0
Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Đặc điểm của loại nhân vật là người bình thường 1 Nhân vật có hành trạng cụ thể

Một phần của tài liệu NHÂN VẬT CỦA LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN (Trang 52 -54 )

2.2.1. Nhân vật có hành trạng cụ thể

“Có con người của một thời thì có việc của một thời. Những điều mắt thấy tai nghe cũng đều là nghĩa lý cả. Nếu không có sách ghi của một thời thì trăm ngàn năm sau còn ai biết đuổi theo mây gió, đi tìm hỏi người xưa ở trăm ngàn năm trước? Đó là lý do làm sách Kiến văn lục” [76; 14]. “Kiến văn lục có nghĩa là ghi chép lại những điều tai mắt nghe được, thấy được” [76; 16]. Những gì mà Vũ Trinh nghe được, thấy được trong cuộc sống, đều được ông dùng làm chất liệu sáng tạo. Đó không chỉ là những việc lạ, những con người kỳ lạ, những sự vật bất thường mà còn là những con người trong cuộc sống đời thường. Đó là người bán quán hàng, người nông dân chân lấm tay bùn, người làm nghề chài lưới, săn bắn, đốn củi…

Con người trong Lan Trì kiến văn lục có nhiều mối quan hệ phức tạp. Vũ Trinh vừa xây dựng nên những nhân vật có nhân cách đáng trọng, lại vừa dựng nên những nhân vật. Nhân vật có nhân cách đáng trọng là những người luôn nêu cao gương nhân nghĩa, trinh tiết như người phụ nữ trong Người đàn bà trinh tiết ở Thạch Thãn hay người phụ nữ trong

Người con gái trinh liệt ở Cổ Trâu… Có khi họ lại là những con người phải trải qua những nỗi đau thương bất hạnh như cô ca kỹ trong Truyện ca kỹ họ Nguyễn, vị phu nhân trong Phu nhân Lan Quận công… Bên cạnh đó, Vũ Trinh còn xây dựng những nhân vật bất nhân, bất nghĩa như lũ cướp trong Cá thần, vợ chồng người anh trong Tiên ăn mày, Hoàng trong Con hổ hào hiệp…

Trong Lan Trì kiến văn lục nhân vật có cá tính, làm cho truyện thêm phần sinh động, hấp dẫn. Nhân vật xuất hiện với những nghề nghiệp

khác nhau, tạo nên một bức tranh hiện thực muôn màu. Lan Trì kiến văn lục cho ta cái nhìn rõ hơn, sâu sắc hơn về đời sống xã hội đương thời với nhiều tầng lớp khác nhau như nho sĩ, thương nhân nông dân.

Cũng như trong Nam Ông mộng lục, con người trong Lan Trì kiến văn lục đều xác thực, có địa chỉ cụ thể, có hành trạng rõ ràng. Hồ Nguyên Trừng hầu hết viết về những chuyện xưa, chuyện của người khác nhưng những câu chuyện đó đều là những câu chuyện có thật, những con người thật, sự việc có thật trên đất Việt. Nhân vật của ông đều có thân thế rõ ràng. Nhân vật trong Lan Trì kiến văn lục cũng thế. Dù là nhân vật kỳ lạ hay nhân vật là người bình thường đều được giới thiệu rất rõ về quê hương, cội nguồn, gốc gác. Dù là nho sĩ, nông dân, thương nhân hay lính lệ, ca kỹ… lai lịch đều được Vũ Trinh cho biết chi tiết.

Dựa vào nội dung tư tưởng và ý đồ nghệ thuật của tác giả, chúng ta thấy tác giả xây dựng nhân vật có sự phân định rất rõ nhân vật nam và nữ. Điều đó phù hợp với một xã hội “nam tôn nữ ti”. Ở nhân vật nam nổi bật nhất là các nho sĩ. Còn nhân vật nữ là những người phụ nữ trong gia đình, là người trinh liệt. Mỗi loại người được tác giả xây dựng khác nhau, tạo nên thế giới cuộc sống đa sắc.

Trong Lan Trì kiến văn lục hình tượng thư sinh gắn liền với việc học hành thi cử. Họ xuất hiện trong những mối quan hệ của đời thường, với chuyện cơm áo, chuyện tình yêu và tình dục. Nho sĩ trong Lan Trì kiến văn lục là những người có học, tính tình khẳng khái, ăn ở tình nghĩa, biết đối nhân xử thế. Họ xuất thân từ nhiều miền đất nước. Nguyễn Quỳnh trong truyện cùng tên được giới thiệu là người xã Bột Thượng, huyện Hoằng Hóa. Năm 20 tuổi đã đỗ thi Hương, văn chương nổi tiếng, tính phóng túng, không chịu gò bó, rất thích khôi hài. Ông thường đến luyện văn ở nhà Quốc học, luôn được xếp hạng ưu. Quỳnh là bậc nam nhi có tài, thành đạt. Chàng thư sinh Khâm Lân trong Ca kỹ họ Nguyễn lại là người xã Ngọc Lặc, huyện Tứ Kỳ. Sinh ra đã đĩnh ngộ khác người, chỉ

dạy qua một lần là hiểu. Dù bị mẹ kế bắt bỏ học, phải cày bừa, chăn trâu, gánh phân, nhưng ông cũng vươn lên, đỗ đạt thành tài. Vương Dụng Tân là một danh sĩ ở đất Gia Lâm, năm 21 tuổi đỗ đầu ở tỉnh, rồi đỗ Hương. Nho sĩ Nguyễn Đăng Đạo trong truyện Trạng nguyên họ Nguyễn người xã Hoài Bão huyện Tiên Du rất thành đạt. Ông đỗ đầu thi Hương, thi Hội và thi Đình.

Những nhân vật là những người bình thường trong tác phẩm của Vũ Trinh có xuất thân từ những vùng quê khác nhau, cội nguồn khác nhau, nghề nghiệp khác nhau. Tất cả đều đươc Vũ Trinh giới thiệu khá chi tiết về lai lịch. Chẳng hạn đôi vợ chồng làm nghề buôn bán hàng mã trong truyện Dốc Đầu Sấm quê ở Cẩm Giàng. Chuyện về đôi vợ chồng này xẩy ra vào năm Kỷ mùi (1739), thời Lê Ý Tông (1735 - 1740). Đọc tác phẩm chúng ta mới có thể tường tận rằng ở huyện Đông Triều từng có bà đẻ họ Trầnlà người đỡ nổi tiếng (Con hổ có nghĩa), người lái buôn ở Quảng Nam, nhà rất giàu, ưa làm việc thiện (Cá thần), gã nông dân họ Hoàng ở huyện Bảo Lộc (Con hổ hào hiệp), tàn ác, giết cả đứa con ruột của mình. Nhân vật nữ trong Lan Trì kiến văn lục là những cô gái xinh đẹp, tài năng, hiền hậu. Đó là cô ca kỹ, cô con gái Quận công, cô con gái võ quan Ngô Hiến hầu. Cô kỹ nữ người xã Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, mới 16 tuổi mà có tài nghệ tuyệt trần. Cô con gái Quận công là một cô gái rất thông minh, xuất thân con nhà dòng dõi, cô sống trong dinh thự của cha trong hoàng thành bên cạnh hồ sen ở Kinh đô.

Những câu chuyện mà Vũ Trinh kể lại đều là những chuyện mà ông được nghe được chứng kiến. Đó là những câu chuyện về những con người thật, sự việc có thật. Những con người đó, sự việc đó đều mang dấu ấn của thời gian mà Vũ Trinh là người khắc tạc nên bức tranh về đời sống con người đương thời thật sinh động.

Một phần của tài liệu NHÂN VẬT CỦA LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN (Trang 52 -54 )

×