Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (NHĐT&PTVN) được thành lập theo nghị định số 177/TTg ngày 26/4/1957 của Thủ tướng Chính Phủ, 49 năm qua NHĐT&PTVN đã có những tên gọi:
- Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957
- Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981 - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990
Gắn liền với những giai đoạn lịch sử của đất nước, NHĐT&PTVN đã lập nhiều thành tích góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Ngân hàng ĐT&PTVN là một doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức theo mô hình tổng công ty Nhà nước (tập đoàn) mang tính hệ thống thống nhất qui định tại quyết định số: 90/ TTg ngày 7 tháng 3 năm 1994 của thủ tướng Chính phủ.
Trọng tâm hoạt động và là nghề nghiệp truyền thống của NHĐT&PTVN là phục vụ đầu tư phát triển, các dự án thực hiện các chương trình phát triển kinh tế then chốt của đất nước. Thực hiện đầy đủ các mặt nghiệp vụ của ngân hàng phục vụ các thành phần kinh tế, có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp, Tổng công ty. Ngân hàng ĐT&PTVN lấy tên gọi giao dịch quốc tế là VIETINDEBANK viết tắt là (BIDV).
Chi nhánh NHĐT&PT Hà tây là đơn vị thành viên, hạch toán phụ thuộc và đại diện theo ủy quyền của NHĐT&PT Việt Nam trong hoạt động kinh
doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng, có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp và chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với NHĐT&PT Việt Nam, tiền thân của nó là phòng đầu tư và phát triển Hà Sơn Bình được thành lập ngày 1-6-1990. Do đó, sự hình thành và phát triển cũng như chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà tây không tách rời với sự đi lên và phát triển của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Chi nhánh NHĐT&PT Hà tây lấy phương châm hoạt động " Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của chúng tôi ".
Cùng với sự đòi hỏi của khách hàng, chi nhánh đã thực hiện tất cả các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng: nhận tiền gửi, phát hành các giấy tờ có giá, cho vay, các nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế.... Sản phẩm của chi nhánh được cung ứng cho mọi thành phần kinh tế, chủ yếu là các thành phần cơ bản sau: xây dựng cơ bản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại du lịch, bưu chính viễn thông, làng nghề truyền thống....
Giai đoạn hiện nay, NHĐT&PT Việt Nam xác định mục tiêu hoạt động là: "Hiệu quả, an toàn, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế". Với cam kết "Cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, tiện
ích tốt nhất cho khách hàng".
*Cấu tổ chức của Ngân hàng đầu tư và phát triển Hà Tây như sau:
BAN GIÁM ĐỐC Phòng Kế hoạch nguồn vốn Phòng Tín dụng 1 Phòng Tín dụng 2 Phòng kế toán Tài chính Phòng tổ chức hành chính Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ
Dịch vụ khách hàng TTQT Phòng tiền tệ kho quỹ
Tổ điện toán Tổ thẩm định và QLDA
Khối quản lý nội bộ Khối hỗ trợ KD
: Quan hệ chỉ đạo. : Quan hệ tác nghiệp.
Ban Giám đốc: chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội sở chính về toàn bộ hoạt động kinh doanh, trực tiếp quản lý điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Phòng Kế hoạch và Nguồn vốn: thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch kinh doanh, xây dựng chính sách lãi suất, chính sách huy động vốn, quản lý kinh doanh ngoại tệ, cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn... đảm bảo hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Phòng Tiền tệ- Kho quỹ: Thực hiện công tác thu chi tiền mặt, đảm bảo an toàn kho quỹ.
Phòng Dịch vụ- Khách hàng: thực hiện tất cả các hoạt động dịch vụ của chi nhánh, thực hiện nghiệp vụ tín dụng cho vay chiết khấu số phát hành tại phòng.
Phòng Tín dụng 1, 2: Đáp ứng nhu cầu vay vốn, bảo lãnh, phối hợp thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế đối với các khách hàng thuộc Tổng
công ty, doanh nghiệp kinh tế Trung ương đồng thời thực hiện nhiệm vụ dịch vụ ngân hàng.
Phòng Kế toán- Tài chính: Chịu trách nhiệm về xây dựng, kế hoạch tài chính, chịu trách nhiệm trước giám đốc về tình hình kế toán tài chính của doanh nghiệp.
Tổ Điện toán: Lưu giữ các chứng từ sổ sách kế toán trên máy tính, hỗ trợ phòng kế toán trong việc in và lập các bảng cân đối kế toán.
Phòng Kiểm tra, Kiểm soát nội bộ: Thực hiện các công việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện công việc ở các phòng ban.
Phòng Tổ chức hành chính: Bố trí tổ chức nhân sự và các công việc hành chính khác như các hoạt động, phong trào thi đua...
Tổ Thẩm định và quản lý dự án: Xem xét, kiểm tra, xác định tính khả thi và độ an toàn của các dự án trước khi thực hiện.