6. Bố cục của luận văn:
1.3.1. Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan được xem là một trong những quốc gia khai thác được nhiều lợi thế trong trao đổi kinh tế – thương mại cửa khẩu biên giới. Có thể thấy rằng, thông qua việc khai thác lợi thế thương mại cửa khẩu biên giới, hàng hoá của Thái Lan đã xâm nhập rất mạnh sang các nước láng giềng.
Thương mại hàng hoá qua biên giới của Thái Lan được hiểu là hoạt động mua bán, giao dịch hàng hoá tại các cửa khẩu biên giới của nước này cựng cỏc nước láng giềng với sự tham gia của các doanh nghiệp hoặc cư dân địa phương dọc biên giới. Mậu dịch biên giới của Thái Lan tồn tại dưới hai hình thức chủ yếu: Mậu dịch chính ngạch và mậu dịch tiểu ngạch trong đó rất ưu tiên phát triển xuất nhập khẩu tiểu ngạch. Hàng mậu dịch phi chính thức của Thái Lan nhiều hơn từ 1/3 đến 1 lần so với thương mại chính thức Thái – Lào, gấp 2 lần thương mại chính thức Thái – Mianma, Thái – Malaixia.
Xuất, nhập khẩu tiểu ngạch qua biên giới được chính phủ Thái Lan rất coi trọng. Hiện nay, Thái Lan đã có nhiều cơ quan có chức năng quản lý và hoàn thiện chính sách mậu dịch biên giới như: Uỷ ban phát triển mậu dịch biên giới, Phân ban về giải quyết các vấn đề biên mậu, Trung tâm thông tin thương mại biên giới…
Trong quá trình phát triển giao lưu kinh tế biên mậu của Thái Lan khá đa dạng và phong phú, nhà nước tạo nhiều điều kiện thông thoáng cho hàng ra, nhiều thủ tục
hải quan được đơn giản hoỏ, cỏc cửa hàng miễn thuế tại khu vực cửa khẩu có quy mô lớn, với nhiều ưu đãi khỏc đó thu hút rất đông khách du lịch, họ được mua hàng hoá với giá rẻ và thuận tiện trong các thủ tục, hàng hoá không nhằm mục đớch thương mại thì không phải khai bỏo…Quỏ trỡnh sử dụng các hình thức thương mại cửa khẩu biên giới đem lại nhiều lợi ích trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại giữa các quốc gia có đường biên giới chung. Do đó, các nước Thái Lan, Lào, Mianma, Trung Quốc đang hoàn tất dự thảo kế hoạch tự do hoá việc trao đổi sản phẩm và đi lại của cư dân sống trong vùng cú sụng Mờkụng chảy qua của 4 nước này.
Ngoài ra, còn nhiều thoả thuận ở cấp quốc gia trong việc phát triển quan hệ thương mại biên giới, theo hướng khai thác tốt hơn những đặc điểm kinh tế – xã hội của khu kinh tế cửa khẩu, tìm kiếm các mô hình kinh tế linh hoạt với các cơ chế chính sách cởi mở để thông qua đó trọng tâm là đẩy mạnh trao đổi hàng hoá biên giới, kéo theo việc phát triển các loại hình dịch vụ, du lịch, các hình thức hội chợ, hội thảo giữa các quốc gia…Trờn cơ sở đó, hình thành một số vùng kinh tế gắn với các cửa khẩu, có điều kiện phát triển nhanh hơn để lôi kéo các khu vực khỏc cựng phát triển.