Thống kê, phân loạ

Một phần của tài liệu Nhân vật của lan trì kiến văn lục luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 70 - 75)

Bảng 1: Thống kê

TT Tên truyện Nhân vật là vật

được nhân hóa Miêu tả tóm tắt 1 Đứa con của

rắn

Rắn Ở huyện Sơn Vỹ có người đàn bà họ Nguyễn, một hôm đi kiếm củi dưới chân núi bị rắn cưỡng ép. Ít lâu sau sinh được đứa con đứa con trai da đen như sơn.

2 Tiên trên đảo Hươi, cành cây Ông Nguyễn Lộc người Thanh Trì, thuê thuyền cùng bạn đi buôn. Một hôm thuyền bị dạt vào đảo. Hươi trong đảo chạy ra cướp bè chèo đi. Mọi người đuổi theo. Lộc lạc đường. Nhờ cành cây chỉ đường, Lộc đã gặp lại mọi người.

3 Con hổ có nghĩa 1. Ở huyện Đông Triều có bà đỡ nổi tiếng họ Trần. Hổ cái đau đẻ lúc nửa đêm. Hổ đực đến nhờ bà đỡ giúp. Để tạ ơn bà đã giúp đỡ cho hổ cái, hổ đực biếu bà 10 lạng bạc trắng.

2. Người tiều phu ở Lạng Giang giúp hổ lấy cái xương mắc ở họng ra. Hổ như được tái sinh, biếu của ngon ở rừng để tạ ơn. Khi biết tin người tiều phu chết, hổ đến bên quan tài vái lạy ân nhân. Hàng năm giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê, lợn cúng giỗ.

4 Chuyện tình ở Thanh Trì

Khối đá Chàng họ Nguyễn ở Thanh Trì bị ông họ Trần từ chối gả con gái vì quá nghèo. Chàng quyết ra đi làm giàu để về cưới nàng. Chờ đợi trong mòn mỏi, cô gái chết và hóa thành khối đá, khối đá khóc, những giọt nước mắt như máu đã được chàng nâng niu trong tay khi chàng trở về. 5 Cá thần Cá Có một lái buôn ở Quảng

Nam ưa làm điều thiện. Một hôm bị chủ thuyền đẩy xuống biển do cãi vã nhau. Cảm kích tấm lòng lương thiện của ông, cá đã cứu sóng ông, đưa vào bờ an toàn.

6 Chuyện khỉ Khỉ Cô thôn nữ xinh đẹp ở Lục Ngạn bị hàng trăm chú lính khỉ bắt về cống nạp cho khỉ già chủ tướng. Cô buộc phải

sinh sống với khỉ già và sinh được một chú khỉ con. Cha mẹ và dân làng biết được sự tình đã hạ độc khỉ, đưa được cô gái về.

7 Hổ hào hiệp Hổ Một nông dân họ Hoàng ở Bảo Lộc đã có một đời vợ. Để vừa lòng người vợ hai, anh đem đứa con trai 5 tuổi của mình với vợ đầu thả vào rừng sâu cho chết. Hổ thương tình đã dẫn đứa bé về cho bà ngoại. Hổ tìm Hoàng giết được kẻ bạc ác đó.

8 Nhớ ba kiếp Gà, lợn Có người đàn ông sống bạc ác nên bị đày làm gà và lợn. Anh ta hối cải, hướng thiện, tu tâm tích đức nên kiếp cuối đã được làm người.

9 Hổ có lòng nhân Hổ Có người gánh hàng thuê, tối không kịp về nhà, đành trú mình giữa rừng. Hổ thương tâm trước lời cầu xin của người đó nên không làm hại. Hổ nằm dưới gốc cây bảo vệ cho người đó suốt đêm, thoát khỏi nanh vuốt của những kẻ săn mồi.

10 Rắn thiêng Rắn Viên lại đi làm việc quan, rắn nằm giữa đường ngăn cản.

Rắn bị xúc phạm và suýt chết dưới kiếm của viên quan. Ôm hận, rắn quyết trả thù bằng được. Thần trong miếu khuyên bảo, rắn biết mình xử sự như vậy là sai nên không phục thù nữa.

11 Gấu hổ chọi nhau

Gấu, hổ Hổ và gấu ngồi sưởi bên đống lửa. Nguyễn Mỗ người Lục Ngạn đi đốn củi dí than vào hổ trong khi hổ ngủ. Hổ giật mình tỉnh dậy, ngỡ là gấu làm hại mình nên lao vào cắn xé. Cuối cùng cả hai đều chết.

12 Ma cổ thụ Cây đa Ở phố Đình Ngang có cây đa hay quấy nhiễu đời sống dân lành. Ma cây đa ưa người tài như như Nguyễn Kính. Khi Nguyễn Kính ốm đã chăm sóc, nhưng Nguyễn Kính đã thẳng thừng đuổi đi.

Bảng 2: Phân loại

Phân loại nhân vật

Động vật Thực vật Đồ vật

Số truyện 9 2 1

Tỷ lệ (%) 75 17 8

Số lượng nhân vật 13 2 1

Cuộc sống vốn đa dạng phong phú, có những đổi thay bất tận. Và nó càng sinh động hơn qua văn học nghệ thuật. Văn học nghệ thuật chính là sự thoát ly cái đơn điệu. Nó phản ánh cuộc sống con người một cách nghệ thuật thông qua các hình tượng. Văn học nghệ thuật đòi hỏi sự sáng tạo mới mẻ, không cho phép lặp lại. Văn học phản ánh bằng hình tượng. M.Goorky cho rằng: “đối với nhà văn thì quan sát, nghiên cứu và hiểu biết không thì chưa đủ mà cần phải biết bịa đặt và sáng tạo nữa”. Bởi thế nhà văn luôn tìm cho mình phương thức phản ánh hiệu quả nhất. Nhiều tác giả chọn phương thức nhân hóa. Trong văn học dân gian đã xuất hiện thủ pháp này, cho đến văn học trung đại, ngay cả nền văn học hiện đại cũng không bỏ thủ pháp này. Điều đó chứng tỏ tầm quan trọng của thủ pháp nhân hóa trong sáng tạo nghệ thuật.

“Nhân hóa là gán cho loài vật hoặc vật vô tri hình dáng, tính cách hoặc ngôn ngữ của con người” [53; 710]. “Nhân hóa là một khái niệm chỉ dạng đặc biệt của ẩn dụ; chuyển những đặc điểm của con người (và rộng ra là của những sinh thể) sang những đối tượng và hiện tượng không phải hoặc không có đặc tính của cơ thể sống” [26; 1252 - 1253]. Cơ sở của nhân hóa là những ý niệm về sự “giống nhau” giữa thiên nhiên và con người, nó được bắt nguồn từ tư duy thần thoại và cổ tích.

Vật được nhân hóa xuất hiện nhiểu nhất trong truyện truyền kỳ. Trong 19 truyện của Thánh Tông di thảo có đến 7 truyện tác giả viết về loại nhân vật này, trong đó có 6 truyện viết về loài vật, một truyện viết về đồ vật. Trong Truyền kỳ mạn lục cũng có đến gần một nửa số truyện xuất hiện loại nhân vật này.

Trong 45 truyện của Lan Trì kiến văn lục có 12 truyện xuất hiện loại nhân vật là vật được nhân hóa. Trong số này có 9 truyện viết về động vật, chiếm 75%. Có 2 truyện, nhân vật thuộc loài thực vật, chiếm 17% và một truyện viết về đồ vật chiếm 8%. Nhân vật chiếm số lượng nhiều nhất là động vật, gồm 13 nhân vật, chiếm 81,2%; tiếp đến thực vật gồm

2 nhân vật, chiếm 12,5%; số lượng nhân vật là đồ vật có 1 nhân vật, chiếm 6,3%.

Nó như điều tất nhiên, tất yếu Vũ Trinh đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật được nhân hóa. Nhân vật được nhân hóa trong Lan Trì kiến văn lục đều gợi đến cuộc sống con người.

Một phần của tài liệu Nhân vật của lan trì kiến văn lục luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w