Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro, trong hoạt động tín dụng ,tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển, tỉnh Hà Tây (Trang 25 - 31)

- Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý

Chính sách tín dụng của NHTM là một hệ thống các biện pháp nhằm mở rộng hay thu hẹp hoạt động cho vay của một NHTM, nhằm các mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận cao, sự an toàn và lành mạnh. Đây là cơ sở quản lý cho vay, đảm bảo hiệu quả vốn tín dụng, chính sách cho vay cần quy định cụ thể trong việc xem xét các loại khách hàng có thể cho vay, tiêu chuẩn ngân hàng có thể cho vay. Chính sách tín dụng là kim chỉ nam bảo đảm cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo. "Cơ cấu và chất lượng tín dụng của một ngân hàng phản ánh chính sách tín dụng của ngân hàng đó".

Nếu một ngân hàng quá quan tâm đến chính sách tăng trưởng tín dụng thì rủi ro tín dụng sẽ cao vì khi đó mục tiêu an toàn tín dụng không được đặt lên hàng đầu, vì mục tiêu tăng trưởng tín dụng sẽ nới lỏng điều kiện vay vốn, việc lựa chọn khách hàng không chặt chẽ. Ngược lại với chính sách tín dụng thắt chặt thì việc lựa chọn khách hàng sẽ khắt khe và chỉ cho vay các khoản tín dụng an toàn, đảm bảo chắc chắn.

Thông qua chính sách tín dụng, các ngân hàng cũng định hướng cho mình lĩnh vực khuyến khích cho vay và lĩnh vực hạn chế cho vay đồng thời xây dựng cơ cấu dư nợ một cách hợp lý để phát triển bền vững.

- Thực hiện đúng quy trình quản lý tín dụng

Thực hiện đúng các quy trình tín dụng, đủ các bước trong quy trình sẽ giảm được các rủi ro về đạo đức, hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra. Việc thực hiện đúng quy trình cho vay các bộ tín dụng sẽ đánh giá được khả năng xảy ra

rủi ro của khách hàng và khoản vay đó và có biện pháp để lường trước khi rủi ro xảy ra.

- Phân tích tín dụng và đánh giá khả năng xảy ra rủi ro của mỗi khoản vay trước khi ra quyết định cho vay.

Do tín dụng và rủi ro luôn đồng hành, ta không thể tách rời chúng ra được. Vì vậy để giảm khả năng rủi ro ta cần phân tích các khả năng rủi ro có thể xảy ra đối với mỗi khoản vay và từ đó đề ra các biện pháp phòng ngừa để giảm tổn thất nếu rủi ro xảy ra.

- Thường xuyên đánh giá phân loại tín dụng, xếp loại khách hàng

Phân loại tín dụng là quá trình xác định cấp độ rủi ro tín dụng theo một tiêu thức nhất định.

Thông qua việc phân loại tín dụng ngân hàng đánh giá được các khoản tín dụng đạt tiêu chuẩn, có khả năng trả nợ, các khoản tín dụng cần được theo dõi, là các khoản tín dụng chứa đựng tiềm ẩn rủi ro, cần được giám sát. Các khoản tín dụng không đạt tiêu chuẩn: là những khoản tín dụng chắc chắn chứa đựng rủi ro ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Các khoản tín dụng khó thu hồi, các khoản tín dụng thua lỗ, mất mát.

Xếp loại khách hàng: thông qua tiêu thức xếp loại khách hàng, ngân hàng có chính sách tín dụng thích hợp. Đối với những khách hàng xếp loại cao, có uy tín ngân hàng sẽ có chính sách tín dụng ưu đãi ( lãi suất, tài sản bảo đảm....), Ngược lại khách hàng xếp loại thấp ngân hàng cần thắt chặt các điều kiện tín dụng.

- Chọn lọc người vay và giám sát quá trình sử dụng tiền vay.

Để hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng cần có một bộ phận thu thập thông tin tốt, bộ phận này sẽ giúp cán bộ tín dụng có thể hiểu hơn về khách hàng tránh rủi ro từ lựa chọn đối nghịch. Hệ thống thông tin cần phải được

truyền đạt và lưu giữ một cách kịp thời. Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường thì thông tin là một lĩnh vực không chỉ quan trọng trong ngành ngân hàng. Do vậy, ngân hàng cần phải luôn tạo cho mình ở thế chủ động khi bất kỳ khách hàng nào đến vay vốn. Đồng thời ngân hàng cần thiết lập cho mình một qui trình giám sát quá trình sử dụng tiền vay chặt chẽ. Vấn đề này lại chỉ có thể thực hiện tốt khi thông tin ngân hàng nắm được là chính xác và kịp thời.

Nhìn chung, khi áp dụng biện pháp này giúp ngân hàng không những loại trừ được người vay quá mạo hiểm mà còn có thể tìm được nhiều người vay an toàn hơn, cho phép mang lại lợi tức cao cho các ngân hàng nhờ hạ thấp chi phí.

- Chuyên môn hoá việc cho vay và duy trì quan hệ khách hàng lâu dài.

Sự chuyên môn hoá trong hoạt động tín dụng giúp cán bộ tín dụng có thể phát huy hết năng lực của mình và cho phép khách hàng đến xin vay giảm thời gian một cách tối đa khi đến giao dịch với ngân hàng. Đặc biệt, các ngân hàng cần có mức độ ưu tiên cho những khách hàng có mối quan hệ lâu dài, ổn định với mình.

- Thực hiện bảo đảm tín dụng

Trong hoạt động kinh doanh khách hàng luôn phải đối đầu với những rủi ro, có thể mất khả năng trả nợ cho ngân hàng. Những biến cố đó có thể gây tổn thất lớn cho ngân hàng, vì vậy hầu hết khách hàng khi có quan hệ tín dụng đều yêu cầu phải có tài sản bảo đảm. Khi khách hàng cầm cố, thế chấp tài sản hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba để vay vốn thì họ có trách nhiệm hơn với khoản vay của mình. Đối với ngân hàng thì nó là nguồn trả nợ thứ hai của khách hàng, khi nguồn trả nợ thứ nhất là thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh không bảo đảm. Do vậy số tiền vay vốn thường nhỏ hơn giá trị tài sản bảo đảm.

- Phân tán rủi ro tín dụng

Một trong những biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng là "không nên bỏ trứng vào một giỏ". Tức là chúng ta đa dạng hoá các lĩnh vực cho vay, khách hàng cho vay, không nên tập trung vốn vào một lĩnh vực, một đồng tiền nào đó hay tập trung tín dụng vào một số ít khách hàng. Nếu các lĩnh vực ngân hàng đầu tư lớn hay khách hàng đó gặp rủi ro thì ảnh hưởng rất lớn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng và có thể gây phá sản ngân hàng.

Việc phân tán rủi ro các ngân hàng có thể thực hiện thông qua biện pháp đồng tài trợ đối với các khoản vay lớn. Nếu có xảy ra rủi ro thì gánh nặng sẽ không dồn vào một ngân hàng nào, bởi vậy các ngân hàng tham gia đồng tài trợ sẽ chia sẻ rủi ro, hậu quả của nó được giảm nhẹ. Lợi thế của hoạt động phân tán rủi ro là giúp ngân hàng tránh được những rủi ro đặc thù, và ngân hàng có thể cải thiện được thu nhập đối với toàn bộ danh mục cho vay.

- Giám sát tín dụng

Tín dụng luôn đi kèm rủi ro, do vậy để hạn chế rủi ro thì hoạt động tín dụng thường xuyên được kiểm tra, giám sát. Thông qua kiểm tra phát hiện ra được những bước không hợp lý và kiểm soát được rủi ro đạo đức và việc thực hiện không đúng quy trình trong hoạt động tín dụng và cảnh báo được các rủi ro có thể ra.

- Bảo hiểm tín dụng

Bảo hiểm tín dụng là biện pháp thực hiện nhằm chuyển một phần hoặc toàn bộ các rủi ro tín dụng cho các tổ chức bảo hiểm. Bảo hiểm tín dụng có thể được thực hiện dưới các loại như: Bảo hiểm hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay ....

Trích lập quỹ dự phòng rủi ro được coi là một trong những biện pháp quan trọng để hạn chế rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng. Do rủi ro là điều tất yếu xảy ra trong kinh doanh của các NHTM, các NHTM không thể giảm nó xuống bằng không, do vậy để giảm bớt tổn thất khi rủi ro xảy ra các NHTM cần trích lập một quỹ dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Việc sử dụng các quỹ đó như sau:

- Quỹ dự phòng rủi ro đặc biệt: dùng để bù đắp các khoản rủi ro khi ngân hàng làm ăn thua lỗ do những nguyên nhân khách quan mang laị.

- Quỹ dự phòng tổn thất tín dụng: Dùng để bù đắp các khoản tổn thất tín dụng do khách hàng gây nên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tăng cường công tác thẩm định khách hàng và dự án đầu tư:

Các ngân hàng cần bố trí, đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định có năng lực, trình độ, am hiểu về kiến thức kỹ thuật - kinh tế - xã hội, có khả năng tổng hợp, phân tích, đánh giá được thông tin để đưa ra các quyết định tín dụng.

Bên cạnh việc thẩm định cán bộ làm công tác thẩm định cũng cần tham gia tìm hiểu và tư vấn cho khách hàng về dự án, phương án kinh doanh, lĩnh vực khách hàng đang hoạt động.

- Chú trọng đến nghệ thuật cho vay:

Kinh nghiệm ở một số nước cho thấy rằng việc phân tích những chỉ tiêu, thông số có tính khoa học kỹ thuật liên quan đến đánh giá tín dụng và đi đến quyết định cho vay của cán bộ tín dụng mới chỉ là hoàn thành một nửa nhiệm vụ của anh ta. Nếu cán bộ tín dụng còn dành một chút thời gian và sức lực để kiểm tra những khía cạnh vô hình, ít khách quan hơn của người xin vay nhằm xác định một cách chủ quan khả năng thành công của công ty, anh ta mới hoàn thành phân nửa kia của nhiệm vụ. Những cuộc khảo sát này không hề dễ dàng và tự chúng không thể đưa ra một câu trả lời rõ ràng rành mạch, song nó là kết quả trực tiếp thu được từ khả năng của cán bộ tín dụng và lại là một bước rất quan trọng của quá trình cho vay. Đây chính là "Nghệ thuật cho vay", điều mà hiện nay đang bị coi nhẹ và ít được thực hiện nhất trong thực tế cho vay hiện nay. Vì vậy, các ngân hàng phải hiểu rõ cho vay là một nghệ thuật thay vì chỉ là một ngành khoa học đơn thuần. Do đó, cần phải đưa khía cạnh con người trong cách ứng xử và tâm lý vào công tác đào tạo về tín dụng, lựa chọn và sử dụng các cán bộ tín dụng vừa có kỹ năng xử thế của con người, vừa có năng lực kỹ thuật.

Trên đây là một số biện pháp hạn chế, phòng ngừa rủi ro có tính chất cơ bản. Tuy nhiên, trong từng điều kiện cụ thể mỗi NHTM, tổ chức tín dụng đều có những biện pháp hoặc sách lược riêng, nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro tín dụng hoặc đưa ra các biện pháp cơ bản cho phù hợp.

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH HÀ TÂY

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro, trong hoạt động tín dụng ,tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển, tỉnh Hà Tây (Trang 25 - 31)