TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
HÀ THỊ LÝ
SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HÒ CHÍ MINH
VE VAN HÓA VÀO VIỆC XÂY DỰNG NÈN VĂN HÓA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tư tướng Hồ Chí Minh
HÀ NỘI - 2013
Trang 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
HÀ THỊ LÝ
SỰ VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HÒ CHÍ MINH VÉ VĂN HÓA VÀO VIỆC XÂY DỰNG
NEN VĂN HÓA XÃ HỌI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Trang 3Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy, cô giáo trong khoa Giáo dục chính trị, trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi đề tơi hồn thành khóa luận
Đặc biệt, tôi xin cám ơn sâu sắc tới cô giáo Vi Thị Lại người trực tiếp
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp tơi hồn thành khóa luận này
Khóa luận được hoàn thành song không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Tôi rất mong nhận được những đóng góp ý kiến từ phía thầy
cô và các bạn dé dé tài nghiên cứu của chúng tôi tiếp tục được hồn thiện Tơi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2013 Người thực hiện
Trang 4Khóa luận này được hoàn thành bằng sự cố gắng của bản thân và dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô Vi Thị Lại Tôi xin cam đoan rằng:
- Khóa luận này là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi
- Những tư liệu được trích dẫn trong khóa luận là trung thực
- Kết quả nghiên cứu này không hề trùng khít với bất kì công trình nghiên cứu nào từng được công bố
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày thang nam 2013
Người thực hiện
Trang 5Chương 1: TƯ TƯỞNG HÒ CHÍ MINH VÈẺ VĂN HÓA VÀ XÂY DỰNG
NÈN VĂN HÓA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 5
1.1 Cội nguồn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa 5
1.2 Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và xây
dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa 2- 22 22+2E22EE2EE22EEEEErrxerrreee 15
Chương 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HÒ CHÍ MINH VE VAN HOA VAO QUA TRINH XAY DUNG VA PHAT TRIEN NEN VAN HÓA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NA Y -scs<cssccse 30
2.1 Thực trạng văn hóa Việt Nam hiện nay 55-555 <+s5<++s<+s+ss+ 30
2.2 Phương hướng, nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam hiện nay trên cơ sở vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa 40 2.3 Một số giải pháp nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam
Trang 6MỞ ĐÀU
1 Lý do chọn đề tài
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề văn hố ln chiếm một vị trí
quan trọng Những quan điểm của Người về văn hoá là kim chỉ nam đề Đảng
ta hoạch định chính sách, sách lược phát triển văn hoá qua các giai đoạn xây
dựng đất nước Những quan điểm và hoạt động văn hoá của Người đã góp phần vào sự tiến bộ và phát triển nền văn minh của nhân loại
Khi tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng
ta nhận thấy rằng, Người đã đấu tranh không mỏi mệt, hi sinh cả cuộc đời cho
sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam và vì sự tiễn bộ, văn minh của nhân
loại Chính sự cống hiến lớn lao ấy Người đã được UNESCO ghi nhận danh
hiệu cao quý: “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất thế
giới” Với tầm vóc của một danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã để lại cho chúng ta một đi sản tư tưởng vô cùng quý báu về nhiều
lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực văn hóa Việc tìm hiểu những quan điểm của
người về văn hóa và việc giữ gìn văn hóa, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc giúp chúng ta có cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong công cuộc đổi mới đất nước
Về vấn đề vai trò của văn hóa đối với sự phát triển đất nước, Hồ Chí Minh đã xác định: Văn hóa là một mặt trận căn bản của xã hội, trong công
cuộc kiến thiết nhà nước, có bốn vấn đề phải chú ý đến, cùng phải coi là quan
Trang 7Có thể nói, trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh đựng nước và giữ nước của đân tộc ta, luôn gắn liền với quá trình giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Đất nước đang trong quá trình đối mới gắn liền với xu thế
hội nhập toàn cầu đân tộc ta luôn đặt ra một câu hỏi: Liệu chúng ta có vững vàng trước sự du nhập của văn hóa ngoại lai Hiện nay, xu thế mớ cửa, giao
lưu và hội nhập văn hóa ngày càng trở lên sâu rộng, văn hóa Việt Nam đang đứng trước những thánh thức lớn như: sự như tác động của quá trình toàn cầu
hóa kinh tế, mặt trái của kinh tế thị trường, sự chống phá của các thế lực thù
địch vào chế độ xã chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng, trong bối cảnh
đó nếu không có những chiến lược phát triển văn hóa phù hợp thì sẽ dẫn tới
hậu quả khó lường
Đất nước đang trong thời kỳ đổi mới, toàn bộ những giá trị tư tưởng
của Hồ Chí Minh như ngọn đuốc dẫn đường cho cách mạng Việt Nam vượt qua bão tố đến bến bờ tương lai, trong đó có giá trị tư tưởng về văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
dân tộc vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh”, chúng ta phải ra sức bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam để đất nước ta bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế một cách an toàn và
phát triển bền vững Vì vậy việc nghiên cứu để vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh trong việc xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay là một việc làm có ý nghĩa quan trọng
Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Sự vận dụng tư tướng Hồ Chí
Minh về văn hóa vào việc xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề văn hóa xã hội chủ
Trang 8tưởng Hồ Chí Minh được in thành sách, đăng tải trên các phương tiện thông
tin đại chúng, cụ thể là những tác phẩm tiêu biểu như:
- Võ Nguyên Giáp: “7 tưởng nhân văn, đạo đức, văn hóa Hồ Chí Minh” in trong tập “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt
Nam”, Nxb Chính trì quốc gia, Hà Nội, 1997
- Đinh Xuân Lâm, Bùi Đình Phong : “Hồ Chí Minh - văn hóa đổi mới ”,
Nxb Lao động, Hà Nội, 1998; “V danh nhân văn hóa Hỗ Chí Minh”, Nxb
Lao động Hà Nội, 1996
- Nguyễn Ngọc Quyến: “Tu đưởng Hỗ Chí Minh về văn hóa và vấn đề
bảo tôn bản sắc văn hóa dân tộc”; Tạp trí Triết học, tháng I1 - 2004
- Phùng Quang Diễm: “Bác Hồ - Tỉnh hoa bản sắc văn hóa dân tộc”;
Tạp trí Văn hóa các dân tộc, số 5 - 2007
Những công trình nghiên cứu kể trên của các tác giả đã đề cập đến tư tưởng văn hóa của Hồ Chí Minh tuy nhiên vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thé về tư tưởng văn hóa của Hồ Chí Minh trong việc xây dựng nền văn
hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Muc dich
Khóa luận tốt nghiệp góp phần tìm hiểu tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
và làm rõ sự vận dụng tư tưởng của Người vảo nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay; chỉ ra thực trạng của sự vận dụng
đó; đề xuất một số giải pháp chủ yếu đề xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc trên cơ sở vận dựng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên khóa luận tốt nghiệp có nhiệm vụ:
- Tìm hiểu tư tướng Hồ Chí Minh về văn hóa và nội dung công tác xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa
Trang 9- Đề ra các giải pháp để xây dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: khóa luận nghiên cứu sự vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh về văn hóa vào việc xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam hiện nay
Phạm vi nghiên cứu: Việc tìm hiểu tư tưởng văn hóa của Hồ Chí Minh
và xây dựng, phát triển nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là việc làm cần thiết là vấn đề rất quan trọng Song ở đây công trình nghiên cứu giới hạn trong phạm vi vận dụng tư tưởng văn hóa của Hồ Chí Minh vào công tác xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
5 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận lấy phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin (chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử) làm phương pháp nghiên cứu của đề tài
Khóa luận sử dụng các phương pháp: phương pháp lịch sử cụ thể,
phương pháp lôgic là chủ yếu, đồng thời kết hợp với các phương pháp phân tích - tổng hợp, khái quát - trừu tượng, để làm rõ mục đích và nhiệm vụ
nghiên cứu của đề tài
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận
Kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về văn hóa xã hội cho công tác xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thé làm tài liệu tham khảo cho các công trình khoa học, công tác nghiên cứu, giảng dạy, tổng kết thực tiễn, khái quát lý luận liên quan đến vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội con người
7 Kết cấu khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
Trang 10Chương 1
TƯ TƯỞNG HÒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA VÀ XÂY DUNG NEN VĂN HÓA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1.1 Cội nguồn hình thành tư tướng Hồ Chí Minh về văn hóa
1.1.1 Khái niệm văn hóa theo tư trởng Hồ Chí Minh
Khái niệm về văn hóa
Khái niệm văn hóa có nội hàm phong phú và ngoại diên rất rộng Chính vì vậy có tới hàng trăm định nghĩa về văn hóa Tháng 8 - 1943, Khi còn
trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, lần đầu tiên Hồ Chí Minh đưa ra định
nghĩa của mình về văn hóa Điều thú vị là định nghĩa văn hóa của Người có rất nhiều điểm gần giống quan niệm hiện đại về văn hóa Người viết: “vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát
minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các
phương thức sử dụng Toàn bộ những phát minh sáng tạo đó tức là văn hóa
Văn hóa là sự tông hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sinh sản ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và
đòi hỏi của sinh tồn” [9, tr.431]
Với định nghĩa này chúng ta nhận thấy Bác đã khắc phục được những
quan niệm phiến diện về văn hóa trong lịch sử và hiện tại, hoặc chỉ đề cập đến những lĩnh vực tinh thần, trong văn học nghệ thuật, hoặc chỉ đề cập đến lĩnh vực giáo dục, phản ánh trình độ học vấn, Trên thực tế, văn hóa bao gồm
toàn bộ những giá trị vật chất và những giá trị tinh thần mà loài người đã sáng
Trang 11kết tỉnh trong sản phẩm vật chất Theo nghĩa hẹp, văn hoá được hiểu chủ yếu là văn hoá tỉnh thần Văn hóa tinh thần là tổng thể các tư tưởng, lý luận và giá trị được sáng tạo ra trong đời sống tinh thần và hoạt động tinh thần của con người Theo nghĩa rất hẹp, văn hóa đơn giản là trình độ học vấn của con
người, thể hiện ở việc Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi người phải đi học văn hóa,
xóa mù chữ, Như vậy, nói tới văn hoá là nói tới con người, tới việc phát huy
những năng lực thuộc bản chất của con người nhằm hoàn thiện con người,
hoàn thiện xã hội
Văn hóa xã hội chủ nghĩa
Sự ra đời của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là một tất yếu trong quá
trình phát triển của lịch sử, là sự phát triển tự nhiên, hợp quy luật khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã lỗi thời và phương thức sản xuất mới xã hội chủ nghĩa hình thành Chủ nghĩa xã hội được xác lập với hai tiền đề quan
trọng là tiền đề chính trị (giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyển) và tiền đề kinh tế (chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất chủ
yếu được thiết lập), đó cũng chính là những tiền đề hình thành nền văn hóa xã
hội chủ nghĩa
Vì thế, có thể khái quát, nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là nền văn hoá
được xây đựng và phát triển trên nền tảng hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo nhằm thỏa mãn nhu cầu không ngừng tăng lên về
đời sống văn hóa tỉnh thần của nhân dân, đưa nhân dân lao động thực sự trở
thành chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hóa
1.1.2 Tư tưởng văn hóa của Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát triển
những giá trị truyền thong tot đẹp của dân tộc
Tư tưởng văn hóa của Hồ Chí Minh có cội nguồn từ những giá trị
Trang 12văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh là kết tỉnh của truyền thống văn hóa ngàn năm của dân tộc Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những
khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc của mình và tiêu
biểu cho việc thúc đây hiểu biết lẫn nhau Khi nghiên cứu về tư tưởng văn
hóa Hồ Chí Minh có tác giả nghiên cứu đã nhận xét: “Ở Bác Hồ, văn hóa là
sự kết tỉnh văn hóa hàng nghìn năm của đất nước Việt Nam trên cơ sở đổi
mới, kết hợp hài hòa tinh hoa van hóa của nhân loại, tinh hoa của Secxpia,
Victo Huygo, Lỗ Tấn, tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin Ở đó văn hóa
dân tộc đã trở thành cái cơ bản, cái cội rễ của tư tưởng và con người văn hóa
Hồ Chí Minh” [6, tr.5]
Dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ
nước, đã tạo lập cho mình một nền văn hóa riêng, phong phú và bền vững với
những giá trị truyền thống tốt đẹp và cao quý
Trước hết, đó là chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh đề dựng nước và giữ nước Đây là một trong những tài sản có giá trị nhất trong
hành trang của Hồ Chí Minh lúc ra đi tìm đường cứu nước năm 1911 Nó là
cơ sở xuất phát, là động lực, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người Chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam đã có quá trình lịch sử hàng ngàn năm với nội dung phong phú và sâu sắc như: yêu nước gắn liền với yêu quê hương, yêu con người Việt Nam, yêu truyền thống văn hóa quý giá Thời kỳ phong kiến, yêu nước có nội dung trung quân ái quốc, lợi ích giai cấp thống trị phù hợp với lợi ích của nhân dân lao động trong sự nghiệp chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc
Hồ Chí Minh đã làm phong phú nội dung của chủ nghĩa yêu nước
Yêu nước đối với Người là gắn liền với yêu nhân dân, Người nói: “tôi
chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao nước ta hoàn toàn tự đo,
Trang 13Người đã nêu ra chuẩn mực “trung với nước, hiếu với dân” và phát triển những nội dung mới của chủ nghĩa yêu nước Đó là yêu nước dựa trên quan điểm giai cấp công nhân, yêu nước mở rộng ra thành tình yêu vô cùng rộng lớn đối với nhân dân lao động, những người cùng khổ, đối với giai cấp công nhân các nước trên thế giới Trên cơ sở tư tưởng của giai cấp công nhân, Người đã nêu ra nội dung mới như yêu Tổ quốc, yêu nhân dân gắn liền với
yêu chủ nghĩa xã hội, vì chỉ có chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mới ngày
một ấm no thêm, Tổ quốc ngày một giàu mạnh thêm
Trong các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc ta, thì tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái là những nét hết sức đặc
sắc Truyền thống này hình thành một lúc với sự hình thành dân tộc, từ hoàn
cảnh và nhu cầu đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên và giặc ngoại xâm Người
Việt Nam gắn bó với nhau trong tình làng, nghĩa xóm Hồ Chí Minh đã kế
thừa, phát huy sức mạnh bốn chữ “đồng” (đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh) Người thường nhấn mạnh, nhân dân ta đã từ lâu sống với nhau
có tình có nghĩa Tình nghĩa ấy, được Người nâng lên cao đẹp hơn, trở thành
tình nghĩa đồng bảo, đồng chi, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà Ngay cả khi tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin - đỉnh cao của trí tuệ nhân loại cũng phái trên nền tảng của giá trị truyền thống Người dạy: “Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau có tình, có nghĩa Nếu thuộc bao nhiêu kinh sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chú nghĩa Mác - Lênin
được” [17, tr.554]
Tư tưởng đại nhân, đại nghĩa ở Hồ Chí Minh là phấn đấu vì sự nghiệp
giải phóng dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của con người, là cứu nước, độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, tạo mọi điều kiện cho con người phát triển Trong
Trang 14gốc, nên “công to phải lấy nhân nghĩa làm đầu”, Hồ Chí Minh lấy chữ nghĩa dé phân rõ “bạn” và “thù” Ai làm điều gì có lợi cho nhân dân, cho Tổ quốc đều là
ban Bat kỳ ai làm điều gì có hại cho nhân dân và Tổ quốc đều là kẻ thù
Trong những giá trị truyền thống cao đẹp của dân tộc, Hồ Chí Minh đã kế thừa tinh thần cộng đồng, một lối sống thành thực, thân ái, những thuần phong mỹ tục, trở thành những yếu tố đậm nét trong tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh
Ngay từ năm 1947, trong khi cuộc chiến chống thực dân Pháp đang
diễn ra quyết liệt, người đã nói đến đời sống mới của một người, một nhà,
một làng và khắp cả nước Xoay quanh hạt nhân của đời sống mới là: cần kiệm liêm chính Hồ Chí Minh đã nói đến thuần phong mỹ tục, không có cờ
bạc, hút xách, bợm bài, trộm cắp Người nhắc đến tục ngữ “lá lành đùm lá
rách”, “đói cho sạch rách cho thơm” Nhiều lần, Người nhắn mạnh đến việc xây dựng và phát triển thuần phong mỹ tục, tức là phát triển một trong những giá trị truyền thống Mặt khác, khi trân trọng giữ gìn thuần phong mỹ tục, Hồ Chí Minh luôn gắn với việc phê phán, bài trừ đồi phong, bại tục Người đã nói
đến việc “khôi phục vốn cũ” với một tinh thần trân trọng các giá trị của người xưa để lại như: tương thân tương ái, tận trung với nước, tận hiểu với dân,
Người yêu cầu xóa bỏ cái xấu (tính lười biếng, tham lam, ), sửa đối các
phiền phức (cúng bái, cưới hỏi quá xa xỉ, )
1.1.3 Tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh là sự tiếp thu tỉnh hoa văn hóa
nhân loại
Nói đến văn hóa nhân loại có tầm cỡ vĩ đại nhất và ảnh hưởng lớn nhất
đối với Hồ Chí Minh là phải nói đến chủ nghĩa Mác - Lênin Có thể nói, Hồ
Chí Minh đã tiếp thu phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và vận dụng sáng tạo
vào điều kiện cụ thể của đất nước, đưa cách mạng Việt Nam giành nhiều
Trang 15Việc tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin ở Hồ Chí Minh diễn ra trên nền
tang của những tri thức văn hóa tinh thy duoc chắt lọc, hấp thụ và một vốn
chính trị, vốn hiểu biết phong phú, được tích lũy qua thực tiễn hoạt động đấu tranh vì mục tiêu cứu nước và giải phóng dân tộc
Trong các bộ phận cấu thành tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, chủ
nghĩa Mác - Lênin giữ một vai trò quan trọng nhất Khác với các học thuyết, chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ dừng lại ở việc mưu cầu hạnh phúc cho loài người mà còn trang bị phương pháp luật biện chứng duy vật với tư cách là
công cụ nhận thức khoa học để hành động cách mạng Hồ Chí Minh tiếp thu
chủ nghĩa Mác - Lênin là tiếp thu một hệ tư tưởng hoàn toàn tiến bộ so với
các hệ tư tưởng trước đó Tính mới mẻ và sự khác nhau căn bản là ở chỗ tư
tưởng Mác - Lênin là nguồn sáng hướng dân tộc Việt Nam tới độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Từ rất sớm Bác đã tìm thấy và học tập ở Lênin: “Không phái chỉ ở thiên tài của người, mà chính là coi khinh sự xa hoa, tỉnh thần yêu
lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại cao
đẹp của Người đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộc châu Á và đã khiến cho
trái tim của họ hướng về Người không gì ngăn nỗi” [8, tr.232]
Xuất thân trong một gia đình khoa bảng, với tư chất thông minh tuyệt
vời, từ nhỏ, Hồ Chí Minh đã được giáo dục Hán học và đã tiếp thu nền văn
hóa phương Tây tại trường Quốc học Huế Khi bôn ba khắp năm châu, Người vừa hoạt động cách mạng, vừa học hỏi không ngừng, Người đã thông thạo các
ngôn ngữ tiêu biểu cho nền văn minh của nhân loại, am tường các nền văn
hóa Đông, Tây, kim, cổ Khi tiếp thu các nền văn hóa, Người bao giờ cũng
phân tích các yếu tố giá trị toàn nhân loại và vĩnh cửu Người đã làm giàu trí
tuệ của mình bằng tinh thần văn hóa nhân loại Người là tượng trưng cho sự
kết hợp hài hòa giữa các nền văn hóa và tỏa ra một nền văn hóa của tương lai
Trang 16đánh giá đúng đắn vai trò của Nho giáo và người sáng lập ra nó là Không Tử
và đã đặc biệt khai thác những mặt tích cực của tư tưởng Nho giáo
Hơn ai hết, Hồ Chí Minh hiểu rõ những mặt bất cập, hạn chế của Nho
giáo Đó là trong Nho giáo có những yếu tố duy tâm, lạc hậu, phản động như tư tưởng đẳng cấp, khinh lao động chân tay, khinh phụ nữ, khinh thường thực
nghiệm, doanh lợi, Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng thấy được những mặt tích cực của nó và khuyên chúng ta “nên học” Theo Người, mặt tích cực của
Nho giáo là nó đề cao văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học với châm
ngôn “Học không biết chán, dạy không biết mỏi” Về điểm này, Nho giáo hơn
hắn các học thuyết cô đại, bởi vì nhiều học thuyết cổ đại chủ trương ngu dân
đề dễ cai trị Hồ Chí Minh đã khai thác Nho giáo, lựa chọn những yếu tố tích
cực, phù hợp đề phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng
Tiếp thu một số tư tưởng tiến bộ của Phật giáo, Hồ Chí Minh là hiện
thân của lòng nhân ái, độ lượng, khoan dung, những nét đặc trưng của giáo lý
đạo phật, cụ thể những tư tưởng đó là:
Thứ nhất, tư tưởng vị tha, từ bị, bác ái, cứu khô cứu nạn, thương người
như thê thương thân - một tình yêu bao la không chỉ dành cho con người mà dành cho cả chim muông, cây cỏ
Thứ hai, nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện
Thứ: ba, tình thần bình đẳng, tỉnh thần dân chủ chất phác chống lại mọi
phân biệt đẳng cấp
Thứ tư, Phật giáo Thiền tông đề ra luật “chấp tác”: “nhất nhật bất tác,
nhất nhật bất thực” (một ngày không làm, một ngày không ăn), đề cao lao động, chống lười biếng Cuối cùng, tư tưởng Phật giáo khi vào Việt Nam, gặp
chủ nghĩa yêu nước, tinh than đấu tranh bắt khuất chống ngoại xâm của dân
tộc Việt Nam, đã hình thành nên Thiền phái Trúc lâm Việt Nam, chủ trương
Trang 17nước, tham gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh của nhân dân, chống kẻ thù dân tộc
Như thế, có thể nói, những mặt tích cực của Phật Việt Nam đã đi vào
đời sống tinh thần dân tộc và nhân dân lao động Gia đình Bác Hỗ là gia đình nhà nho nghèo, gần gũi với nông dân, cũng thấm nhuằn tinh than đó và dé lai dấu ấn trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Sau này, khi đã trở thành người mác - xít, Nguyễn Ái Quốc vẫn tìm hiểu thêm về Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và tìm thấy trong đó
“những điều thích hợp với điều kiện nước ta” Các tiêu chí của chủ nghĩa Tam
dân là dân tộc - độc lập; dân quyền - tự do; dân sinh - hạnh phúc đã được Hồ Chí Minh rút gọn trong quốc hiệu của Việt Nam “Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc” Là người mác - xít tỉnh táo và sáng suốt, Hồ Chí Minh đã biết khai
thác những yếu tố tích cực của tư tướng và văn hóa phương Đông để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng nước ta
Về lĩnh hội tư tưởng văn hóa phương Tây, ta nhận thấy trong ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Hồ Chí Minh sống chủ yếu ở châu Âu nên cũng chịu ảnh hưởng rất sâu rộng của nền văn hóa dân chủ và cách mạng của phương Tây
Khi xuất dương, Người đã từng sang Mỹ, đến sống ở Niu Oóc, làm thuê và thường đến thăm khu ở của người da đen Trong các bài viết sau này, Người thường nhắc đến ý chí đấu tranh cho tự do, độc lập, cho quyền sống
của con người được ghi lại trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ
Người đã tiếp thu giá trị của tư tưởng nhân quyền với nội dung là
Trang 18Cuối năm 1917, Người từ Anh sang Pháp và quyết định sống và hoạt động ở thú đô nước Pháp có ý nghĩa lịch sử rất lớn, mở ra một thời kỳ mới trong cuộc đời mình Là thủ đô của nước Pháp, Paris cũng đồng thời là trung
tâm văn hóa - nghệ thuật của châu Âu Các trào lưu triết học và các trường
phái nghệ thuật nổi tiếng thế giới phần lớn đều được hình thành và ra mắt tại
đây Sống ở giữa nơi hợp lưu của các dòng văn hóa thế giới, Người đã có điều
kiện thuận lợi để nhanh chóng chiếm lĩnh vốn tri thức của thời đại, đặc biệt là
truyền thống văn hóa dân chủ và tiến bộ của nước Pháp
Đến với quê hương của lý tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, Hồ Chí Minh được tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm của các nhà tư tưởng khai sáng: Vôn-te, Rút-xô, Mông-tét-xki-ơ, những lý luận gia của đại cách mạng Pháp 1789,
như Tỉnh thần pháp luật của Mông-tét-xki-ơ, Khế ước xã hội của Rút- xô, tư
tưởng dân chủ của các nhà khai sáng đã có ảnh hưởng tới tư tưởng của Người Ngoài ra, Người còn hấp thụ được tư tưởng đân chủ và hình thành được phong cách đân chủ của mình từ trong cuộc sống thực tiễn Nhờ được rèn luyện trong
phong trào công nhân Pháp và sự cô vũ, dìu dắt trực tiếp của nhiều nhà cách
mạng và trí thức tiến bộ Pháp như M Ca-sanh, P.V Cu-tuya-ri-ê, G Mông-
mút-xô, Hồ Chí Minh đã từng bước trưởng thành Con người ấy, trên hành
trình cứu nước, đã làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại, Đông và Tây, vừa tiếp thu, vừa gạn lọc để có thể từ tầm cao của tri thức nhân loại mà suy nghĩ và lựa chọn, kế thừa và đổi mới, vận dụng và phát triển
Nói đến việc kết hợp văn hóa Đông, Tây trong con người Hồ Chí
Minh, không thể không đề cập đến sự kế thừa lòng nhân ái, đức hy sinh,
những giá trị cơ bản của Thiên chúa giáo Người đã cống hiến cả cuộc đời cho
sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân lao động khỏi ách áp bức,
bóc lột; đã là hiện thân của lòng nhân ái và đức hy sinh cao cả
Trang 19người, thương dân, thương các chiến sỹ ngoài mặt trận, đó là những tư tưởng thấm đậm những giá trị cao cả mang tính nhân loại mà Thiên chúa giáo đã khởi xướng và dăn dậy
Người lên án gay gắt những kẻ “giả danh Chúa” để thực hiện những “hành vi ác quỷ”: dẫn đường cho đội quân viễn chỉnh cướp của cải, đánh đập, bắt giết người (đặc biệt là trẻ em); chiếm ruộng đất canh tác, Người coi những hành động đó là sự di ngược lại và phản bội lòng nhân ái cao cả của Chúa, làm hoen ó tư tưởng lớn của Ngài là muốn mưu cầu phúc lợi cho xã
hội Người viết: “Nếu Chúa bất hạnh đã chịu đóng đanh trên cây thánh giá trở
về cõi thế này”, thì chắc Ngài sẽ vô cùng ngao ngán khi thấy “các môn đồ
trung thành” của mình thực hiện đức khổ hạnh như thế nào
Người lên án những giáo sĩ đại diện cho chủ nghĩa tư bản phương Tây,
những kẻ nhân danh Chúa để quan hệ mật thiết với thế lực thực dân, tham gia
vào guồng máy của chủ nghĩa thực dân, xâm nhập về kinh tế và quân sự, áp đặt nền văn hóa thực dân, làm xuất hiện nguy cơ quyền văn hóa
Hồ Chí Minh tiếp thu các tinh hoa văn hóa nhân loại một cách có chọn
lọc rồi vận dụng tinh hoa đó một cách sát hợp vào những điều kiện cụ thể của đất nước, của dân tộc vì mục đích không chỉ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc mình mà còn góp phần tích cực nhất vào sự nghiệp của các dân tộc khác trên
thế giới
Đúng như giám đốc UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã
nhận xét: “Hồ Chí Minh đã thành công trong việc liên kết nhiều sắc thái văn
hóa vào một nền văn hóa Việt Nam duy nhất Người đã làm được việc này nhờ sự hiểu biết sâu sắc và tôn trọng những đặc điểm văn hóa khác nhau
Người đã hoàn thành nhiệm vụ Ấy, và trong việc làm và lời nói của Người, ta
có thê thấy rõ hình ảnh, tư tưởng của nhà thơ, nhà nghệ sĩ dân ca, những
Trang 20của Người mang ảnh hưởng của những giá trị truyền thống dân tộc, có những
đóng góp vào việc tạo nên một nền văn hóa Việt Nam hiện đại” [5, tr.30]
1.2 Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa
1.2.1 Quan niệm cúa Hỗ Chí Minh về vị trí và vai trò của văn hóa
Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về văn hóa chiếm một vị tri quan trong Nó là sự chắt lọc, tổng hợp và két tinh những giá trị văn hóa của Việt Nam với văn hóa phương Đông và phương Tây, là sự kết hợp của
truyền thống và hiện đại, của dân tộc và quốc tế mà cốt lõi là sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với tinh hoa, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam Theo Hồ
Chí Minh thì văn hóa có vai trò to lớn trong đời sống của mỗi quốc gia dân tộc Trước hết, văn hóa là mục tiêu, động lực của cách mạng Văn hóa là
kiến trúc thượng tầng của xã hội, vì vậy việc lật đồ chế độ xã hội cũ, xã hội
thực dân phong kiến và xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa tốt đẹp
là mục tiêu của văn hóa Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, theo Hồ Chí
Minh là phải “thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành
kiến có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm, Chúng ta phải biến một nước dét nát, cực khô thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc” [14, tr.494] Khi chỉ rõ “văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh vai trò động lực của văn hóa Theo Người, tiến lên chủ nghĩa xã hội phải có cá vật chất lẫn tinh thần, song con người là quyết định; để đưa đất
nước đi lên, không thể không đặt trọng tâm vào kinh tế, nhưng chủ thể của
hoạt động kinh tế lại chính là con người và thước đo trình độ con người lại chính là văn hóa
Thứ hai, Văn hóa là một mặt hợp thành toàn bộ đời sống xã hội Người
nhắn mạnh: “trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề chú ý đến;
Trang 21văn hóa không thể đứng ngoài “mà phải ở trong kinh tế và chính trị” và ngược lại kinh tế, chính trị cũng nằm “trong văn hóa” Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa và giải quyết những vấn đề xã hội; nếu chỉ coi tăng trưởng kinh tế là mục tiêu duy nhất thì chẳng những môi trường văn hóa - xã hội bị hủy hoại mà mục tiêu kinh tế cũng không đạt được
Thứ ba, văn hóa là linh hồn, bản sắc dân tộc Hồ Chí Minh cho rằng,
văn hóa không thé tách rời với quốc gia dân tộc, văn hóa trước hết là văn hóa
của một dân tộc, nó mang tâm hồn, diện mạo dân tộc, đó chính là bản sắc dân
tộc của văn hóa Từ đó, Hồ Chí Minh nhân mạnh: “Lấy kinh nghiệm tốt của
văn hóa xưa và văn hóa nay trau đổi cho văn hóa Việt Nam thật có tỉnh thần
thuần túy Việt Nam”, “cần phải mở rộng kiến thức của mình về văn hóa thế
giới”, “phương Đông hay phương Tây co cai gi hay, cai gi tốt ta phải học lấy”; song điều cốt yếu là “đừng biến ta thành kẻ bắt chước”, và “đừng chịu vay mà không trả”, “cái gốc của văn hóa mới là dân tộc” Học tập văn hóa
hiện đại của các nước phải phù hợp với điều kiện Việt Nam, kết hợp với văn
hóa Việt Nam tạo ra những giá trị mới đóng góp vào việc phát triển văn hóa
nhân loại Ngày nay, toàn cầu hóa là một xu thế khách quan mà mọi dân tộc,
dù muốn hay không cũng đều chịu sự tác động của nó Toàn cầu hóa đang đưa lối sống của nhiều nước trên thế giới mà điển hình nhất là lối sống của các nước phương Tây vào nước ta Lối sống ấy, tác động tích cực đến việc làm
thay đổi lối sống khép kín, cam chịu, phụ thuộc, ỷ lại vốn có của người Việt
Nam sang một lối sống cởi mở, năng động, tự lập, dám chịu trách nhiệm, phù
hợp với xu thế thời đại Nhưng bên cạnh đó, trong lúc chúng ta miệt mài tiếp
thu lối sống đó một cách thiếu định hướng mà dẫn đến việc xa rời lối sống
theo chuẩn mực đạo đức dân tộc Các công nghệ, thông tin hiện đại đang
Trang 22đó đang tác động mạnh mẽ đến một bộ phận nhân dân, trong đó có cả tầng lớp cán bộ, đảng viên và nhất là lớp trẻ, những người đang xây và những người sẽ xây dựng đất nước Nhiều cán bộ đảng viên nịnh trên, mắng dưới, đánh trống bỏ dùi, chỉ biết bo bo giữ lấy những lợi ích của mình, vơ vét cho day túi, thỏa
mãn cuộc sống cá nhân Trong đó có rất nhiều những người cán bộ mat hết cả
nhân tính dé thỏa mãn dục vọng và nắc thang danh vọng của mình
Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa từ lâu đã trở thành kim chỉ nam của Đảng trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Trong tình trạng “báo động đỏ” về lối sống của một số cán bộ, đảng viên và
thanh niên hiện nay, chúng ta cần tăng cường vận dụng tư tưởng của Người
vào việc giáo dục nhân cách cho họ Thực hiện tốt lời dạy của Người, chắc
chắn chúng ta sẽ tạo dựng được một lối sống lành mạnh, xây dựng được môi trường văn hóa tiễn bộ, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước Trong xu thế đối thoại giữa các nền văn hóa trên thế giới hiện nay, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa mãi là ánh sáng soi đường cho dân tộc ta trong quá trình xây dựng “nền tảng tinh thần của xã hội”
1.2.2 Quan điểm về tính chất cúa nền văn hóa
Trong mỗi thời kì cách mạng mà Đảng và Hồ Chí Minh xác định tính
chất của nền văn hóa Việt Nam Trong thời kì cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nền văn hóa Việt Nam được xác định gồm những tính chất: Tính dân tộc, tính khoa học, tính đại chúng.Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần III đến Đại hội
đại biểu toàn quốc lần VII nền văn hóa được xác định là nền văn hóa có nội
dung xã hội chủ nghĩa: thé hiện tính tiên tiến, khoa học hiện đại, mang đậm bản sắc dân tộc
Từ nghị quyết trung ương 5 khóa VIII trở đi, nền văn hóa xã hội chủ
nghĩa tiếp tục được khẳng định là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
Trang 23tính chất nền văn hóa vẫn bao hàm: tính dân tộc, tính khoa học, tính đại
chúng
Tính dân tộc của nền văn hóa được Hồ Chí Minh biểu đạt bằng nhiều
khái niện, như đặc tính dân tộc, cốt cách dân tộc, nhằm nhắn mạnh đến chiều
sâu bản chất rất đặc trưng của văn hóa dân tộc, giúp phân biệt không nhằm
lẫn với văn hóa của dân tộc khác
Tính khoa học của nền văn hóa mới thể hiện ở tính hiện đại, tiên tiến
thuận với trào lưu văn hóa của thời đại Tính khoa học của văn hóa đòi hỏi
phải đấu tranh chống lại những gì trái với khoa học, phản tiễn bộ, phải truyền bá tư tưởng khoa học mác - xít, đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy tâm, thần bí, mê tín đị đoan, phải biết gạn đục khơi trong, biết kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tỉnh hoa văn hóa nhân loại
Tính đại chúng của nền văn hóa được thê hiện ở chỗ nền văn hóa ấy phục vụ nhân dân và do nhân dân xây dựng nên Hồ Chí Minh nói: “văn hóa phục vụ ai? Cố nhiên, chúng ta phải nói là phục vụ công nông binh, tức là
phục vụ đại đa số nhân dân”; Quần chúng là những người sáng tạo Nhưng
quần chúng không chỉ sáng tạo ra những của cải vật chất cho xã hội Quần
chúng còn là người sáng tác nữa ” [15, tr.249 - 250]
Hồ Chí Minh cũng nhận định: mỗi cán bộ, mỗi người dân đều phải biết
xây dựng một nền văn hóa dựa trên cơ sở giữ, vay, trả Giữ là luôn gìn giữ, bảo tồn và phát huy bán sắc của dân tộc; vay là biết cách lựa chọn để tiếp nhận cái hay, cái đẹp của văn hóa người nhằm bố sung vao cai thiếu, cái dở của ta ; trả nghĩa là chúng ta phải biết cách giới thiệu cái đẹp của nền văn hóa ta ra nước ngoài, một nền văn hóa đẹp mà họ cần học hỏi Trong đó, giữ đóng
vai trò quan trọng nhất, nó là căn bản để phân biệt nền văn hóa của dân tộc ta với dân tộc khác trên thế giới Chúng ta vay nhưng phải cảnh giác với âm
Trang 24bóng của văn hóa họ, mất đi bản sắc văn hóa Việt Nam
1.2.3 Quan điễm về chức năng của nền văn hóa
Chức năng của nền văn hóa rất phong phú và đa dạng Khi bàn về chức năng của văn hóa Hồ Chí Minh cho rằng, văn hóa có ba chức năng chủ yếu sau đây:
Một là, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp Tư tưởng và tình cảm là hai vấn đề chủ yếu nhất của đời sống tinh than của con người Tư tưởng có thể đúng đắn hoặc sai lầm, tình cảm có thể thấp hèn hoặc cao đẹp Chức năng cao quý nhất của văn hóa là bồi dưỡng nêu cao tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho nhân đân, loại bó được những sai lầm và thấp hèn có thể có trong tư tưởng tình cảm của mỗi người Tư tưởng và tình cảm rất phong phú, văn hóa phải đặc biệt quan tâm đến những tư tưởng và tình cảm ấy tri phối đời sống tinh thần của mỗi con người và cả dân tộc
Hai là, mở rộng hiểu biết nâng cao dân trí
Nói đến văn hóa là phải nói đến dân trí Đó là trình độ hiểu biết, là vốn kiến thức của người dân Nâng cao dân trí phải bắt đầu từ chỗ biết đọc, biết
viết để có thể hiểu biết các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Vấn đề
nâng cao dân trí chỉ có thê thực hiện sau khi chính trị đã được giải phóng,
toàn bộ chính quyền về tay nhân dân
Mục tiêu của nâng cao dân trí trong từng giai đoạn cách mạng có thể có những điểm chung và riêng, song tất cả đều hướng vào mục tiêu chung là độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Nâng cao dân trí là để nhân dân có thể tham
gia sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, góp phan cing Dang “ bién một nước dốt nát thành một nước văn hóa cao và đời sống vui tươi hạnh phúc” [14 tr.494]
Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách lối sống tốt đẹp, lành
mạnh; hướng con người đến chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân
Trang 25quen của cá nhân và phong tục tập quán của cả cộng đồng Phẩm chất và phong cách thường có mỗi quan hệ gắn bó với nhau Mỗi người thường có nhiều phẩm chất, trong đó có phẩm chất chung và phẩm chất riêng, tùy theo nghề nghiệp và vị trí công tác Căn cứ vào yêu cầu và nhiệm vụ của cách mạng, Hồ Chí Minh đã đề ra những phẩm chất và phong cách cần thiết để mỗi người tự tu dưỡng Riêng với cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh đặc biệt quan
tâm đến phẩm chất đạo đức - chính trị
Những phẩm chất và phong cách tốt đẹp tạo nên giá trị con người Văn hóa giúp con người hình thành nên những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt
đẹp, lành mạnh thông qua việc phân biệt cái đẹp với cái xấu, cái hư hỏng, cái tiến bộ với cái lạc hậu, bảo thủ Từ đó giúp con người hoàn thiện bản thân mình
Với ý nghĩa đó Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Phải làm thế nào cho văn hóa thấm sâu
vào tâm lý quốc dân, nghĩa là văn hóa phải sửa đổi được tình trạng tham nhũng, lười biếng, phù hoa xa xỉ; văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi
1.2.4 Quan điểm của Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính cúa văn hóa
Thứ nhất, văn hóa giáo dục
Sau khi tìm thấy con đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã bỏ nhiều công
sức phân tích sâu sắc nền giáo dục phong kiến, thực dân Người cho rằng:
giáo dục phong kiến là tầm chương, kinh viện, xa rời thực tế, bất bình đẳng: giáo dục thực dân là thực hiện sự ngu muội, đổi bại, xảo trá, nguy hiển hơn cả sự dốt nát
Nền giáo dục mới thực sự ra đời sau thắng lợi của Cách mạng Tháng
Tám và phát triển cùng với sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc, Hồ Chí Minh
cho rằng, việc xây dựng nền giáo dục mới phải được coi là dục đó sẽ “ làm
cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động,
Trang 26Hồ Chí Minh đã đưa ra một hệ thống quan điểm rất phong phú và hoàn chỉnh về giáo dục:
Xác định mục tiêu của giáo dục là thực hiện ba chức năng của văn hoá bằng giáo dục: dạy và học đề bồi đưỡng lý tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp; mở mang dân trí; bồi dưỡng những phẩm chất và phong cách tốt đẹp
Học đề làm việc, làm người, làm cán bộ Giáo dục nhằm đào tạo lớp người có
đức, có tài, kế tục sự nghiệp cách mạng
Thực hiện cải cách giáo dục thông qua xây dựng chương trình, nội dung dạy và học hợp lý Xác định rõ phương châm, phương pháp giáo dục
Quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên vì không có giáo viên thì không có giáo dục Phái xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất, có đạo đức, n tâm cơng tác, đồn kết, giỏi chuyên môn, thuần thục về phương pháp
Người đi giáo dục cũng phải được giáo dục, phải học thêm, học mãi, học không bao giờ đủ, còn sống còn phải học
Như vậy, Hồ Chí Minh đã định hướng cho việc xây dựng nền giáo dục
mới phát triển đúng đắn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà
Thứ hai, văn hóa văn nghệ
Văn nghệ bao gồm văn học và nghệ thuật, là biểu hiện tập trung nhất của nền văn hoá, là đỉnh cao của đời sống tỉnh thần, hình ảnh của tâm hồn dân
tộc Trong quá trình chỉ đạo xây dựng nền văn nghệ cách mạng, Hồ Chí Minh đã đưa ra ba quan điểm cơ bản:
Một là, văn hóa - văn nghệ là một mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng
Hồ Chí Minh khẳng định văn hóa là một mặt trận, tức là khẳng định
Trang 27Ở một tầm sâu xa hơn, Hồ Chí Minh coi mặt trận văn hóa như một
“cuộc chiến khổng lồ” giữa chính và tà, giữa cách mạng và phản cách mạng Trong cuộc chiến đó, người “nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí”
đấu tranh Trước khi giành được chính quyền, văn nghệ có nhiệm vụ thức tỉnh
quần chúng, tập hợp lực lượng, cỗ vũ cho thắng lợi tất yếu của cách mạng Sau khi có chính quyền, văn nghệ phải tham gia vào công cuộc bảo vệ và xây dựng chế độ mới, xây dựng con người mới Mặt trận văn nghệ lúc này còn
cam go hơn, quyết liệt hơn, bởi thắng để quốc thực dân đã khó, thắng nghèo
nàn, lạc hậu còn khó hơn nhiều
Đề hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang đó, Hồ Chí Minh yêu cầu “chiến sĩ
nghệ thuật cần có lập trường vững, / ứưởng đúng đặt lợi ích của kháng chiến, của Tổ quốc, của nhân đân lên trên hết, trước hết” Phải nâng cao trình
độ chính trị, văn hóa, nghiệp vụ, có phẩm chất, bản lĩnh, tài năng để sáng tạo
ra những sản phẩm tinh thần phục vụ đời sống, phục vụ nhân dân ngày càng
tốt hơn
Hai là, văn hóa, văn nghệ phải gắn với thực tiễn của đời sống nhân dân Thực tiễn đời sống của nhân dân rất phong phú, bao gồm thực tiễn lao động sản xuất, chiến đấu, sinh hoạt và xây dựng đời sống mới Đây là nguồn
chất liệu không bao giờ cạn, là sinh khí vô tận cho văn nghệ sáng tác
Bằng tài năng sáng tạo và tinh thần nhân văn của mình, văn nghệ sĩ có
thể nhào nặn, thăng hoa, hư cấu, tạo nên những tác phẩm nghệ thuật trường tồn cùng dân tộc và nhân loại Các văn nghệ sĩ phải “thật hòa mình vào quần
chúng”, phải “từ trong quần chúng ra, trở về nơi quần chúng”; phải “liên hệ và
đi sâu vào đời sống của nhân dân”, để hiểu thấu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng
của nhân dân và “miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn” thực tiễn
Trang 28Ba là, phải có những tác phâm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới
của đất nước và dân tộc
Mục tiêu của văn nghệ là phục vụ quần chúng Để thực hiện mục tiêu này, các tác phẩm văn nghệ phải đạt tới sự thống nhất hài hòa giữa nội dung và hình thức Người nói: “Quần chúng mong muốn những tác phẩm có nội dung chân thật và phong phú, có hình thức trong sáng và vui tươi Khi chưa xem thì muốn xem, xem rồi thì có bổ ích” Đó là một tác phẩm hay
Một tác phẩm hay là tác phẩm diễn đạt vừa đủ những điều đáng nói, ai
đọc cũng hiểu được và khi đọc xong phải suy ngẫm Tác phẩm đó phải kế
thừa được những tinh hoa văn hóa dân tộc, mang được hơi thở của thời đại,
vừa phản ánh chân thật những gì đã có trong cuộc sống, vừa phê phán cái dở,
cái xấu, cái sai, hướng nhân dân đến cái chân, cái thiện, cái mỹ, vươn tới cái
lý tưởng - đó chính là sự phản ánh có tính hướng đích của văn nghệ Để thực hiện tính hướng đích này, các tác phẩm văn nghệ phải chân thực về nội dung, đa dạng, phong phú về hình thức và thể loại Chính sự phong phú, đa dạng về hình thức và thể loại đã mở ra con đường sáng tạo không giới hạn cho các văn
nghệ sĩ
Thứ ba,văn hóa đời sông
Việc xây dựng đời sống mới đã được Hồ Chí Minh nêu từ rất sớm, khi
vấn đề lối sống, nếp sống, phong cách sống, chất lượng cuộc sống chưa được bàn rộng rãi ở các nước
Văn hóa là bộ mặt tỉnh thần của xã hội, được thể hiện ra ngay trong
cuộc sống hàng ngày của mỗi người, rất dé hiểu, rất dé thấy Đó chính là văn hóa đời sống Gắn việc xây đựng nền văn hóa mới với xây dựng đời sống mới
thực sự là một cách nhìn, một giải pháp rất độc đáo của Hồ Chí Minh
Thực chất của văn hoá đời sống là đời sống mới với ba nội dung: đạo đức
Trang 29nhau, trong đó đạo đức mới giữ vai trò chủ yếu Bởi vì, chí có thể dựa trên một
nền đạo đức mới, thì mới xây dựng được lối sống mới và nếp sống mới Đến lượt mình, đạo đức mới cũng chỉ có thể thể hiện trong lối sống và nếp sống
Đạo đức mới: Đề xây đựng đời sống mới, trước hết phải xây dựng đạo
đức mới Hồ Chí Minh đã đề nghị “mở một chiến dịch giáo duc lai tinh thần
nhân dân bằng cách thực hiện: CÀN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH” Người đã nhiều lần khăng định: “Nếu không giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính thi dé trở nên
hủ bại, biến thành sâu mọt của đân” [11, tr.104], “Nêu cao và thực hành Cần,
Kiệm, Liêm, Chính tức là nhen lửa cho đời sống mới” [11, tr.110]
Lỗi sống mới: Lỗi sống mới là lỗi sống có lý tưởng, có đạo đức Đó còn là lối sống văn minh, tiên tiến, kết hợp hài hoà truyền thống tốt đẹp của
dân tộc với tỉnh hoa văn hóa nhân loại Đế xây dựng lối sống mới, Hồ Chí
Minh yêu cầu phải sửa đổi “cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại” - theo
ngôn ngữ hiện nay thì đây chính là phong cách sống và phong cách làm việc, gọi chung là lối sống mới
Nếp sống mới: Xây dựng nếp sông mới - nếp sống văn minh là quá
trình làm cho lối sống mới dần dần trở thành thói quen, thành phong tục tập
quán tốt đẹp, kế thừa và phát triển, những thuần phong mỹ tục lâu đời của dân
tộc Cải tạo những phong tục tập quán cũ, lạc hậu, bố xung những cái mới,
tiến bộ
Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ
hết, không phải cái gì cũng làm mới Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ Cái gì cũ
mà không xấu, nhưng phiền phức thì sửa đổi lại cho hợp lý Cái gì cũ mà tốt,
thì phải phát triển thêm Cái gì mới mà hay thì ta phải làm
Xây dựng đời sống văn hóa mới, nhằm biến Việt Nam từ một quốc gia
nghèo nàn, lạc hậu trở thành một quốc gia văn minh và phú cường là một
Trang 30tâm của cả cộng đồng dân tộc, song trước hết phải được bắt đầu từ mỗi con
người, mỗi gia đình, với tư cách là một tế bào của xã hội
1.2.5 Tính tắt yếu của việc xây dựng nền văn hóa xã hội chú nghĩa
Cách mạng xã hội chủ nghĩa cũng như các cuộc cách mạng xã hội trước
đó không chỉ tạo ra cơ sở kinh tế, chính trị mà còn xây dựng con người với thế giới quan, nhân sinh quan mới, có hệ tư tưởng khoa học cách mạng, có
đạo đức, lối sống mới tiến bộ hơn Vì vậy phải thực hiện cuộc cách mạng trên
lĩnh vực tư tưởng văn hóa, xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng triệt để, toàn diện,
do đó đòi hỏi phải thay đổi phương thức sản xuất tỉnh thần để phù hợp với phương thức sản xuất mới của xã hội chủ nghĩa Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan trong quá trình cải tạo tâm lý, ý thức và đời sống tinh thần của nhân dân do chế độ cũ để lại nhằm giải phóng nhân dân thoát khỏi ảnh hưởng tư tưởng, ý thức lạc hậu của xã hội cũ, đưa quần chúng nhân đân trở thành chủ thể sản xuất và tiêu dùng, sáng tạo và hưởng thụ văn hóa tinh thần Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là tất yếu trong quá trình nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân, khắc phục tình trạng thiếu hụt
văn hóa, tạo điều kiện để chiến thắng nghéo nan lac hau, nâng cao trình độ va
nhu cầu văn hóa cho nhân dân Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là tất yếu xuất phát từ yêu cầu khách quan: văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
1.2.6 Những nội dung cơ bản trong công tác xây dựng nền văn hóa xã hội
chú nghĩa theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Một là, trong công tác xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là nâng
cao trình độ dân trí, hình thành đội ngũ trí thức của xã hội mới
Trang 31xây dựng đất nước, Hồ Chí Minh nhận rõ: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”, do vậy con người cần phải
được chuẩn bị tốt về tinh thần, trí lực, tư tướng, Vì thế nâng cao dân trí là
nhiệm vụ cấp bách và lâu dài Nâng cao dân trí phải gắn liền với sự nghiệp
đào tạo đề hình thành đội ngũ tri thức mới, có trí thức hiện đại, mang bản sắc
văn hóa dân tộc
Mục tiêu nâng cao dân trí của văn hóa trong từng giai đoạn cách mạng
có thể có những điểm chung và riêng Song, tất cả đều hướng vào mục tiêu
chung là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Đó là mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” mà Đảng ta đã vạch ra trong thời
kỳ đổi mới và trong mục tiêu xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa trong
giai đoạn hiện nay
Hai là, xây đựng con người mới phát triển toàn diện Con người là sản phẩm, vừa là chủ thể của xã hội Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết phải xây đựng con người mới, đó là yêu cầu khách quan đặt ra trong quá
trình xây dựng phát triển đất nước
Con người mới xã hội chủ nghĩa được xây dựng là con người phát triển toàn diện, có tỉnh thần và năng lực xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, có tỉnh thần yêu nước và tỉnh thần quốc tế trong sáng, có lỗi sống tình nghĩa và có tính cộng đồng cao
Hồ Chí Minh xem xét con người như một chỉnh thể thống nhất về tâm
lực, thể lực, và các hoạt động của nó Con người luôn có xu hướng vươn lên
cái chân, thiện, mỹ mặc dù có thé thế này có thê khác
Người luôn xem xét con người trong sự thống nhất của 2 mặt đối lập:
thiện và ác, hay và đở, tốt và xấu, hiền và đữ Theo Hồ Chí Minh con người
có tốt, xấu, nhưng “dù là xấu, tốt, văn minh hay dã man đều có tình nguoi”
Trang 32Khi nói về vai trò của con người Hồ Chí Minh cho rằng con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng
Theo Hồ Chí Minh “trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân”, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân Vì vậy “vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa đều thế cả”
[11 tr.241] Nhân dân là người sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần
Hồ Chí Minh tông kết ngắn gọn: dân ta tốt lắm
Nhân dân là yếu tố quyết định mọi thành công của cách mạng “lòng
yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không
ai thắng nổi” [12, tr.281]
Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng; phải coi
trọng, chăm sóc, phát huy nhân tố con người Vì sống gần dân, với dân, giữa
lòng dân, hiểu rõ dân tình, dân tâm, dân ý, Người thấy rõ yêu cầu giải phóng
dân tộc, giải phóng con người, giải phóng lao động xã hội Người xác định rõ trách nhiệm của mình cũng là của Đảng và Chính phủ là làm cho nước ta được
hoàn toàn độc lập, nhân dân ta được hoàn toàn tự do và đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành Ở Hồ Chí Minh, có sự cảm nhận, cảm
thông sâu sắc với thân phận những người cùng khô và nô lệ lầm than
Nhưng không phải là sự cảm thông kiểu tôn giáo, ngược lại Người có niềm tin vững chắc vào trí tuệ, bán lĩnh của con người, ở khả năng tự giải phóng của chính bản thân con người Con người là mục tiêu của cách mạng, chính sách của Đảng, của Chính phủ đều vì lợi ích của con người
Hồ Chí Minh có niềm tin mãnh liệt vào vào sức mạnh vĩ đại vào năng lực sáng tạo của quần chúng Trong sự nghiệp xây dựng đất nước Hồ Chí Minh
chỉ rõ: “Muốn xây chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ
nghĩa”, “có dân thì có tất cả” Vì vậy phải có niềm tin ở nhân dân thì phải
Trang 33dân; không hiểu biết nhân dân; không yêu thương nhân dân Không phải mọi người đều trở thành động lực, mà phải là những con người được giác ngộ và tổ
chức Họ phải có trí tuệ và bản lĩnh, văn hóa, đạo đức, được nuôi dưỡng trên
nên truyền thống lịch sử và văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, con
người là động lực chỉ có thể thực hiện khi hoạt động có tô chức
Khi nói về chiến lược trồng người, Hồ Chí minh cho rằng: “trồng người là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu đài của cách mạng Muốn xây
dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa
Con người xã hội chủ nghĩa đương nhiên phải do chủ nghĩa xã hội tạo ra Vì vậy, ngay từ đầu phải đặt ra nhiệm vụ xây đựng con người có những phẩm chất cơ bản, tiêu biểu cho con người mới xã hội chủ nghĩa, làm gương,
lôi cuốn xã hội, mỗi bước xây dựng con người như vậy là một nắc thang xây
dựng chủ nghĩa xã hội
Chiến lược trồng người là trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Vì vậy, phải dé cao giao duc dao tao hoan
thiện về phương pháp giáo dục và không đươc nôn nóng vội vàng, không phải
làm một lúc là xong cũng không phải tùy tiện, đến đâu hay đến đó
Ba là, xây dựng lối sống mới, lối sống xã hội chủ nghĩa Lối sống là
dấu hiệu biểu thị sự khác biệt giữa những cộng đồng người khác nhau; là tống
thể các hình thức hoạt động của con người, phán ánh điều kiện vật chất, tinh
thần của xã hội và của con người Lối sống mới xã hội chủ nghĩa được hình
thành trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, xóa bỏ tình trạng bất
bình đẳng xã hội, mở rộng dân chủ
Mà theo Hồ Chí Minh, phong cách sống là phải khiêm tốn, giản dị,
chừng mực, ngăn lắp, vệ sinh, yêu lao động và biết quý trọng thời gian, ít lòng
ham muốn về vật chất, về chức quyền, danh lợi Trong quan hệ với nhân dân,
Trang 34tình thương yêu quý mến, trân trọng con người; với mình thì nghiêm khắc, với người thì độ lượng khoan dung
Xây dựng văn hóa đời sống mới nhằm biến Việt Nam từ một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu, trở thành một quốc gia văn minh và phú cường là một công việc lâu đài và cần phải có phương pháp tốt Công việc đó đòi hỏi sự quyết tâm của cá cộng đồng, song trước hết phải bắt đầu từ mỗi con người,
mỗi gia đình, với tư cách là một tế bào của xã hội
Bồn là, xây dựng gia đình văn hóa xã hội chủ nghĩa, gia đình là một hình thức cộng đồng đặc biệt, ở đó con người chung sống với nhau bởi hai mỗi quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống Gia đình là một hình thức tổ chức cơ bản trong đời sống cộng đồng của con người, một
thiết chế văn hóa - xã hội đặc thủ hình thành, tồn tại và phát triển trên quan hệ
hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục giữa các thành viên Xã hội loài người đã trải qua các hình thức: gia đình huyết tộc, gia đình đối ngẫu, gia đình một vợ, một chồng Bởi vậy, xây dựng gia đình văn hóa mới xã hội chủ nghĩa cần chú ý đến các vấn đề sau:
Xây dựng cơ sở kinh tế của gia đình, cách mạng tư tưởng văn hóa có tác động trực tiếp đến xây dựng gia đình văn hóa xã hội chủ nghĩa Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong quá trình quá độ, các yếu tố cũ mới
của gia đình tồn tại đan xen vào nhau, nên gia đình chịu nhiều yếu tố chỉ phối
tâm tư, tình cảm, tâm lý của nhiều giai cấp khác nhau trong xã hội
Trang 35Chương 2
VAN DUNG TU TUONG HO CHi MINH VE VAN HOA VAO QUA
TRINH XAY DUNG VA PHAT TRIEN NEN VAN HOA XA HOI CHU
NGHIA VIET NAM HIEN NAY
2.1 Thực trạng văn hóa Việt Nam hiện nay 2.1.1 Những thành tựu đạt được
Văn hoá Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không
ngừng hoàn thiện mình Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc
Trong thời đại Hồ Chí Minh, với đường lối đúng đắn và sáng tạo của
Dang ta, văn hoá Việt Nam tiếp tục được phát huy những giá trị tốt đẹp từ bao đời nay, đã góp phần quyết định vào những thắng lợi to lớn của nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội
Từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, sản xuất nhỏ manh mún tiến lên nền sản xuất công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đây là một quá trình phát triển “kinh tế
kỹ thuật - văn hóa - xã hội” rất phức tạp Quá trình ấy, đang tác động một
cách mạnh mẽ về nhiều mặt đối với chính bản thân con người và trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Sự tác động đan xen giữa các yếu tố tích cực và tiêu cực, tiến bộ và bảo thủ, mới và cũ, truyền thống và hiện đại, nội sinh và ngoại sinh, giá trị và phản giá trị Vì vậy, bên cạnh những mặt tốt, mặt tích
cực, con người phải biết chấp nhận vượt qua những khó khăn, thử thách để
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Hơn nửa thế kỷ qua, trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Trang 36Chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn trên “mặt trận văn hóa” Từ một
đất nước với hơn 90% dân số mù chữ, cho đến nay đã hoàn thành xong việc xóa mù chữ cho nhân dân lao động, cơ bản hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu
học và trung học cơ sở, bắt đầu thực hiện phổ cập trung học phố thông Hệ thống giáo dục từ mầm non đến đại học được mở rộng trên địa bàn cả nước
Mở rộng hội nhập giao lưu văn hóa khu vực và quốc tế Văn hóa - văn nghệ, đang ngày càng góp phần thỏa mãn và nâng cao đời sống tinh thần, tình cảm cho nhân dân lao động Các phong trào văn hóa mới ra đời và khẳng định tính ưu việt của nó, như phong trào: xóa đói giảm nghèo, quỹ người nghèo, đền ơn đáp nghĩa, phong trào ánh sáng văn hóa, xây dựng làng văn hóa,
Đây mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, thực hiện hai nhiệm
vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”, là sự nghiệp xây dựng và sáng tạo to lớn của nhân dan
ta, đồng thời là một quá trình cải biến xã hội sâu sắc, đòi hỏi phát huy khả
năng và trí tuệ ở mỗi con người Việt Nam Sự thay đổi cơ cấu kinh tế, kết cấu
xã hội và nhu cầu tăng nhanh về văn hoá, là những yếu tố làm thay đổi
nhiều mặt đời sống văn hoá dân tộc
Những thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ thế giới cùng
với việc mở rộng giao lưu quốc tế là cơ hội để chúng ta tiếp thu những thành quả trí tuệ của loài người, đồng thời cũng đặt ra những thách thức trong việc giữ gìn ban sac van hod dan tộc
Dưới sự lãnh đạo của Dang, chúng ta đã tiễn hành sự nghiệp đổi mới
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó có một vấn đề quan trọng là xây dựng phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc Muốn xây dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc phải xuất phát trên cơ sở hiện thực, đó là xuất phát từ thực trạng của nền văn
Trang 37thời cơ và nguy cơ thử thách trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa tiến tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách
Chúng ta có thể đánh giá những thành tựu đạt được trên một số lĩnh vực
sau đây:
Thứ nhất, về và tư tưởng đạo đức lối sống đây là những lĩnh vực then
chốt của văn hóa đã có những chuyền biến quan trọng
Thắm nhuằn tư tưởng Hồ Chí Minh trong quá trình xây dựng nền văn hóa mới, một kiểu nhân cách mới hình thành và ngày càng khẳng định giá trị của
nó Đó là nhân cách con người chiến sĩ cách mạng: cần kiệm liêm chính, chí
công vô tư, hết lòng phụng sự tổ quốc, quên mình phục vụ nhân dân Đó là nhân cách con người công dân và dân biết sống và làm việc theo pháp luật, đó
là sự kết hợp hài hòa giữa tài và đức, hướng tới tự do cá nhân và công bằng xã
hội Nhiều nét mới trong hệ thống văn hóa được thiết lập, giáo dục con người
hướng tới chân - thiện - mỹ trong cuộc sống Tầng lớp tuổi trẻ tự tin hơn, có ý trí học tập vươn lên tầm cao của trí tuệ đề lập thân và lập nghiệp
Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã được vận dụng và phát triển sáng tạo ngày càng tỏ rõ giá trị vững bền, làm nền tảng tư tướng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của cách mạng nước ta, là nhân tố hàng đầu cho việc bảo đảm cho đời sống tỉnh thần xã hội phát triển đúng
hướng Ý thức phấn đấu cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tính thần trách nhiệm và năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ, Đảng viên được nâng cao lên một bước Nhiều nét mới trong giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức
được hình thành Tính năng động và tính tích cực của công dân được phát huy, sở trường và năng lực cá nhân được khuyến khích, không khí dân chủ
trong xã hội tăng lên Thế hệ trẻ tiếp thu nhanh những kiến thức mới và có ý
Trang 38Những việc làm thiết thực hướng về cội nguồn, về cách mạng và kháng chiến, tư tưởng của các anh hùng dân tộc, quý trọng các danh nhân văn hóa, đền ơn đáp nghĩa những người có công, giúp đỡ những người hoạn nạn, trở thành phong trào quần chúng Tự đo tín ngướng và không tín ngưỡng được
tôn trọng
Thứ hai, trên lĩnh vực văn học nghệ thuật, các hoạt động sáng tạo có
bước phát triển mới, nhiều bộ môn nghệ thuật truyền thống được giữ gìn Có
thêm nhiều tác phẩm có giá trị về đề tài cách mạng và kháng chiến, về công
cuộc đổi mới Nhiều bộ sưu tập công phu từ kho tàng văn hóa, dân gian và
văn hóa bác học Việt Nam trong nhiều thế kỷ được xuất bản, tạo cơ sở cho
nghiên cứu, bảo tồn và phát huy những giá trị tư tưởng, học thuật và thẩm mỹ của dân tộc Hoạt động lý luận và phê bình đã đạt được những kết quả tích cực, khăng định mạnh mẽ văn nghệ cách mạng và kháng chiến, đấy lùi một bước những quan điểm sai trái
Số đông các nghệ sĩ được rèn luyện và thử thách trong thực tiễn cách mạng, có vốn sống, giàu lòng yêu nước; trước những biến động của thời cuộc
và khó khăn của đời sống vẫn giữ gìn được phẩm chất, kiên định quan điểm
sáng tác phục vụ nhân dân, làm sứ mệnh người chiến sĩ - nghệ sĩ Nhiều văn
nghệ sĩ cao tuôi, vẫn tiếp tục sự nghiệp sáng tạo, lớp trẻ có nhiều cố gắng tìm toi cai mdi
Van học nghệ thuật các dân tộc thiểu số có bước tiến đáng kế Đội ngũ
những nhà văn hóa người dân tộc thiểu số phát triển về cả số lượng và chất
lượng, đã có những đóng góp quan trọng vào lĩnh vực văn học nghệ thuật Từ ngày đổi mới, nhiều hình thức văn hóa truyền thống như miếu, mạo,
đình chùa lễ hội, được khôi phục, đặc biệt là việc mở cửa giao lưu văn hóa
Trang 39đóng góp tích cực vào sự nghiệp văn hóa văn nghệ
Thứ ba, phương tiện thông tin đại chúng ngày càng hiện đại, phát triển nhanh về số lượng và quy mô, về nội dung và hình thức, về in, phát hành, truyền dẫn, ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tỉnh thần của xã hội Hệ thống mạng thông tin trong nước và quốc tế được thiết
lập, tạo khả năng lựa chọn, khai thác các nguồn thông tin bổ ích phục vụ đông
đáo quần chúng Đội ngũ các nhà báo ngày càng đông và có bước trưởng thành về chính trị, tư tưởng và nghiệp vụ
Thứ tư, về văn hóa giao tiếp, trong những thập ký qua đưới sự lãnh đạo
của Đảng, nền văn hóa xã hội chủ nghĩa đã đạt được những thành tựu to lớn:
xác lập sự bình đăng và tôn trọng lẫn nhau giữa người với người, với cộng đồng dân tộc và quốc tế Mọi sự giao tiếp đều dựa trên các tiêu chuẩn đạo đức
xã hội, thâm mỹ và pháp luật
Về giao lưu văn hóa với nước ngoài từng bước được mở rộng, tạo cho chúng ta có địp tiếp xúc rộng rãi với những thành tựu văn hóa nhân loại, đồng thời giới thiệu với nhân dân các nước những giá trị tốt đẹp và độc đáo của văn
hóa Việt Nam
Hệ thống thẻ chế văn hóa được xây dựng tuy chưa hoàn chỉnh, nhưng về
căn bản bảo đảm được sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước Thể
chế văn hóa mới khuyến khích nhân dân lao động tham gia sự nghiệp xây dựng văn hóa trên cả hai mặt sáng tạo và hưởng thụ; giúp đội ngũ văn nghệ sĩ chuyên nghiệp hoàn thành được vai trò nòng cốt trong việc sáng tạo các giá trị văn hóa mới; tạo điều kiện đề thực hiện nhiệm vụ giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc kết hợp với tỉnh hoa văn hóa thế giới
Đảng và nhà nước đã quan tâm tăng cường bộ máy tô chức, ban hành
những văn bản pháp luật nhằm điều chỉnh hoạt động của ngành văn hóa Một
Trang 40viện, cửa hàng sách báo, khu vui chơi giải trí ), gần đây đã có những phương thức hoạt động mới và có hiệu quả
Thứ năm, về văn hóa lao động, sau kháng chiến thắng lợi đưới sự lãnh
đạo của Đảng, chúng ta tiến tới một xã hội không có áp bức bóc lột Từng bước đầy lùi nạn thất nghiệp, nạn cho vay nặng lãi, tạo ra những mỗi quan hệ
mới trong toàn bộ các quan hệ lao động tiễn tới xóa bỏ áp bức, bóc lột, người lao động làm chủ tư liệu sản xuất, lao động tự giác, lao động có kỹ thuật, có
năng xuất cao nhất, lao động ngày càng có tay nghề kỹ thuật cao đáp ứng được yêu cầu trong xây dựng, phát triển đất nước
2.1.2 Những hạn chế
Nổi lên trước hết ở nhận thức tư tưởng, trong đạo đức lối sống Trước
những biến động chính trị phức tạp trên thế giới, một số người lao động hoài
nghỉ về con đường xã hội chủ nghĩa, phủ nhận thành quả của xã hội chủ nghĩa
hiện thực trên thế giới, phủ nhận con đường ổi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; phủ nhận lịch sử lãnh đạo cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng
Không ít người còn mơ hồ, bảng quan hoặc mất cảnh giác trước những luận
điệu thù địch xuyên tạc, bôi nhọ chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang
xây dựng Nhất là trong quá trình đất nước mở cửa, tệ sùng bái văn hóa nước
ngoài, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng,
cá nhân vị ký, đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc Không ít người vì đồng tiền và danh dự mà tra dap lên tình nghĩa gia đình, quan hệ anh
em, đồng chí, đồng nghiệp, thầy trò Đặc biệt là tệ nạn buôn lậu và tham nhũng đang trở thành vấn nạn ở nước ta hiện nay Các tệ nạn xã hội ngày càng xâm
nhập sâu vào từng tầng lớp tuổi trẻ, và ngày càng gia tăng như các tệ nạn ma
túy, mại dâm, cờ bạc, Nạn mê tín dị đoan ngày càng trở nên phô biến, nhiều hủ tục cũ và mới tràn lan, nhất là trong việc ma chay, cưới hỏi, lễ hội