Hư cấu phù hợp với đặc trưng thể loạ

Một phần của tài liệu Nhân vật của lan trì kiến văn lục luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 60 - 62)

Quá trình phát triển của văn học là quá trình văn học thoát ly dần các chức năng ngoài văn học. Thật là ngộ nhận khi cho rằng đặc trưng văn học bất biến trong suốt quá trình lịch sử của nó. Sự phát triển của hư cấu, tức sự gia tăng của yếu tố tưởng tượng, sự đổi mới của chất lượng, phạm vi hư cấu làm cho văn học càng giàu khả năng biểu hiện hơn, nghệ sĩ được tự do hơn, tính chất giải trí đậm hơn và do đó giá trị thẩm mỹ

phong phú hơn. Hư cấu là dấu hiệu của sáng tác văn chương, ý thức về hư cấu cũng là ý thức về công việc sáng tạo. Văn học trung đại Việt Nam đã có quá trình hư cấu từ không tự giác đến tự giác với mức độ ngày càng cao, tuy nhiên vẫn nằm trong khuôn khổ quy luật của loại hình văn chương trung đại. Quy luật của sáng tạo nghệ thuật trong văn chương thẩm mỹ là sáng tạo một “thiên nhiên thứ hai”, bởi thế mà các tác giả viết về người thật việc thật đã phát huy cao độ khả năng hư cấu. Chân lý trong các tác phẩm không đồng nhất với chân ý đời sống.

Với 44 truyện viết về người thật việc thật, cùng sự hiện diện của 97 nhân vật ở đời thường, ít nhiều Vũ Trinh đã thể hiện ý thức hư cấu của mình.

Với loại nhân vật kỳ lạ và loại nhân vật là vật được nhân hóa, yếu tố hư cấu được Vũ Trinh sử dụng phóng túng, với loại nhân vật là người bình thường, các chi tiết hư cấu được hạn chế hơn. Đọc những truyện xuất hiện loại nhân vật này dường như chúng ta có cảm nhận tác giả đang kể những câu chuyện về những con người xung quanh, rất gần gũi, mộc mạc chân chất đang từng ngày vật lộn với cuộc sống sinh sôi. Đó là bà bán hàng quán trong Đẻ lạ, vợ chồng làm nghề buôn hàng mã trong

Dốc đầu sống, là người dân chài trong Hang núi giữa biển, hay anh chàng đốn gỗ trong Gấu hổ chọi nhau. Đâu đó quanh đây ta bắt gặp những bà đồng, thầy tướng như Vũ Trinh nói đến, hay những tên cướp giật chốn giang hồ, những kẻ ăn không ngồi rồi bày trò lừa bịp. Cuộc sống thường ngày với nhịp thở đều như được trải dài trong Lan Trì kiến văn lục. Yếu tố hư cấu được tinh lược, bởi thế tính cách và số phận các nhân vật hiện lên lại càng chân thật, gần gũi hơn.

Trong các truyện Thằng trộm, Ca kỹ họ Nguyễn, Bà đồng, Phu nhân Lan quận công, Người con gái trinh liệt ở Cổ Trâu, Người đàn bà trinh tiết ở Thạch Thán, Thầy tướng, Liên Hồ quận công, Nguyễn Trật, Trạng nguyên họ Nguyễn, Nguyễn Quỳnh, thì chi tiết hư cấu hầu như không

xuất hiện. Những thiên truyện đó là những câu chuyện được Vũ Trinh kể lại. Nó không có bóng dáng những điều kỳ lạ hay sự xuất hiện của biến hóa khác thường.

Một phần của tài liệu Nhân vật của lan trì kiến văn lục luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w