MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài
1.1 Hồ Xuân Hương là một hiện tượng độc đáo của văn học Việt Nam Nữ thi sĩ Blaga Đimitrôva trong “ Tuyển tập thơ Việt Nam” xuất bản ở Bungari (1973) có viết về Hồ Xuân Hương: “ Là một trong những hiện tượng độc đáo nhất không chỉ ở Việt Nam mà ở trong toàn bộ cái nguồn thơ mà tôi đã được biết của nền thơ thế giới qua tất cả các thời đại Đó là nữ thi sĩ với cái tên Hương mùa xuân Khi tôi truyền đạt cái độc đáo trong thơ Việt Nam thì bạn bè của tôi đã dừng lại trước cái tên này với một sự ngạc nhiên cao độ” Có thể nóI, SỨC quyến rũ của thơ Hồ Xuân Hương chính là cá tính sáng tạo kết hợp
với tâm hồn tràn đầy yêu thương đối với con người đặc biệt là người phụ nữ
Điều này đã được khẳng định trong sự nghiệp thơ của bà Có người nhận xét rằng thơ Hồ Xuân Hương tất tinh quái thậm chí là “ thi trung hữu quỷ” Nhưng điều đó chỉ đúng với mảng thơ Nôm còn với thơ chữ Hán, Hồ Xuân Hương lại bộc lộ một hồn thơ đằm thắm, trữ tình, vừa lạ vừa quen Sức hấp dẫn kì diệu của thơ Hồ Xuân Hương không chỉ dừng lại ở thơ Nôm mà còn ở thơ chữ Hán Tìm hiểu về Hồ Xuân Hương nếu chỉ dừng lại ở thơ Nôm thì chưa đủ Thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm hòa quyện thống nhất, bổ sung cho nhau đề tạo nên diện mạo thơ ca của nữ sĩ
1.2 Hơn hai thế kỉ trôi qua, con người và sự nghiệp văn học của Hồ Xuân
Hương trở thành vấn đề trung tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn
Trang 2riêng biệt khám phá mảng thơ ca này của thi sĩ Đó là điều khích lệ tác giả luận văn lựa chọn đề tài Giá /rị nội dung và nghệ thuật thơ chữ Hán Hồ Xuân Hương Qua đó giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về con người, sự nghiệp sáng tác của Hồ Xuân Hương đồng thời khẳng định được vị trí, vai trò, đóng góp của tác giả đối với nền văn học dân tộc
1.3 Hồ Xuân Hương là tác gia văn học được đưa vào giảng đạy từ bậc Trung học cơ sở, Trung học phổ thông đến bậc Cao đẳng, Đại học Lựa chọn và thực hiện đề tài này giúp cho người viết làm quen với các thao tác tư duy trong nghiên cứu khoa học Mặt khác, đề tài còn gắn với ý nghĩa thực tiễn giáng dạy, hữu ích đối với một sinh viên sau này làm công việc đứng trên bục giảng
2 Lịch sử vấn đề
Một thời gian dài, do nhiều nguyên nhân, thơ Hồ Xuân Hương hầu như được xem là di sản tỉnh thần gây nhiều tranh luận trong giới nghiên cứu và thưởng thức Khoảng thời gian gần đây, thơ của nữ sĩ được nhìn nhận, đánh giá khách quan hơn và trở thành đối tượng nghiên cứu của khá nhiều chuyên
luận, công trình văn học sử, tiểu luận
Cho đến nay về mặt văn bản, thơ ca Hồ Xuân Hương gồm hai bộ phận:
Văn bản thơ chữ Nôm và văn bản thơ chữ Hán Đã có khá nhiều tác giả, nhà nghiên cứu, nhà phê bình tiếp cận thơ Nôm Hỗ Xuân Hương dưới nhiều góc
Trang 3sáng tác chữ Nôm.Qua sự hiểu biết hạn hẹp, chúng tôi nhận thấy có một số công trình sau đã dé cập đến sáng tác bằng chữ Hán của Hồ Xuân Hương trên một số phương diện khác nhau:
Trên báo Văn học, số 242 và 243 ngày 15 và ngày 21/3/1963, nhà thư tịch học Trần văn Giáp đã giới thiệu với bạn đọc về sự hoài nghi của ông trong bài “ Đồ Sơn bát vịnh - thơ chữ Hán của Hỗ Xuân Huong?” Do là tam bài thơ vịnh cảnh Đồ Sơn Ông đã tự hỏi: “không biết có phải của Hồ Xuân Hương không?”
Trên tuần báo Văn nghệ số 41(7/2/1964), Trần Văn Giáp và Cao Huy
Giu lại cho công bố bài “Phải chăng năm bài thơ sau đây cũng là thơ chữ
Hán của Hỗ Xuân Hương?” Đó là năm bài “Chu thứ Hoa Phong tức cảnh”
chép trong sách “Phượng Sơn từ chí lược” có ghi rõ là “Hồ Xuân Hương
thảo”
Trên tạp chí Văn học, 3/1963, Trần Thanh Mại đã đưa ra những tài liệu khá thuyết phục Tiểu luận đã chứng minh tên tuổi nữ sĩ Hồ Xuân Huong được nhiều người trong và ngoài nước biết tới đưới thời Nguyễn
Tháng 10 - 1964, trên tạp chí Văn học, Trần Thanh Mại đã cho công bố “Bài tựa tập thơ Lưu hương kí” của Hồ Xuân Hương do Nham Giác Phu Tốn
Phong Thị viết
Sau đó, Trần Thanh Mại lại tìm được bản 7w ương kí do ông Nguyễn
văn Tú, cử nhân Hán học, người xã Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định cung cấp Ông Trần Thanh Mại giới thiệu tập 1 hương kí này như sau: “Có phần chắc bản chép tập Lưu hương kí mà ông Nguyễn Văn Tú đã trao cho chúng tôi là phần còn lại của tập thơ mà Nham Giác Phu đã đọc và đã đề tựa, hay ít nhất nó cũng thiếu nhiều tờ Bản này chỉ có 22 trang, giấy
viết hàng tám, tống cộng 30 đầu đề với 52 bài Trong 52 bài này có 24 bài tho
Trang 4-Hoan trung Cổ Nguyệt đường Xuân Hương nữ sử tập -Hoan Trung tức là tỉnh Nghệ An, Cô Nguyệt đường là tên nhà ở của Xuân Hương đồng thời là triết tự chữ Hồ, chỉ họ của tác giả” [7, tr 32]
Cũng ở bài viết này, Trần Thanh Mại nhận xét: “Nhìn chưng lại, thơ chữ Hán và thơ Nôm của Hồ Xuân Hương như được ghỉ chép trong Lưu hương kí không trực tiếp nêu lên được những vấn đề xã hội lớn lao và cấp thiết Dù thế nào mặc lòng, chúng ta vẫn có thể tìm thấy trong thơ nàynhững giọng chân thành tha thiết để đấu tranh cho một tình yêu bình đẳng: Lưu hương kí là tiếng kêu thất vọng để có một tình yêu thành thực, thủy chung "J7, tr 34]
Nham Giác Phu Tốn Phong Thị viết trong Bài đa tập thơ Lưu hương kí: “Tập kí Lưu hương tuy viết ra những gió mây trăng sương nhưng xuất phát từ đáy lòng rỗi hình thành ra ngôn ngữ Cũng đúng như câu xuất phát từ tình cảm, dừng ở lễ nghĩa ”
Nguyễn Lộc nhận định: “ Trong Lưu hương kí[ ] chúng ta thấy một người phụ nữ giàu nhiệt tình, yêu đời, bất chấp tất cả lễ giáo phong kiến, lúc nào cũng tha thiết muốn yêu, và không bao giò có một tình yêu toại nguyện”
[6, tr 289]
Ông cũng cho rằng: “ Nhìn chung, những bài thơ chữ Nôm và chữ Hán trong Lưu hương kí có nghệ thuật khá điêu luyện[ ] Có nhiều từ Hán Việt được sử dụng với phong cách trang nhã Giọng thơ lại hiền lành chứ không góc cạnh, gân guốc ” [6, tr 287 - 290]
Tóm lại, bên cạnh Hồ Xuân Hương - “Bà chúa thơ Nôm” còn có một nữ sĩ Hồ Xuân Hương sáng tác thơ chữ Hán
Trang 53 Mục đích nghiên cứu
«
Khóa luận hướng tới mục đích tìm hiểu “ Giá trị nội dụng và nghệ thuật trong thơ chữ Hán Hỗ Xuân Hương” nhằm khẳng định tài năng toàn diện của nhà thơ nữ tiêu biểu trong văn học trung đại Việt Nam
Đồng thời, chúng tôi mong muốn hình thành cái nhìn tương đối hệ thống, khách quan và khoa học về giá trị mảng thơ chữ Hán của Hồ Xuân Hương
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Triển khai đề tài này, tác giả khóa luận xác định những nhiệm vụ sau:
Tìm hiểu về cuộc đời nhà thơ, những yếu tổ thời đại có ảnh
hưởng đến phong cách, hồn thơ của nữ sĩ Luận văn có nhiệm vụ tìm
hiểu về mảng thơ sáng tác bằng chữ Hán của Hồ Xuân Hương từ đó có những so sánh nhận định với thơ Nôm để tìm ra sự tương đồng và khác biệt của hai mảng
Đề tài giúp cho người viết có địp hiểu sâu sắc hơn thơ Hồ Xuân Hương phục vụ tốt cho giáng dạy sau này
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Số lượng những bài thơ chữ Hán Hồ Xuân Hương đến nay vẫn
chưa có con số thật chính xác( trong quan niệm của giới nghiên cứu), vấn đề văn bản thơ Hồ Xuân Hương chưa có kết luận cuối cùng Trước tình trạng đó, với sự tương đối, chúng tôi chọn thơ Hồ Xuân Hương trong cuốn Hồ Xuân Hương, thơ chữ Hán- chữ Nôm và giai thoại của tác giả Bùi Hạnh Cân biên soạn, Nxb Văn hóa- thông tin, Hà Nội, 1999 Ngoài ra khóa luận còn tham khảo một số tài liệu khác liên quan đến văn bản thơ chữ Hán Hồ Xuân Hương
Trang 66 Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp chủ yếu sau: + Phương pháp phân loại
+ Phương pháp hệ thống + Phương pháp so sảnh
Ngoài ra, để hoàn thành tốt khóa luận, người viết còn kết hợp các thao tác như phân tích, bình giảng, chứng mình, miêu tả
7 Đóng góp của khóa luận
Khóa luận tìm hiểu, phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật thơ chữ Hán Hồ Xuân Hương Từ đó, có cái nhìn toàn diện về con người và sự nghiệp
thơ ca của nữ sĩ
Việc nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn giảng day ở trường phô thông, giúp người giáo viên Ngữ văn có thêm kiến thức bổ sung khi nghiên cứu, giảng dạy tác phẩm của Hồ Xuân Hương
8 Bố cục khóa luận
Khóa luận được bố cục như sau:
Ngoài phần Mở đấu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung được tô
chức theo 2 chương:
Chương 1 Khái quát về tác giả và tác phâm Hồ Xuân Hương
Trang 7NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIÁ TÁC PHẨM HO XUAN HUONG 1.1 Tác giá Hồ Xuân Hương 1.1.1 Thời đại
Theo giới nghiên cứu, Hồ Xuân Hương sống vào khoảng thời gian cuối
thé ki XVIII - đầu XIX Đó là thời đại bể dâu, nhiều biến động để lại dau ấn
trong lịch sử Chế độ phong kiến suy tàn, sự xuống dốc của giai cấp thống trị
khiến xã hội lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn điện, mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc, quyết liệt
Trong bối cảnh đó, quyền sống của con người bị chà đạp đặc biệt là người phụ nữ Họ phải chịu nhiều đâu khó, bất hạnh bởi vì sự đau khổ của người phụ nữ bao giờ cũng có khía cạnh chua xót, tái tê riêng Họ vừa “gánh” lẫy sự bất hạnh của kiếp người vừa “cõng” thêm nỗi bất hạnh của “phận đàn bà” Đó là ảnh hưởng của tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, thuyết “tam tòng tứ đức” Vòng vây của lễ giáo, tư tưởng phong kiến ngày càng xiết chặt số phận của những người phụ nữ, không cho họ đến với tự do
Cũng trong thời đại Hồ Xuân Hương, cao trào khởi nghĩa nông dân nỗ ra liên tiếp khắp nơi, nhân dân vùng lên đòi quyền sống Trào lưu dân chủ dâng lên mạnh mẽ, những ràng buộc “tam cương ngũ thường” trở nên lỏng
lẻo hơn trước Nhân dân nhận thấy sự phá sản của hệ tư tưởng chính thống
Trang 8Thời kì này kinh tế hàng hóa có sự phát triển đáng kể, thương nghiệp
có sự khởi sắc Trong xã hội, xuất hiện tầng lớp thị dân đông đảo, gop phan thay đôi lối sống cũ, tù đọng của môi trường văn hóa cô truyền
Tất cả thực trạng đó khiến con người bừng tỉnh, nảy sinh nhu cầu đòi quyền sống Nó tác động mạnh mẽ đến văn học Hồ Xuân Hương sống trong vòng xoáy của xã hội, thơ bà chính là sản phẩm của xã hội Nói như Bêlinxki: “ Văn thơ nào không có gốc rễ trong thực tế đương thời, văn thơ nào không rọi sáng vào thực tế khi lý giải nó thì chỉ là một sự vô công rồi nghề, chỉ là
một lối đót thời gian một cách vô tội vạ nhưng hão huyền, chỉ là một trò chơi
trẻ con, chỉ là công việc của những người trống rỗng”
Trong thời đại này, tình hình văn học lại có những bước chuyên biến
Hòa trong xu thế của lịch sử, nghệ thuật phản ánh một phần đời sống tinh thần của xã hội Hàng loạt những cây bút sáng giá xuất hiện trên thi đàn như: Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương Họ đều có những sáng tạo tìm tòi riêng Chiến tranh, đói khát, tham nhũng dường như trở thành “tư liệu” quý giá khiến tác phâm của họ sâu sắc hơn Hồ Xuân Hương là một gương mặt tiêu biểu trong số đó
1.1.2 Cuộc đời và than thé
Cuộc đời và con người Hồ Xuân Hương chủ yếu lưu truyền bằng các giai thoại và sách ngoài sử Chính vì vậy cho đến nay, giới nghiên cứu vẫn chưa có kết luận thống nhất, chính xác về cuộc đời nữ sĩ Năm sinh năm mất của bà cũng chỉ là ước đoán theo phương pháp loại trừ hay so sánh với một số tác giả, một số sự việc đương thời
Trang 9Nguyễn Hữu Tiến trong cuốn Giai nhân dị mặc lại khẳng định Xuân Hương là con ông Hồ Phi Diễn ở làng Quỳnh Đôi - Quỳnh Lưu - Nghệ An
Thân phụ của nữ sĩ là một nhà nho ra bắc dạy học, kết duyên cùng người đàn bà họ Hà( người Hải Dương hoặc Kinh Bắc) Tuy nhiên, thân phụ mắt sớm, hai mẹ con đưa nhau ra Kẻ Chợ( Thăng Long) sinh sống Nguyễn Hữu Tiến viết: “ Nhà trông xuống Hồ Tây” lại chú thêm: “Sau, Xuân Hương có thiên ra ở thôn Tiên Thị, tổng Tiên Túc, huyện Thọ Xương, bây giờ là phố Nhà Thờ, gần đền Lý Quốc Sư”
Căn cứ vào các tài liệu và những sáng tác của Hồ Xuân Hương, có thể bà sống vào nửa cuối thế kỉ XVII - đầu XIX Đó là một giai đọan lịch sử có
rất nhiều biến động Hồ Xuân Hương lại sống giữa kinh thành Thăng Long, nơi phồn hoa đô hội, trung tâm văn hóa kinh tế, người sống ở đó bao giờ cũng thông minh, năng động Qua các giai thoại, Hồ Xuân Hương là người phụ nữ thông minh cá tính, có rất nhiều bè bạn Trong tập thơ 1z hương kí còn để
lại khá nhiều tên tuổi như : Thạch Đình, Cư Đình, Thanh Liên, Mai Sơn Phủ, Nguyễn Du Qua đó, hé lộ một phần cuộc đời tình duyên của nữ sĩ, có những mối tình khá sâu nặng nhưng đều không đi tới hôn nhân Có lẽ vì thế trong cuộc đời văn chương của bà có một nỗi buồn ám ảnh về tình duyên
Về chuyện hôn nhân, không có tài liệu chính xác nào ghi Hồ Xuân Hương làm vợ ai nhưng theo giai thoại, người chồng đầu tiên là ông tổng Cóc Ông này đã có vợ và rất nhiều con nhưng vẫn yêu quý bà vợ lẽ là Hồ Xuân Hương nên đã cho bà ở riêng trong một căn nhà tại hồ Thất Liễu
Trang 10bà có khá nhiều bài thơ viết về vùng đất đó Năm 1819, Trần Phúc Hiển bị
vua Gia Long kết án tử hình
Ngoài ra các sách có chép lại những giai thoại giữa Xuân Hương và Chiêu Hồ nhưng vẫn không rõ hai người làm “bạn thân” xướng họa với nhau
vào đoạn đời nào của Xuân Hương? Chiêu Hỗ và Xuân Hương bình đẳng lạ
lùng, Xuân Hương không cho mình là “phận đàn bà” đào tơ liễu yếu, chịu thua kém đàn ông như tư tưởng thông thường thời ấy Xuân Hương đối chọi từng chữ với Chiêu Hồ, đua ganh nhau từng vần thơ với giọng đùa giễu thể hiện một người phụ nữ bản lĩnh, cá tính
Hồ Xuân Hương là người phụ nữ không gặp may mắn trong tình yêu và
hôn nhân Sự không may này có nhiều lý do cả về chủ quan và khách quan Có thé vì bà có cá tính mạnh mẽ, không an phận, không thích hợp lắm với xã
hội phong kiến xưa Cũng có thể, những người bạn của bà chưa thành đạt nên
họ chưa tính đến chuyện hôn nhân Khi họ đã thành đạt rồi thì dâu bề đối dời,
con người khó bề sum họp Số phận con người ly loạn muôn ngả!
Hồ Xuân Hương là người phụ nữ hay đi đây đi đó, từng du ngoạn nhiều thắng cảnh ở Bắc, ở Trung và tiếp xúc với nhiều khách văn chương Nữ sĩ đặt chân mình đến nơi danh thắng nào là có thơ hay Bước chân của Xuân Hương in đấu thơ vào đất nước.Cuộc đời Xuân Hương gắn với tác phâm của nữ sĩ Thơ Xuân Hương là đời, là cá tính, là 36 phan cua ba
Trang 111.2 Sự nghiệp sáng tác
Mặc dù là tác giả văn học viết nhưng sáng tác của Hồ Xuân Hương phần lớn được lưu truyền trong dân gian Thơ Hồ Xuân Hương được in ấn bằng văn bản khá muộn Theo Đào Thái Tôn và giới nghiên cứu, bản in sớm nhất bằng chữ quốc ngữ là năm 1893 Số lượng những bài thơ của Hồ Xuân Hương cứ mỗi lần tái bản lại không trùng khớp nhau Lần đầu tiên được in
trên dưới 60 bài Đến thập ki 30 của thế ki XX lên tới hơn 100 bài Thực trạng
hiện thời cũng khá phức tạp Tùy theo người biên soạn mà thơ ca Hồ Xuân Hương có số lượng không giống nhau Trong sự nghiệp nghệ thuật, Hồ Xuân Hương sáng tác cả chữ Nôm và chữ Hán
1.2.1 Thơ Nôm Hồ Xuân Hương
Văn bản thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương là vấn đề mà giới nghiên
cứu, phê bình văn học còn nhiều ý kiến tranh cãi và tiếp tục tìm hiểu Theo Đào Thái Tôn, văn bản thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương được thu thập từ ba nguồn:
- Cac van bản chép tay
- _ Các văn bản khắc ván chữ Nôm -_ Các văn bản in chữ quốc ngữ
Theo Nguyễn Lộc: “ Hồ Xuân Hương nổi tiếng với những sáng tác bằng chữ Nôm Về số thơ Nôm lâu nay nói là của bà, tổng cộng chừng 50 bài; tổng số đó chắc chắn còn lẫn một số bài của người khác”
Nhà nghiên cứu văn học Trần Thanh Mại ước chừng số lượng thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương cũng khoảng 50 bài
Trang 121.2.2 Thơ chữ Hán Hồ Xuân Hương
Vấn đề Hồ Xuân Hương còn là một nhà thơ chữ Hán được đặt ra một cách sôi nổi bắt đầu từ năm 1963 - 1964 Hơn bốn chục năm qua, bằng sự nỗ lực của các nhà nghiên cứu đến nay, chúng ta có thể tự tin hơn và kết luận rằng, Hồ Xuân Hương còn sáng tác thơ chữ Hán bên cạnh một “ Bà chúa thơ
Nôm”
Năm 1963 - 1964, nhà nghiên cứu Trần Thanh Mại công bố tập thơ Luu hương kí Qua mẫy thập kỉ, công lao của Trần Thanh Mại được giới nghiên cứu khẳng định: ⁄zzu hương kí là tập thơ của Hồ Xuân Hương
Lưu hương kí tuy còn lẫn cả thơ của người khác xướng họa với Xuân
Hương nhưng người đọc vẫn nhận rõ đây là một tập thơ tình hiếm hoi vào
khoảng đầu thế kỉ XIX Dù miêu tả ngoại cảnh hay xướng họa với bạn bè, những câu thơ trong 1w hương kí vẫn là những câu thơ có việc, có người, có buồn vui, thương nhớ, có oán giận mong chờ Tất cả được viết ra bởi một tắm lòng tha thiết, ước mong có được mối tinh chung thủy, niềm khát khao mong
ước chính đáng về một hạnh phúc bền lâu Nhưng dường như tình cảm ấy
không được bền chặt, không đến được sum họp lứa đôi Đọng lại trong tâm trí người đọc là nỗi niềm khắc khoải, một giọng thơ trữ tình chân thực
Sự chân thực đó bất chấp khuôn sáo lề thói đương thời đã tạo nên hồn thơ
đằm thắm, thể hiện khát khao trong tình cảm của nhân vật trữ tình
Tập thơ này bao gồm 32 bài thơ chữ Hán, 28 bài thơ chữ Nôm (về số
Trang 13Ngoài Lưu hương kí, chúng ta còn may mắn tìm được tập thơ ##ơng Đình Cổ Nguyệt thi tập do Bùi Hạnh Cân biên soạn và giới thiệu in trong tuyển tập Hô Xuân Hương - Thơ chữ Hán, chữ Nôm và giai thoại, Nxb Văn hóa - thông tin, Hà Nội, 1999 Tập thơ này bao gồm 23 bài thơ chữ Hán của
Hồ Xuân Hương Những bài thơ này chủ yếu là thơ vịnh cảnh đặc biệt là các
danh lam thắng cảnh như Đồ Sơn, Hạ Long và thơ vãn cảnh chùa chiên Như vậy, giống như văn bản thơ chữ Nôm, văn bản thơ chữ Hán Hồ Xuân Hương cũng chưa có kết luận cuối cùng về số lượng Khóa luận của chúng tôi tìm hiểu 23 bài thơ chữ Hán trong #ơng Đình Cổ Nguyệt thi tập
và 10 bài thơ chữ Hán được khẳng định của Hồ Xuân Hương trong ⁄w hương kí Tất cả được in trong tập Hồ Xuân Hương - Thơ chữ Hán, chữ Nôm
Trang 14Chương 2
GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT THƠ CHỮ HÁN
HO XUAN HUONG
2.1 Nội dung thơ chữ Hán Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương là một hiên tượng lạ trong suốt chiều dài lịch sử văn học Việt Nam Những vần thơ của bà là một sự pha trộn đầy mê hoặc giữa tính dân tộc và sự nối loạn, giữa sự trào phúng lên đến cực điểm, cái nhìn mỉa mai, chế giễu đầy ngạo mạn mà cũng lắm đắng cay với cái ý, cái tình nồng nàn, đằm thắm Thơ của Hồ Xuân Hương in đậm dấu ấn cá nhân của bà, một cá tính mạnh mẽ, đặc sắc, một chuyện đời đầy long đong Trong văn học Việt
Nam ít có tác giả nào mà đời gắn liền khăng khít với thơ như Hồ Xuân Hương: Mỗi đoạn đời lại có thơ, trước mỗi cảnh vật lại có thơ, đời với thơ là một hay nói cách khác, lần theo thơ ta có thể dựng lại cuộc đời, con người của
nữ sĩ Xuân Diệu đã nhận định về Hồ Xuân Hương “Văn tức là đời”[3, tr 265] Có thể nói, thi sĩ đi khá nhiều nơi và những nơi ấy dé lại đấu ấn trong
thơ Thơ chữ Hán của bà viết khá nhiều về thiên nhiên cảnh vật, ở đó bộc lộ
một hồn thơ chân thành, tràn đầy cảm xúc Thiên nhiên cảnh vật và đời sống con người cuộc đời nữ sĩ đã làm nên những nội dung chính trong sáng tác nghệ thuật thơ ca Hồ Xuân Hương
2.1.1 Thiên nhiên cảnh vật trong thơ Hồ Xuân Hương
Trang 152.1.1.1 Cảnh vật do con người kiến tạo
Viết về cảnh vật do con người kiến tạo, thơ chữ Hán Hồ Xuân Hương
chủ yếu miêu tả cảnh chùa chiền và đền miếu
Về cảnh chùa chiền, Hồ Xuân Hương đã miêu tả cảnh đẹp hư không của chốn tu hành Đó là vẻ đẹp của sự thanh tĩnh, đắc đạo với hàng loạt sáng tác như: Đề Trấn Quốc tự (Đề chùa Trấn Quốc), Phật động tam u ( Tham động Phật thâm u), Đăng Đồng sơn tự kiến ký ( Lên chơi chùa núi Đông)
Trong thơ Nôm, cảnh đẹp nơi chùa chiền không gây xúc động cho nhà thơ mà điều nữ sĩ quan tâm là chân dung độc đáo, kì dị của sư sãi:
Chắng phải Ngô chẳng phải ta
Đầu thì trọc lốc áo không tà
( Sư hồ mang) Hay những cảnh tượng ngược đời của bọn sùng đạo:
Người quen cõi Phật quen chân xọc
Kẻ lạ bầu tiên ghé mắt đòm
( Động Hương Tích)
Trong những bài thơ chữ Hán dường như Hồ Xuân Hương có cái nhìn trìu mến hơn Bà tập trung miêu tả khung cảnh chùa với vẻ đẹp giản dị nhưng lung linh huyền ảo của chốn thiền không:
Thủy nguyệt ba lung liên quải choát Hương yên bảo thoại lộ liên vân (Trăng nước sóng lỗng sen nấy nỗn
Trang 16Tay không trần lự hoa hàm thoại
(Niềm tục rửa sạch lâng, hoa đằm màu vẻ)
(Đề Trấn Quốc tự - Đề chùa Trắn Quốc) ở chốn tịnh đường, có khi là vẻ đẹp cổ kính, nghiêm trang Dù thời gian có để lại những dấu vết thì nơi cửa không vẫn luôn được coi là chốn linh thiêng, thâm u, huyền bí:
Động khẩu thiển thâm hoang thảo kính Tư ngân nồng đậm ấn đài ban
(Cửa động nông sâu lỗi cỏ rậm Nói chữ nhạt mà in làn rêu)
(Phật động tầm u - Thăm động Phật thâm u)
Chắc hắn động Phật này đã bị bỏ hoang từ lâu Giờ đây nơi này đã trở nên
“sâu lối cỏ rậm”, “nét chữ nhạt mờ” nhưng với nữ sĩ, nơi đây vẫn là chốn siêu
phàm Nhà thơ cũng muốn nêu lên cái lẽ vô thường theo quan niệm Phật:
Sắc tức thị không không thị sắc
Thiền gia đương tác như thị quan (Sắc tức là không không là sắc
Nhà thiển nên hiểu mọi sự vật như thê)
Miêu tả cảnh đẹp của chốn tu hành, Hồ Xuân Hương cho chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về con người nữ sĩ Đó là tiếng nói của tâm hồn yêu cuộc sống, yêu cái đẹp tự nhiên, trân trọng giá trị linh thiêng của nơi cửa Phật
Bên cạnh những bài thơ vịnh cánh, Hồ Xuân Hương cũng thể hiện cảm xúc của mình khi chứng kiến những chùa chiền đang tàn phai vì thời gian:
Khánh hữu cơ duyên quy biệt viện
Chung vô cự nghiệp trệ không giai
Trang 17(Khánh đá có cơ duyên chyến đi viện khác Chuông không giá treo nằm xó đài suông Xà mọt ngói vỡ chỉm sẻ làm tổ
Bia mòn bệ vỡ rêu xanh phủ khắp)
(Bộ Khánh Minh tự cảm hứng - Dạo chùa Khánh Minh cảm hứng)
Đi dạo ở chùa Khánh Minh, nữ sĩ nhận thấy sự xuống cấp của ngôi chùa này: chuông không giá, nằm xó dài suông, xà mọt ngói vỡ, bia mòn, phủ rêu xanh Cảnh chùa trở nên hoang tàn đồ nát Điều đó chứng tỏ rằng đã lâu rồi không có ai ghé tới Nó bị lãng quên và Hồ Xuân Hương đã có ước nguyện được tu tạo:
An đắc Như Lai thiên thủ Phật
Hư không nhất dạ khởi lâu đài (Sao được như Phật ngàn tay
Một đêm từ hư không dựng lên lâu đài)
(Bộ Khánh Minh tự cảm hứng - Dạo chùa Khánh Minh cảm hứng)
Sự xuống cấp và tình trạng bị rơi vào quên lãng của ngôi chùa là điều rất đáng tiếc Viết bài thơ này, Hồ Xuân Hương mong muốn mọi người hãy biết quý
trọng và gìn giữ những di sản văn hóa của dân tộc
Nếu như chùa Khánh Minh bị lãng quên và trở nên hoang phế thì Chùa
Cốc tuy vẫn có tăng ni sư sãi nhưng cũng chung tình trạng ấy: ốc bất ngõa từ giai bất thế
Nham như tường bích thạch như điên
(Mái chẳng ngói, tranh; thềm chẳng xây trát Vách núi như tường lát, thành đá như keo, đùi)
Trang 18Miêu tả cảnh chùa với cái nhìn khách quan, Hồ Xuân Hương cũng phê phán những kẻ đội lốt tu hành mà không thành tâm khấn Phật ở đây, ta lại gặp thoáng chốc “Bà chúa thơ Nôm” trong cảm hứng trào lộng giới tăng ni:
Quán Sứ sao mà cảnh vắng teo Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo?
Chày kình tiểu để suông không đấm Tràng hạt vãi lần đếm lại đeo
(Chùa Quán Sứ)
Ngoài ra, trong các bài thơ viết về đền chùa, Hồ Xuân Hương còn thể hiện tâm trạng hoài cổ, nhớ về thời đại huy hoàng của những vị tướng cầm quân đánh đuổi giặc xâm lược:
Đình tiền tượng mã ngân song tỏa Cung lý y quan ngọc nhất đôi Thảo mộc ám tùy đông tuyết lão Giang son hoàn vị tích nhân ai
(Trước sân voi ngựa đôi vòng khóa bạc Trong cung, áo mũ như ngọc chất đầy đồng
Có cây âm thẳm cần giá theo tuyết mùa đông Núi sông vẫn còn buôn thương cho người xưa)
(Quá Khinh Dao từ hoài cổ - Qua đền Khinh Dao nhớ chuyện xưa)
Nếu như trước đây, ngựa voi áo mũ vòng bạc sáng ngời thì nay chỉ còn cỏ cây cần giá Ngôi đền ấy lưu giữ những giá trị văn hóa thời đại, của dân tộc.Quá khứ hào hùng, chiến công đánh đuổi giặc ngoại xâm, nỗi buổn cho hiện tại khi đất nước đang rơi vào tình cảnh loạn lạc toát lên từ những vần thơ của Hồ Xuân Hương
Trong bài Tháp sơn hoài cổ (Lên núi Tháp nhớ về xưa), nhà thơ cũng
bộc lộ tâm trạng và cái nhìn mia mai về những cuộc chiến vô nghĩa trong lịch
Trang 19giới vua chúa Tất cả những “vật báu ngàn cân” hay “phù đồ chín cấp” đều tan biến và “hóa thành tro bụi” Nhịp sống đời thường của nhân sinh mới là bức tranh vĩnh hằng:
Tiểu tư y kha miên thạch đắng Mục nhi sư độc há sơn ôi (Chủ nhỏ tựa ru bên vách da
Trẻ chăn xua nghé xuống dưới đổi núi)
Nhà thơ còn muốn giãi bày khát vọng chân thành Một cuộc sống thái bình yên ồn cho tất cả mọi người là điều nhà thơ ước nguyện Nỗi niềm đó được thổ lộ qua bài Đăng Đông sơn tự kiến ký (Lên chơi chùa núi Đông)
Để bà hương hỏa phương lân cận
Trịnh chúa xa luân cựu tích truyền
Phổ độ từ hàng siêu khổ hải
Thuan âu than hạ túc ngư thuyền
(Đèn bà Đề lửa hương thơm quanh xóm Đường xe chúa Trịnh vết cũ còn in Bè từ giúp mọi người vượt bề khổ
Dưới bãi những cò vịt quen nghỉ đứng bên đò chải) Rõ ràng thi nhân mong muốn tất cả khô đau ngang trái, ly biệt mà nhân dân lao động phải gánh chịu sẽ chôn vùi vào quá khứ Giờ đây, cảnh thanh bình
đã trở lại
Tả về cảnh chùa chiền hay đền miếu, Hồ Xuân Hương không chỉ có cái
Trang 202.1.1.2 Các danh lam thắng cảnh
Thơ chữ Hán Hồ Xuân Hương còn có khá nhiều bài viết về các danh lam thắng cảnh của đất nước, ngoài những ngôi chùa và những ngôi đền cô kính Là người ưa tự do, phóng khoáng, thích ngao du đây đó, nhiều danh lam thắng cảnh trở thành cảm hứng cho ngòi bút thi nhân Trong #ương Đình Cổ Nguyệt thi tập, chúng ta có thể đễ dàng bắt gặp khá nhiều những bài thơ vịnh về cảnh Đồ Sơn hay vịnh Hạ Long Có thuyết cho rằng, sau khi Hồ Xuân Hương lấy Trần Phúc Hiển đã có một thời gian bà theo chồng ra Quảng Ninh Có lẽ vì thế mà cảnh trí trời mây non nước đất Quảng Ninh tươi đẹp đã thành
nguồn thi hứng cho nữ sĩ Hãy xem nhà thơ tả cảnh Hạ Long:
Phiếm phàm vô cấp độ Hoa Phong Tiễu bích đan nhai xuất thủy trung Thủy thế mỗi húy sơn điện chuyển Sơn hình tà khao thủy môn thông
Ngư long tạp xứ thu yên bạc
âu lộ tề phi chiếu tịch hồng
Ngọc động vân phòng tam bách lục Bắt tri thùy thị Thủy tinh cung
(Lá buôm thong thả vượt vịnh Hạ Long Vách dựng sườn non nồi lên giữa mặt nước Hình thế nước lượn uốn theo mặt núi
Cá rồng ở lẫn lộn khói thu mơ màng Cò sếu cùng bay ánh chiều đỏ Hang ngọc phòng mây ba tram sau
Chả biết ai ở chốn cung Thúy Tỉnh)
Trang 21Là một trong những thắng cảnh nổi tiếng nhất của nước ta từ xưa đến nay,
vịnh Hạ Long trong con mắt của thi nhân càng được tôn thêm vẻ hùng vĩ mà cũng rất nên thơ Hoa Phong chính là tên gợi cũ của Hạ Long( và nó còn một số tên khác như Nghiêu Phong hay An Bang) Trong bài thơ này, tác giả miêu tả vịnh Hạ Long với những “vách dựng sườn non”, “núi nghiêng”, “nước lượn uốn theo mặt núi” Từ đó, người đọc có thể hình dung vẻ đẹp của vịnh nước: có núi non đan cài vào cảnh biển tạo nên nét vẽ chấm phá như trong bức tranh thủy mặc
Từ điểm nhìn xa bao quát, nữ sĩ đần thu hẹp khoảng cách và miêu tả những sự vat cụ thé:
Cá rồng ở lẫn lộn khói thu mo mang
Cò sếu cùng bay ánh chiều đỏ
Đó là vẻ đẹp rất thơ mộng thần tiên với “khói thu mơ màng”, hòa lẫn “ánh chiều đỏ”, điểm suyết trong không gian đó là “cá rồng”, “cò sếu” Hai câu
cuối nhà thơ nói về vẻ huyền bí tựa như trong Thủy Tỉnh cung của những
hang động ở Hạ Long:
Hang ngọc phòng mây ba tram sau Chả hay đâu chốn Thủy tỉnh cung
Trong bài thơ Nhãn phóng thanh (Buông tầm mắt xanh), Hồ Xuân Hương miêu tả cảnh đẹp của vịnh Hạ Long với tầm nhìn bao quát Người làm thơ phải có cái nhìn rộng mở thì mới thấy được vẻ đẹp kì diệu mà tạo hóa đã ban cho nơi đây:
Vi mang loa dia sap thương minh Đáo thử tu giao nhãn phóng thanh Bạch thủy ma thành thiên nhận kiếm Hàn đàm phi lạc nhất thiên tỉnh
Trang 22Tới đây nên buông tầm mắt xanh Nước bạc mài thanh gươm ngàn nhận Đâm lạnh làm rụng cả trời sao)
Nước bạc lung linh huyền ảo, trong vắt tạo cho con người có cảm giác như nhìn thấy bầu trời đầy sao thứ hai ở dưới đáy hồ
Và với những cảnh đẹp như vậy, nữ thi sĩ đã ví Hạ Long như “Mái nhà
tiên (Hải ốc trù):
Phùng Di điệp tác kình thiên trụ Long Nữ thiên vi hải ốc trù Đại đế Thủy Hoàng chiên vị cập
Cô lưu nam diện củng kim âu
(Phùng Di chẳng chất dựng cột chong trời Long Nữ làm thêm những thẻ mái nhà ở biển
Đại khái là Tân Thúy Hoàng chưa với roi tới
Nên lưu lại cõi nam để củng cô âu vàng)
Vịnh Hạ Long không chỉ nổi tiếng bởi cảnh biển mà còn có những vách núi
hùng vĩ tựa như mái nhà tiên Đó là những ngọn núi đã được hình thành từ thuở xa xưa, trải qua thời gian nó vẫn đứng sừng sững, trở thành biểu tượng của sự lâu bền Khám phá những ngọn núi ấy, Hồ Xuân Hương thích thú với vẻ thắm u của chúng Dường như đó chính là những “cột chống trời” hay “thẻ mái nhà” do Hà Bá hay Long Nữ tạo dựng Bài thơ là tiếng nói ca ngợi cảnh đẹp của Hạ Long nói riêng và của nước Nam nói chung
Trang 23Đề đính nghĩa trường thiên địa tinh
Xướng tùy thanh động hải sơn thu (Gắn bó nghĩa dài trời đất sánh
Xướng tùy lời động biển non chờ)
Qua đó, ta có thể đọc được tâm tình người làm thơ, thể hiện ước mong có
được hạnh phúc thủy chung của bà
Hồ Xuân Hương còn có tám bài vịnh cảnh Đồ Sơn hay còn gọi là “Đồ Sơn bát vịnh” nói về cảnh đẹp nơi đây Với nghệ thuật tả từ xa đến gần kết hợp biện pháp so sánh, khung cảnh của Đồ Sơn được hiện lên cụ thể và sinh động:
Đồ Sơn chỉ đông viết Đông san Dao vọng sơn hình tự mã an Cổ tự môn tòng lâm lộc xuất Giang phi động tại thạch bình gian (Phía đông Đà Sơn gọi là núi Đông
Từ xa nhìn hình núi như chiếc yên ngựa Cổng chùa cổ nhô ra trong đám miễu rú Hang Giang Phi ở giữa nởi thành đá dung)
(Đông sơn thừa lương - Hóng mát núi Đông) Điểm nhìn của tác giả thu hẹp dần Trông xa ngọn núi như “chiếc yên ngựa” tạo cho người đọc có hình dung rõ ràng hơn về hình dáng và thế đứng của núi Lại gần hơn nữa là ngôi chùa cổ và hang Giang Phi Tất cả tạo nên một tổng
thé kiến trúc vừa cô kính, vừa hùng vĩ
Theo chân nữ sĩ, người đọc sẽ bắt gặp giếng Rồng: Ngọc sơn sơn hạ tiểu khê biên
Xuyên thạch quyên quyên chú bách xuyên Nhuận hoạt hồn như hòa ngọc dịch
Thanh hương sai khả thắng long diên (Ö đưới múi ngọc bên khe nhỏ
Trang 24Loáng sáng nhự hòa nước ngọc
Thơm trong tưởng có thể hơn rãi Rồng)
(Long tinh qué trac - Qua choi giéng Réng) Cùng tả về giếng nước nhưng trong thơ Nôm không chỉ đề cập đến vẻ đẹp tự nhiên mà còn hàm ân để nói về con người:
Giếng tốt thanh thơi giếng lạ lùng
Cầu trắng phau phau đôi ván ghép Nước trong leo lẻo một dòng thông Cỏ gà lún phún leo quanh mép Cá giếc le te lách giữa dòng
(Giếng nước)
Từ chiếc cầu trắng đến dòng nước trong đều “thanh thơi”; “cỏ gà” hay “cá
giếc” đều có gì đó non tơ mới mẻ Mượn hình ảnh giếng nước, Hồ Xuân
Hương nói về sức sống và vẻ đẹp thanh tân của những cô tố nữ
Khác với bài thơ trên, Giếng Rồng trong thơ chữ Hán của nữ sĩ lại là vẻ đẹp tự nó, dường như không có hàm ý sâu xa nào khác: rỉ đá chan chan, loáng sáng, trong thơm Với phép so sánh nước giếng như nước ngọc, trong hơn cả rãi Rồng thiêng, chúng ta có thể nhận thấy vẻ đẹp tinh khiết xen lẫn sự linh thiêng của giếng
Tóm lại, qua những bài thơ vịnh cảnh vật được kiến tạo từ bàn tay và trí tuệ, tình cám con người hay danh lam thắng cảnh thiên nhiên tạo hóa ban cho, chúng ta có thể biết thêm về Hồ Xuân Hương với hồn thơ đằm thắm, diu
dàng Khác với thơ Nôm, nữ sĩ không miêu tả cảnh bằng cái nhìn đầy “ẩn ý”
Trang 252.1.2 Đời sống con người trong thơ Hồ Xuân Hương 2.1.2.1 Tình bạn và tình yêu trong thơ Hồ Xuân Hương
Bên cạnh những vần thơ viết về thiên nhiên, thơ chữ Hán Hồ Xuân Hương còn viết về đời sống con người trong đó thơ nói về tình bạn, tình yêu
của bản thân nữ sĩ chiếm một phần khá quan trọng Từ bao lâu nay, Hồ Xuân
Hương được biết đến qua thơ Nôm bởi sự táo bạo, nồng nhiệt ở đây, với thơ chữ Hán lại hiện lên một Xuân Hương sâu sắc, đằm thắm, trăn trở nhưng cũng không kém phần nóng bỏng, phóng khống Trong thơ Nơm truyền tụng cùng với tiếng cười nhạo của nhà thơ với nhiều hạng người trong xã hội cũng thể hiện sự xót thương cho thân phận, tình duyên của bản thân nhưng vẫn bộc lộ sự phản kháng, thách thức: ““Trơ cái hồng nhan với nước non” hay “ Ngán nỗi xuân ổi xuân lại lại / Mảnh tình san sẻ tý con con” ở thơ chữ Hán, Hồ Xuân Hương cũng đau cho mình, cho những mối duyên không thành nhưng với giọng thơ dịu dàng, chân thành, tha thiết Đây cũng là những bài thơ của hoài
niệm nhung nhớ, những tình cảm nhân sinh đẹp đẽ khôn cùng
Trước hết, Hồ Xuân Hương là một nhà thơ có ý thức cá nhân rất rõ Bà thể hiện ý thức về nữ nhi, luôn đấu tranh và lên án sự bất công của xã hội, của nho giáo Nhưng khác với thơ Nôm, thơ chữ Hán không “đánh thắng, đánh mạnh” mà thể hiện qua nỗi cô đơn rợn ngợp của một người phụ nữ không may mắn trong tình yêu:
Đài hoang thần nữ miễu Vân tán Sở vương đài
Minh nguyệt quang như hử Ngã tư chỉ nhân hề an tại tai
(Miếu hoang thần nữ rêu rẫu Đôài cao vua Sở mây tan Bồn bê trăng sáng mênh mang
Người ta mong nhớ giờ đang nơi nào)
Trang 26Cũng là tượng đài, lăng tam, miéu tho mà cảnh tượng ngược hẳn nhau Nơi miếu thần nữ thì rêu hoang bao phủ, nơi đặt tượng đài vua Sở thi cao vat tang mây Phải chăng Hồ Xuân Hương mượn câu chuyện này để so sánh cảnh mình hiện tại với người mà nàng mong nhớ Nếu như thân nam nhi bốn bể đều là anh em, tha hồ “tang bồng hồ thỉ”, “đối rượu họa thơ”, bình văn, thưởng nguyệt thì đâu có thấu cảnh tượng cô đơn, không người giãi bày, lòng buồn bã hoang vu như rêu phủ trên miễu thần nữ của phận nữ nhi Hồ Xuân Hương đối thoại với nững quan niệm xã hội về con người qua đó thể hiện quan điểm của mình: người phụ nữ cũng có thể chủ động bày tỏ tình cảm:
Người ta mong nhớ giờ đang nơi nào
Tâm trạng cô đơn, lẻ loi ấy còn được nữ sĩ gửi gắm vào thiên nhiên cảnh vật:
Nhất viên hồng hạnh bích thanh song
Phén hoa tích dĩ không
Kim chiêu hựu kiến số chi hồng Oanh nhi mạc đới đông phong khứ
Chi khủng đào yêu vô lực tiếu đông phong (Một vườn hông hạnh biếc đây song
Phôn hoa trước đã không
Sớm nay lại thấy mấy cành hỗng Chim oanh đừng mang gió đông tray Chỉ sợ đào non không sức cười gió đông)
(Xuân đình lan- Hoa lan xuân)
Cả vườn hồng hạnh khẳng khiu, hắt hiu trong giá buốt sương sa hôm nào nay
Trang 27như cánh hoa đào non chớm hé hết sức cô đơn, bấy bớt kia làm sao cười nỗi
trước gió đông:
Đừng lôi cuốn gió oanh ơi E đào bấy bớt khôn cười gió đông
Mùa xuân đâu phải giành cho những người lẻ gối đơn thân Trong lúc vạn vật có đôi, hớn hở vui cười thì nhân vật trữ tình lại vò võ một mình, vui thì vui gượng còn buồn lắng sâu
Với nỗi lòng trống trải, tái tê, Hồ Xuân Hương càng trằn trọc, bâng khuâng, xót xa cho sự đơn độc của mình:
Khâm trung bán sấu phong lưu cốt Tháp thượng bình phân hải giốc tình
(Trong chăn mình vóc phong lưu gây nửa phần Trên giường như chia đôi mối tình nơi góc biển)
(Ban cham thu hoài - Nỗi niềm gối lẻ)
Với những lứa đối bình thường, phòng khuê chăn gối luôn là nơi ấm nồng
hạnh phúc Với người gối lẻ như Xuân Hương thì đó là nỗi bất hạnh Chăn gầy, chiếu mỏng, tình hờ, số phận mong manh, trôi nổi lênh đênh không biết đâu là bờ bến Nếu cõi trần có được những “đôi mất xanh”, biết phân biệt ngọc đá vàng thau chắc hắn “Bà chúa thơ Nôm”không còn phải chịu cảnh nỗi niềm gối lẻ, khóc trong thơ và ngậm ngùi “trong chăn” như thế này
Phơi trải lòng mình trong thơ, nếm trải nỗi niềm gối lạnh phòng không, nỗi đoạn trường, Xuân Hương đã biết thế nào là tương tư Nàng đã đại dột để cho gió lớn bay qua Cổ Nguyệt đường Giờ chỉ còn lại nỗi cô đơn sừng sững
trong đêm khuya mênh mông sâu thắm:
Trang 28Hoa hoa nguyệt nguyệt chủ nhân ngô (Canh khuya ngồi lặng ngắn ngơ
Lâu suông rượu lạnh trang hò nửa cung Gió dài lẻ tiếng giọt đẳng
Hoa trăng đôi lứa ai cùng với f4)
(Thu dạ hữu hoài - Đêm thu cảm hồi)
Nỗi cơ đơn khiến nàng giữa đêm thu lặng lẽ cũng ngồi như phỗng đá gặm nhắm nỗi dau trong mình, trong thơ Uống rượu một mình đã thắm thía nỗi cô đơn sầu khô, uống dưới ánh trăng hờ nửa cung lại càng nặng nề, u uất hơn Đã thế, trăng lại có hoa làm bạn, làm “đôi lứa” còn nhân vật trữ tình chỉ lặng lẽ
đơn độc Thật bẽ bàng chua xót Tình cảnh lẻ loi ấy cũng được văn thơ trung đại nói đến rất nhiều trong đó có Chinh phụ ngâm của tác giả Đoàn Thị Điểm
Những câu thơ diễn tả cảnh vật quấn quýt lứa đôi còn con người thì cô lẻ: Hoa giãi nguyệt nguyệt in một tắm
Nguyệt lồng hoa hoa thắm từng bông Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau
Hồ Xuân Hương cũng thổ lộ nỗi ai oán trớ trêu hiện tại của mình: Xuân tịch tịch Xuân hứng bắt đa hồ Nhạn ảnh hà quy vân tự trụ (Xuân vắng vẻ Hứng xuân chẳng nhiều Bóng nhạn về đâu mây ở lại)
Trang 29Tuổi xuân càng ngày càng qua đi vậy mà nàng vẫn cô đơn Hình ánh con
chim nhạn gợi lên sự ngóng trông, mong chờ tin tức của bạn Cũng bởi không biết “nhạn đà nơi đâu” mà bà thẫn thờ, ấm ức thốt lên:
Trùng thanh như khốc thủy không lưu Tuế án tu liên
(Dề nghẹn giọng, nước xuôi cầu
Năm tàn tháng tận riêng đau kiếp người)
Bài thơ thật buồn Đêm mênh mông, “dế nghẹn giọng”, nước chảy trôi, thời gian đã hết, nỗi đau riêng lẻ
Đọc thơ Nôm Hồ Xuân Hương, chúng ta thấy hình tượng một người
phụ nữ đầy bản lĩnh trước cuộc sống, dám vượt qua mọi rào cản của lễ giáo, đạo đức phong kiến để làm chủ số phận, làm chủ tình cảm và khẳng định vị trí của mình trước cuộc đời Thơ chữ Hán cũng vậy, không chỉ là tâm trạng cô đơn, lẻ loi mà còn thể hiện một người phụ nữ dám thổ lộ tình cảm sâu kín rất chân thành của mình Thi nhân cũng khẳng định khát vọng hạnh phúc lứa đôi của một người phụ nữ
Xuân Hương mượn thiên nhiên cảnh vật để nói lên tâm trạng của mình Từ những sự vật vô tri vơ giác thống chốc hiện hình thành sinh linh sống động, có tâm tư tình cảm, biết thương nhớ hờn giận và đặc biệt là có cá tính số phận như con người:
Sầu lưu Tương thủy thính Muộn áp Thục sơn đê
(Sông Tương nghe buôn chảy Non Thục sẵu nén đây)
(Nguyệt hạ ca 2- Bài ca dưới trăng 2)
Nói đến sông Tương là nói đến nước mắt của người vợ khóc chồng, nói đến sự ly biệt mong nhớ của đôi lứa:
Sông Tương một dải nông sờ Bên trông đầu nọ, bên chờ cuối kia
Trang 30Tương truyền, vua Thuấn đã vĩnh biêt hai người vợ yêu là Nga Hoàng và Nữ Anh trên con sông này Xuân Hương đã vận dụng điên có, sự tích tài tình Ví mối tình của mình như mỗi tình của vua Thuấn với hai người vợ yêu Sông Tương đài hơn hai ngàn dặm, chảy qua bao đốc cao vực sâu đề đồ vào lòng hồ Động Đình Nỗi lòng của Xuân Hương cũng khắc khoải, bi ai, sau thương như thế Sông Tương buôn, núi Thục sầu Nỗi buồn như nước sông chảy mãi,
nỗi sầu cao như núi chang voi Thuong cho tinh minh, tinh ban, cho mối duyên lỡ dở khi tuổi đời đã dần xế bóng nhưng tâm tư tình cảm vẫn khát khao, đằm thắm mà không được đáp đền Không biết khi nào mới được xe kết lứa đôi:
Tình chi sở chung
Bất chỉ kì kì
(Chung đúc mối tình Biết bao giờ đây)
(Nguyệt hạ ca 2- Bài ca dưới trăng 2) Trong khi tai nghe mắt thấy sự sầu thương chia ly vương vấn thì dạ phải nén nỗi buồn lại nên nỗi buồn càng buồn hơn, sầu thêm trĩu nặng Câu hỏi “bắt tri kì kì” như tiếng thở đài của nữ sĩ về một mối tình dằng dặc chờ đợi, mong nhớ
Hồ Xuân Hương vẫn biết là phải đợi chờ mòn mỏi nhưng đâu đó thi sĩ vẫn ánh lên chút hy vọng vào một tương lai tốt đẹp ở bài Xuân đình lan, có một Hồ Xuân Hương nồng nàn, da diết:
Trang 31(Trăng tà người lặng trong lầu gác Nam nghe giọt đẳng
Dậy nghe giọt đồng
Nửa đêm “Nam ai” ngang trên không Tiếng đã cùng chung
Hơi cũng cùng chung
Nhớ nhau năm canh sao mênh mông)
Trong khi trăng đã xế nghĩa là trời đã khuya lắm rồi mà với nàng, thời gian vẫn phải tính bằng giây phút Thời gian trôi chậm chạp tưởng chừng như vô tận mà nỗi nhớ của Xuân Hương còn thắm sâu vô tận hơn khiến đêm dài được lấp đầy bằng nỗi nhớ và ki niệm
Nếu thi sĩ Xuân Diệu tả “tâm hồn treo ngược cành cây” thì “ Bà chúa thơ
Nom” ra doi trước hai trăm năm lại đặt cả tâm hồn mình ở Non Vu: Tâm tại vu phong Hồn tại Vu Phong Ân ái thử tao phùng Nhàn ở đông phong Quyện ÿ đông phong (Lòng ở Vu Phong Hồn ở Vu Phong An di lai gặp cùng Nhàn tựa gió Đông Mệt tựa gió Đông)
(Xuân đình lan- Hoa lan xuân)
Từ đó, nàng tha hồ mơ mộng, vơ vẫn cùng bao kỉ niệm yêu thương, that lang
lâng huyền ảo và cũng đầy nuối tiếc, xót xa Không đủ sức để tựa mình vào quán khiến quán đồ, đình xiêu như câu ví dân gian mà lại tựa mình trước gió Đông tức làn gió mùa xuân từ phương Đông thôi tới Nữ sĩ mong cho nỗi buồn khổ sầu não vì mong ngóng nhớ thương chàng nhờ thế mà vơi cạn như
Trang 32khao hạnh phúc lứa đôi của Hồ Xuân Hương được thể hiện chân thực, táo
bạo Đây quả thực là những vần thơ hiếm hoi của người phụ nữ thời phong
kiến
Có lúc Hồ Xuân Hương kín đáo bày tỏ nỗi niềm nhưng có khi bà cũng
thẳng thắn, chân thành bộc lộ tình cảm thắm sâu trong tâm hồn mình:
Hoa phiêu phiêu Mộc tiêu tiêu Ngã mộc khanh tình các tịch liêu Khả thị cảm xuân liêu Lộc ao ao Nhạn ngao ngao
Giang bát bát, thủy hoạt hoạt, ngã tư quân
hồi tương khế khốt, lệ ngân chiêm hạ sát (Hoa dap diu
Cay hiu hiu
Ta mo tinh anh cung tich liéu Nươu nao nao
Nhạn lao xao
Sông bát ngáit, nước dào đạt, ta nhớ anh
mong cùng man mác, châu lệ đầm dia vạt
(Thuật ý kiêm trình hữu nhân Mai Sơn Phú- Giãi bày nỗi niềm gửi Mai Sơn Phủ)
Trang 33Nói rõ ý mình với Mai Sơn Phủ chứng tỏ nàng đã yêu song chưa một lần thổ lộ nỗi lòng hay quyết định của mình với người tình Vì thế, trong bài thơ này khi đã cách xa chàng ngàn vạn dặm, nàng mới tự trải lòng mình trên trang giấy:
Vân thương thương, thủy ương ương,
vân thủy na kham vọng nhất trường
nhất trường dao vọng xúc mang mang
Nhật kì kì, đạ trì trì, nhật dạ thiên hoài lữ
tứ bi, tứ bi ưng mạc ngộ nhai kỳ (Mây xanh lam, nước trong làn, mây nước
nhìn sao được một đàng, một đàng xa ngó xui vội vàng Ngày lê thê, đêm rì rì, ngày đêm nỗi khách
riêng sâu bi, sầu bi đừng để lỡ nhai kỳ (Thuật ý kiêm trình hữu nhân
Mai Sơn Phú- Giãi bày nỗi niềm
gửi Mai Sơn Phủ)
“Mượn cảnh tả tình” là cách người xưa thường sử dụng ở trong bài thơ, mây nước đôi ngả chìa lìa cũng giống như Xuân Hương và Mai Sơn Phủ vậy Ngày rồi lại đêm, nỗi nhớ cứ triỀn miên, dai đẳng, khôn nguôi
Cuối cùng thì Hồ Xuân Hương cũng nói lên tình cảm của mình: Hảo tư tâm thượng khách tương tri, dã ưng
giao thác thử duyên đề Phương tâm thệ bắt phụ nhai kỳ
(Lòng luôn mong nhớ khách tương trị,
duyên đây nên có mối di vé
Trang 34Khát khao hạnh phúc giản dị của Xuân Hương liệu có được đáp đền Lời thể mà nàng nhắc đến và cũng nhắc Mai Sơn Phủ thể hiện mong ước lứa đôi của
một người phụ nữ đồng thời cho thấy sự mạnh mẽ, táo bạo trong con người Hồ Xuân Hương Nàng sẵn sàng là người chủ động bảy tỏ tỉnh cảm của mình
Trong máng thơ về tình bạn, tình yêu này, Hồ Xuân Hương có một số bai thơ xướng họa với Trần Hầu:
Hoa viện hoa nhân thử độ phùng
Lĩnh mai hàn ảnh nhập sơ đông Vị tằng đồ diện tâm tiên mộ Khởi dẫn liên thi ý thủy nồng (Người đẹp nhà hoa lại gặp cùng
Mai non bóng lạnh buổi đầu đông
Chưa từng gặp mặt lòng đà mến Há phải trao thơ ý mới nỗng Và Xuân Hương họa lại:
Hàn danh cửu ngưỡng hỷ tương phùng Cận tiếp quang nghỉ nhật chính đông Hậu ý thủy giao trị thủy đạm
Tình hoài sơ ẩm giác đôn nồng (Lâu nghe danh tiếng gặp nhau mừng
Gần ngó dung quang nắng giữa đông ÿ đậm vừa quen hay nước đạm
Tình mong vừa chuốc biết men nông)
Bài họa của Xuân Hương thé hiện su tinh tế của nữ sĩ Vừa nắm bắt được “cái thần” bài xướng của Trần Hầu để họa lại vừa bộc lộ nỗi niềm, tình cảm của mình với người bạn tri kỉ
Trang 35xúc nhưng lại luôn rơi vảo tình cảnh cô đơn hoặc phải xa xôi ly biệt với người yêu Mặc dù vậy, Hồ Xuân Hương vẫn thê hiện khát vọng hạnh phúc lửa đôi qua một hồn thơ chân thành tha thiết Qua đó chúng ta thêm trân trọng, cảm phục nữ sĩ
2.1.2.2 Đời sống sinh hoạt của con người
Bên cạnh những van thơ viết về thiên nhiên cảnh vật hay tình bạn tình yêu, thơ chữ Hán Hồ Xuân Hương còn đề cập đến đời sống sinh hoạt của con người Đó là cuộc sống của những người dân làng chài ven biển - nơi nữ sĩ đã từng đi qua như Quảng Ninh hay Đồ Sơn- Hải Phòng Đây cũng là nét khác biệt với những sáng tác thơ Nôm truyền tụng
Trong bài Thạch phố quan ngư (Bến Đá xem quăng chài đánh cá), nhà thơ đã miêu tả quang cảnh ven bãi sông và hình ảnh ngư dân với một cái nhìn đầy thích thú và trìu mến:
Thủ thám giao cung giang tác lộ
Võng thu thần thị tịch vi kỳ
Huề la bản phụ phan thuyền vĩ Khấu tiệp đà sư hệ tửu chỉ
(Tay tìm hang giao long, sông mở đường Lưới thu chợ trai sóng chiều làm cờ Bà mua cá xách giỏ vin cuối thuyén ông lái gõ chèo nâng chén rượu)
Khung cảnh bến Đá được mở ra với một vẻ đẹp thanh bình và yên ả: Phong điềm ba tĩnh độ giang mi
(Gió im sóng lặng dạo bước ven bãi sông)
Trang 36thể hình dung khá cụ thể đời sống mưu sinh vùng biển Dường như thiên
nhiên cũng hòa cùng tinh thần lao động hăng say của họ: “sông mở đường”,
“sóng chiều làm cờ” Từ điểm nhìn bao quát, Hồ Xuân Hương chuyển sang
miêu ta con người cụ thể Đó là đôi vợ chồng già: bà mua cá, ông lái gõ chèo Thông qua hình ảnh này, chúng ta có thể hình dung cuộc sống lao động bận
rộn mà vui vẻ thoải mái của những người dân sông nước Họ gắn bó với thiên
nhiên và bằng lòng với cuộc sống của mình
Bên cạnh đó, nữ thi sĩ họ Hồ cũng cảm nhận những cảnh đẹp khác của non nước Việt Nam Cụ thể là những làng chải, nơi mà nữ sĩ đặt chân đến Đăng sau vẻ đẹp tựa tranh của cảnh sông biển là nét đẹp đời sống tinh than “Tiếng hát chài” nỗi lên cho ta thấy tâm hồn lạc quan yêu đời của người lao động:
Dao vọng thủy cùng sơn tận xứ
Hốt nhiên xung xuất trạo ca thanh
(Xa nhìn mãi tới chốn non cùng nước tận
Chợt đâu lại thấy nổi lên tiếng hát chài)
(Trạo ca thanh _ Tiêng hát chai)
Hai từ “hốt nhiên”( chợt đâu) cho ta thấy tâm trạng ngạc nhiên, bất ngờ của
nữ sĩ Tiếng hát chai nỗi lên giữa một vùng “vọng thủy cùng sơn”(non cùng thủy tận) cho thấy con người lao động đã biến đổi thiên nhiên Nơi không có
sự sống đã trở thành vùng đất có một cuộc sống vui tươi Bên cạnh đó cũng thấy được con mắt và tâm hồn tỉnh tế, nhạy cảm của Hồ Xuân Hương Con
người không bao giờ bị che khuất, vùi lấp bởi thiên nhiên rộng lớn Ngược
lại, con người là trung tâm, nổi bật giữa thiên nhiên, làm chủ thiên nhiên Đó
cũng là giá trị nhân văn sâu sắc mà nữ sĩ muốn gửi gắm
Theo chân nhà thơ, chúng ta sẽ được biết đến với “ Làng mây nước” ( Thủy vân hương):
Vân căn thạch đậu tự phong phòng Mãn mục sơn quang tiếp thủy quang (Chân mây hang đá như tổ ong
Trang 37Cảnh đẹp vừa nên thơ, vừa hùng vĩ được mở ra Nền chính của bức tranh ay la con người Dù trong hoàn cánh nào, con người cũng là chủ thể tạo ra chân dung cuộc sống:
Mạn thuyết ngư nhân châu nhất diệp Số trùng môn hộ thủy vân hương (Trò chuyện chải câu đò một lá
Máy lần cổng ngõ nước mây luỗn)
Nữ sĩ không chỉ miêu tả những ngư dân qua công việc lao động trên biển mà còn muốn hiểu hơn về đời sống tinh thần của họ Chúng ta sẽ cùng đọc và cảm nhận New ông khúc hành (Hành khúc ông chai):
Dã ông đạm bạc điệc phồn hoa Thác nhận đào yên thị hệ la Ký ngữ khinh châu tòng diéu tir
Quá giang ưng bắt thính tỳ bà
(Già quê đạm bạc cũng phôn hoa
Lâm tưởng đào non là dây hờ
Nhắn nhủ người câu đò nhẹ lướt Qua sông đừng lắng tiếng tỳ bà)
ông chài tự thấy cuộc sống của mình tuy “đạm bạc” nhưng có khi “phồn hoa” Đó là cảm nhận của một tâm hồn mộc mạc bình dị nhưng không kém lãng mạn ông coi cảnh vật miền sông nước là đàn, là âm thanh tiếng hát Sự vui đùa hóm hỉnh ấy sẽ làm vơi đi vất vả mệt nhọc sau những giờ buông chài đánh cá
Qua những bài thơ tả cánh sinh hoạt, chúng ta thấy tỉnh thần lao động
Trang 38Tóm lại, nội dụng thơ chữ Hán Hồ Xuân Hương tập trung vào hai đề tài
lớn Đó là thiên nhiên cảnh vật và đời sống con người Thiên nhiên trong thơ chữ Hán không khoác nghĩa hàm ấn mà là vẻ đẹp của chính nó Từ đó thé hiện tắm lòng yêu hương đất nước của Hồ Xuân Hương Trong tình bạn, tình yêu,bên cạnh người phụ nữ cá tính, táo bạo như trong thơ Nôm, mảng thơ này
còn bộc lộ một tâm hồn đằm thắm, dịu dàng và khát khao hạnh phúc chính
Trang 392.2 Nghệ thuật thơ chữ Hán Hồ Xuân Hương
Tìm hiểu nghệ thuật thơ chữ Hán Hồ Xuân Hương, khóa luận xin được khảo sát ba yếu tố nghệ thuật cơ bản, đó là: Thời gian,không gian nghệ thuật; hình ảnh thơ và ngôn ngữ thơ Cùng một cây bút thể hiện, thơ chữ Nôm và thơ chữ Hán của Hồ Xuân Hương có những nét tương đồng Tuy nhiên, ở mức độ nhất định, mỗi mảng sáng tác cũng có những đóng góp riêng
2.2.1 Thời gian, không gian nghệ thuật
Trước khi khảo sát thời gian, không gian nghệ thuật trong thơ chữ Hán Hồ Xuân Hương, chúng tôi trình bày một chút về quan niệm thời gian, không
gian nghệ thuật trong sáng tác văn học
Thời gian nghệ thuật là phạm trù đặc trưng của thi pháp học Giáo sư Trần Đình Sử đã nhận xét: “Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thé
chiêm nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với độ dài của nó, với nhịp độ nhanh chậm, với chiều dài thời gian là hiện tại, quá khứ hay tương lai” [11, tr77]
Thời gian nghệ thuật là hình tượng nghệ thuật, sản phẩm sáng tạo của
tác giả bằng các phương tiện nghệ thuật nhằm làm cho người thưởng thức
Trang 40Không gian nghệ thuật cũng là phạm trù đặc trưng của thi pháp học Theo 7ử điển thuật ngữ văn học: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chính thế của nó” [4, tr160] Giáo sư Trần Đình Sử lại khẳng định: “Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện quan niệm nhất định về cuộc sống” [1 1, tr108- 109]
Không gian nghệ thuật giúp cho việc tái hiện cuộc sống theo ý đồ chủ
quan của tác giả Thực chất không gian nghệ thuật là một “quan niệm nghệ thuật” Nó là một “hiện tượng tâm linh nội cảm chứ không phải hiện tượng
địa lý, vật lý” Từ những quan niệm trên, chúng ta hiểu rằng thời gian, không gian nghệ thuật được nghệ sĩ sử dụng gắn với những ý đồ nghệ thuật khác
nhau trong sáng tác để hướng tới việc phản ánh đời sống của nhân vật Chúng có thể vẫn là thời gian, không gian tuyến tính hoặc những kiểu thời gian, không gian đa dạng khác nhau được nhào nặn, được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ Chúng mang đậm cảm nhận, suy tư của người nghệ sĩ trước cuộc đời
Từ cách hiểu về thời gian, không gian nghệ thuật như trên, luận văn khảo sát vấn đề thời gian, không gian nghệ thuật trong thơ Hồ Xuân Hương
“ Những nhà thơ lớn xưa nay đều là nhà thơ của cảm thức về thời gian” (Lã Nhâm Thìn) Hồ Xuân Hương cũng vậy, bà cảm nhận sâu sắc sự tuần
hồn vơ định của đất trời Trong thế giới khách quan, thời gian thì vô hạn mà đời người thì hữu hạn Con người nhận thấy sự nhỏ bé, cô đơn của kiếp người
mà thương thân, xót phận, cảm thức thời gian tàn tạ, phôi pha Những con