Sự cần thiết của tăng cường quản lý nhà nước đối với xuất nhập

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu tân thanh - lạng sơn (Trang 27 - 29)

6. Bố cục của luận văn:

1.2.2Sự cần thiết của tăng cường quản lý nhà nước đối với xuất nhập

động kinh doanh dễ đem lại hiệu quả đột biến nhưng cũng có thể gây thiệt hại lớn vỡ nú phải đối đầu với một hoặc một số hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài mà các chủ thể trong nước tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch không dễ dàng khống chế được.

Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch là một bộ phận của quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại, nó là sự quản lý các hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế.

1.2.2 Sự cần thiết của tăng cường quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu tiểu ngạch tiểu ngạch

Quản lý nền kinh tế quốc dân nói chung và quản lý hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch nói riêng là một yêu cầu có tính khách quan. Xuất nhập khẩu tiểu ngạch có những tác động tích cực đối với kinh tế – xã hội tuy nhiên bên cạnh đó có những tác động không tốt gây ảnh hưởng đến nền kinh tế, Vậy sự cần thiết của tăng cường quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu tiểu ngạch xuất phát từ những yêu cầu sau:

Thứ nhất, sự tác động của các quy luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường ở phạm vi quốc gia cũng như quốc tế mang tính chất trực tiếp. Sự tác động đó làm cho nền kinh tế của mỗi quốc gia cũng như kinh tế toàn cầu hoạt động năng động, kích thích nền kinh tế phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên, sự tác động đó cũng có nhiều mặt trái như: do chạy theo lợi nhuận, lợi ích trước mắt nên xuất nhập khẩu tiểu ngạch không tạo ra cơ cấu sản phẩm tối ưu cho xã hội; không chú ý đến bảo vệ môi trường, an ninh xã hội; cũng do xuất nhập khẩu chạy theo lợi nhuận trước mắt nờn các nhà sản xuất kinh doanh có thể làm bất cứ việc gì dù là buôn gian, bán lận, tranh mua tranh bán, đầu cơ tích trữ để kiếm được nhiều lợi nhuận. Để bảo vệ lợi ích giai cấp mà nhà nước là người đại diện, nhà nước phải tăng cường can thiệp vào thị trường để điều chỉnh, điều tiết hướng sự tác động của thị trường vào phục vụ lợi ích của giai cấp đó.

Thứ hai, quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch là một bộ phận trong quản lý kinh tế của một quốc gia. Thực tế Việt nam chưa có một chiến lược tổng thể, rõ ràng

cho việc phát triển xuất nhập khẩu tiểu ngạch trên các cửa khẩu biên giới. Và dù loại hình này đang phát triển nhưng các cơ chế chính sách liên quan vẫn chưa được ban hành đầy đủ. Do vậy, cần thiết tăng cường quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch về mặt cơ chế chính sách hơn nữa, xác lập một cơ chế quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch hợp lý giải phóng được lực lượng sản của tất cả các thành phần kinh tế ở tất cả các cấp là hoàn toàn cần thiết đảm bảo thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước.

Thứ ba, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, sản xuất ngày càng mang tính quốc tế hóa, trình độ xã hội hóa sản xuất ngày càng cao. Để cho quá trình này diễn ra một cách chủ động, vừa tranh thủ được lợi ích do hội nhập mang lại, vừa không làm tổn hại đến lợi ích dân tộc, tất yếu đòi hỏi sự tăng cường quản lý tập trung của nhà nước theo một cơ chế phù hợp, trong đó nhà nước với vai trò của một “ nhạc trưởng” có thể sử dụng bàn tay hữu hình của mình để điều tiết hoạt động kinh tế nói chung và xuất nhập khẩu tiểu ngạch nói riêng. Điều này lại càng quan trọng đối với một nền kinh tế còn non yếu và đang chuyển đổi như Việt Nam.

Thứ tư, chủ thể tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch rất đa dạng và ngày càng đông đảo thường không có trình độ ngoại thương đúng tiêu chuẩn như các hình thức xuất nhập khẩu khác, hoạt động trong một khuôn khổ hạn hẹp, với chức năng kinh doanh cụ thể đối với một số mặt hàng và thị trường nhất định. Do đó cách xác định hiệu quả kinh tế cũng hướng tới mục tiêu kinh tế cụ thể, hay nói một cách khỏc cỏc doanh nghiệp chủ yếu thiên về tính ngắn hạn nhiều hơn dài hạn. Do đó, các khía cạnh thường chỉ được xem xét trong thời gian ngắn và trong một không gian cũng hẹp, dẫn tới khả năng tự tạo lập những điều kiện, môi trường kinh doanh bị hạn chế. Vì vậy, doanh nghiệp rất cần sự tăng cường hỗ trợ của nhà nước để thực hiện chiến lược kinh doanh của mình.

Thứ năm, xuất nhập khẩu tiểu ngạch là nguồn thu ngân sách nhà nước có tỷ trọng cao, giải quyết công ăn việc làm lớn và làm ổn định và nâng cao đời sống của người dân. Vì vậy cần tăng cường quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch để cú cỏc chiến lược phát triển phù hợp để thực hiện các mục tiêu cụ thể trong tương lai.

tế, chính trị, luật pháp. Để tránh được những bất lợi trong kinh doanh, ổn định buôn bán và hạn chế tác động xấu của biờn động kinh tế trong thời kỳ hiện nay như lạm phát ở khu vực Châu Á, khủng hoảng nợ công ở Châu Âu… đòi hỏi phải có sự tăng cường quản lý của nhà nước.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu tân thanh - lạng sơn (Trang 27 - 29)