền con người là những như cầu, lợi

ích tự nhiên và khách quan của con người, được ghỉ nhận và bảo đảm

trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế

Xét nguồn gốc, quyền con người là sự kết tỉnh, pháp điển hóa những giá

trị nhân văn cao quý trong truyền thống văn hóa của các dân tộc Xét hình thức biểu hiện, đây là một tập hợp những quy tắc pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa các chính phủ với các cá nhân và giữa các chính phủ với cộng đồng quốc tế, liên quan đến vị thế và điều kiện sống của mỗi cá nhân và nhớm cá nhân trong mọi xã hội Xét bản chất, quyền con người là những nhu cầu, lợi ích vốn có, khách

quan, không thể thiếu của con người mà chỉ khi chúng được bảo đảm, các cá nhân mới được bảo vệ và phát triển nhân phẩm, được tổn tại với tư cách là một con

người và mang tính chất là thành viên của một cộng đồng nhân loại duy nhất

Tuy được thể hiện dưới hình thức là tập hợp các quy tắc pháp lý (quốc gia và quốc tế), song từ nguồn gốc và bản chất của nó, cần hiểu rằng quyền con người là một phạm trù đa điện Hầm chứa trong khái niệm nhân quyền là

những quy tắc và giá trị tinh túy của hầu hết các khoa học xã hội nhân văn cơ

bản, bao gồm triết học, chính trị, văn hóa, lịch sử, đạo đức và pháp luật Tính

đa diện ấy đòi hỏi việc nghiên cứu nhân quyền, dù cơ bản dựa trên cách tiếp cận luật học, vẫn không được phép thoát ly cách tiếp cận của các khoa học xã hội nhân văn khác; nếu không, việc nghiên cứu sẽ trở thành phiến diện

Mặc dù về bản chất, nhân quyền xuất phát từ và nhằm bảo đảm những

nhu cầu, lợi ích mang tính tự nhiên và khách quan của con người nhưng trên

phương diện triết học, cần hiểu rằng nhân quyền (với ý nghĩa là một khái niệm

pháp lý) cũng là một pham tra lich sử, phát sinh, phát triển và mất đi cùng với các phạm trù giai cấp, nhà nước và pháp luật

Điều hiển nhiên là ở thời kỳ xã hội loài người còn chưa phân chia thành giai cấp thì chưa có tình trạng người áp bức, bóc lột người, chưa có nhà nước và pháp luật nên chưa xuất hiện vấn đề nhân quyền và bởi vậy, không

cần thiết và không thể có các quy tắc pháp lý để bảo vệ nhân quyền Trong các

Trang 25

chế độ chiếm hữu nô lệ và phong kiến, vấn đề nhân quyền đã xuất hiện, thậm chí trở thành rất bức xúc, tuy nhiên, khái niệm và các quy tắc pháp lý để bảo

vệ nhân quyền về cơ bản bị phủ nhận hoặc bị hạn chế một cách khắt khe, bởi

một số lớn cá nhân trong xã hội không được coi là những con người, mà chỉ là những “công cụ biết nói" hoặc phải ở trong địa vị của "thần dân", nằm dưới

quyền sinh sát của các chủ nô hay các bậc "con trời" (các vua chúa phong

kiến) Trong chế độ tư bản, cho dù con người đã thoát khỏi địa vị thần dân và

có địa vị "công đân"” (một địa vị mà thể hiện quan hệ bình đẳng, xét về mặt pháp lý, giữa tất cả mọi người trong xã hội) tuy nhiên, về bản chất, các cá nhân trong xã hội vẫn bị chia thành hai loại chính: giai cấp tư sản được hưởng thụ nhiều quyền hơn, kể cả quyền được áp bức, bóc lột và những người lao động chỉ được hưởng thụ một số quyền nhất định và phải chịu sự áp bức, bóc lột Chỉ trong CNXH, mọi người mới được hưởng thụ các quyền con người

một cách bình đẳng, theo đúng tình thần và nguyên tắc cơ bản của nó

Tương tự nhưng ở mức độ cao hơn so với hình thái công xã nguyên thủy, trong xã hội cộng sản chủ nghĩa sẽ không còn vấn đề nhân quyền và các quy định pháp lý về bảo vệ nhân quyền, bởi lẽ không còn tồn tại hình thức người ấp bức, bóc lột người, không còn nhà nước và pháp luật

Chứng minh nhân quyền là một phạm trù lịch sử cũng đồng thời cho

thấy tính chất thiếu cơ sở khoa học của thuyết nhân quyền tự nhiên, trong đó coi nhân quyền là phạm trù nhất thành bất biến, ra đời từ khi xuất hiện loài người và tồn tại mãi cùng với sự tồn tại của loài người, và do đó, đứng ngoài, không phụ thuộc vào các phạm trù nhà nước và pháp luật Đây là quan điểm đặc trưng của phương Tây, với mục đích không có gì khác hơn là nhằm lợi dụng vấn đề nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác

Nghiên cứu về nhân quyển cũng cần phân biệt giữa hai khái niệm quyền con người, quyên công dân, bởi điều này không chỉ liên quan đến việc bảo đảm quyển con người mà còn liên quan chặt chế đến cuộc đấu tranh trên diễn đàn quốc tế về quyền con người

Tuy cùng đề cập đến các quyển và tự do của các cá nhân, song quyền

con người và quyền công dân là hai khái nệm không hoàn toàn đồng nhất, cả

về nguồn gốc, lịch sử, chủ thể, nội hàm, ngoại điên và cách thức bảo đảm

Nếu như tư tưởng về quyền con người xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử

nhân loại, xuất phát từ và nhằm bảo đảm nhân phẩm của con người thì tư tưởng

Trang 26

về quyền công dân chỉ xuất hiện cùng với cách mạng tư sản, xuất phát từ và

nhằm bảo đảm mối quan hệ giữa các cá nhân với nhà nước Mac dù vậy, khái niệm quyền công dân, do chính thức được khẳng định cùng với cách mạng tư sản, lại ra đời sớm hơn so với khái niệm quyền con người (chỉ chính thức được khẳng định cùng với bản Tuyên ngôn thế giới về quyển con người năm 1948)

Về mặt chủ thể và nội hàm, khái niệm quyền con người rộng hơn khái

niệm quyền công dân Nếu như quyền công dân là tập hợp những nhu cầu và

lợi ích tự nhiên được pháp luật của một nước quy định, được áp dụng một cách

bình đẳng cho tất cả những cá nhân có quốc tịch của một quốc gia, thì quyền con người là tập hợp những nhu cầu và lợi ích tự nhiên được pháp luật quốc tế

và pháp luật của các quốc gia quy định, được áp dụng một cách bình đẳng cho tất cả mọi thành viên của cộng đồng nhân loại, bất kể họ thuộc về đân tộc, chủng

tộc hay có quốc tịch nào Như vậy, nếu như quyền công dân chỉ thể hiện mối

quan hệ giữa một nhà nước và công dân của một nhà nước nhất định thì quyền con người không chỉ thể hiện mối quan hệ giữa các công dân với nhà nước, mà còn thể hiện mối quan hệ giữa các nhà nước với các cá nhân khác trong cộng đồng nhân loại, cũng như giữa các nhà nước với cộng đồng quốc tế

Về mặt ngoại điên, quyền con người đường như hẹp hơn quyền công

dân, bởi lẽ các quyền công dân thường cụ thể, chỉ tiết hơn hệ thống các quyền

con người được ghi nhận trong các văn kiện pháp lý quốc tế Tuy nhiên, xét bản chất, ngoại điên của quyền con người vẫn rộng hơn quyền công dân, bởi

lẽ quyền con người là tập hợp những nhu cẩu và lợi ích tự nhiên, vốn có của

con người mà dù chưa được thể hiện bằng các quy định cụ thể, nhưng đã hàm

chứa trong các quy định mang tính nguyên tắc của pháp luật quốc tế trên lĩnh

vực này Nói cách khác, xết đến cùng, quyền công dân chỉ là sự cụ thể hóa các nguyên tắc và quy định về quyền con người chứ không vượt ra ngoài khuôn khổ của quyền con người

Sự khác nhau về chủ thể, nội hàm và ngoại diên dẫn tới sự khác nhau

về cách thức bảo đảm Nếu như quyền công dân chỉ được bảo đảm bằng pháp luật và các cơ chế quốc gia thì quyền con người được bảo đảm cả trong pháp luật và các cơ chế ở cả hai cấp độ quốc gia và quốc tế Về mật lôgíc, do các cá

nhân luôn tồn tại (sinh sống, hoạt động) trong một cộng đồng (nhà nước, dân tộc) nên cả quyền công dân và quyền con người cần được bảo đảm trước hết

bằng và thông qua pháp luật và cơ chế quốc gia; tuy nhiên trong thực tế, hai

cơ chế bảo đảm này thường tác động, chuyển hóa lẫn nhau mà không phụ

Trang 27

thuộc vào một nguyên tắc cứng nhấc nào Điều đó có nghĩa là một vấn đề về quyền công dân ở một quốc gia có thể trở thành một vấn để về quyển con người mà được gợi lên, hay được giải quyết thông qua các quy định pháp luật

và cơ chế quốc tế trước khi nó được gợi lên, hay được giải quyết thông qua các quy định pháp luật và cơ chế quốc gia

Trong khoảng hơn một thế kỷ qua, vấn để nhân quyền đã trở thành mối quan tâm và mục tiêu hành động của nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có

những tổ chức liên chính phủ chủ yếu như Liên hợp quốc Một hệ thống đồ sộ với hàng trăm văn kiện quốc tế về nhân quyền đã được các tổ chức này ban hành, bao quát hầu hết các nhu cầu và vấn đề quan trọng trong đời sống của

xã hội của con người Một cơ chế quốc tế về bảo đảm nhân quyền cũng đã được xây dựng và có ảnh hưởng ngày càng sâu rộng trên thế giới.Vào thời điểm hiện nay, có thể nói rằng, không một quốc gia nào trên thế giới có thể

đứng ngoài sự tác động của các văn kiện và cơ chế quốc tế về nhân quyền và

dự đoán trong tương lai, sự tác động đó sẽ ngày càng lớn

3.2 Những sáng tạo đặc sắc của Hồ Chí Minh trong phương thức tiếp cận quyền con người

Nói tư tưởng Hồ Chí Minh về quyển con người bắt nguồn từ truyền

thống yêu thương, quý trọng con người của dân tộc, từ các giá trị nhân van phương Đông và phương Tây, đặc biệt là tư tưởng giải phóng triệt để con

người của chủ nghĩa Mác, không có nghĩa nói tư tưởng của Người chỉ là sự

cộng lại giản đơn các giá trị nói trên

Quyền con người, trong lịch sử tư tưởng nhân loại từ thời cận đại đến

nay, đã được tiếp cận từ nhiều hướng khác nhau, đưa đến những cách hiểu khác nhau Hồ Chí Minh tiếp cận quyển con người từ quan điểm thực tiễn,

quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác, nhưng trước hết và chủ yếu là rừ địa

vị người nô lệ mất nước đang tìm đường giải phóng, đang đấu tranh giành lại

các quyền cơ bản của toàn dân tộc và của mỗi con người Vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người vừa là sự kế thừa, vừa là sự phát triển, vừa gộp lại, vừa vượt lên các giá trị đã có của dân tộc và nhân loại Cũng có thể nói tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người là sự phản ánh thành tựu của tư duy

về nhân quyền ở thời đại các dân tộc nô lệ, bị áp bức vùng lên đấu tranh giành

lại quyển sống, quyền làm người, quyền lựa chọn con đường phát triển phù

hợp với truyền thống lịch sử và văn hóa của riêng mình

Trang 28

Hồ Chí Minh từ hướng tiếp cận mới, đã phát triển sáng tạo, đem lại một nhận thức đầy đủ, toàn diện, sâu sắc về quyển con người trong thời đại

lại làm vua", Để chống lại, quần chúng bị áp bức cũng đưa ra quan điểm về bình đẳng tự nhiên của con người Nhân dân ta có câu:

Hơn nhau tấm áo, manh quần

Thả ra mình trần, ai cũng như ai

Đến cuối thời Phục Hưng đã xuất hiện học thuyết chính thức về quyền

tự nhiên (dreits naturel) của con người Sau đó, các đại biểu tư tưởng của giai

cấp tư sản ở thế kỷ 17, 18, tiêu biểu là J Locke, đã xây dựng thành học thuyết sâu sắc về các quyền tự nhiên của con người để biện minh cho quyền lực tuyệt đối của chủ nghĩa tự do tư sản về chính trị và kinh tế Quan điểm này được thể

hiện đầy đủ nhất trong Tuyên ngôn độc lập (1776) của Mỹ và Tuyên ngôn về

quyền con người và quyền công dân (1789) của Pháp Theo các văn kiện này,

quyền tự nhiên và quyền con người (dreits de homme) được coi là đồng nhất

Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khéo léo dùng "gậy ông đập lưng ông", nghĩa là lợi dụng các nguyên

tắc pháp lý tư sản, các khái niệm về quyền tự nhiên, quyền con người, quyền

công dân, để đòi các quyền tự do, dân chủ, quyền đấu tranh chống áp bức

của người bản xứ Trong bài "Ông An-be Xa-rô và bản Tuyên ngôn nhân

quyển", Nguyễn Ái Quốc đã trích lại một câu trong bản Tuyên ngôn nhân quyền của Pháp: "Người ta sinh ra mãi mãi tự do và bình đẳng về quyền Các quyền ấy là tự do, tư hữu, an ninh và chống áp bức" Từ câu trích đó, Người đã phát triển lên thành quyển đấu tranh chống áp bức của các dân tộc thuộc địa:

“Tự do, chống áp bức, đó là những điều mà ngài bộ trưởng muốn làm cho

những người anh em da màu của ngài hiểu ” Theo cách lập luận đó, Người

đi tới kêu gọi: "Chúng ta, những người con của các thuộc địa, chúng ta sẽ là những tên hèn nhát, nếu chúng ta không nhất tế đáp ứng lời kêu gọi của “ông

Trang 29

anh cả của chúng ta": có tôi đây!"0), "nghĩa là phải tổ chức nhau lại và đấu tranh để giành lấy các quyền đó, như người Pháp đã tửñg làm hồi 1789 và như giai cấp vô sản cách mạng ngày nay đang làm"®),

Tiến lên một bước nữa, từ quyển tự nhiên của con người, Hồ Chí Minh

đã phát triển lên thành quyển làm người (dreits đ”être l'homme) và quyển tự quyết của các dân tộc Khi viết về cách mạng Mỹ(trong Đường cách mệnh) cũng như khi viết Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam năm 1945, Hồ Chí Minh cũng xuất phát từ các quyền tự nhiên của con người, cũng sử dụng các cụm từ

"giời sinh ra", "tạo hóa cho họ”, như là những chân lý hiển nhiên đã được pháp luật phương Tây thừa nhận, để từ đó suy rộng ra "tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyển sung

sướng và quyền tự do"®),

Từ quyền tự nhiên của con người, Hồ Chí Minh đã chuyển thành

quyền làm người của các dân tộc nô lệ, bị áp bức, đó là quyền được sống trong độc lập, tự do, được pháp luật bảo vệ, được hưởng mọi phúc lợi về kinh tế —- xã hội, văn hóa - giáo dục, Sau khi giành được độc lập, Hồ Chí Minh đã thay rnặt chính phủ và nhân dân Việt Nam gửi đến toàn thế giới lời tuyên bố sau đây: " mong tất cả các người dân chủ trên thế giới đoàn kết với nhau để bảo

vệ nền dân chủ trong các nước nhỏ cũng như trong các nước lớn Mong các người làm cho quyển tự quyết của các dân tộc là quyền do các Hiến chương Dai Tay Duong và Cựu Kim Son đảm bảo, được tôn trọng "6),

3.2.2 Từ quyền tư hữu, quyên tự do cá nhân đến các quyền dân

sinh, dân trí, dân chủ của cả cộng đồng

Công lao của các lý luận gia tư sản là họ đã biết giương cao khẩu hiệu

Tự do - Bình đẳng — Bác ái trong cuộc đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến tàn

bạo, lập nên chế độ cộng hòa; đã nâng cao các quyền con người lên thành các nguyên tắc pháp lý, coi đó là những quyền tự nhiên, thiêng liêng mà pháp luật phải bảo vệ

Nhưng giai cấp tư sản cầm quyền, xuất phát từ lợi ích giai cấp của họ,

đã tuyệt đối hóa vai trò của tự do cá nhân, của quyền tư hữu "thiêng liêng bất

khả xâm phạm"; đã nhấn mạnh cực đoan, một chiều yếu tố cá nhân, đi tới đối

(1) @) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, TL, tr 240, 330

(3) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, T4, tr 1

(4) Hồ Chí Minh, Toàn rập, Sdd, T5, tr 138

Trang 30

lập cá nhân với cộng đồng, tách rời quyển của mỗi con người với quyền của

tập thể, xã hội và dân tộc Trên bước đường đấu tranh giành lại quyển con

người cho các dân tộc thuộc địa, Hồ Chí Minh trước hết vạch trần chiêu bài lừa bịp đó Người viết: "Các tập đoàn thống trị ở các nước đế quốc lớn đang bóp nghẹt những quyền tự đo căn bản nhất của các dân tộc thuộc địa và phụ

thuộc; trong lúc đó thì ở nhà tù và nơi tra khảo, chúng lại nêu khẩu hiệu "Tự

đo, Bình đẳng, Bác ái" Trong điều kiện của chế độ tư bản và thực dân áp bức,

khẩu hiệu đó vang lên thật mía mai"),

Hồ Chí Minh tiếp cận quyền con người trong tính chỉnh thể, toàn diện,

không thể chia cắt: giữa quyền tự do của cá nhân với tự do của toàn đân tộc, giữa quyền tư hữu thiêng liêng của cá nhân, của cả cộng đồng Không thể nói đến tự do, phẩm giá của cá nhân khi đất nước mất chủ quyền, dan toc con

nô lệ

Do đó, ở Việt Nam hay ở các dân tộc thuộc địa, vấn để nhân quyền không thể đứng ngoài, đứng trên chủ quyền dân tộc, vì có giành lại được chủ

quyền cho dân tộc mới đem lại quyền tự do cho mỗi cá nhân Vì vậy, đối với

mỗi người Việt Nam, "không có gì quý hơn độc lập, tự do” đã trở thành giá trị

cao nhất của quyền con người

Sau khi giành được chính quyền 1945, đất nước ta lâm vào một hoàn cảnh cực kỳ khó khăn Do chính sách vơ vét, bóc lột của Pháp — Nhật, lại liên tiếp gặp thiên tai, lũ lụt nên hơn 2 triệu dân ta đã bị chết đói Nhân quyền,

trước hết là quyền sống của nhân dân ta lúc này không phải là đòi hỏi đưa ra

là những mỹ từ cao xa, viền vông mà cấp bách là phải cứu đồng bào ta ra khỏi

cái đói, cái rét, cái dốt,

Sau khi đã phát động phong trào “diệt giặc đói, diệt giặc đốt và diệt

giặc ngoại xâm", Chủ tịch Hồ Chí Minh lập tức quan tâm chỉ đạo việc đảm

bảo thực hiện các quyển dân chủ của người dân Đây là một vấn để cực kỳ nhạy cảm, có quan hệ đến bản chất và sức sống của chế độ mới Trước tiên là

phải tổ chức soạn thảo ngay một bản Hiến pháp, bởi quyền con người chỉ có thể thực hiện khi được hệ thống hiến pháp và pháp luật đảm bảo Hai là phải tổ chức ngay cuộc Tổng tuyển cử tự do, trực tiếp và kín cho dù lúc đó Nam Bộ đã

có chiến tranh Tổng tuyển cử thực sự trở thành ngày hội lớn của dân tộc Sau

80 năm mất nước, người dân được cầm lá phiếu, thực hiện quyền dân chủ,

(1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, T3, tr 566

Trang 31

được tự do lựa chọn người xứng đáng làm đại biểu cho mình Cũng trong thời

gian này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết một loạt bài báo nhắc nhở cần bộ phải

tôn trọng quyền làm chủ của người dân, phải cố gắng "sao cho được lòng dân", bởi Người đã sớm phát hiện ra những hiện tượng lệch lạc ở một số địa phương có những cán bộ lợi dụng chính quyền để giải quyết tư thù, tư oán, bới móc chuyện cũ ra làm cái mới, gây náo động, sợ hãi trong quần chúng

Trong hoàn cảnh phải khẩn trương đối phó thù trong, giặc ngoài lúc bấy giờ, Chủ tịch Hồ Chí Minh với cương vị Trưởng ban soạn thảo Hiến pháp

đã kịp thời hoàn thành dự thảo và trình Quốc hội nhất trí thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta tại kỳ họp thứ 2 ngày 9.11.1946

Có thể nói, Hiến pháp 1946 là sự tổng hợp, nâng cao và thể chế hóa

thành pháp luật các quyền con người và quyền công dân đã được Hồ Chí Minh

nêu ra trong Yêu sách tám điểm (1919) và Chương trình Việt Minh (1941)

Hiến pháp 1946 cũng đã phản ánh được trình độ nhận thức và yêu cầu rất cao

của nhân dân ta về nhân quyển ở vào “cái thuở ban đầu dân quyển”, nếu không muốn nói là cao nhất, sớm nhất trong các quốc gia ở Châu Á ngay sau

chiến tranh thế giới thứ 2 Hiến pháp 1946 là sự hiện thực hóa về mặt pháp lý

điều mà Nguyễn Ái Quốc đã mơ ước từ những năm 20 rằng sau khi giành

được độc lập thì bắt tay ngay vào "sửa sang thế đạo, kinh dinh nhân quyền” Nhân quyền và dân quyền đã thực sự trở thành ngọn cờ trong tay chính quyền

cách mạng - chính quyền của dân, do dân, vì dân

3.2.3 Từ nhận thức về quyên con người đến cơ chế đảm bảo hiện

thực hóa các quyền đó trong thực tế

Quyển con người có mặt nhận hức (quan niệm, lý tưởng ) và mặt thực tiễn (điều kiện, cơ chế thực thị nhân quyền) Mác từng nói: quyền lợi không bao giờ có thể vượt ra ngoài cơ cấu kinh tế — xã hội và trình độ phát

triển văn hóa trên nền tảng cơ cấu kinh tế đó Nói cách khác, tự do của con

người là trọng phạm vi cho phép của lực lượng sản xuất chứ không phải do phạm vi cho phép của quan niệm, của lý tưởng đơn thuần

Trải qua quá trình đấu tranh lâu dài, thành tựu nhận thức về nhân

quyền đã được ghi nhận trong nhiều Hiến chương và Công ước quốc tế, tựu

trung có thể chia làm 3 thời kỳ Thời kỳ thứ nhất mới nói nhiều đến các quyền

cá nhân, chủ yếu là các quyền dân sự - chính trị của cá nhân, quyền tự do,

bình đẳng của con người Thời kỳ thứ hai đã nhấn mạnh nhiều hơn đến các

Trang 32

quyền kinh tế - xã hội — văn hóa và các quyền dân tộc cơ bản (quyền tự quyết,

'quyền bình đẳng giữa các quốc gia, dân tộc) Thời kỳ hiện nay đang nói nhiều

đến các quyền phát triển, quyển thông tin, quyển được sống trong điều kiện

hòa bình, an ninh, có môi trường lành mạnh, có việc làm v.v

Tuy nhiên, việc thực thi nhân quyền ở mỗi nước, mỗi khu vực không

giống nhau, một phần phụ thuộc vào nhận thức, quan niệm, truyền thống lịch

sử, phong tục, tín ngưỡng, nhưng chủ yếu nó phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội — văn hóa của mỗi nước, mỗi khu vực Từ đó có thể nói, nhân

quyền vừa có tính phổ biến, vừa có tính đặc thù

Ở phương Tây, người ta thường nhấn mạnh các quyền dân sự - chính

trị, đề cao các quyền tự do cá nhân mà làm chìm đi các quyền kinh tế — x4 hoi (việc làm, an ninh, chống tội phạm, ) và áp đặt quan niệm của mình cho các

nước khác, coi nhân quyền cao hơn chủ quyền Thực ra trong xã hội tư bản, nhân quyền thực chất là đặc quyền của giai cấp tư sản Sự bất bình đẳng trong

xã hội tư bản vẫn đang tiếp tục gia tăng Cuộc cách mạng khoa học — công nghệ đã giúp cho quá trình sản xuất vật chất ở các nước đó tăng lên gấp bội, tài sản quốc gia của các quốc gia tư bản phát triển trong 1/2 thế kỷ qua đã tăng lên gần chục lần, nhưng ở đó vẫn còn hàng triệu người đang phải sống trong cảnh nghèo khổ, thất nghiệp, bệnh tật, tử vong, Đó chính là nguyên nhân dẫn tới bạo lực, cực đoan, những "quả bom xã hội” không tránh khỏi của xã hội tư bản

Chống lại quan điểm của phương Tây ~ các nước đang phái triển nhấn mạnh nguyên tắc bảo vệ chủ quyền quốc gia, chống lại việc can thiệp vào

công việc nội bộ của các nước, đề cao quyền tự do lựa chọn con đường phát triển riêng của mỗi quốc gia Thừa nhận nhân quyền có tính phổ biến, nhưng việc thực hiện nó là công việc của mỗi quốc gia, gắn liển với các điều kiện

lịch sử — xã hội, kinh tế — văn hóa của mỗi nước

Đối với Việt Nam, nhân quyền là quyền của mỗi con người và của mỗi

dân tộc được sống trong hòa bình, độc lập, tự do và công bằng: đồng thời phấn đấu hướng tới sự phát triển hài hòa, cân đối giữa cá quyền và lợi ích của mỗi

cá nhân với cộng đồng và với cả dân tộc

Việt Nam — Hồ Chí Minh lựa chọn con đường phát triển theo định

hướng xã hội chủ nghĩa, sự phát triển kinh tế — xã hội cũng có những đặc điểm riêng, đặc biệt trong vấn đề sở hữu Trong chiến lược phát triển kinh tế — xã

Trang 33

hội của mình, Việt Nam lấy con người làm trung tâm, chủ trương tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với công bằng xã hội, thực hiện xóa đói, giảm nghèo đồng thời sắn sàng hợp tác với quốc tế vì sự cải thiện quyền con người Nếu trong thực tế không có mô hình phát triển kinh tế - xã hội duy nhất áp dụng chung cho mọi quốc gia thì cũng không có công thức duy nhất về thực thi quyển con

người được nhập khẩu hay áp đặt từ bên ngoài

Hiện nay ở Việt Nam, vấn để quyền con người — cả trong nhận thức

lẫn thực tiễn - đang thể hiện sự nỗ lực vận dụng và quán triệt tư tưởng Hồ Chí

Minh về nhân quyền

Vấn để quyển con người không chỉ là vấn để cá nhân mà trước hết là

vấn đề của xã hội, của nhà nước Vì vậy, theo Hồ Chí Minh, việc đảm bảo

quyền con người trước hết thuộc về Đảng câm quyền và nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa

Quan tâm đến quyền con người ở một nước nghèo, phải bắt đầu từ cơm

áo Theo Hồ Chí Minh, Đảng không chỉ lo những việc lớn mà phải lo cả những

việc nhỏ "Dân không đủ muối, Đảng phải lo Dân không có gạo ăn di no, dan

không có vải mặc đủ ấm, Đảng phải lo Các cháu bé không có trường học, Đảng phải lo Các cháu mắt choẹt, da bủng Đảng phải lo"t) Trước khi từ

biệt thế giới này, Người còn dặn lại: "Đảng cần phải có một kế hoạch thật tốt

để phát triển kinh tế và văn hóa nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân

dân"(D¡ chúc) Với Hồ Chí Minh, quan tâm đến lợi ích thiết thân hàng ngày của nhân dân, làm cho dân đủ ăn, đủ mặc, được học hành, có sức khỏe, chính

là vừa chăm lo đến quyền con người lại vừa tạo động lực cho cách mạng

Đảng lãnh đạo xã hội thông qua nhà nước và hệ thống chính trị Nhà

nước cai trị bằng pháp luật, do đó nhà nước phải xác lập một hệ thống pháp

luật nhằm bảo vệ quyền con người và phải có một bộ máy nhà nước đủ mạnh, một đội ngũ viên chức đủ tài, đức để thực thi quyển con người và quyền công dân Tóm lại, như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói, "nhà nước chẳng những công nhận những quyền lợi của công dân mà bảo đảm những điều kiện vật chất cần

thiết để cho công dân thật sự được hưởng các quyền đó"),

Tư tưởng về các quyền tự do, dân chủ được Hồ Chí Minh nêu lên trong Tuyên ngôn độc lập 1945 đã trở thành nguyên tắc hiến định của nhà nước ta

(1Ô) Hồ Chí Minh, Toản tập, Sđd, T10, tr 463

(2) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, T9, tr 593

Trang 34

và ngày càng được quy định cụ thể hơn, đầy đủ hơn trong các Hiến pháp sửa

đổi về sau này Hiến pháp 1992 có điều 50 nói riêng về quyền con người; điều

57 về quyền tự đo kinh doanh; điều 68 về quyền tự do ởi lại, cư trú ở trong

nước, quyển ra nước ngoài; điều 72 về quyền không bị coi là có tội và phải

chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực về mặt pháp luật, v.v

Điều đó cho thấy tư tưởng của Hồ Chí Minh về quyền con người đã được quán

triệt trong các chính sách và pháp luật của nhà nước ta và là một thực tế để bác

bỏ những luận điệu xuyên tạc, vu cáo Việt Nam trong vấn để nhân quyền

Cũng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau Đảng và Nhà nước, các 16 chức hợp thành hệ thống chính trị (bao gồm cả các tổ chức phi chính phủ) đều có

quyền, có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ quyền con người và quyển công

dan Người từng nói: "Hội đồng nhân dân, Mặt trận, Công đoàn, Hội nông dân

cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, v.v những đoàn thể ấy là tổ chức của dân, phấn đấu cho dân, bênh vực quyền của dân, liên lạc mật thiết nhân dân với Chính

phủ Khi ai có điều gì oan ức thì có thể do các đoàn thể tố cáo lên cấp trên Đó

là quyển dân chủ của tất cả công đân Việt Nam Đồng bào cần hiểu rõ và khéo dùng quyền ấy",

Thấm nhuần quan điểm của Mác, Hồ Chí Minh không chỉ giương cao ngọn cờ nhân quyền trong đấu tranh giành độc lập, tự do mà sau khi đã có

chính quyền, ở cương vị chủ tịch Đảng, chủ tịch nước, Người đã phấn đấu hết

mình để từng bước biến các quyển đó thành hiện thực Đối với Hồ Chí Minh, quá trình hiện thực hóa quyền con người gắn liền với quá trình không ngừng nâng cao các điều kiện kinh tế với văn hóa cho nhân dân, đồng thời cũng là quá

trình hoàn thiện hệ thống pháp luật, quá trình nâng cao vai trò của hệ thống chính trị, ý thức và bản lĩnh làm chủ của mỗi công dân

(1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, T6, tr 66.

Trang 35

Chương 2

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

VỀ QUYỂN CON NGƯỜI

1 PHÊ PHÁN, TỐ CAO THUC TRANG VI PHẠM QUYỀN CON NGƯỜI

Ở CÁC NƯỚC THUỘC DIA

1.1 Chủ nghĩa thực dân Pháp - kẻ vi phạm quyền con người ở Việt

Nam và trong các thuộc địa khác của Pháp

Khi Hồề Chí Minh được sinh ra (năm 1890), chủ nghĩa đế quốc trên thế giới đã phát triển cao độ và chiếm xong các vùng đất thuộc địa Lúc bấy giờ

10 nước đế quốc trên thế giới là Anh, Pháp, Mỹ, Hà Lan, Nga, Tây Ban Nha,

Bồ Đào Nha, Ý, Bỉ và Nhật Bản thống trị hàng trăm dân tộc ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ La tình Là người dân Việt Nam, một vùng đất thuộc địa quan

trọng của chủ nghĩa đế quốc Pháp, đồng thời lại bôn ba khắp thế giới, Hồ Chí

Minh chứng kiến rất nhiều tội ác vi phạm quyền con người trong các thuộc địa

mà CNTD gây ra Những tội ác này được Người ghi lại rất cụ thể, ch tiết kèm những nhận xét, đánh giá rất sắc sảo thể hiện rõ nét bản chất của CNTD và

tính giả dối của các nước dân chủ tư sản về quyền bình đẳng nói chung, về

quyền con người nói riêng

- Yêu sách của nhân dân An Nam - bản cáo trạng đầu tên Nguyễn

Ái Quốc phê phán, tố cáo chủ nghĩa thực dân Pháp vỉ phạm quyền con người ở Việt Nam

Lam theo lời tuyên bố của Tổng thống Mỹ Vuđrô Uynson năm 1917, người thay mặt cho Đồng minh phía Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản, ràng sau khi chiến tranh thế giới kết thúc Đồng minh này sẽ trao trả quyền tự quyết cho các dân tộc thuộc địa nào cùng họ đánh Đức và các đồng minh của Đức là Áo, Hung và Thổ Nhĩ Kỳ, thay mặt những người yêu nước Việt Nam ở Pari (Pháp), ngày 18-6-1919 Nguyễn Ái Quốc gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến trưởng đoàn các nước dự Hội nghị Vécxây, còn gọi là Hội nghị Hòa bình, và đến Chính phủ Pháp yêu cầu thực hiện một số quyển con người cho nhân dân An Nam

Song, cũng giống như số phận các đoàn đại biểu của nhiều dân tộc thuộc địa như Ấn Độ, Triều Tien, A Rập, Aixlen đến Hội nghị Vécxây, ban

Trang 36

Yêu sách của nhân dân An Nam bị đại diện "các nước dân chủ" ở hội nghị

quốc tế này và Chính phủ Pháp không thèm đếm xỉa đến; không những thế

bọn bồi bút thực dân ở Pari còn lồng lộn lên đã kích bản yêu sách, đả kích

Nguyễn Ái Quốc, mặc dù 8 điểm đòi quyền con người cho nhân dân An Nam

trong bản yêu sách đó rất tối thiểu, rất đúng luật pháp nước Pháp Trên tờ báo Courrer Colonial ra ngày 27-6-1919 có bài nhan để Giờ phút nghiêm trọng chỉ

trích với giọng sặc mùi thực dân rằng: "Làm sao một người dân thuộc địa lại

có thể dùng bản yêu sách của nhân dân để công kích Chính phủ Pháp Thật là quá quất Cứ theo đà này thì bọn dân thuộc địa sẽ lên ngang hàng với người

Pháp chúng ta và sớm trở thành ông chủ của chúng ta Không được, phải kìm giữ chúng mãi mãi trong vòng nô lệ", Điều này chứng tỏ hơn chủ nghĩa thực

dân luôn khinh rẻ người dân thuộc địa, coi họ chỉ là nô lệ, không đáng được hưởng quyền con người; và bản Yêu sách của nhân dân An Nam được Nguyễn

Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxây chẳng những là một bản yêu sách đòi quyền tự quyết cho dân tộc Việt Nam, mà còn là bản cáo trạng đầu tên phê

phán CNTD Pháp vi phạm quyền con người của người dân Việt Nam; vì vậy

nó đã "sây chấn động trong giới thực dân"

Nguyễn Ái Quốc viết nhiều bài báo để trả lời bài báo thực dân nêu

trên, trong đó có bài Tâm địa thực dân và bai Van dé dân bản xứ và đây là những bài báo đầu tiên trong cuộc đời làm báo của Người tố cáo tội ác của chế

độ thực dân Trong hai bài báo này, Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ bọn thực dân Pháp

đã tước đi quyền con người của người dân An Nam và coi họ như một con súc

vật có thể kết tội vô cớ, rồi tùy tiện hành hạ đến chết hoặc giết di

Như vậy, có thể khẳng định rằng, nhìn từ góc độ đòi quyền con người,

nội dung bản Yêu sách của nhân dân An Nam mà Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxâay hay Hội nghị Hòa bình ở Pari và gửi đến Chính phủ Pháp là một bản cáo trang phê phán, tố cáo thực dân Pháp vi phạm quyền con người của người dân Việt Nam khi Việt Nam là thuộc địa của nước Pháp

- Bản án chế độ thực dân Pháp - bản cáo trạng đầy đủ nhất phê

phán, tố cáo chủ nghĩa thực dân Pháp vi phạm quyền con người trong tất

cả các thuộc địa của Pháp

Tiếp theo những bài báo viết trả lời báo chí thực dân đả kích bản Yêu

sách của nhân dân An Nam và đã kích tác giả của nó, Nguyễn Ái Quốc viết

(1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđđ, t1, tr 487

Trang 37

rất nhiều bài khác phê phán, tố cáo thực dân Pháp vi phạm quyền con người trong tất cả các thuộc địa của Pháp

Tội ác vi phạm quyền con người trong các thuộc địa của Pháp, như ở Đông Dương, ở Việt Nam, ở An-giê-ri, Tuy-ni-di, ở Tay-Phi, v.v., được Nguyễn Ái Quốc phản ánh đây đủ nhất, tập trung nhất, rõ nhất trong tác phẩm

Bản án chế độ thực dân Pháp”) Tác phẩm này được Người viết bằng tiếng

Pháp trong những năm 1921-1925 và được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1925 tại Pari — thủ đô nước Pháp Trong tác phẩm, tội ác vi phạm quyền con người trong các thuộc mà bọn thực dân gây ra được phơi bầy như sau:

Một là, cưỡng bức người dân thuộc địa đi lính để bảo vệ nước Pháp Trước và trong Chiến tranh thể giới lần thứ nhất, bọn thực dân Pháp

săn bắt, cưỡng bức hàng chục vạn đàn ông thuộc địa đi lính; bắt họ phải xa quê hương, xa vợ con, cầm súng vượt đại đương sang nước Pháp đánh nhau

với quân Đức để bảo vệ nước Pháp, "bảo vệ công lý và tự do" mà họ không

bao giờ được hưởng

Hai là, cưỡng bức người dân thuộc địa phải mua rượu cồn và bán

thuốc phiện cho họ

Để đầu độc người bản xứ và tăng thêm ngân khố của nước Pháp, bọn thực dân bất người dân thuộc địa, kể cả đàn bà và trẻ mới sinh, phải mua rượu cồn của chúng để uống và bọn chúng còn mở nhiều đại lý thuốc phiện để bán -

cho họ Việc làm giàu cho nước Pháp bằng cách đầu độc người dân thuộc địa này đều do viên Bộ trưởng Bộ thuộc địa và các quan toàn quyền ở các thuộc

địa trực tiếp điều hành

Ba là, Bắt cử trị người thuộc địa phải bầu cho người của Pháp vào các hội đồng do người Pháp định đoạt

Nguyễn Ái Quốc nêu ra một thực tế vi phạm quyền con người này của thực dân Pháp như sau: Hội đồng quản hạt xứ Nam Kỳ ở Đông Dương (mà

quyền hạn quan trọng nhất của hội đồng này là hằng năm biểu quyết dự toán ngân sách là các khoản thuế trực thu và gián thu) của thuộc địa gồm nhiều người Pháp hơn là người An Nam Cụ thể có 18 người Pháp và 6 người An Nam; trong 18 người Pháp thì 12 người là đại biểu do tuyển cử bầu ra "Cứ

cho rằng luôn luôn đủ mặt đi nữa thì 6 phiếu của người An Nam kia tài nào

(1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sdd, 12, tr 21-133

Trang 38

mà chống lại được 18 phiếu của người Pháp ? Vì thế chính phủ cứ việc tùy ý

mà dự toán và chắc chắn là tất cả các khoản dự toán đều đã được biểu quyết

trước rồi" Cho nên năm 1905, thống đốc xứ này đã tăng thuế điển thổ vốn đã

quá nặng lên một trăm phần trăm và việc này đã làm cho các đại biểu người

An Nam trong hội đồng nhất loạt từ chức Chẳng cẩn quan tâm việc đại biểu người thuộc địa từ chức, viên thống đốc liền thay họ bằng những người khác

do ông ta đích thân bắt cử trị An Nam phải bầu

Bến là, Các quan cai trị tha hồ lộng quyền, bắt giữ, đánh đập, giết hại

người dân thuộc địa vô tội

Nguyễn Ái Quốc viết rằng ở thuộc địa như An Nam, Mađagátxca, v.v

và ở nước Pháp, "cái gì ở bên này là phải thì ở bên kia là trái, và cái gì ở bên

kia được phép thì ở bên này này bị cấm” Thí dụ: ở thuộc địa, tất cả người

Pháp đều được phép làm cho dân bản xứ ngu muội đi bằng thuốc phiện, họ càng bán được nhiều thuốc phiện, thì càng được quý trọng; nhưng ở nước Pháp

thì việc này bị cấm, ai bán thứ thuốc độc ấy sẽ bị tóm ổ ngay lập tức Hay nếu

ở bên Pháp, một viên chức cao cấp được phép vận quần áo lót để đi ra đường, thì ngược lại một ông hoàng bản xứ không có quyền mặc áo bản xứ, ngay cả khi ở nhà và đang ốm Sự bất bình đẳng này đã khiến các quan cai trị, những

nhà khai hóa tha hồ lộng quyền, mặc sức vi phạm quyền con người đối với

người dân thuộc địa

Ở các thuộc địa khác của Pháp, vi phạm quyển con người đến mức gây

ra tội ác cũng là việc bình thường, hàng ngày của bọn thực dân

Không những vi phạm đến mức gây nên tội ác quyền con người của

người dân thuộc địa, bọn thực dân Pháp còn tìm mọi cách để bóc lột họ; và

cách bóc lột nào cũng chứa đựng vi phạm quyền con người

Nói chung, quyền con người của mọi người đân An Nam đều bọn thực dân cướp đi Riêng nông dân An Nam nỗi khổ này càng nặng hơn, nhục nhã

hơn Họ bị cướp giật mọi thứ từ mọi phía, bằng mọi cách: ruộng xấu của họ bị

bọn thực dân biến thành ruộng tốt chỉ bằng một nét bút, bị tăng diện tích một cách giả tạo bằng thủ đoạn rút bớt đơn vị đo đạc Thế vẫn chưa đủ, hàng năm

thuế cứ tăng lên mãi Bọn thực dân còn tước đoạt ruộng đất của họ

Bọn thực dân Pháp không những bóc lột, đánh đập, tàn sát người dân

thuộc địa, mà còn kiểm duyệt chặt chẽ sách báo tiếng Việt Chúng thẳng tay

cát những bài báo, cột báo, đầu để hoặc bất cứ một lời bóng gió nào nói đến các

Trang 39

cuộc bầu cử thuộc địa Chúng còn rờ mó cả vào thư từ riêng của người dân thuộc

địa Vì vậy, một người Mangát nguyên là lính tình nguyện tham gia đại chiến

trong quân đội Pháp và có vợ người Pháp, đã bị trục xuất khỏi tổ quốc anh, và

bị kết án 5 năm đầy biệt xứ, chỉ vì đã viết bài cho báo Le Paria và vài tờ báo

khác ở Pháp để tố cáo những sự những lạm của bọn quan cai trị Pháp ở xứ sở anh

Nguyễn Ái Quốc còn đưa ra những hành vị bạo ngược không còn tính

người và không thể tưởng tượng được của bọ thực dân đối với phụ nữ thuộc địa

1.2 Tội ác vi phạm quyền con người của bọn thực dân khác đối

với người dân thuộc địa

Nguyễn Ái Quốc không chỉ tố cáo CNTD Pháp, mà còn tố cáo bọn

thực dân khác, như thực dân Anh, Bỉ, Bồ đào Nha, vi phạm quyền con người trong các thuộc địa của chúng như Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, v.v

Trong bài viết Hành hình kiểu Limsơ - một phương diện íI người biết của nền văn minh Mỹ được viết vào năm 1924, Nguyễn Ái Quốc tả lại cách, nói đúng hơn là thú giết người da đen vô tội vô cùng dã man, tàn bạo ở Mỹ

Trong bài báo Công cuộc khai hóa giết người, Nguyễn Ái Quốc nêu ra những bằng chứng lịch sử vẻ tội ác của chủ nghĩa thực dân Anh, Đức, Ý

Lịch sử việc người Âu xâm chiếm châu Phi — cũng như bất cứ lịch sử xâm chiếm thuộc địa nào - thì từ đầu đến cuối đều được viết bằng máu những người bản xứ Sau những cuộc tàn sát thẳng tay thì chính những chế độ lao dịch, khuân vác, lao động khổ sai, rượu cồn, bệnh giang mai tiếp tục hoàn thành

công cuộc tàn phá của sự nghiệp khai hóa Kết quả tất nhiên của chế độ ghê tởm

đó là sự tiêu diệt giống da đen Khi một vài tên thực dân giàu có lên nhanh chóng thì cũng vào lúc dân số những miền bị bóc lột giảm bớt đi không phải

là không nhanh chóng Từ năm 1783 đến năm1793, một công ty của kẻ thống trị đã kiếm được 1.117.700 bảng bằng cách buôn bán nô lệ; cũng trong thời gian đó, dân số trong vùng công ty đó đặt chân đến đã mất đi 304.000 người

Nói chung, trong các thuộc địa, người bản xứ bị bọn thực dân coi không phải là người Chúng muốn bóc lột hoặc giết họ thế nào cũng được, cả phụ nữ

và trẻ em

Có thể khẳng định rằng, CNTB, CNĐQ đã đẻ ra CNTD - một tai họa

cho nhân loại Trong khi ở chính quốc, dưới nền "cộng hòa, dân chủ" những khẩu hiệu tự do, bình đẳng, bác ái, nhân quyền, đân quyền vẫn được treo lên và

Trang 40

được hô hào thực hiện, thì ở tất cả các thuộc địa, bọn thực đân dưới lá cờ "khai hóa văn minh" đã tước đoạt tất cả quyền con người của người dân bản xứ, coi

họ như súc vật biết nói, muốn bóc lột, hành hạ, tra tấn, giết đi thế nào cũng được Nói cách khác, ở tất cả các thuộc địa, bọn thực dân vi phạm quyền con người

đã trở thành tội ác đã man; dã man đến mức không thể tưởng tượng được

Là một người dân thuộc địa bôn ba khấp thế giới, khảo sát các chế độ

và cuộc sống của người lao động, nhất là cuộc sống của người dân thuộc địa, trong thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc sớm thấy được tội ác ác tây trời của chủ nghĩa thực dân và Người đã phê phán, tố cáo nó Đồng thời Nguyễn Ái Quốc

đi đầu trong đấu tranh chống CNTD để cùng nhân loại tiến bộ loại bỏ mọi hình thức của thứ chủ nghĩa tàn bạo này, giành lại quyền làm người cho nhân

dân các dân tộc thuộc địa

2 QUAN ĐIỂM SÁNG TẠO CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ QUYỀN DÂN SỰ -

CHÍNH TRỊ

Quyển dân sự và quyển chính trị là hai quyền cơ bản của dân quyền

Nó được phát triển và hoàn thiện cùng với sự phát triển ngày càng phong phú

và đa dạng của xã hội Do đó, tìm hiểu sự sáng tạo của Hồ Chí Minh về quyền

dân sự và quyển chính trị không thể chỉ dựa vào điều khoản này hay điều khoản khác được quy định trong pháp luật, dù rằng đây là điều rất cần, mà chủ yếu tìm hiểu những quan điểm của Hồ Chí Minh với tư cách là sự sáng tạo được biểu hiện thành các nguyên tấc chỉ đạo quá trình xây dựng và thực hiện

các quyền ấy trong đời sống hiện thực của người Việt Nam

2.1 Sự sáng tạo thể hiện ở quan điểm phải lấy dân làm gốc, dân là

quyền Nếu người cầm quyền không theo lời khuyên ấy thì vai trò là gốc của

người dân cũng không có ý nghĩa gì

Ngày đăng: 29/08/2014, 11:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w