0
Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Tình hình nhập khẩu tiểu ngạch của Việt nam từ Trung Quốc qua

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH QUA CỬA KHẨU TÂN THANH - LẠNG SƠN (Trang 46 -78 )

6. Bố cục của luận văn:

2.1.2 Tình hình nhập khẩu tiểu ngạch của Việt nam từ Trung Quốc qua

Khẩu Tân Thanh

Bảng 2.4: Giá trị kim ngạch nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu Tân

thanh sang Trung Quốc qua cửa khẩu Tân thanh giai đoạn năm 2007-2010

Năm Số lượng nhập khẩu (tấn) Tốc độ tăng (%) Giá trị nhập khẩu (triệu USD) Tốc độ tăng (%) 2007 185.685 - 34,176 - 2008 153.792 - 17,18 31,066 - 9,09 2009 170.774 11,04 33,7133 8,52 2010 178.515 4,53 35,2584 1,61

Bảng 2.5: Số lượng một số mặt hàng chủ yếu Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc qua cửa khẩu Tân

thanh năm 2010

(Đơn vị: Tấn) Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng2 Tháng3 Tháng4 Tháng5 Tháng6 Tháng7 Tháng8 Tháng9 Tháng10 Tháng11 Tháng12 - Táo 1.511 1.532 1.493 1.370 1.405 1.413 1.329 1.384 1.331 1.492 1.487 1.564 - Nho 531 537 537 508 483 466 500 478 523 554 534 517 - Lê 2.978 2.863 2.863 2.634 2.522 2.405 2.578 2.541 2.389 2.849 2.662 2.613 - Dưa vàng 1.588 1.604 1.604 1.670 1.500 1.578 1.421 1.389 1.492 1.322 1.415 1.446 - Cam, quýt 208 200 200 188 180 172 175 171 183 186 227 254 - Đào 0 0 0 0 0 240 266 271 234 269 255 258 - Hành, tỏi khô 7.830 7.791 7.791 7.625 7.531 7.688 7.591 7.703 7.600 7.672 7.697 7.639 Tổng số lượng hàng NK 13.646 14.488 14.488 13.995 13.621 13.962 13.860 13.937 13.752 14.344 14.277 14.291

Bảng 2.6 : Giá trị một số mặt hàng chủ yếu Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh năm 2010

(Đơn vị: triệu USD)

Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng2 Tháng3 Tháng4 Tháng5 Tháng6 Tháng7 Tháng8 Tháng9 Tháng10 Tháng11 Tháng12 - Táo 0,2554 0,2589 0,2523 0,2315 0,2374 0,2388 0,2246 0,2339 0,2249 0,2521 0,2513 0,2643 - Nho 0,3494 0,3389 0,3533 0,3343 0,3178 0,3066 0,3290 0,3145 0,3441 0,3645 0,3514 0,3402 - Lê 0,4943 0,4963 0,4753 0,4372 0,4186 0,3992 0,4279 0,4218 0,3966 0,4729 0,4419 0,4338 - Dưa vàng 0,2573 0,2477 0,2598 0,2705 0,2430 0,2556 0,2302 0,2250 0,2417 0,2142 0,2292 0,2343 - Cam, quýt 0,0245 0,0276 0,0236 0,0222 0,0212 0,0203 0,0207 0,0202 0,0216 0,0220 0,0268 0,0300 - Đào 0 0 0 0 0 0,0372 0,0412 0,0420 0,0363 0,0417 0,0395 0,0400 - Hành, tỏi khô 1,6599 1,6201 1,6517 1,6165 1,5966 1,6300 1,6093 1,6330 1,6112 1,6265 1,6318 1,6195 Tổng giá trị hàng NK 3,0408 2,9895 3,0160 2,9122 2,8346 2,8877 2,8829 2,8904 2,8764 2,9939 2,9719 2,9621

Hàng nhập khẩu qua đường tiểu ngạch qua cửa khẩu Tân Thanh chủ yếu là hàng nông sản như dưa vàng, táo, nho, lê, đào, hành, tỏi khụ… Do có giá thành thấp, lại được hưởng chính sách ưu đãi xuất khẩu của phía Trung quốc nờn cỏc loại hàng này có sức cạnh tranh rất mạnh trên thị trường Việt Nam, gây nhiều tác động xấu đến sản xuất trong nước.

- Về số lượng: Nhìn vào bảng số liệu 2.4 và 2.5 ta thấy, các mặt hàng của Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc quanh năm, chủ yếu là các loại hoa quả tươi. Số lượng nhập khẩu các mặt hàng này tăng vào thời điểm cuối năm và sau Tết một, hai thỏng, cỏc thỏng giữa năm giảm nhẹ. Do ảnh hưởng của tình hình suy thoái nền kinh tế thế giới nên số lượng nhập khẩu các loại mặt hàng qua cửa khẩu 2008 cũng giảm so với năm 2007. Tuy nhiên đến năm 2009, nền kinh tế phục hồi và ổn định thì số lượng nhập khẩu các mặt hàng tăng lên cao hơn so với năm 2008, nhưng không bằng số lượng nhập khẩu của năm 2007. Bởi lẽ, yêu cầu tiêu dùng các loại hoa quả của người dân nước ta ngày càng được nâng cao về chất lượng, mà trên thực tế hàng hoa quả có dư lượng thuốc bảo quản và thuốc bảo vệ thực vật quá cao, nên nhu cầu tiêu dùng hàng hoa quả Trung quốc ngày càng giảm.

- Về giá trị: nhìn vào bảng số liệu 2.4 và 2.6 cho ta thấy, giá trị nhập khẩu các mặt hàng từ Trung Quốc qua cửa khẩu Tân thanh cao nhất vào cỏc thỏng 10, 11, 12, 1 và 2. Đây là thời điểm Tết nguyên Đán nên lượng hàng hoa quả tiêu thụ tại thị trường Việt Nam tăng cao, đồng thời hàng hoa quả tươi ở Việt Nam chưa vào thời điểm thu hoạch nên hoa quả Trung quốc nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Việt nam vào thời điểm này.

- Về chủng loại các mặt hàng chủ yếu:

+ Táo quả tươi: Trung quốc vẫn đứng đầu về nguồn cung cấp táo cho thị trường Việt Nam. Nhập khẩu táo từ Trung quốc mặc dù có chất lượng kém hơn nhiều so với các nguồn cung khác song vẫn được nhập với số lượng lớn do nguồn cung dồi dào và giá thành rẻ, giá nhập khẩu táo tươi dao động từ 106 – 250 USD/ tấn. Hiện nay nguồn cung không được ổn định cùng với lượng táo cung cấp không còn dồi dào như trước và nhu cầu tiêu dùng của người dân Việt Nam ngày càng giảm. Bởi lẽ, theo kết quả khảo sát lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong táo nhập

khẩu của Trung quốc chiếm hàm lượng cao hơn rất nhiều so với táo nhập khẩu từ nguồn khác. Đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến số lượng nhập khẩu.

+ Nho: Hiện nay, Việt nam nhập khẩu chủ yếu là nho quả tươi từ Trung quốc qua cửa khẩu Tân thanh, chiếm tới 58% tổng giá trị nhập khẩu nho trong cả nước ở các thị trường. Nho nhập khẩu với số lượng không cao nhưng giá nhập khẩu nho tương đối cao, dao động từ 360 đến 962 USD/ tấn, do đó giá trị nhập khẩu nho lớn, trung bình năm 2010 đạt 0,337 triệu USD/ tháng.

+ Dưa vàng: đây là mặt hàng nông sản khá được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam, giá nhập khẩu lại tương đối thấp, dao động ở mức 146 đến 160 USD/ tấn nên số lượng dưa vàng nhập khẩu vào nước ta tương đối ổn định qua cỏc thỏng trong các năm.

+ Cam, quýt: Tình hình nhập khẩu cam, quýt của Trung quốc qua cửa khẩu Tân thanh trong thời gian qua không đồng đều. Kim ngạch nhập khẩu cao vào cỏc thỏng giỏp Tết nguyên đán và sau đó 1 – 2 tháng và thấp vào cỏc thỏng giữa năm. Cụ thể, vào tháng 11, 12, 1 và tháng 2 hàng năm, số lượng cam, quýt nhập khẩu thường khá lớn còn vào cỏc thỏng 4, 5, 6 và 7 số lượng cam quýt giảm. Hiện nay, diện tích trồng cam, quýt ở nước ta đã bị thu hẹp rất nhiều so với các vụ trước do giá bán không cao, nhiều hộ dõn đó thay thế bằng cây trồng khỏc cú giá trị kinh tế cao hơn. Hơn thế, đa phần diện tích trồng cam, quýt đã cằn cỗi và sâu bệnh lại phải chịu thiên tai khắc nghiệt nên sản lượng bán ra thị trường không nhiều, cung không đủ cầu, điều này có tác động rất lớn đến số lượng và giá trị nhập khẩu cam, quýt từ Trung quốc trong thời gian sắp tới.

+ Lê: Hiện nay, lê là mặt hàng có số lượng nhập khẩu lớn nhất qua các năm, trung bình Việt Nam nhập khẩu qua cửa khẩu Tân thanh mỗi tháng 2.668,67 tấn từ Trung quốc, với chủng loại chính là lê quả tươi. Lê nhập khẩu từ Trung quốc có giá từ 89 đến 270 USD/ tấn.

+ Đào: Đây là mặt hàng chỉ được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam qua cửa khẩu Tân thanh bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 12 hàng năm, số lượng nhập khẩu đào tương đối thấp năm 2010 đạt 1793 tấn/ năm. Giá đào nhập khẩu thường dao

động từ 128 – 160 USD / tấn.

+ Hành, tỏi khô: Giá rẻ, hình thức hấp dẫn nên hành, tỏi Trung quốc chiếm vị thế áp đảo tại thị trường Việt Nam. Hành, tỏi Trung quốc và hàng cùng loại trong nước tương phản nhau rõ rệt về hình thức, màu sắc. Hành Trung quốc to, vỏ tớm búng trụng rất đẹp, còn tỏi cú tộp dày, trắng búng… Trong khi đó, hành tỏi Việt nam có màu sắc nhạt, tép nhỏ trụng kộm hấp dẫn. Giá bán cũng chênh lệch, tỏi nội địa bán lẻ với giá 28.000 – 36.000 đồng/ kg, hành tím nội địa giá 26.000 đồng/kg còn hành tỏi Trung quốc giá chỉ 22.000 đồng/kg. Nếu các bà nội trợ chuộng hành, tỏi nội khi chế biến thức ăn vì mùi thơm và lượng tinh dầu của hành tỏi nội hơn hẳn hàng trung quốc thì hành, tỏi Trung quốc lại được các nhà hàng, quán ăn mua với lượng lớn, lượng hành tỏi nhập khẩu trung bình các tháng năm 2010 đạt 7.667,42 tấn/ tháng.

Hàng nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu Tân thanh chiếm tỷ trọng lớn là hàng nông sản. Hàng nhập khẩu tiểu ngạch cũng là những loại hàng chủ yếu nhập lậu do khối lượng phân tán, phương thức đa dạng, khó quản lý.

Nhìn chung, các mặt hàng Trung quốc xuất sang Việt Nam qua cửa khẩu Tân thanh theo đường tiểu ngạch rất phong phú và đa dạng. Đa số các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Trung quốc qua cửa khẩu Tân thanh tuy có chất lượng chưa cao nhưng giá rẻ phù hợp với thu nhập của đa số nhân dân Việt nam.

2.1.3 Đối tượng xuất khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu Tân Thanh

Tân Thanh là một trong những cửa khẩu có lượng hoa quả xuất khẩu tiểu ngạch lớn trong cả nước, vì vậy hàng năm có hàng trăm các doanh nghiệp, tư thương tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu này. Theo kết quả điều tra, các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ là chủ yếu tham gia vào xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua biên giới, ngoài các doanh nghiệp còn có hàng trăm tư thương xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu Tân thanh.

Số lượng các doanh nghiệp, tư thương được thể hiện trong bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.7: Số lượng các Doanh nghiệp, tư thương xuất nhập khẩu qua cửa

khẩu Tân thanh qua 3 năm 2008 – 2010

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 1. Tổng số DN XNK tiểu ngạch 45 100 56 100 71 100 DN XK 20 44,44 33 58,93 38 53,52 DN NK 25 55,56 23 40,07 33 46,48 2. Tổng số tư thương XNK tiểu ngạch 273 100 355 100 400 100 - Tư thương XK 117 42,86 220 61,97 250 62,5 - Tư thương NK 156 57,14 135 38,03 150 37,5

Nền kinh tế thế giới và kinh tế nội địa đang phục hồi, nên hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch cũng như số lượng các doanh nghiệp, tư thương có có chiều hướng gia tăng. Qua bảng số liệu 2.7 ta thấy, tốc độ tăng các tư thương tham gia xuất nhập khẩu nhanh hơn các doanh nghiệp. Năm 2010, số doanh nghiệp tăng thêm là 15 trong khi đó số tư thương tăng thêm là 45. Trong đó, số doanh nghiệp, tư thương xuất khẩu năm 2008 thấp hơn số doanh nghiệp tư thương nhập khẩu (doanh nghiệp: 5, tư thương:39) nhưng bắt đầu từ năm 2009 trở đi, số doanh nghiệp, tư thương xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung quốc nhiều hơn số doanh nghiệp, tư thương nhập khẩu của Trung quốc. Điều này chứng tỏ ràng nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao, họ dần dần giảm tiêu dùng hàng Trung quốc (chủ yếu là hoa quả tươi) mà tăng lượng tiêu dùng của hàng Việt nam. Vì theo nguồn thông tin, hàng nông sản của Trung quốc sử dụng quá dư lượng thuốc bảo quản, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.

Theo chi cục Hải quan cửa khẩu Tân thanh cho biết, hiện tượng hàng xuất khẩu tiểu ngạch của Việt Nam bị ùn tắc tại cửa khẩu Tân thanh vào mùa thu hoạch rộ một số loại trái cây đã diễn ra nhiều trong vài năm gần đây, một phần là do doanh nghiệp xuất khẩu, tư thương ở các tỉnh phía nam không nắm kịp các thông tin về sự thay đổi quy định, thủ tục nhập hàng của phía Trung quụ́c nờn dùng xe container vận chuyển đường dài ra cửa khẩu và khi bị ách tắc, phải chờ đợi chứ không thể chở hàng về, lại càng thêm ùn tắc.

. Hình 2.1: Xe hàng ách tắc tại cửa khẩu Tân thanh

2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH QUA CỬA KHẨU TÂN THANH – LẠNG SƠN

2.2.1 Thực trạng nhận thức về mậu dịch biên giới và quản lý mậu dịch biên giới ở nước ta

Thực tế những năm qua cũn cú những ý kiến rất khác nhau về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu ở khu vực cửa khẩu biên giới. Cú nờn mở rộng các hoạt động xuất nhập khẩu và mua bán trao đổi hàng hóa ở khu vực biên giới hay không, nên mở ra ở mức nào? Ngoài những vấn đề thuộc về lịch sử giữa hai nước, đảm bảo an ninh quốc gia chủ quyền lãnh thổ, còn có việc cạnh tranh về kinh tế “ vừa hợp tác vừa cạnh tranh”. Việc mở ra tất yếu có buôn lậu, do vậy giải quyết chống buôn lậu, bảo vệ sản xuất trong nước như thế nào cho hiệu quả?

Nhìn chung do các cơ quan quản lý nhà nước chưa có nhận thức đúng và nhất quán về vai trò của thị trường Trung Quốc đó với nền kinh tế của nước ta. Vì vậy chưa có sự chỉ đạo thống nhất, rõ ràng về các hoạt động xuất nhập khẩu ở khu vực biên giới. Chưa có sự phân cấp hợp lý từ Trung ương đến địa phương có cửa khẩu biên giới. Các mục tiêu knh tế - quốc phòng – an ninh chưa được giải quyết hài hòa. Trong nhiều trường hợp còn chồng chéo, gây phiền hà, ách tắc.

Vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thúc đẩy các hoạt động thương mại ở khu vực biên giới, hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn giáp ranh hai nước còn mờ nhạt.

Chúng ta chưa hiểu đầy đủ khái niệm “ Biên mậu” của phía Trung Quốc và chưa nhận thức được rõ ràng chiến lược phát triển “ Biên mậu”, cũng chưa nghiên cứu đánh giá đầy đủ những tác động của chiến lược đó đối với nền kinh tế của các tỉnh biên giới phía bắc, cũng như đối với nền kinh tế của cả nước. Sự thăng trầm của sản xuất và đời sống của nhân dân nhiều địa phương phụ thuộc rất nhiều vào diễn biến của thị trường qua biên giới. Với buôn bán tiểu ngạch chúng ta chưa có những chính sách phù hợp kịp thời để hỗ trợ và điều tiết các hoạt động xuất nhập khẩu ở khu vực biên giới. do đó, các cơn sốt về giá cả, về hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất trong nước.

Chúng ta chưa tập trung các nguồn lực để chuẩn bị các điều kiện cần và đủ cho thương mại biên giới phát triển. Cơ sở hạ tầng vùng biên giới còn rất thấp kém, trang thiết bị cho các lực lượng quản lý còn lạc hậu, chưa thực sự ưu tiên nguồn nhân lực, vật lực và tài lực đủ mạnh cho các đơn vị quản lý khu vực cửa khẩu. Vì vậy không tránh khỏi là hiệu quả quản lý thấp, chưa thúc đẩy mạnh mẽ giao lưu hàng hóa, thậm chí còn nhiều hiện tượng gây phiền hà và trở ngại không đáng có.

Do quan điểm quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa ở khu vực biên giới nói chung và xuất nhập khẩu tiểu ngạch nói riêng còn thiếu thống nhất từ Trung ương đến địa phương nên hạn chế nhiều đến hiệu quả quản lý xột trờn cả bình diện vĩ mô và vi mô.

Do đó, cần tiếp tục mở rộng giao lưu xuất nhập khẩu nói chung và xuất nhập khẩu tiểu ngạch nói riêng ở khu vực biên giới, công tác quản lý nhà nước phải tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới, mở rộng quan hệ hợp tác buôn bán nhưng cũng cần phải quản lý được chặt chẽ, coi quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch là một bộ phận quan trọng của quản lý nhà nước về thương mại. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương từ tỉnh đến huyện và xã biên giới, quan tâm chỉ đạo các lực lượng chức năng quản lý ở cửa khẩu biên giới để quản lý tốt nhất các hoạt động xuất nhập

khẩu ở khu vực cửa khẩu biên giới.

2.2.2 Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu tiểu

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH QUA CỬA KHẨU TÂN THANH - LẠNG SƠN (Trang 46 -78 )

×