Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu tân thanh - lạng sơn (Trang 36 - 39)

6. Bố cục của luận văn:

1.3.2.Kinh nghiệm của Trung Quốc

Là một đất nước có đường biên giới trên bộ tiếp giáp với 15 nước, với chiều dài 2,2 vạn kilụmột đường biên giới, Trung Quốc rất chú trọng việc phát triển kinh tế biên mậu, coi mở cửa miền biên giới sau khi mở của miền duyên hải là một bước quan trọng của việc mở rộng cửa đối với nước ngoài. Trên cơ sở đú, cỏc cửa khẩu biên giới trên bộ của Trung Quốc được khuyến khích phát triển quan hệ kinh tế thương mại, lấy đa dạng hoá thương mại làm khởi điểm để tích luỹ phát triển hạ tầng đô thị biên giới. Xây dựng và mở rộng phạm vi hoạt động của một số xí nghiệp công nghiệp địa phương một cách năng động linh hoạt hướng mạnh về lắp ráp, sơ chế, bảo quản …tạo ra nhiều chủng loại hàng hoá phù hợp với nhu cầu trao đổi hàng hoá chính ngạch và tiểu ngạch qua biên giới, qua đó nhằm thực hiện “tam khứ nhất bổ”, tức là xuất khẩu ba thứ: hàng hoá, lao động và thiết bị kỹ thuật để lấy về một thứ bổ là mặt hàng thiếu và khan hiếm. Với chính sách này, Trung Quốc đã thực hiện tương đối thành công việc phát triển thành công kinh tế biên mậu. Sau

đây là một số kinh nghiệm điển hình:

* Chớnh sách biờn mậu

- Mọi hoạt động mậu dịch biên giới được quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương.

- Khuyến khích xuất nhập khẩu tiểu ngạch bằng các chính sách ưu đãi.

- Ưu tiên phát triển khu thương mại, du lịch, dịch vụ tại cỏc vựng cửa khẩu biên giới.

- Địa phương được hưởng một số khoản thu qua các hoạt động mậu dịch biên giới để đầu tư phát triển.

- Mở rộng quyền tự chi cho các địa phương biên giới tự quyết định các hạng mục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phát triển kinh tế khu vực, chính sách về quản lý biên mậu.

* Quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch

- Trung quốc quản lý theo một nguyên tắc chung là: cửa khẩu quốc mậu là do Trung ương quản lý (giao cho hải quan chủ trì chính) và toàn bộ số thu của Hải quan nộp về ngân sách Trung ương. Cửa khẩu biên mậu do địa phương quản lý, số thu được nộp về ngân sách địa phương. Mức thuế Quốc mậu do chính phủ Trung ương quy định. Mức thuế biên mậu do chính phủ địa phương quy định. Về nguyên tắc mức thuế địa phương quy định phải thấp hơn mức thuế Trung ương quy định, do vậy thuế biên mậu (tiểu ngạch) thu rất thấp so với biểu thuế quốc mậu.

- Nếu chủ hàng khai báo không trung thực, có hiện tượng gian lận, khi bị phát hiện sẽ phạt rất nặng và có thể tịch thu hàng hóa và xử lý hành chính, nếu nặng có thể xử lý hình sự. Trạm kiểm soát có đầy đủ các thành phần của các cơ quan như hải quan, công an, thuế vụ, Cục biên mậu, Cục công thương và Kiểm dịch động thực vật, có sự chỉ huy thống nhất, có bộ phận của Thanh tra chính phủ giám sát để chống các hiện tượng thông đồng, móc ngoặc giữa các chủ hàng với các cán bộ kiểm tra, kiểm soát và cấp hóa đơn vận chuyển hàng hóa. Trạm này hoạt động rất có hiệu quả, các quy định về thủ tục cũng như mức thuế phải nộp cho từng mặt hàng và từng đối tượng được

hưởng các chính sách ưu đãi niêm yết công khai, rõ ràng, do vậy vừa tạo môi trường thông thoáng cho các chủ hàng, vừa quản lý được chặt chẽ hàng hóa nhập vào nội địa để tiêu thụ, thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh tế biên mậu ở khu vực biên giới.

- Trung quốc đề cao vai trò của lực lượng hải quan, vì vậy đã tăng cường thêm cả số lượng và chất lượng, thay đổi một số quan chức lãnh đạo ngành hải quan từ tỉnh đến huyện, thị và hải quan cửa khẩu, thực hiện chính sách luân chuyển cán bộ từ chỗ này sang chỗ khác, tránh tình trạng cán bộ Trung ương thông đồng với các quan chức của địa phương để giải quyết các lợi ích cục bộ. Trung Quốc đã bỏ Cục Biên mậu ở cấp tỉnh và huyện, thị xã. Cục biên mậu của các cấp này được sáp nhập với cục Kinh mậu. Trong cục kinh mậu chỉ còn một phòng theo dõi chỉ đạo công tác biên mậu

- Trừ một số mặt hàng như thuốc lá, rượu, mỹ phẩm, đồ trang sức…, hàng hoá nhập khẩu tiểu ngạch được giảm 50% thuế so với chính ngạch. Tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật của hàng hoá tiểu ngạch cũng được nới lỏng so với quy định của trung ương.

- Đối với thương mại biên giới do cư dân biên giới thực hiện, việc buôn bán theo hình thức trao đổi hàng hóa giữa cư dân biên giới, mỗi cư dân được nhập khẩu qua chợ biên giới tối đa 3000 nhân dân tệ (tương đương khoảng 350 USD) thì được miễn thuế hoàn toàn thuế nhập khẩu và thuế VAT 17%. Đối với các doanh nghiệp hoạt động biờn mọ̃u thì chỉ phải nộp thuế nhập khẩu bằng 50% thuế nhập khẩu thông thường, 50% thuế VAT ngay ở khâu hải quan. Mức chênh lệch do đó khá cao nếu như so với mức thuế trung bình của Trung quốc là 12% và VAT 17%

- Việc kiểm hoá hàng hóa xuất khẩu tiểu ngạch được thực hiện tại bãi kiểm hoá liên hợp, cách biên giới một khoảng nằm trên tuyến đường chính đến cửa khẩu. Tại đây tập trung toàn bộ các cơ quan quản lý.

* Chủ thể quản lý mậu dịch biên giới:.

Quốc vụ viện Trung Quốc về các vần đề có liên quan đến mậu dịch biên giới (3/1/1996) quy định Chính phủ nhân dân các Tỉnh và khu tự trị biên giới chỉ định ra cơ qua n chủ quản về mậu dịch biên giới. Tổng cục Hải quan giảm quản, Văn phòng hỗn hợp chông buôn lậu biên giới thuộc Chính Phủ phụ trách hoạt động chống buôn lậu và Uỷ ban kế hoạch nhà nước và Uỷ ban kinh tế mậu dịch tiểu ngạch biên giới của năm trước và tình hình cung cầu của thị trường trong nước cấp hạn ngạch nhập khẩu mậu dịch biên giới cho từng địa phương đối với mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch. Bộ kinh tế mậu dịch đối ngoại thẩm duyệt danh mục xí nghiệp mậu dịch biên giới, các dự án hợp tác kinh tế kỹ thuật đối ngoại được phân cấp và cùng Tổng cục Hải quan biên soạn biện pháp quản lý hoạt động mậu dịch biên giới.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu tân thanh - lạng sơn (Trang 36 - 39)