0
Tải bản đầy đủ (.docx) (93 trang)

Kiến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO, TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ,TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN, TỈNH HÀ TÂY (Trang 80 -84 )

a) Tạo môi trường kinh tế ổn định

Một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cho các NHTM là môi trường kinh tế không ổn định. Môi trường kinh tế không ổn định sẽ gây khó khăn cho ngân hàng cũng như các doanh nghiệp trong kinh doanh, từ đó có thể dẫn đến rủi ro tín dụng. Chính vì vậy, Nhà nước cần có những chính sách, biện pháp nhằm đảm bảo môi trường kinh tế ổn định cho hoạt động của các doanh nghiệp, trong đó có ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Nhà nước nên có những giải pháp thiết thực nhằm tháo gỡ khó khăn khi có sự chuyển đổi, điều chỉnh cơ chế chính sách liên quan đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Mặt khác, Nhà nước cũng cần có những biện pháp nhằm bảo vệ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, điều chỉnh và tăng cường hiệu lực pháp lý của chính sách thuế, chính sách bảo trợ sản xuất trong nước, chính sách ngăn chặn hàng nhập lậu…

b) Tạo môi trường pháp lý đầy đủ hơn cho hoạt động tín dụng ngân hàng.

Hệ thống pháp luật nước ta hiện nay chưa đồng bộ, tính ổn định chưa cao. Trong điều kiện nước ta đang chuyển sang cơ chế thị trường, nhiều vấn đề cơ bản của cơ chế thị trường chưa được nghiên cứu kỹ. Do những tác động cả chủ quan và khách quan mà hệ thống pháp luật nước ta chưa đồng bộ, chưa thực sự là cán cân công lý trong kinh doanh. Trong điều kiện đó, phương pháp

tốt nhất để hoàn thiện pháp luật kinh tế là cần tiến hành hai công việc: vừa xây dựng các văn bản pháp quy về kinh tế, vừa nghiên cứu để ban hành bộ luật mới nhằm thống nhất các quy định pháp luật trong văn bản luật kinh tế.

Trong thời gian qua, Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản luật cần thiết để điều chỉnh các quan hệ như: Luật doanh nghiệp, Luật thuế, pháp lệnh chuyển giao công nghệ, hợp đồng kinh tế.

Trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với tổ chức kinh tế sự cảnh giác vẫn là một nhân tố quan trọng, đồng thời với việc phát triển hoạt động ngân hàng cũng phải có thêm các biện pháp mới để Luật ngân hàng hoàn thiện hơn. Do đó nhà nước nên sửa đổi và bổ sung một số luật như: Luật thế chấp phát mại tài sản... phục vụ cho hoạt động tín dụng ngân hàng cũng như thị trường vốn. Như vậy đứng trên góc độ ngân hàng các nhân tố trên sẽ làm giảm bớt rủi ro, nâng cao tính sẵn sàng đầu tư của ngân hàng. Những nhân tố đó giúp cho ngân hàng mạnh dạn mở rộng quan hệ tín dụng với mọi thành phần kinh tế.

c) Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động và vay vốn ngân hàng.

Để khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư mạnh dạn bỏ vốn vào phát triển sản xuất trước tiên Nhà nước cần phải tạo lập được một hệ thống cơ sở pháp lý, cơ chế, chính sách ổn định và hợp lý. Mọi quyết định mà Chính phủ đưa ra đều phải cân nhắc kỹ càng, tránh tình trạng đưa ra một quyết định mới một cách vội vàng rồi lại điều chỉnh, sửa đổi khiến cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư hoang mang.

Chính phủ cần có thái độ rứt khoát trong việc rà soát, sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, chỉ giữ lại những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, những doanh nghiệp mà Nhà nước thực sự cần phải nắm giữ để đảm bảo vai trò định hướng kinh tế. Còn lại những doanh nghiệp khác có thể xử lý bằng cách giải thể, sáp nhập hoặc cổ phần hoá nhằm tăng vốn, tăng năng lực sản

xuất kinh doanh. Với những doanh nghiệp giữ lại Nhà nước cần cung cấp đủ vốn theo điều lệ đã được duyệt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động và vay vốn ngân hàng. Đặc biệt Nhà nước cần đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước.

Kiểm soát nghiêm ngặt các luồng hàng từ bên ngoài đưa vào để ngăn chặn hàng nhập lậu. Đây là một trong những vấn đề nhức nhối nhất mà các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt.

Có chính sách khuyết khích các doanh nghiệp có phương án đổi mới trang thiết bị, công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu hoặc có thể xuất khẩu, thông qua nguồn cho vay ưu đãi, tạo thuận lợi về mặt thủ tục xuất nhập khẩu.

d) Thành lập cơ quan chuyên trách về xếp hạng tín nhiệm.

Cơ quan này sẽ có trách nhiệm thu thập, xử lý, phân tích thông tin về tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có đăng ký để tiến hành đánh giá, xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp đó. Trên cơ sở bảng xếp hạng của tổ chức này, các NHTM sẽ tham khảo để có được những đánh giá chính xác về doanh nghiệp vay vốn. Để đảm bảo hiệu quả hoạt động của tổ chức này, Chính phủ có thể bắt buộc chỉ những doanh nghiệp nào có đăng ký tại cơ quan xếp hạng tín nhiệm mới được ngân hàng xem xét cho vay vốn. Bằng cách làm này, các doanh nghiệp sẽ phải tự giác tham gia đăng ký xếp hạng để có được giấy chứng nhận nếu muốn vay vốn ngân hàng.

Ngoài tác dụng giúp đỡ ngân hàng trong việc thẩm định khách hàng, hoạt động của tổ chức này còn tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tự hoàn thiện, nâng cao năng lực tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh, uy tín của mình để có được vị trí xếp hạng cao. Đó cũng là một cách để tạo môi trường đầu tư thuận lợi thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài.

Hoạt động kinh doanh tín dụng Ngân hàng là một nghề kinh doanh đặc biệt mang tính tổng hợp gắn bó mật thiết với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Do đó, việc tạo lập môi trường kinh tế, môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho đồng vốn Ngân hàng phát huy hiệu quả, hạn chế thấp nhất những rủi ro trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Để hỗ trợ cho các NHTM phát triển, tài chính bền vững, Chính phủ cần cấp đủ vốn điều lệ bổ sung theo đúng lộ trình đã đặt ra.

Chính phủ cần quy định rõ trách nhiệm trong việc sử dụng vốn Nhà nước cũng như vốn vay Ngân hàng cho các chủ doanh nghiệp. Trong đó gắn trách nhiệm cá nhân của Giám đốc, Kế toán trưởng trong việc kinh doanh thua lỗ làm thất thoát vốn không trả được nợ Ngân hàng thì cá nhân Giám đốc, Kế toán trưởng phải chịu trách nhiệm vật chất. Theo quy định hiện hành thì NHTM đóng vai trò kinh doanh như một doanh nghiệp, nhưng khi doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng làm thất thoát thì pháp luật chưa điều chỉnh cụ thể hành vi này, mà chỉ mới điều chỉnh Ngân hàng là nguời cho vay như thế là gây bất lợi cho ngân hàng vì ngân hàng và các đơn vị, tổ chức kinh tế đều là doanh nghiệp và bình đẳng trước pháp luật.

Đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Công an phối hợp hướng dẫn thực hiện đồng bộ về cơ chế, chính sách, văn bản luật của Nhà nước liên quan đến hoạt động Ngân hàng như: xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản, phát mại tài sản, thế chấp cầm cố. Một số quy định trong luật Ngân hàng, luật Doanh nghiệp, luật Dân sự, luật Phá sản, trong việc phát mại tài sản chưa đồng bộ gây khó khăn trong việc xử lý để thu nợ của Ngân hàng. Theo quy định, tài sản thế chấp vay của doanh nghiệp đăng ký ở Sở tài nguyên môi truờng, tài sản thế chấp vay của cá nhân đăng ký ở phường, xã. Sở tài nguyên yêu cầu giấy tờ phải hợp lệ, đất cấp thẻ đỏ gây khó khăn

trong việc đăng ký tài sản thế chấp vì phần lớn doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm chỉ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bộ Tài chính cần có biện pháp kinh tế, hành chính buộc các doanh nghiệp phải chấp hành nghiêm pháp lệnh kế toán thống kê, thực hiện kiểm toán bắt buộc hàng năm đối với các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO, TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ,TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN, TỈNH HÀ TÂY (Trang 80 -84 )

×