MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC VÀ CÁC CƠ QUAN HỮU

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu tân thanh - lạng sơn (Trang 95 - 104)

6. Bố cục của luận văn:

3.4MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC VÀ CÁC CƠ QUAN HỮU

3.4.1 Kiến nghị với Nhà nước

Việt Nam có xuất nhập khẩu tiểu ngạch với 3 nước là Lào, Campuchia và Trung quốc. Trong đó, giao thương với Trung quốc chiếm tỷ lệ lớn nhất, một phần do ta có đường biên giới rộng lớn với nước này (7 tỉnh). Đặc biệt, lượng hàng xuất theo tiểu ngạch ở cửa khẩu Tân thanh là một trong những cửa khẩu chiếm lượng xuất khẩu tiểu ngạch lớn, kim ngạch xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu Tân thanh đã tăng liên tục từ năm 1991 đến nay, xuất nhập khẩu tiểu ngạch luôn chiếm

tỷ trọng từ 70 – 80% tổng kim ngạch. Tuy loại hình này đang phát triển, các cơ chế chính sách liên quan vẫn chưa được ban hành đầy đủ và còn nhiều bất cập. Hiện nay Việt Nam chưa có văn bản nào quy định cụ thể về việc quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch.

Đề nghị bộ Công thương sớm sửa đổi, ban hành cụ thể cơ chế, chính sách quan hệ trao đổi hàng hóa và dịch vụ qua biên giới Việt – Trung. Đặc biệt, với loại hình xuất, nhập khẩu tiểu ngạch, cần tăng cường thiết lập môi trường thông thoáng như mở thờm cỏc bói kiểm hóa ở cửa khẩu, thanh toán qua ngân hàng, đơn giản hóa các thủ tục để thu hút các thành phần kinh tế trong cả nước tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung và xuất nhập khẩu tiểu ngạch nói riêng.

Chính phủ tạo điều kiện đẩy mạnh trao đổi hàng hóa xuất, nhập khẩu với các nước láng giềng, tăng thu ngân sách địa phương để tiếp tục hoàn thiện hệ thống hạ tầng đang còn thấp kém. Trên cơ sở đó từng bước hình thành vành đai thương mại biên giới phát triển với các chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, chính sách đầu tư thông thoáng hơn. Bộ tài chính xem xét quy định cơ chế điều tiết thẳng cho ngân sách địa phương nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch được giữ lại 100% cho việc phát triển kinh tế tại địa phương trong vòng từ 5 - 7 năm, những năm tiếp theo sẽ có điều chỉnh cho phù hợp. Trước mắt, nguồn thu từ ngân sách phải khẩn trương đầu tư cho cơ sở hạ tầng cần thiết như: đường sá, kho tàng, bến bãi; nâng cấp về phương tiện thông tin liên lạc, đảm bảo kịp thời cho hoạt động giao lưu thương mại qua biên giới.

Đa số các tỉnh biên giới đều là những tỉnh nghèo, thu ngân sách Nhà nước đạt thấp, phần vốn để lại chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Trong kế hoạch hàng năm, đề nghị chính phủ nên cân đối thêm nguồn vốn đầu tư cho khu vực biên giới hoặc tăng tỷ lệ điều tiết số thu thuế xuất nhập khẩu trên địa bàn để tạo điều kiện cho các tỉnh biên giới nhanh chóng cải thiện cơ sở vật chất, đồng thời tạo điều kiện cho xuất nhập khẩu nói chung và xuất nhập khẩu tiểu ngạch nói riêng sang Trung Quốc.

Đề nghị chính phủ sớm ban hành các quy định và kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các loại trái cây nhập khẩu vào Việt Nam, vì thực tế hiện nay ở cửa khẩu Tân thanh việc kiểm tra sản phẩm trái cây nhập vào Việt Nam mới chỉ

thực hiện việc kiểm dịch thực vật.

Đề nghị Cục quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản phổ biến các quy định về ghi nhãn, bao gói sản phẩm trái cây của Trung Quốc để các cơ sở sản xuất, kinh doanh nghiên cứu thực hiện.

3.4.2 Kiến nghị với tỉnh Lạng sơn

 Sớm hoàn chỉnh hệ thống cơ chế chính sách riêng phù hợp với điều hành hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch ở cửa khẩu Tân thanh theo hướng ưu đãi, khuyến khích.

 Kiện toàn ban chỉ đạo buôn bán biên mậu gắn với việc tăng cường chủ động và chỉ đạo cụ thể hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch với Trung Quốc. Xây dựng cơ chế phối hợp, thống báo giữa hai nước nhằm tránh tình trạng xảy ra những ách tắc trong thương mại, giảm tổn thất cho người xuất nhập khẩu, giảm những hành vi mậu dịch không mang tính quy phạm, có cơ chế ứng phó và giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh trong trao đổi mậu dịch tại biên giới, bảo đảm môi trường kinh doanh lành mạnh cho doanh nhân của hai nước. Đồng thời, xây dựng chính sách quản lý hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch, buộc các doanh nghiệp (dù được thành lập theo luật nào) đều phải tuân thủ chế độ báo cáo, tránh trường hợp như hiện nay, Sở thương mại tỉnh Lạng sơn không nắm và không quản lý hết tình hình xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.

 Để trỏnh cỏc hiện tượng tranh mua, tranh bán giữa những người xuất khẩu tiểu ngạch nên thành lập những hiệp hội của các nhà xuất khẩu hàng hóa sang Trung quốc. Hoạt động của các hiệp hội nhằm giảm bớt rủi ro trong kinh doanh, bởi vậy trong vài năm tới, nhất thiết phải có bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường Trung quốc, cập nhật và dự báo kịp thời những diễn biến về cung cầu của thị trường này. Để giỳp cỏc doanh nhân trong nước tìm được đối tác tin cậy, cung cấp được thông tin thương mại kịp thời, trao đổi định hướng cho người sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu của hai nước với mục đích giảm thiểu tổn thất cho các nhà xuất khẩu nói chung và xuất khẩu tiểu ngạch nói riêng, tiến tới xuất nhập khẩu hàng hóa một cách ổn định, vững chắc với khối lượng ngày càng lớn. Ngân hàng nhà nước nhanh chóng nghiên cứu các biện pháp tăng cường vai trò của hệ thống ngân hàng

thương mại trong thanh toán biên mậu, sao cho thiết lập mối quan hệ thanh toán thuận lợi cho thương nhân và đảm bảo việc thanh toán qua hệ thống ngân hàng để tăng độ an toàn cho các lô hàng xuất nhập khẩu. Trên góc độ pháp lý, khuyến khích các doanh nhân tìm đối tác ký hợp đồng trước khi vận chuyển hàng lên biên giới và yêu cầu các cơ quan tư pháp phải hỗ trợ mạnh hơn, đồng thời có cơ chế trọng tài giải quyết những mâu thuẫn và tranh chấp mậu dịch nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp cho doanh nhân.

 Đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền trong nhân dân về tác hại của buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại… Kịp thời ban hành những chính sách ưu tiên, tạo điều kiện giúp đỡ nhân dân vùng biên giới tăng gia sản xuất, nâng cao đời sống để họ không tiếp tay cho buôn lậu. Có biện pháp luân chuyển cán bộ hải quan, cán bộ ở trạm kiểm soát để đề phòng trường hợp cán bộ bị đồng tiền làm tha hóa không còn giữ được đạo đức phẩm chất.

Tổ chức triển khai, quán triệt các văn bản chỉ đạo của Trung ương, các Nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch của tỉnh về công tác chống buôn lậu ở các cấp ủy Đảng, cho lãnh đạo các cấp, các ngành, đoàn thể, làm chuyển biến nhận thức và xây dựng được các kế hoạch hành động cụ thể, phát huy vai trò các ngành, các cấp trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, nâng cao hiệu lực quản lý của cơ sở ở các địa bàn trọng điểm.

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động quần chúng tham gia đấu tranh chống buôn lậu. Tổ chức cho nhân dân ký cam kết với chính quyền không tham gia buôn lậu, không chứa chấp hàng lậu, không tiếp tay cho bọn buôn lậu, phát hiện tố giác bọn buôn lậu với các cơ quan chức năng…

Tăng cường công tác chỉ đạo từ tỉnh đến cơ sở. Kiện toàn các ban chỉ đạo công tác chống buôn lậu ở các cấp, phân công rõ trách nhiệm, địa bàn phương thức phối hợp hoạt động của các ngành có liên quan. Quan tâm củng cố, kiện toàn các lực lượng chống buôn lậu, gian lận thương mại ngay tại cửa khẩu.

Quan tâm củng cố, kiện toàn các lực lượng chống buôn lậu, tăng cường các trang thiết bị, phương tiện cần thiết đảm bảo phục vụ công tác chống buôn lậu. Thường xuyên chỉ đạo đổi mới phương thức kiểm tra, kiểm soát, phát hiện ngăn

chặn kịp thời có hiệu quả hoạt động buôn lậu nhưng vẫn đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật của Nhà nước, đúng quy trình kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo chính sách lưu thông hàng hóa.

Kết hợp với việc tuyên truyền vận động nhân dân tham gia tố giác với việc điều tra, xác minh của các lực lượng chức năng trên địa bàn để kịp thời phát hiện các đường dây, tụ điểm, đối tượng buôn lậu lớn. Từ đó có phương án triệt phá, ngăn chặn, xử lý có hiệu quả.

Cùng với việc tăng cường chống buôn lậu, tỉnh cần tăng cường chỉ đạo quản lý kinh doanh trên địa bàn, nắm chắc tình hình hoạt động của các đơn vị, các hộ kinh doanh nhất là các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu, đưa hoạt động kinh doanh vào nề nếp. Đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước về dán tem các mặt hàng nhập khẩu nói chung và nhập khẩu tiểu ngạch nói riêng, kiểm tra xử lý kịp thời các vi phạm về kinh doanh hàng nhập khẩu theo quy định

Củng cố kiện toàn các ban chỉ đạo chống buôn lậu từ tỉnh đến cơ sở. Phối hợp đồng bộ các ngành chức năng, các cơ quan bảo vệ pháp luật thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra, phòng ngừa có hiệu quả. Những vụ việc đó rừ cần khẩn trương điều tra, truy tố, xét xử kịp thời đúng người, đúng tội, nghiêm minh.

Tiếp tục thực hiện cải tiến các thủ tục hành chính đơn giản, giảm bớt nhiều phiền hà. Rà soát, sắp xếp, chấn chỉnh tổ chức bộ máy, nhân sự trong các cơ quan Nhà nước có chức năng chống buôn lậu, lựa chọn, bố trí những người có đức, có tài nắm giữ cương vị chủ chốt của các cơ quan trên. Đưa ra khỏi các cơ quan bảo vệ pháp luật những người thoái hóa, biến chất, tham nhũng, buôn lậu, nghiện hút ma túy.

Thường xuyên tổ chức các cuộc họp giao ban, sơ kết, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện ở cấp, các ngành chức năng. Ban chỉ đạo để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa, chống buôn lậu.

 Do điều kiện địa lý thuận lợi nờn cỏc cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng sơn luôn được các tư thương lựa chọn là nơi buôn bán, trao đổi hàng hóa với Trung Quốc. Đặc biệt, cửa khẩu Tân thanh có lượng hàng nông sản xuất khẩu chiếm 85%, trong đó chiếm tới gần 90% là hàng xuất khẩu tiểu ngạch. Vì vậy để tăng tỷ trọng xuất khẩu, tỉnh cần xây dựng quỹ hỗ trợ xuất khẩu tiểu ngạch, đặc biệt quan tâm hỗ

trợ cho người sản xuất hàng xuất khẩu. Đồng thời tăng đầu tư, kêu gọi những dự án xây dựng các nhà máy chế biến, phát triển sản xuất trên địa bàn để nâng cao năng lực sản xuất cho xuất khẩu của các doanh nghiệp.

 Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng ở cửa khẩu, nhất là hệ thống kho tàng nhằm giảm rủi ro cho các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh khi bị từ chối nhận hàng, hạn chế tối đa tình trạng phẩm cấp sản phẩm bị hạ thấp do trục trặc bởi khâu buôn bán. Trang bị thêm thông tin điện tử, nối mạng các trang web phục vụ việc cung cấp thông tin thương mại phong phú, thuận lợi cho doanh nghiệp nước ta và Trung quốc trong hoạt động buôn bán, xuất nhập khẩu tiểu ngạch.

 Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác xuất khẩu bằng cách từng bước chuẩn hóa chất lượng đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ ngoại ngữ và trình độ tiếp thị để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thương mại điện tử.

KẾT LUẬN

Tăng cường quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu Tân thanh là một đề tài nghiên cứu khoa học có tính khả thi cao. Vì hướng vào giải quyết những vấn đề thực tiễn đang đòi hỏi cần phải giải quyết một các tổng thể, đồng bộ và khoa học trong công tác quản lý nhà nước về kinh tế. Đặc biệt quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch là một điều mới mẻ, chưa có hoặc rất ít người nghiên cứu vấn đề này ở nước ta. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với vị trí và ảnh hưởng đặc biệt của mình, từ lâu Trung quốc đó cú một quan hệ kinh tế - xã hội chặt chẽ với Việt Nam. Thông qua hoạt động xuất nhập tiểu ngạch Việt Nam đã đẩy mạnh kim ngạch xuất nhập khẩu với Trung quốc, thúc đẩy sản xuất trong nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng có lợi, tăng thu cho ngõn sỏch… Sự phát triển thương mại đã tạo điều kiện hình thành các khu dân cư tập trung dọc biên giới, phát triển cơ sở hạ tầng, các tuyến đường giao thông và các cơ sở bước đầu cho bưu chính viễn thông, từ đó góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của dân cư các địa phương biên giới, giữ vững an ninh quốc phòng, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị với các nước.

Tuy nhiên, xét về tổng thể, kết quả nêu trên vẫn chưa xứng với tiềm năng thế mạnh của các nước. Hiện tại, xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới nói chung và xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu Tân thanh nói chung vẫn còn nhiều bất cập trong kỹ thuật, nghiệp vụ và công tác quản lý. Cơ sở hạ tầng ở các cửa khẩu còn thiếu thốn. Hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại diễn ra ngày càng phức tạp gây nên tình trạng thất thu thuế, gây bất lợi cho người tiêu dùng và ảnh hưởng xấu đến sản xuất trong nước. Vấn đề ô nhiễm môi trường và xoá bỏ tệ nạn xã hội vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn…

Để đưa hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch xứng với tiềm năng và thế mạnh của mỗi nước trước những yêu cầu hội nhập của quốc tế và khu vực, thì chúng ta cần thực hiện đồng bộ một số chính sách (cả tầm vĩ mô lẫn vi mô) nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại đang làm giảm hiệu quả và cản trở sự phát triển của thương mại biờn giới giữa Việt Nam và Trung quốc. Trong đú, các vấn đề rất cần sự can thiệp của Nhà nước là tăng cường công tác quản lý, hoàn thiện cơ chế chính

sách, xây dựng cơ sở vật chất hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại và đào tạo nguồn nhân lực, và đặc biệt là tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại. Bên cạnh đú, cỏc doanh nghiệp – những người thực thi các hoạt động này cũng cần đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh như: xây dựng chiến lược xuất khẩu, tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại đồng thời hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý doanh nghiệp.

Để các giải pháp nêu trên được hoàn thành một cách triệt để và đạt được hiệu quả cao cần có sự thống nhất từ trung ương đến địa phương, từ Nhà nước đến doanh nghiệp trong việc thực hiện các chính sách trên.

Trước những nhân tố quốc tế và khu vực, từ các nước láng giềng và từ chính nội tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu kinh tế đã dự báo rằng trong những năm tới, nếu nước ta nắm bắt được những thời cơ, hạn chế được những bất cập thì triển vọng xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu Tân thanh giữa Việt Nam và Trung quốc sẽ tươi sáng hơn. Yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự tiếp tục phát triển quan hệ thương mại hàng hoá qua biên giới chính là thiện chí và quyết tâm của mỗi nước, lấy lợi ích quốc gia dân tộc, kết hợp với lợi ích quốc tế chân chính và hiệu quả chính trị xã hội an ninh làm tiêu chuẩn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ thương mại (2010), Dự án quy hoạch phát triển thương mại tại cỏc vựng cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam đến năm 2010.

2. Bộ tài chính (2010), số 08/2010, số 08/2010/TT-BTC, ngày 14/01/2010, “ thông tư hướng dẫn thực hiện quyết định số 93/2009/QĐ-TTg ngày 10/07/2009 sửa đổi, bổ sung khoản 4 điều 21 Quyết định số 33/2009/QĐ-

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu tân thanh - lạng sơn (Trang 95 - 104)