Tỡnh hình xuất khẩu tiểu ngạch của Việt Nam sang Trung quốc

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu tân thanh - lạng sơn (Trang 40 - 46)

6. Bố cục của luận văn:

2.1.1Tỡnh hình xuất khẩu tiểu ngạch của Việt Nam sang Trung quốc

2.1 THỰC TRẠNG XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH CỦA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC QUA CỬA KHẨU TÂN THANH VÀ TRUNG QUỐC QUA CỬA KHẨU TÂN THANH

2.1.1 Tỡnh hình xuất khẩu tiểu ngạch của Việt Nam sang Trung quốc qua cửa khẩu Tân Thanh khẩu Tân Thanh

Xuất nhập khẩu tiểu ngạch là hoạt động buôn bán qua biên giới để thu lợi nhuận của những người buôn bán là cư dân khu vực biên giới, là hình thức buôn bán sôi động và có nhịp độ tăng nhanh, một bộ phận đáng kể đóng góp trong tổng kim ngạch giữa Việt Nam và Trung Quốc. Vào thời gian này, xuất nhập khẩu tiểu ngạch không chỉ chiếm tỷ trọng lớn mà còn đáp ứng nhu cầu trao đổi của dân cư hai nước, cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân khu vực biên giới.

Lượng hàng xuất khẩu theo đường tiểu ngạch ở cửa khẩu Tân thanh, huyện Văn lãng cũng như một số cửa khẩu khỏc trờn địa bàn tỉnh Lạng Lơn vẫn chiếm một lượng lớn. Cửa khẩu Tân thanh nổi tiếng là cửa khẩu có lượng hàng xuất khẩu chiếm tới 85% là hàng nông sản trong số này cũng chiếm tới khoảng 90% là hàng xuất khẩu theo đường tiểu ngạch thể hiện qua các bảng sau:

Bảng 2.1 : Giá trị một số mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh năm 2010

(Đơn vị: triệu USD) Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 - Thanh Long 0,9412 1,8630 3,1050 5,5890 2,9325 2,7704 2,9815 2,7462 0 0 0 0 - Nhãn 0 0 0 0 15,416 7 21,5833 20,2986 0 0 0 0 0 - Chuối xanh 0,2445 0,2640 0,2715 0,2793 0 0 0 0 0 0,2655 0,2469 0,2571 - Vải 0 0 0 0 4,4153 6,6111 6,1389 0 0 0 0 0 - Dưa Hấu 0 19,8611 13,2250 7,8889 0 0 0 0 0 0 0 0 - Cà phê 5,2515 4,9167 4,4698 4,9950 4,8478 5,7915 6,5489 6,7095 5,1503 5,3136 5,7344 5,8000 - Hạt Điều 1,5349 1,9292 1,8317 1,8105 1,8826 1,2932 1,6494 1,7384 1,8953 2,0437 1,7172 1,6684 - Hạt Tiêu 0.0836 0,1123 0,1099 0,0956 0,0908 0,0788 0,0812 0,0979 0,1147 0,1027 0,0956 0,1147 Tổng giá trị hàng XK 8,0557 28,9463 23,0129 20,6583 29,5857 38,1283 37,6985 11,2920 7,1603 7,7255 7,7941 7,8402

Bảng 2.2 : Số lượng một số mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh năm 2010 (Đơn vị:Tấn) Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng2 Tháng3 Tháng4 Tháng5 Tháng6 Tháng7 Tháng8 Tháng9 Tháng10 Tháng11 Tháng12 - Thanh Long 1.364 2.700 4.500 8.100 4.250 4.015 4.321 3.980 0 0 0 0 - Nhãn 0 0 0 0 15.000 21.000 19.750 0 0 0 0 0 - Chuối xanh 815 880 905 931 0 0 0 0 0 885 823 857 - Vải 0 0 0 0 9.350 14.000 13.000 0 0 0 0 0 - Dưa Hấu 0 55.000 79.350 71.000 0 0 0 0 0 0 0 0 - Cà phê 3.890 3.642 3.311 3.700 3.591 4.290 4.851 4.970 3.815 3.321 3.584 3.625 - Hạt Điều 363 455 432 427 444 305 389 410 447 482 405 388 - Hạt Tiêu 35 47 46 40 38 33 34 41 48 43 40 48 Tổng giá trị hàng XK 6.466 62.724 88.544 84.189 32.673 43.643 42.345 9.401 4.310 4.731 4.852 4.918

Bảng 2.3: Giá trị kim ngạch xuất khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu Tân thanh sang Trung Quốc qua cửa khẩu Tân thanh giai đoạn năm

2007-2010 Năm Số lượng xuất

khẩu (tấn) Tốc độ tăng (%) Giá trị xuất khẩu (triệu USD) Tốc độ tăng (%) 2007 360.598 - 210,5745 - 2008 349.747 - 3,01 207,9543 - 1,2 2009 375.807 7,45 213,8596 2,83 2010 388.796 3,45 227,8978 6,56 (Nguồn: Chi cục Hải quan Tân thanh)

- Về số lượng: nhìn vào bảng số liệu 2.2 và 2.3 ta nhận thấy các mặt hàng xuất nhập khẩu tiểu ngạch của Việt Nam sang Trung Quốc qua cửa khẩu Tân thanh chủ yếu là hoa quả tươi: thanh long, vải, nhãn, chuối xanh, dưa hấu, cà phê, hạt điều… Với số lượng lớn, giá trị xuất khẩu cao thường tập trung vào tháng 2, 3, 4, 5, 6, 7 hàng năm, dưa hấu là loại có số lượng xuất khẩu lớn nhất vớ mức xuất khẩu trung bình qua các năm đạt: năm 2007 là 65.250 tấn/năm, 2008 là 62.190 tấn/năm, năm 2009 là 68.340 tấn/năm, năm 2010 là 68.450 tấn/năm. Các mặt hàng như cà phê, hạt điều, hạt tiêu có số lượng xuất khẩu ổn định nhất, trung bình cà phê xuất khẩu 3.779 tấn/ năm, hạt điều 390 tấn/ năm và hạt tiêu là 38 tấn/ năm. Nhìn chung qua 4 năm, số lượng hàng xuất khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu Tân thanh ngày càng tăng, riêng năm 2008 có sự sụt giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nhưng sang đến năm 2009, 2010 thì tình hình ổn định trở lại và tốc độ tăng ngày càng cao.

- Về giá trị: nhìn vào bảng số liệu 2.2 và 2.3 ta thấy, giá trị thu được từ xuất khẩu tiểu ngạch lớn nhất vào cỏc thỏng 2, 5, 6 và 7. Năm 2010 tháng 6 đạt giá trị lớn nhất 38,1283 triệu USD, tháng 7 đạt giá trị lớn thứ 2 là 37,5985 triệu USD. Trong đó, mặt hàng mang lại nguồn thu lớn nhất năm 2010 qua cỏc thỏng là nhãn với giá trị 21,5833 triệu USD, và dưa hấu mang lại nguồn thu lớn thứ 2 là 19,8611

triệu USD. Năm 2007, 2008 dưa hấu là mặt hàng mang lại nguồn thu cao nhất nhưng năm 2010 thỡ nhón lại mang lại nguồn thu cao nhất, nguyên nhân là do trong 2 năm gần đây, dưa hấu của Việt Nam thu hoạch trùng với thời điểm thu hoạch của dưa hấu Trung Quốc, các tư thương Việt Nam không nắm bắt được các thông tin đó và họ buôn bán theo kiểu mua đứt bán đoạn giữa các tư thương ở 2 nước theo các lô hàng mà không có hợp đồng nên tư thương Việt Nam thường bị ộp giỏ, giá trị thu được không cao. Mặt khác, mặt hàng nhãn của Việt Nam ngày càng được nâng cao về chất lượng, mẫu mã nên thị trường Trung quốc rất ưa chuộng. tóm lại giá trị xuất khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu Tân thanh tăng và có tốc độ tăng cùng với tốc độ tăng về số lượng.

- Về chủng loại các mặt hàng chủ yếu: Các mặt hàng xuất khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu Tân Thanh chủ yếu là hàng nông sản, một số ít là hàng thủ công mỹ nghệ, các loại quặng thô bột giặt….

Vải thiều: Trung quốc hiện là thị trường nhập khẩu lớn nhất vải thiều của nước ta trong những năm gần đây. Năm 2008, lượng vải thiều tươi xuất khẩu sang thị trường này đạt khoảng 36 nghìn tấn, bằng 90% tổng sản lượng vải thiều xuất khẩu toàn tỉnh. Đường đi chủ yếu của vải thiều qua cửa khẩu Tân thanh bằng hình thức xuất khẩu tiểu ngạch. Các doanh nghiệp và thương nhân cho biết vào vụ thu hoạch, vải thiều được tập kết tại đây với số lượng lớn. Thương nhân Trung quốc sang tận nơi để xem hàng, trả giá và làm các thủ tục để nhập khẩu mặt hàng này. Với chính sách biên mậu đã ký giữa hai nước Việt – Trung nên việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật khá thông thoáng, thuế xuất nhập khẩu bằng 0% tạo điều kiện thuận lợi cho vải thiều nước ta xâm nhập thị trường Trung Quốc. Thế nhưng, áp lực của hình thức tiêu thụ này không hề nhỏ bởi với số lượng lớn, thời gian tiêu thụ ngắn và sự đoàn kết của thương nhân Trung quốc nên việc ép cấp, ộp giỏ đối với vải thiều khó tránh khỏi. Bên cạnh đó, chất lượng vải thiều chưa được cải thiện nên việc tiêu thụ những năm gần đây khó khăn. Vải thiều chủ yếu theo đường tiểu ngạch một phần là do thương nhân hai nước đã quen với hình thức này, nhưng lý do quan trọng hơn là các thủ tục hành chính, nhất là việc kiểm định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, yêu cầu về xuất xứ hàng hóa

(C/O) rất nghiêm ngặt của con đường chính ngạch khiến vải thiều khó có thể xuất khẩu theo đường này.

Dưa hấu: là mặt hàng nông sản xuất khẩu có số lượng rất lớn, trung bình mỗi ngày xuất 4.600 tấn dưa hấu, tương đương với khoảng 200 xe/ ngày. Nguồn dưa xuất sang Trung quốc chủ yếu lấy từ Bình Định, Quảng Ngãi, Gia lai… Những vùng này trồng phổ biến giống dưa tròn 386 Trang Nông và giống dưa dài Mai An Tiêm. Trong hai năm gần đây, dưa hấu của Trung Quốc cũng cùng thời điểm thu hoạch với dưa hấu của ta. Chúng ta lại không biết thị trường Trung quốc ngày này, tháng này cần bao nhiêu trái cây, chủng loại, giá cả như thế nào để mà phổ biến cho dân trồng nên việc các tỉnh trồng dưa tự phát, thiếu quy hoạch, lại chủ yếu xuất khẩu dưa tươi vào một thị trường nên gặp rủi ro là khó tránh khỏi. Số lượng dưa hấu Việt nam xuất khẩu theo hình thức tiểu ngạch là rất lớn, nhưng giá trị lại không cao.

Nhãn xuất khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu Tân Thanh chủ yếu là nhãn miền nam và một số lượng ớt nhón miền bắc. Nhãn là mặt hàng mang lại nguồn thu lớn nhất trong năm 2008 đến 2010, đang được ưa chuộng tại thị trường Trung Quốc.

Cà phê, hạt điều, hạt tiêu là những mặt hàng có số lượng xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch là ổn định nhất. Trong đó, Việt Nam hiện là một trong những nước có sản lượng điều lớn nhất thế giới với sản lượng nhân điều chế biến hàng năm lên tới hơn 150.000 tấn (tương đương với 60.000 tấn điều thô). Mà nhu cầu tiêu thụ điều hiện nay đang tăng trở lại cùng với sự phục hồi của nền kinh tế thế giới. Đặc biệt, với tác dụng tốt cho sức khỏe, không chứa nhiều cholesterol và rất tốt cho những người trên 40 tuổi, khiến cho nhu cầu tiêu thụ hạt điều tại nước có nền kinh tế mới nổi như Trung quốc dự báo ngày càng tăng. Đõy chớnh là một trong những yếu tố giỳp giỏ nhõn điều sẽ còn tăng thêm trong thời gian tới.

Đối với mặt hàng cà phê, Việt Nam thường xuất khẩu mạnh vào quý IV năm trước và quý I năm sau. Tuy nhiên, giá cà phê của Việt Nam thường xuyên tăng giảm, không ổn định nên ảnh hưởng rất nhiều tới giá trị hàng xuất khẩu.

Đối với mặt hàng hạt tiêu Việt Nam xuất khẩu sang Trung quốc chủ yếu là hạt tiêu đến, loại chưa xay chưa nghiền nên giá trị thu được rất thấp. Trong khi đó, trung quốc cũng xuất khẩu hạt tiêu đã chế biến sang các nước khác, do vậy Trung

quốc thu mua hạt tiêu thô của Việt Nam để chế biến, xuất khẩu sẽ mang lại giá trị cao hơn.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu tân thanh - lạng sơn (Trang 40 - 46)