Tạo hành lang pháp lý vững chắc cho công tác quản lý xuất nhập

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu tân thanh - lạng sơn (Trang 81 - 84)

6. Bố cục của luận văn:

3.3.1Tạo hành lang pháp lý vững chắc cho công tác quản lý xuất nhập

Ba là, tăng cường quản lý phải tạo ra động lực để các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh tế, từ đó góp phần hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý của địa phương.

Bốn là, tăng cường quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu Tân thanh phải giải quyết thỏa đáng mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa phát triển xuất nhập khẩu với phát triển kinh tế của tỉnh lạng sơn và của cả nước.

3.3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH QUA CỬA KHẨU TÂN THANH KHẨU TIỂU NGẠCH QUA CỬA KHẨU TÂN THANH

3.3.1 Tạo hành lang pháp lý vững chắc cho công tác quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch tiểu ngạch

Trong bối cảnh hiện nay, cần khẳng định rằng tăng cường quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch ở khu vực biên giới nói chung và cửa khẩu Tân thanh nói riêng là một vấn đề bức xúc, có ý nghĩa thực tế sâu sắc. Thực tế tại cửa khẩu Tân Thanh, hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch chưa được kiểm soát chặt chẽ, dẫn đến hoạt động thương mại qua biên giới không ổn định, bất thường, lúc tăng, lúc giảm

gây nhiều bất lợi cho phía các doanh nghiệp Việt Nam. Mặt khác, phía Trung Quốc với mục đích lợi dụng thị trường Việt Nam để tiêu thụ hàng kém chất lượng, nhưng giá thấp, chủng loại đa dạng, phong phú, phù hợp với sức mua của thị trường Việt Nam nên họ thường xuyên đẩy mạnh buôn bán tiểu ngạch qua biên giới. Về phía Việt Nam, chính sách về kinh tế của ta chưa linh hoạt, uyển chuyển, bổ sung chưa kịp thời, dẫn đến các địa phương, các doanh nghiệp chưa chủ động trong kinh doanh xuất nhập khẩu.

Trước tình hình đó, cần sớm sửa đổi, ban hành cụ thể cơ chế, chính sách, quy chế xuất nhập khẩu tiểu ngạch, có như vậy các doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất nhập khẩu hàng hoá tiểu ngạch với các nước láng giềng mới có đủ cơ sở pháp lý để tiến hành hoạt động của mình một cách có hiệu quả. Ngoài ra, cần có các chính sách phù hợp với điều kiện kinh doanh ở thị trường biên giới như: chính sách mặt hàng, chính sách thuế, chính sách tiền tệ tín dụng và các chính sách khuyến khích mở rộng các phương thức kinh doanh.

- Chính sách mặt hàng: Cần xây dựng một chính sách mặt hàng có tính ổn định lâu dài nhằm tạo ra những sản phẩm có tầm chiến lược, có khối lượng và doanh thu lớn. Trên cơ sở đó, xây dựng chính sách mặt hàng xuất nhập khẩu riêng cho từng thị trường cụ thể, từng tỉnh cụ thể và thời gian cụ thể, tránh hiện tượng thừa hàng bị các bạn hàng bên nước Trung quốc ộp giỏ.

- Chính sách xuất nhập khẩu tiểu ngạch: chính sách này cần được xem là một trong những bộ phận quan trọng của đường lối kinh tế đối ngoại. Vì vậy, ngoài việc tuân thủ chính sách chung về xuất nhập khẩu của cả nước còn phải đặc biệt chú ý đến bảo vệ sản xuất trong nước và đẩy mạnh giao lưu hàng hóa qua cửa khẩu, góp phần tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, nhà nước đang có chính sách hỗ trợ xuất khẩu tiểu ngạch chủ yếu là các biện pháp tài chính, thực chất là trợ cấp xuất khẩu. Trong thời gian tới cần chuyển dần các chính sách hỗ trợ xuất khẩu tiểu ngạch thành các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiểu ngạch trong hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng sản xuất, tư vấn kinh doanh cung cấp thông tin cần thiết cho doanh nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực, kiện toàn hệ thống tổ chức…

- Chính sách thuế: Biểu thuế phải sát thực, linh hoạt, kịp thời để phát huy được lợi thế so sánh của từng vùng trong nước. Vì vậy, việc xác định mức thuế cụ thể và cơ sở tính thuế nên phân cấp cho địa phương (có thể cấp tỉnh). Không thể nói đến việc hạn chế xuất khẩu tiểu ngạch với các nước có đường biên giới chung với Việt nam, trong đó có Trung quốc, bởi như Trung quốc đã tính toán chính sách này nhằm phát triển những vùng biên giới còn nghèo khó. Do vậy, cần có giải pháp tụ́t đờ̉ điều tiết vĩ mô vì phát triển xuất nhập khẩu tiểu ngạch thực tế đem lại nhiều lợi ích, chẳng hạn cho các tỉnh nghèo biên giới thu ngân sách qua thuế tiểu ngạch, được giữ lại để phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư vào sản xuṍt… Từ đó, cải thiện đời sống của người dân, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa miền núi và thành thị. Chính sách này đã được Trung Quốc thực hiện từ lâu nên chính sách thuế của nước bạn và đã mang lại kết quả rõ ràng, tác dụng thúc đẩy lớn đối với thương mại hàng hoá ở các khu vực cửa khẩu nhất là hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch.

- Chớnh sách tiền tệ: Cần phải hoàn thiện và thực hiện quy chế về hoạt động tiền tệ ở biên giới, khuyến khích các ngân hàng thương mại mở rộng quan hệ đại lý và các quan hệ thanh toán khác với ngân hàng phía nước bạn, dần tiến tới ngân hàng hoá thanh toán thương mại ở khu vực cửa khẩu.

Trong thời gian tới ngành ngân hàng phải phát huy giữ vai trò chủ đạo về thanh toán ngoại hối qua biên giới và chỉ có làm tốt chức năng thanh toán mới tạo được sự ổn định trong giao lưu tiền tệ, hạn chế buôn lậu, đảm bảo phát triển quan hệ thương mại lành mạnh. Các ngân hàng thương mại cần tiếp tục mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng Trung Quốc, đồng thời có kế hoạch phối hợp với các ngành chức năng trên biên giới để thiết lập quan hệ quản lý đồng bộ về hoạt động tiền tệ trên biên giới. Ngành ngân hàng phải khẩn trương tổ chức hệ thống đổi tiền thuận lợi, có chính sách tỷ giá linh hoạt, phù hợp với thị trường tiền tệ, tìm mọi biện pháp thu hút và đưa hầu hết khối lượng thanh toán qua biên giới vào hệ thống ngân hàng.

Hoạt động tiền tệ bị thả nổi vì một số lý do, song chủ yếu vẫn là do thiếu quy chế có hiệu lực và điều hành có hiệu quả. Do đó, trên khu vực cửa khẩu biên giới

Tân Thanh hình thành các chợ đổi tiền hoạt động tự do gây nhiều lộn xộn và chủ yếu do người hoa chi phối. Để hoạt động tiền tệ đi vào kỷ cương thì song song với việc củng cố, cải tiến mạng lưới ngân hàng, cần phải tổ chức sắp xếp và quản lý các lực lượng kinh doanh ngoại hối thuộc các thành phần kinh tế trên khu vực này, yêu cầu hoạt động đổi tiền phải được phép của ngân hàng và chịu sự quản lý chặt chẽ của ngân hàng.

Như vậy, sự hoạt động lành mạnh của thị trường tiền tệ sẽ có tác động tích cực đến các hoạt động giao lưu thương mại lành mạnh, tạo ra môi trường tốt để phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước.

- Chính sách phát triển kinh tế thương mại cửa khẩu: Hàng năm, Nhà nước đầu tư riêng cho khu kinh tế cửa khẩu qua ngân sách tỉnh không dưới 50% tổng số thu ngân sỏch trờn địa bàn. Nhìn chung chính sách của Nhà nước ta đối với xuất nhập khẩu tiểu ngạch là hạn chế, ngược lại với phía nước bạn có các chính sách ưu đãi nhập khẩu tiểu ngạch của Trung Quốc dành cho các thành phần tham gia kinh doanh biên mậu, ưu đãi các mặt hàng nhập khẩu biên mậu, ưu đãi về giấy chứng nhận hàng hoá nhập khẩu biên mậu, ưu đãi về quản lý chất lượng hàng hoá, kiểm tra vệ sinh, kiểm dịch động - thực vật hàng hoá nhập khẩu biên mậu, ưu đãi về ngoại hối biên mậu, đặc biệt là ưu đãi về thuế và lệ phí ngay tại các cửa khẩu, lối mở biên giới đã thúc đẩy phát triển hoạt động xuất khẩu tiểu ngạch hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc trong những năm qua phát triển. Đề nghị đối với cửa khẩu Tân Thanh có cơ sở hạ tầng còn thấp, tình trạng giao thông tắc nghẽn thường xuyên, mức thu thuế chưa cao thì nên toàn bộ số thu thuế xuất khẩu tiểu ngạch để lại cho địa phương để nâng cấp cơ sở hạ tầng phát triển xuất nhập khẩu tiểu ngạch làm thay đổi bộ mặt xã hội của các tỉnh biên giới.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu tân thanh - lạng sơn (Trang 81 - 84)