Các giải pháp tăng cường chống buôn lậu và gian lận thương mại ở

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu tân thanh - lạng sơn (Trang 89 - 95)

6. Bố cục của luận văn:

3.3.6Các giải pháp tăng cường chống buôn lậu và gian lận thương mại ở

khẩu Tân thanh

3.3.6.1 Biện pháp phòng ngừa, phát hiện vi phạm pháp luật

a. Phổ biến, tuyên truyền chủ trương, các chỉ thị, biện pháp chống buôn lậu của Chính phủ, của ngành Hải quan

Giao nhiệm vụ cho cán bộ nhân viên ở các bộ phận nghiệp vụ trong ngành và yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trong hoạt động xuất nhập khẩu, các quy định, quy trình nghiệp vụ của ngành Hải quan đã ban hành. Cùng nhau thống nhất hành động: không buôn bán hàng cấm, không buôn lậu, không kinh doanh, tiêu thụ hàng lậu, phát hiện và tố cáo cho Hải quan những tổ

chức, cá nhân có hành vi buôn lậu và gian lận thương mại. Tạo thành những phong trào rộng khắp chống buôn lậu hàng cấm, chống gian lận thương mại tại các cửa khẩu và các điểm thông quan. Thông báo công khai các quy định, chính sách về xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu để mọi người thực hiện.

b. Cải tiến tổ chức, nhân sự của Đội Kiểm soát theo hướng chuyờn sõu, cú nghiệp vụ giỏi, năng động, sáng tạo trong công việc

Triển khai kịp thời về yêu cầu nhiệm vụ và lực lượng chống buôn lậu tại các đơn vị Hải quan thuộc Cục, đặc biệt là tại các điểm thông quan và ở các tỉnh lân cận được Tổng cục Hải quan Lạng Sơn quản lý. Điều chỉnh nhiệm vụ của Phòng Nghiệp Vụ và các điểm thông quan cho phù hợp với các cải cách thủ tục Hải quan hiện nay, đảm bảo thông quan nhanh chóng hàng hóa xuất nhập khẩu, vừa tăng cường quản lý chặt chẽ, phát hiện đấu tranh có hiệu quả chống buôn lậu, gian lận thương mại. Đặc biệt tập trung củng cố Đội Kiểm soát Hải quan, phân công sắp xếp lực lượng cho các tổ kiểm soát có đủ sức tập trung triệt phá các tổ chức, đường dây, ổ nhóm, đầu nậu buôn bán hàng cấm, buôn lậu và gian lận thương mại. Đồng thời triển khai các tổ công tác của Đội Kiểm soát Hải quan thuộc Cục Hải quan Lạng Sơn để hướng dẫn nghiệp vụ thu thập tin tức, điều tra và phối hợp phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại.

c. Phát huy hiệu quả các phương tiện nghiệp vụ

Sử dụng hết công suất và phát huy hiệu quả các phương tiện nghiệp vụ máy soi hàng, máy phát hiện ma túy, hệ thống camera để phát hiện hàng lậu, các kiện hàng có chứa hàng cấm qua các cửa khẩu. Triển khai các mạng máy vi tính để tăng cường công tác quản lý nghiệp vụ. Tăng cường các trang bị kỹ thuật đặc biệt cho lực lượng điều tra chống buôn lậu như phương tiện thông tin liên lạc, vũ khí, công cụ hỗ trợ.

d. Phối hợp tốt với các lực lượng chống buôn lậu trong và ngoài ngành

Phối hợp với Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan và Hải quan các tỉnh để nắm tình hình buôn lậu trong toàn quốc, phương thức thủ đoạn và dự báo tình hình và phối hợp điều tra xác minh các vụ có liên quan đến địa bàn khu vực cửa khẩu. Phối hợp các lực lượng công an để nắm tình hình, tin tức liên quan đến

hoạt động của đối tượng buôn lậu và phối hợp đấu tranh theo yêu cầu cụ thể của các vụ việc.

Phối hợp với quản lý thị trường phát hiện hàng hóa lưu thông trên thị trường có dấu hiệu buôn lậu và gian lận thương mại, từ đó truy tìm luồng hàng lậu xuất nhập và các phương thức thủ đoạn của bọn buôn lậu để có đối sách đấu tranh kịp thời các đường dây vận chuyển hàng nhập lậu ở các nơi.

Phối hợp với cơ quan thuế trong việc phát hiện các hành vi trốn lậu thuế và phối hợp truy thu thuế đối với các đối tượng vi phạm.

e. Tăng cường công tác tự kiểm tra, kiểm tra chéo

Tăng cường công tác tự kiểm tra, kiểm tra chéo giữa các cửa khẩu nghiệp vụ, phát huy vai trò Đội đặc nhiệm chống tiêu cực, làm sai quy trình nghiệp vụ, để sót lọt hoặc tiếp tay cho buôn lậu của cán bộ công nhân viên. Yêu cầu các đơn vị Hải quan trực thuộc làm đúng quy định của Tổng cục Hải quan, không cho mở tờ khai trái tuyến, nhằm phòng ngừa và ngăn chặn trước vi phạm xảy ra. Đồng thời phát hiện xử lý nghiêm minh các cán bộ công nhân viên vi phạm.

f. Tăng cuờng công tác tuần tra, kiểm soát

Đối với các địa bàn trọng điểm, các tuyến vận chuyển thường xuyên có hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại xảy ra cần bố trí lực lượng chuyên trách chống buôn lậu, tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, các kho bãi tập kết hàng xuất nhập khẩu, các địa điểm trong khu vực kiểm soát Hải quan nhằm ngăn chặn và phát hiện các hành vi buôn lậu kịp thời và hiệu quả. Đặc biệt chú trọng kiểm tra, kiểm soát đối với các đối tượng đã xác định cần tập trung chú ý.

g. Tăng cường trách nhiệm của các lực lượng chức năng quản lý biên giới cửa khẩu.

- Đối với lực lượng Hải quan:

Chống buôn lậu qua biên giới là một nhiệm vụ quan trọng và trách nhiệm chủ yếu của lực lượng Hải quan, do đó phải xây dựng được một hàng rào Hải quan vững chắc. Hàng rào Hải quan là một khái niệm rộng, bao gồm hàng rào vô hình là hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước trong chống buôn lậu qua biên giới, về quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm, phương tiện, ngoại hối,

tiền tệ... qua biên giới. Còn hàng rào hữu hình là các biện pháp tổ chức quản lý, kiểm tra, kiểm soát, giám sát các hoạt động qua cửa khẩu biên giới. Do đó tăng cường hàng rào Hải quan đòi hỏi nhiều yếu tố và điều kiện khách quan và chủ quan. Trước hết lực lượng Hải quan phải xác định trách nhiệm cao trong việc chống buôn lậu, chống gian lận thương mại ở cửa khẩu biên giới. Luật Hải quan hiện nay quy định quyền hạn, phạm vi hoạt động của Hải quan trong chống buôn lậu còn hạn chế. Khảo sát kinh nghiệm tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Hải quan Trung Quốc về chống buôn lậu rất lớn như thành lập lực lượng cảnh sát chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan, có quyền khám nhà, nơi ở, bắt giữ đương sự, điều tra từ khởi tố đến đề nghị truy tố các tội phạm buôn lậu, thanh tra các doanh nghiệp… nên hiệu quả chống buôn lậu của Hải quan rất cao. Để khắc phục những hạn chế này, lực lượng Hải quan Việt Nam phải phát huy hết trách nhiệm, quyền hạn hiện nay trong chống buôn lậu ở cửa khẩu biên giới, đồng thời quan hệ phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trực tiếp khác trong chống buôn lậu như Bộ đội Biên phòng, Công an… mới hoàn thành được nhiệm vụ. Đồng thời Nhà nước cần nghiên cứu đặc thù hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của Hải quan để xây dựng mô hình tổ chức Hải quan đủ mạnh, được trang bị phương tiện, thiết bị hiện đại đáp ứng nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện ở cửa khẩu biên giới phục vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và đáp ứng yêu cầu quản lý trong điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và quá trình hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay.

- Bộ đội Biên phòng:

Với trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh, trật tự và tham gia chống buôn lậu qua biên giới phải tăng cường công tác tuần tra kiểm soát ở biên giới. Đặc biệt là trách nhiệm đấu tranh ngăn chặn tình trạng vượt biên trái phép của người, phương tiện vận tải qua biên giới trên bộ, nếu giải quyết tốt được tình trạng này sẽ ngăn chặn được nạn "cửu vạn" mang, vác, vận chuyển hàng lậu qua biên giới hiện nay, đồng thời hỗ trợ phối hợp kịp thời cho các lực lượng chống buôn lậu ở biên giới có hiệu quả thì sẽ làm giảm đáng kể tình hình buôn lậu và đảm bảo an ninh, trật tự xã hội ở biên giới hiện nay.

- Lực lượng Công an:

Phát huy những kết quả trong việc điều tra khám phá các vụ buôn lậu, tham nhũng trong thời gian qua, phải xác định đấu tranh chống tội phạm buôn lậu hiện nay là một mặt trận quan trọng. Có trách nhiệm thường xuyên phối hợp với các lực lượng chống buôn lậu ở biên giới để điều tra đánh vào bọn buôn lậu đầu sỏ, các đường dây, tổ chức buôn lậu trong nước và quốc tế, làm rừ cỏc hoạt động thông đồng, móc nối, tiếp tay, bảo kê cho buôn lậu, gian lận thương mại sẽ góp phần chủ yếu ngăn chặn, hạn chế tình hình buôn lậu và gian lận thương mại hiện nay và làm trong sạch bộ máy nhà nước.

- Các lực lượng khác:

Như Quản lý thị trường, cơ quan thuế... phải phát huy trách nhiệm trong việc kiểm tra kiểm soát thị trường nội địa. Phát hiện xử lý các hành vi chứa chấp, tàng trữ, tiêu thụ hàng lậu. Đặc biệt là không để tình trạng hàng hoá nhập lậu được bày bán công khai như hiện nay, có như vậy mới làm mất chỗ "nương thân" để tồn tại của hàng lậu. Ngoài ra công tác chống buôn lậu đòi hỏi phải có sự tăng cường trách nhiệm và phối hợp của các tổ chức nhà nước khỏc, cỏc cơ quan quản lý nhà nước như Thương mại, Đầu tư, Ngân hàng... phát huy chức năng quản lý của mình, tăng cường kiểm tra thường xuyên các hoạt động đăng ký kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp, quản lý thanh toán ngoại thương... nhằm hạn chế những kẽ hở trong công tác quản lý, ngăn chặn, phát hiện những hoạt động gian lận, lừa đảo, hoặc các dấu hiệu rửa tiền liên quan đến buôn lậu. Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội phải phát huy vai trò tuyên truyền, giáo dục quần chúng, đồng thời các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp thường xuyên trong việc tuyên truyền công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Phát huy trách nhiệm và sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức trực tiếp và xã hội tạo ra thế trận tấn công toàn diện vào bọn buôn lậu là yếu tố thành công trên mặt trận này.

3.3.6.2 Biện pháp đấu tranh

a. Biện pháp công khai (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong công tác kiểm tra hàng hóa, hành lý, bưu phẩm, bưu kiện xuất nhập khẩu, người và phương tiện xuất nhập cảnh. Phải có ý thức phát hiện các hành vi vận chuyển, buôn lậu ma túy, buôn bán hàng cấm, gian lận thương mại, báo cáo kịp thời với lãnh đạo để có biện pháp giải quyết.

Nếu xác định hành vi vi phạm phải lập biên bản hành chính về Hải quan ngay. Đối với những vi phạm nghiêm trọng hoặc có tình tiết phức tạp phải báo cáo ngay về lãnh đạo Cục, đồng thời lấy lời khai của đương sự và những người có liên quan ngay, áp dụng các biện pháp ngăn chặn để đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính theo pháp luật quy định.

Những trường hợp vi phạm cần có điều tra xác minh, thu thập hồ sơ tài liệu khác (ngoài hồ sơ thủ tục Hải quan hiện hành) mới kết luận được thỡ cỏc Chi cục trưởng Hải quan cần báo cáo lãnh đạo Cục và trao đổi với Đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan để phối hợp kiểm tra, bắt giữ, lập biên bản và chuyển hồ sơ cùng tang vật vi phạm về Đội Kiểm soát Hải quan để thực hiện việc điều tra theo thẩm quyền.

Cung cấp thông tin về hoạt động của đối tượng buôn bán hàng cấm, buôn lậu và gian lận thương mại cho Đội Kiểm soát Hải quan tiến hành điều tra xác minh, phối hợp bắt giữ kịp thời theo quy định của pháp luật. Đồng thời có trách nhiệm phối hợp cùng cán bộ các tổ công tác thuộc Đội Kiểm soát Hải quan được phân công tại địa bàn để thu thập tin tức, điều tra cơ bản phục vụ công tác chống buôn bán hàng cấm, chống buôn lậu, chống gian lận thương mại.

Khi cần thiết về yêu cầu nghiệp vụ điều tra hoặc chuyên án đấu tranh, lực lương điều tra chống buôn lậu được sử dụng cán bộ nhân viên trực tiếp tại cửa khẩu và các điểm thông quan( kể cả phương tiện kỹ thuật kiểm tra) để điều tra phát hiện chống buôn lậu.

b. Biện pháp bí mật

Từ việc tổng hợp tình hình chung, đặc biệt là quá trình theo dõi của trinh sát. Đội Kiểm soát Hải quan tiến hành phân tích, xử lý, xác định đối tượng trọng điểm cần tiến hành các biện pháp nghiệp vụ điều tra cần thiết như: thu thập thêm thông tin, nghiên cứu hồ sơ ban đầu, sử dụng cơ sở bí mật và báo cáo đề xuất lãnh đạo Cục về các biện pháp để kiểm tra, lập biên bản vi phạm và tạm giữ tang vật.

Trong toàn bộ cỏc khõu hoạt động nghiệp vụ từ theo dõi đối tượng, thu thập thông tin, xây dựng mạng lưới cơ sở, nắm chắc phương thức thủ đoạn của các đối tượng trọng điểm phải được tiến hành theo nguyên tắc bí mật, khi đã phát hiện có hoạt động tàng trữ, buôn bán vận chuyển ma túy, buôn bán hàng cấm, buôn lậu, gian lận thương mại thì tiến hành xác lập những chuyên án và tổ chức đấu tranh phá án kịp thời.

Đội Kiểm soát Hải quan bố trí lực lượng để phối hợp và tiếp nhận các vụ việc do các phòng nghiệp vụ và các đơn vị Hải quan chuyển đến để thực hiện công tác điều tra xác minh, kết luận và đề xuất giải quyết.

Phối hợp với các lực lượng chống buôn lậu để thu thập thông tin, nắm tình hình, quản lý, theo dõi đối tượng và phục vụ cho công tác đấu tranh phá án.

Phối kết hợp với Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan để nắm tình hình hoạt động của các đối tượng buôn lậu trên toàn quốc và các nước trong khu vực, đồng thời hỗ trợ, tác động trong quá trình theo dõi quản lý đối tượng và điều tra khám phá.

Phát động phong trào quần chúng tham gia đấu tranh chống buôn lậu, phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng chuyên trách trong đấu tranh chống buôn lậu.

Tăng cường sự hoạt động và sự phối hợp của các cơ quan bảo vệ pháp luật, trong đó có sự phối hợp đấu tranh trên toàn tuyến, từng địa bàn, từng khu vực.

Giải quyết vấn đề buôn lậu phải trên cơ sở xử lý đúng đắn các vấn đề kinh tế, phải rà soát lại cơ chế, chính sách để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và cửa khẩu Tân thanh nói riêng.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu tân thanh - lạng sơn (Trang 89 - 95)