Những vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu tân thanh - lạng sơn (Trang 29 - 35)

6. Bố cục của luận văn:

1.2.3Những vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu

ngạch

1.2.3.1 Nội dung quản lý Nhà nước đối với xuất nhập khẩu tiểu ngạch

Quản lý nhà nước trong kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và xuất nhập khẩu tiểu ngạch nói riêng, bao gồm nhiều vấn đề thể hiện trên nhiều lĩnh và khía cạnh khác nhau nhưng nội dung cụ thể bao gồm:

- Xây dựng cơ chế quản lý hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và xuất nhập khẩu tiểu ngạch nói riêng.

Cơ chế quản lý là hệ thống những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý trong giai đoạn khác nhau của nền sản xuất xã hội nói chung. Đó là hệ thống các quy tắc ràng buộc đối với mọi tổ chức ở bất cứ cấp nào, đối với bất kỳ hệ thống quản lý nào trong nền kinh tế quốc dân. Trên thực tế, người ta có thể quản lý kinh tế thông qua cơ chế kế hoạch hóa, hạch toán kinh tế, hệ thống công cụ và các đòn bẩy kinh tế… đồng thời sử dụng các phương pháp quản lý hành chính, kinh tế giáo dục.

Ở đây có thể đưa ra một số nguyên tắc của Bộ Công thương nói chung và cơ quan quản lý nhà nước nói riêng đối với hoạt động xuất khẩu tiểu ngạch:

+ Tuân thủ pháp luật và các chính sách có liên quan của Nhà nước về sản xuất, lưu thông và quản lý thị trường.

+ Tôn trọng cam kết với nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế.

+ Đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp và đảm bảo sự quản lý của Nhà nước.

- Nghiên cứu chiến lược xuất nhập khẩu tiểu ngạch, nghiên cứu thị trường trong nước và thị trường các nước có chung biên giới, cựng với các bộ, ngành hữu quan tạo môi trường kinh doanh và định hướng phát triển mặt hàng xuất nhập khẩu tiểu ngạch. Ban hành hoặc trình Chính phủ ban hành các văn bản hoàn chỉnh hệ

thống chính sách, pháp luật về kinh doanh xuất, nhập khẩu tiểu ngạch.

- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch.

- Hoạch định và thực thi các chính sách, các quy chế kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch bao gồm: các chính sách quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch, chính sách mặt hàng, chính sách thương nhân, chính sách thị trường, chính sách hỗ trợ xúc tiến khác, quy chế khu vực biên giới, quy chế chợ biên giới…

- Sử dụng có hiệu quả các công cụ và biện pháp quản lý xuất nhập khẩu nói chung và xuất nhập khẩu tiểu ngạch núi riờng như các công cụ về thuế, giấy phép hải quan và các biện pháp tổng hợp như hỗ trợ đầu tư, tín dụng ưu đãi, quản lý ngoại tệ và tỷ giá hối đoái, quản lý chất lượng hàng húa… quản lý các chủ thể kinh doanh, quản lý các khu vực kinh tế cửa khẩu, chợ biên giới, thống nhất phối hợp các hoạt động của các cơ quan quản lý chức năng ở khu vực biên giới.

1.2.3.2 Các công cụ quản lý Nhà nước đối với xuất nhập khẩu tiểu ngạch

Để đảm bảo quản lý thống nhất hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch, Nhà nước sử dụng tổng hợp các phương pháp kinh tế (phương pháp kế hoạch hóa, phương pháp pháp chế và hành chính, phương pháp kinh tế, phương pháp kiểm tra, kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch, phương pháp giáo dục tuyên truyền) và các công cụ quản lý kinh tế (pháp luật, kế hoạch, chính sách, thuế…)

Để quản lý và điều tiết vĩ mô hoạt động kinh tế nói chung, hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch nói riêng, Nhà nước có thể sử dụng nhiều công cụ biờn phỏp khác nhau, chúng ta có thể phân loại theo nhiều tiêu thức:

- Theo tính chất của các công cụ, biện pháp quản lý, có:

+ Các công cụ, biện pháp mang tính chất kinh tế như: Kế hoạch, thuế, lãi suất, giá cả, tỷ giá hối đoái, dự trữ…

+ Công cụ, biện pháp mang tính chất hành chính – pháp lý như: công cụ pháp luật, tổ chức, giấy phép.

+ Các công cụ, biện pháp mang tính chất kỹ thuật như: Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, về bao bì, mẫu mã, về vệ sinh thực phẩm…

+ Các công cụ biện pháp được sử dụng nhằm tạo môi trường ổn định và tạo hành lang cho các hoạt động kinh tế như: công cụ pháp luật, công cụ kế hoạch.

+ Các công cụ, biện pháp được sử dụng nhằm thực hiện việc kiểm soát và tác động trực tiếp lờn cỏc quá trình kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch như: công cụ tổ chức, các công cụ hành chính ( giấy phép)

+ Các công cụ, biện pháp đòn bẩy kinh tế nhằm kích thích lợi ích của các chủ thể kinh tế như: Lãi suất , tỷ giá hối đoái, thuế…

+ Các công cụ, biện pháp được sử dụng nhằm tạo van an toàn cho nền kinh tế và hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch khi xảy ra đột biến như: dự trữ ngoại hối, dự trữ lưu thụng…

1.2.4.1 Chính sách xuất nhập khẩu tiểu ngạch

Bất cứ một nhà nước nào, khi tiến hành quản lý nền kinh tế đều phải hình thành một hệ thống chính sách kinh tế nhằm biến chủ trương, đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước thành hiện thực. Về bản chất, chính sách là sự nhận thức và vận dụng các quy luật kinh tế khách quan vào điều kiện cụ thể của đất nước trong từng thời kỳ, vì vậy nó phụ thuộc rất lớn vào sự nhận thức của con người (cụ thể là những người có nhiệm vụ hoạch định, ban hành chính sách), trình độ của những nhà quản lý, những nhà nghiên cứu hoạch định chính sách là yếu tố quyết định đến sự đúng đắn và khả năng thực thi của các chính sách đó.

Các chính sách không những chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình quản lý kinh tế của Nhà nước mà quan trọng hơn cả là đối với sự phát triển của nền kinh tế và của các doanh nghiệp. Bởi vì, nếu không có các chính sách thì con người sẽ hoạt động một cách mù quáng, tự phát theo tư duy chủ quan của mỗi người và theo sự dẫn dắt của thị trường với các quy luật của nó. Khi mà con người đã nắm được các quy luật khách quan và chủ động vận dụng nó theo hướng có lợi cho cộng đồng thì hiệu quả của các chính sách đó sẽ rất lớn, bởi vì trước hết là tránh dược những lãng phí do không nhận thức đầy đủ các quy luật khách quan gây ra; hai là, sẽ có định hướng và chủ động trong các hoạt động kinh tế; ba là, sẽ có tác dụng thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh doanh. Ngược lại, tác động sẽ rất xấu khi các chính sách đưa ra không phù hợp, không có cơ sở khoa học, dẫn dắt sai

hoạt động của các doanh nghiệp.

Do tầm quan trọng của chính sách kinh tế vĩ mô, Nhà nước thông qua các cơ quan chức năng luôn nghiên cứu, ban hành và sửa đổi các chính sách phù hợp với thực tế nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch. Một số chính sách cụ thể như:

- Chính sách mặt hàng - Chính sách thương nhân - Chính sách thị trường - Chính sách hỗ trợ… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2.4.2 Quản lý nhà nước bằng công cụ thuế quan

Trong cơ chế thị trường, thuế là một công cụ đặc biệt quan trọng trong quản lý nhà nước về kinh tế.

Thứ nhất, nó là nguồn thu của ngân sách nhà nước:

Xuất phát từ đặc điểm của nền kinh tế thị trường là nhà nước không tham gia trực tiếp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh (đó là chức năng của doanh nghiệp) song Nhà nước vẫn có chức năng quản lý vĩ mô toàn bộ nền kinh tế, là người duy nhất đảm bảo giữ vững mọi mặt cân đối của nền kinh tế, đưa nền kinh tế phát triển toàn diện, vững chắc. Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước để đảm bảo cho sự vận hành của bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả sẽ đóng góp cho Nhà nước được nhiều, cân đối được các khoản chi của ngân sách. Một đất nước mạnh cũng là do có hệ thống các doanh nghiệp mạnh, làm ăn có hiệu quả.

Thực chất, thuế là sự phân phối lại thu nhập của các doanh nghiệp nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Thuế còn thể hiện mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và doanh nghiệp, giữa yêu cầu phát triển kinh tế cả đất nước với sự mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà nước với tư cách là người quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân có quyền điều chỉnh thu nhập của doanh nghiệp thông qua công cụ thuế nhằm phục vụ cho mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội ở từng thời kỳ. Thuế tuy là một công cụ cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu của ngân sách nhằm đảm bảo cân đối thu chi và các mục tiêu phát

triển kinh tế của đất nước, song cũng không được lạm dụng công cụ này một cách quá mức mà phải luôn đảm bảo hài hòa lợi ích của các doanh nghiệp. Nếu mức thuế đặt quá cao thì vô hình chung đã bóp chết sản xuất kinh doanh. Nếu vì một lý do nào đó cần phải đánh thuế cao đối với một loại hàng hóa hay hoạt động kinh doanh nào đó thì ngay lập tức khi đạt được mục tiêu quản lý phải giảm mức thuế xuống, nếu không sẽ gây hại cho doanh nghiệp và cho toàn bộ nền kinh tế.

Thứ hai, thuế là một công cụ tài chính quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội và các nhiệm vụ chính trị của Nhà nước trong từng thời kỳ. Tác dụng này của thuế được thể hiện qua mức thuế suất được điều chỉnh qua các thời kỳ đối với từng ngành hàng, từng lĩnh vực và từng loại thuế khác nhau. Nhà nước sử dụng thuế như một đũn bõy kinh tế quan trọng để khuyến khích hay hạn chế việc sản xuất, lưu thông một loại sản phẩm nào đó. Đặc biệt, trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói chung và xuất nhập khẩu tiểu ngạch nói riêng thuế có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu; kích thích và bảo hộ sản xuất trong nươc, kích thích hoặc hạn chế xuất, nhập khẩu đối vớ từng loại hàng…

Thứ ba, thuế là công cụ điều tiết sản xuất kinh doanh nói chung. Trong hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch thuế không những động chạm đến lợi ích quốc gia, doanh nghiệp và dân cư trong nước mà còn động đến quyền lợi của các bạn hàng nước ngoài. Vì vậy, mọi biểu thuế, thuế suất định ra đều có tác dụng kích thích hay hạn chế sản xuất, lưu thông các loại hàng húa đú.

Qua sự phân tích trên ta thấy, thuế là một công cụ đặc biệt quan trọng của Nhà nước để quản lý các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch. Song cùng với xu hướng phát triển, mở cửa và hội nhập thì tăng thuế không phải là biện pháp lâu dài, công tác quản lý nhà nước phải sử dụng đồng bộ biện pháp khác để quản lý hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch.

1.2.4.3 Quản lý nhà nước bằng thủ tục hải quan

Bản thân hoạt động ngoại thương đã thể hiện sự liên quan đến đường biên giới giữa các quốc gia. Để bảo đảm sự lãnh đạo và quản lý chặt chẽ các hoạt động ngoại thương, trong đó có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch, Hải

quan là bộ máy hành chính kinh tế của Nhà nước để quản lý các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và xuất nhập khẩu tiểu ngạch nói riêng. Về thực chất hải quan là công cụ quản lý hành chính hữu hiệu của Nhà nước, là nơi thực thi pháp luật và các quy định của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Nếu không có bộ máy hải quan mà chỉ có các công cụ kinh tế, luật phỏp… thỡ không thể quản lý được các hoạt động xuất, nhập khẩu, vì hải quan là cơ quan Nhà nước, là người đại diện cho Nhà nước để kiểm soát các hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch theo luật pháp. Công tác hải quan luôn luôn là một nội dung quan trọng trong bất kỳ một cơ cấu kinh tế nào.

Kể từ khi đất nước thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa, tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực, việc cải tiến thủ tục hải quan luôn được Chính phủ coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động thương mại và đầu tư. Có thể nói cho đến nay, với sự quan tâm của Đảng và chính phủ, sự cố gắng của các cán bộ nhân viên hải quan, tổng cục hải quan đã thực hiện được những bước đi quan trọng theo hướng đưa thủ tục hải quan ngày càng đơn giản hơn, thuận tiện hơn cho cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đặc biệt hơn nữa là những cải tiến này đã đưa hoạt động hải quan tại Việt Nam ngày càng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế cũng như khu vực, tạo điều kiện cho đất nước phát triển, tận dụng được các ưu thế cạnh tranh, khai thác được những yếu tố thuận lợi trong quá trình hội nhập kinh tế.

1.2.4.4 Quản lý nhà nước bằng giấy phép

Giấy phép là một công cụ quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch của Nhà nước khá phổ biến ở nước ta trươc đõy, cỏc doanh nghiệp, tư thương khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch trước hết phải được cấp giấy phép kinh doanh. Sau khi luật thương mại được ban hành đã bãi bỏ chế độ cấp phép kinh doanh xuất, nhập khẩu tiểu ngạch, chỉ còn đăng ký mã số kinh doanh. Nghĩa là các doanh nghiệp, tư thương thuộc mọi thành phần kinh tế được được thành lập theo luật pháp của Việt Nam sau khi đăng ký mã số với Hải quan sẽ được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch phù hợp với các nội dung đăng ký kinh doanh.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu tân thanh - lạng sơn (Trang 29 - 35)