Mục tiêu quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạc hở cửa khẩu Tân thanh

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu tân thanh - lạng sơn (Trang 80 - 81)

6. Bố cục của luận văn:

3.2.2Mục tiêu quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạc hở cửa khẩu Tân thanh

Trong bối cảnh hiện nay, cần khẳng định rằng, tăng cường quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch ở khu vực cửa khẩu nói chung và cửa khẩu Tân thanh nói riêng là vấn đề bức xúc và có ý nghĩa thực tế sâu sắc. Trong xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa, Trung quốc muốn khai thác thị trường Việt nam có thể mở rộng ra các thị trường khác và ngược lại việt Nam cũng rất cần khai thác thị trường Trung quốc rộng lớn đông dân. Nhiều năm qua, thông qua cửa khẩu Tân thanh chủ yếu là các mặt hàng nông sản được xuất sang thị trường Trung quốc qua hình thức tiểu ngạch, đây là những mặt hàng trước đây không có khả năng hoặc rất khó để xuất khẩu nay đó cú thị trường tiêu thụ qua xuất, nhập khẩu tiểu ngạch. Cùng với đó là sự phát triển có hiệu quả các ngành sản xuất trong nước, tạo được công ăn việc làm và thu nhập cho lực lượng lao động. Qua hình thức nhập khẩu tiểu ngạch chủ

yếu là hàng tiêu dùng và đồ gia dụng như: chăn màn, quàn áo, hàng điện tử phục vụ ngành sản xuất trong nước do Trung quốc sản xuất nhập khẩu với giá cả hợp lý, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.

Tư tưởng chung của việc tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch ở cửa khẩu Tân thanh là phải toàn diện, đồng bộ, nhất quán, có chiều sâu và ổn định nhằm đảm bảo các mục tiêu đặt ra là:

Một là, tạo môi trường thuận lợi để phát triển hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu theo hướng vừa tăng cường vai trò của tổ chức quản lý nhà nước vừa phát huy được tính năng động của chủ thể tham gia.

Hai là, phải xây dựng được thể chế cho phép sự phối hợp của quản lý nhà nước của địa phương và quản lý nhà nước của các ngành thương mại, hải quan, thuế, ngân hàng… hình thành hệ thống quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương đối với các hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch.

Ba là, tăng cường quản lý phải tạo ra động lực để các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh tế, từ đó góp phần hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý của địa phương.

Bốn là, tăng cường quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu Tân thanh phải giải quyết thỏa đáng mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa phát triển xuất nhập khẩu với phát triển kinh tế của tỉnh lạng sơn và của cả nước.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu tân thanh - lạng sơn (Trang 80 - 81)