Phương hướng quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạc hở cửa khẩu Tân

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu tân thanh - lạng sơn (Trang 78 - 80)

6. Bố cục của luận văn:

3.2.1Phương hướng quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạc hở cửa khẩu Tân

Trong giai đoạn hiện nay, cả hai nước Việt nam và Trung quốc đang tiến hành “đổi mới”, “cải cỏch” chính sách biên mậu của mình. Hai nước đều quan tâm đến cải cách cơ chế quản lý kinh tế và tạo điều kiện cho hoạt động kinh tế đối

ngoại, đạt hiệu quả kinh tế xã hội ngày càng cao. Cần xây dựng cơ chế điều tiết, quản lý biờn mọ̃u linh hoạt, hiệu quả từ Trung ương đến địa phương. Phát triển hoạt động biờn mọ̃u giữa hai nước. Phát triển xuất nhập khẩu tiểu ngạch, thương mại biên giới theo hướng văn minh, hiện đại, góp phần chống buôn lậu, đồng thời kết hợp với bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội khu vực cửa khẩu biên giới

Trong bối cảnh đú, cỏc hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch ở khu vực biên giới nói chung và cửa khẩu Tân thanh nói riêng sẽ được quan tâm và phát triển tốt hơn trên cả phương diện kỹ thuật nghiệp vụ và tổ chức quản lý hoạt động này. Tuy nhiên, triển vọng phát triển các hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch ở cửa khẩu Tân thanh trong những năm tiếp theo bên cạnh những thuận lợi vẫn còn gặp những khó khăn chính vì vậy chúng ta cần phải có những phương hướng cơ bản sau:

- Thỏa thuận với phía Trung quụ́c đờ̉ từng bước áp dụng các quy định, tiêu chuẩn thống nhất cho hàng hóa xuất nhập khẩu tiểu ngạch của hai nước nhằm đưa hoạt động biờn mọ̃u đi vào nề nếp và ổn định.

- Mở rộng phát triển buôn bán qua biên giới Việt – Trung, việc buôn bán qua biên giới phải tuân theo các thông lệ, tập quán quốc tế, thông qua các hiệp định hợp tác, buôn bán được ký kết giữa hai nước. Hai bên phải cùng tôn trọng, thực hiện tốt các hiệp định đã ký.

- Ngân hàng húa cỏc giao dịch, buôn bán văn minh lịch sự, cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển. Giảm đến mức cao nhất, tiến tới xóa bỏ các phương thức giao dịch, thanh toán tự do, trực tiếp giữa các doanh nghiệp buôn bán tiểu ngạch hiện nay.

- Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng thương mại tại khu vực cửa khẩu như đường giao thông, trung tâm thương mại, kho bãi, thông tin…

- Xây dựng cơ chế điều tiết, quản lý biờn mọ̃u linh hoạt, hiệu quả từ Trung ương đến địa phương.

nhu cầu của thị trường Trung quốc. Tăng cường công tác tìm hiểu thị trường Trung quốc, đi sâu vào thị trường nội địa, tìm cách đưa dần các công ty Trung ương của cả hai phía tham gia vào quá trình buôn bán. Đồng thời, thị trường xuất, nhập khẩu tiểu ngạch phải được giữ vững, củng cố và phát triển không ngừng.

- Thay đổi cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu tiểu ngạch nói riêng và xuất nhập khẩu nói chung theo hướng bảo đảm lợi thế so sánh, phát huy tối đa lợi thế về địa lý, điều kiện tự nhiên biên giới với Trung quốc và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mỗi bên để phát triển hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước. Đối với chúng ta cần thiết phải tăng tỷ trọng hàng hóa trao đổi qua chế biến, giảm xuất khẩu hàng hóa nguyên liệu thô, phải tìm ra mặt hàng xuất khẩu chủ lực ngoài những mặt hàng truyền thống. Chú trọng nhập khẩu những hàng hóa phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế hàng hóa nước ta nói chung, của các tỉnh Lạng sơn nói riêng, nhập khẩu phải phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Phát triển xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu theo hướng văn minh, hiện đại, phải kiểm soát chặt chẽ các nguồn hàng xuất, nhập khẩu. Cú các biện pháp hữu hiệu để chống triệt để buôn lậu, trốn thuế, tranh mua, tranh bán, mất trật tự an toàn xã hội, đồng thời kết hợp với bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu tân thanh - lạng sơn (Trang 78 - 80)