Tính cách và số phận chủ yếu thể hiện qua lời kể vắn tắt của tác giả và hành động được miêu tả ngắn gọn

Một phần của tài liệu Nhân vật của lan trì kiến văn lục luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 33 - 41)

của tác giả và hành động được miêu tả ngắn gọn

Con người có số phận, tính cách, hoàn cảnh riêng. Cuộc sống có biết bao nhân tố tác động đến con người. Người phải chịu áp lực hai mặt của cuộc đời. Thế giới con người muôn hình vạn trạng được phản ánh rất sinh động trong những tác phẩm văn học nghệ thuật xuất sắc.

Văn học như ống kính vạn năng, phản chiếu đời sống con người trên nhiều phương diện. Trong đó số phận và tính cách là hai phương diện được tập trung khắc họa rõ nét nhất. Nhà văn xây dựng nhân vật nhằm khái quát tính cách, số phận con người trong hoàn cảnh lịch sử xã hội

nhất định. Bởi thế, tính cách và số phận nhân vật cũng là một hiện tượng xã hội lịch sử.

Tính cách cụ thể hóa chủ đề, tư tưởng tác phẩm. Đồng thời tính cách cũng là nhân tố chủ yếu để tạo nên diễn biến của các sự kiện trong quá trình phát triển cốt truyện. Qua hệ thống tính cách, người đọc có thể đánh giá được khả năng biểu hiện nội dung của các yếu tố hình thức như những kết cấu, những quy luật thể loại, các biện pháp biểu hiện… Có thể nói “tính cách là điểm trung tâm giữa nội dung và hình thức” (Hêghen), “đối với nhà văn, toàn bộ vấn đề là tính cách” (Đôxtôiepxki). Tính cách nhân vật vừa góp phần thể hiện giá trị của tác phẩm, vừa có khả năng thể hiện thái độ, tư tưởng của nhà văn đối với con người và hiện thực đời sống, cho thấy tài năng nghệ thuật của nhà văn. Và qua số phận của các nhân vật, tác giả đã bộc lộ thái độ, quan điểm của mình về đời sống đương thời.

Thế giới nhân vật trong Lan Trì kiến văn lục đa dạng phong phú. Tuy không mấy công phu khi xây dựng nhân vật song chỉ qua lời kể vắn tắt ngắn gọn của tác giả, tính cách, số phận của các nhân vật được bộc lộ rất rõ. Hành động nhân vật không mấy phức tạp, chỉ là những hành động ít ỏi được tác giả miêu tả ngắn gọn. Xây dựng thành công ba loại nhân vật trong cùng một tác phẩm không phải là điều dễ dàng. Vũ Trinh đã khẳng định được tài năng của mình khi đi vào xây dựng ba loại nhân vật này với tính cách, số phận được thể hiện qua hành độn. Mỗi loại nhân vật đều có những đặc điểm riêng biệt.

Với loại nhân vật là người kỳ lạ Vũ Trinh đã viết về người phụ nữ nhiều hơn, số lượng nhân vật nữ cũng lớn hơn.

Tính cách là một hiện tượng xã hội, lịch sử nhất định, nên tính cách luôn gắn với hoàn cảnh. Tính cách không thể phát triển, tự thân thoát ly khỏi hoàn cảnh xã hội. Cũng như trong Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục nhân vật nữ trong Lan Trì kiến văn lục đều xuất hiện trong hoàn

cảnh xã hội phong kiến. Chế độ phong kiến với những luật lệ hà khắc, tàn ác, ở mối quan hệ nào phụ nữ cũng bị khinh rẻ, phải chịu nhiều khổ đau, nhiều bất công phi lý. Chính trong hoàn cảnh ấy, tính cách, phẩm chất cao đẹp cả người phụ nữ được bộc lộ, được khẳng định mạnh mẽ.

Nếu như nàng Ngọa Vân trong Truyện lạ nhà thuyền chài được Lê Thánh Tông xây dựng là một cô gái giàu đức hy sinh thì người phụ nữ trong Đẻ lạ được Vũ Trinh xây dựng cũng giàu đức hy sinh, giàu tình yêu thương không kém. Họ đều là những người luôn đem lại những gì tốt đẹp, hạnh phúc nhất cho người thân yêu, dù phải trải qua thử thách đến đâu, dù phải trả giá bằng cả tính mạng. Nàng Ngọa Vân đã quên mình để cứu gia đình chồng thoát khỏi cơn nguy biến. Nàng đã biến thành con cá lớn che chắn ngọn nước lớn tràn vào, vì thế vợ chồng ông chài và Thúc Ngư mới được bình yên vô sự. Việc nàng biến thành con cá đề che chắn là một sự hy sinh lớn bởi khi tiết lộ thiên cơ thì nàng khó mà được đoàn tụ gia đình. Nàng đã hy sinh điều đó để đổi lấy bình yên, hạnh phúc cho người thân. Người phụ nữ trong Đẻ lạ cái chết oan nghiệt vẫn thương con. Mẹ thương con từ khi thai nghén trong lòng, nhưng khi đứa bé chưa kịp chào đời thì người mẹ đã phải ra đi ở một thế giới khác. Không cam chịu định mệnh nghiệt ngã đó, người mẹ phải sinh con, phải chăm con cho đến khi chồng đào mồ lên đưa con về chăm sóc nuôi nấng thì lúc đó người mẹ mới đành nhắm mắt xuôi tay. Tình mẫu tử có sức mạnh vô tận, nó là nguồn năng lượng sống bất tận không gì có thể hủy hoại được. Tình yêu thương của người phụ nữ dành cho con thật lớn lao khiến bao người phải cảm động. Người pụ nữ trong Đẻ lạ tiêu biểu cho tính cách kiên cường, biết chịu đựng, giàu đức hy sinh, giàu tình thương yêu.

Bên cạnh Lê Thánh Tông, Nguyễn Dữ thì Vũ Trinh cũng đã thể hiện nhân vật nữ với tính cách đẹp đẽ. Họ hiện lên trong tác phẩm không chỉ là những người phụ nữ tài sắc, mà dưới ngòi bút tài hoa của tác giả, họ

còn là những người phụ nữ rất đỗi thủy chung, tiết hạnh, nhân hậu, giàu lòng vị tha. Cả ba tác giả đều đặt nhân vật của mình vào những hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt, để nhân vật tự bộc lộ những nét tính cách cao quý. Bằng yếu tố kỳ ảo các tác giả đã xóa tan ranh giới giữa hư và thực bởi thể nhân vật hiện lên đầy sống động, có sức lôi cuốn lạ thường.

Nhiều nhân vật kỳ lạ trong Lan Trì kiến văn lục là những phụ nữ xinh đẹp song đều gặp những khó khăn bất hạnh trên đường đời, nhất là trong tình yêu, tình nghĩa vợ chồng. Và càng bất hạnh khổ đau thì sức sống trong tâm hồn những người phụ nữ ấy càng mãnh liệt. Những tính cách đẹp, phẩm chất đẹp của họ càng được bộc lộ.

Cô gái trong truyện Sống lại tuổi độ trăng tròn, xinh tươi trắng trẻo. Nét xuân xanh của cô lôi cuốn biết bao chàng trai. Nàng đã lọt vào mắt chàng học trò nghèo tên Sinh. Sinh yêu nàng say đắm, đã nhiều lần thổ lộ yêu thương. Cô gái cũng mong gặp được người tài ba như Sinh để hầu hạ. Song tình yêu chân thành trong sáng đầy mãnh liệt đó không thành. Cô gái bị bố mẹ ép gả cho người khác. Còn Sinh ôm nỗi buồn tủi trong lòng bỏ nhà lên kinh thành du học. Cô gái rất đau buồn vì không nên vợ nên chồng với người mình yêu nhưng trong lòng vẫn luôn chắt chiu yêu thương, khát khao hạnh phúc. Khi người chồng biết chuyện giữa cô và Sinh, máu ghen nổi lên đã vô tình giết chết cô. Dù xuống dưới mồ mà cô gái vẫn mang theo mối tình chung với người trong mộng. Cô đã tái sinh trở về trần gian sau mấy ngày bị chôn vùi dưới mồ. Nỗi mong mỏi cuộc sống tốt đẹp của cô đã được đền đáp. Cô được trở về sống chung với Sinh trong cùng một mái nhà. Hiền hậu, thủy chung là nét tính cách được tôn tạo trong tâm hồn cô gái. Một tâm hồn đẹp thì cát bụi thời gian cũng không thể lấp vùi.

Cô gái trong Câu chuyện tình ở Thanh Trì cũng thủy chung, hiền hậu, rất mạnh bạo chủ động trong tình yêu. Cô sống với trái tim khát khao yêu và được yêu, luôn trân trọng nâng niu những xúc cảm trong sáng

chân thực từ đáy lòng. Là một cô gái xuất thân từ gia đình giàu có, nhưng nàng không màng đến tiền bạc, danh vọng. Nàng chỉ dành trọn tình yêu cho chàng lái đò nghèo. Vượt qua ranh giới đầy cách biệt giữa cái giàu cái nghèo, nàng đã tìm dến được bến bờ đích thực của cuộc sống. Đó là dám sống hết mình cho tình yêu. Hạnh phúc với cô là khi trao gửi được yêu thương tới người mình yêu, được nhìn ngắm khuôn mặt, được nghe giọng hát ngọt ngào của người yêu mỗi ngày. Cô là con gái yêu kiều của phú ông, hẳn không ít kẻ giàu sang dòm ngó, song chỉ chung tình với chàng lái đò nghèo. Mỗi khi tựa cửa liếc nhìn Sinh bên bờ sông thì cô không sao quên được khuôn mặt ấy. Tình yêu thương cả cô dành cho Sinh chân thành thắm thiết nhưng bị cha nàng cấm tuyệt. Nàng vô cùng đau buồn, ngày càng héo mòn gầy yếu. Cho đến một ngày nàng không còn đủ sức để tồn tại. Nàng chết và hóa thành một khối đá trong vắt, nơi đó có hình bóng con đò và người mình yêu. Một chuyện tình bi ai đầy xúc động, một tình yêu chung thủy trọn vẹn đầy cảm kích. Khối đá là minh chứng cho một chuyện tình đầy trắc trở, oan trái, hình ảnh chàng trai và con đò lồng trong khối đá là minh chứng cho tình yêu bất tử. Dưới ngòi bút phóng khoảng của tác giả, nhân vật nữ trong Câu chuyện tình ở Thanh Trì hiện lên với những tính cách thật đẹp, đáng trân trọng.

Các nhân vật nữ kỳ lạ trong Lan Trì kiến văn lục hiện lên thật đẹp với tính cách và phẩm chất cao quý. Họ là những người phụ nữ hiền hậu, giàu đức hy sinh, thủy chung son sắt, sống trọn tình trọn nghĩa. Dù cuộc sống có khắc nghiệt đến đâu thì họ vẫn vươn lên, vượt qua thử thách, vượt lên chính mình. Họ sống với cả con tim đầy nhiệt huyết, biết vươn đến những điều tốt đẹp. Những gì chưa thể thực hiện được trên trần gian, họ lại tiếp tục hoàn thành nó ở thế giới khác. Họ rắn rỏi, kiên cường, họ bất chấp mọi thử thách để mang đến hạnh phúc cho người mình yêu thương.

Cũng giống như những nhân vật nữ trong Thánh Tông di thảo hay

Truyền kỳ mạn lục, nhân vật nữ trong Lan Trì kiến văn lục đều là những cô gái xinh đẹp, nết na, song cuộc đời lại gặp toàn sóng gió. Mỗi lần bị bão đời xô ngã là mỗi lần họ biết vươn lên, sống mạnh mẽ hơn, khát khao sống mãnh liệt hơn. Đó là những cô gái chịu nhiều thiệt thòi, đau khổ trong tình yêu đôi lứa, trong tình nghĩa vợ chồng. Dù phải chịu những bi kịch xót xa nhưng họ vẫn luôn sống trọn tình.

Cô gái trong Truyện chồng dê được Lê Thánh Tông khắc họa với những tính cách tốt đẹp. Nàng không những rất hiếu thuận với cha mẹ mà còn rất chung tình với người yêu. Vì tình yêu nàng sẵn sàng hiến dâng tất cả mà không cần một tờ hôn thú. Vì tình nghĩa thủy chung mà nàng đã dám từ bỏ thế giới trần gian để được sum họp với chồng nơi thiên giới. Cô gái trong Tháo Báo Ân cũng được Vũ Trinh xây dựng với những tính cách đẹp. Nàng là cô gái rất đỗi xinh đẹp, luôn sống hết mình cho tình yêu, sống hết mình vì người yêu. Nàng cũng sẵn sàng hiến dâng tất cả cho mối duyên đầu mà không cần một tờ hôn thú. Vì nặng tình yêu thương mà nàng không thể để Sinh một mình đương đầu với những thử thách ở thế gian. Mảnh hồn tàn đã trở về trần gian cầu vinh cho người yêu. Hy sinh tất cả cho người mình yêu, chung tình hết đỗi, khát khao hạnh phúc, là tính cách nổi bật của nhân vật này.

Với khuynh hướng sáng tác nhân văn chủ nghĩa thì văn học Việt Nam đã lấy người phụ nữ làm đối tượng phản ánh. Người phụ nữ được quan tâm và được xem như là một nhân vật trung tâm của tác phẩm văn học. Trước Lan Trì kiến văn lục đã có rất nhiều tác phẩm đề cập đến vấn đề số phận của người phụ nữ. Vũ Trinh đã xây dựng những nhân vật nữ có số phận cụ thể sinh động, qua từng số phận ấy, tác giả đã bộc lộ thái độ, quan điểm của mình về đời sống đương thời.

Trong tác phẩm này, nhân vật nữ thường gặp những điều ngang trái, trắc trở, trải qua nhiều nỗi đau xót xa. Cuộc sống của họ thường không

có lối thoát, kết cục là những cái chết đau đớn, bi thảm. Số phận người phụ nữ bất hạnh là sự tố cáo mạnh mẽ xã hội đương thời - ở đó người phụ nữ luôn bị trói buộc vào những cương thường khắt khe. Vũ Trinh sử dụng yếu tố kỳ ảo để phản ánh sâu sắc số phận người phụ nữ. Đặc điểm đó cũng đã được Lê Thánh Tông và Nguyễn Dữ sử dụng trong sáng tạo trước đó, vì đây là thuộc tính của truyện truyền kỳ.

Thánh Tông di thảo thì nàng Ngọa Vân (Truyện lạ nhà thuyền chài), cô gái trong Truyện chồng dê, đều là những số phận đau khổ, bất hạnh. Vì phải cứu chồng và gia đình nhà chồng nên buộc nàng Ngọa Vân phải để lộ thiên cơ, hy sinh hạnh phúc cá nhân, mãi mãi rời xa mái ấm gia đình đã từng rất hạnh phúc của mình. Nàng nghẹn ngào nói với Thúc Ngư: “từ nay trở đi thiếp không thể cùng chàng chung mộng đẹp được nữa”. Người đọc cảm nhận được nỗi đau khôn cùng của nàng. Còn gì đau xót hơn cho người phụ nữ khi phải cắt đứt tình ái vợ chồng. Cô gái trong Truyện chồng dê thì vừa phải chịu mồ côi cha mẹ, vừa phải chịu cảnh duyên muộn. Nỗi buồn chồng chất trăm ngả, cô thổn thức không nói được thành lời. Khi gặp được duyên, ngỡ là bền chặt, ngờ đâu mối tình đằm thắm bị chia cắt. Nàng đã yêu trong đau khổ, sống trong biệt ly. Đôi lần cầu thần chú ứng nghiệm, gặp được chồng trong phút chốc nhưng như thế làm sao đủ cho những nỗi khát khao yêu thương của nàng. Rồi vì nhớ thương đau khổ mà nàng mang bệnh rồi qua đời. Số phận nàng thật bi thảm. Nàng hóa thành con ngỗng ngậm cánh hoa bay lên trời. Hình ảnh đó làm cho người đọc càng thấm thía hơn về nỗi đau khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ chẳng bao giờ có được hạnh phúc trong xã hội mục ruỗng.

Truyền kỳ mạn lục hai nàng Hồng Đào, Nhu Liễu (Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây) có số phận bất hạnh, sự bất lực trước thực tại nghiệt ngã của cuộc sống, trước nhân tình thế thái. Hai nàng là người không màng đến danh lợi, địa vị mà chỉ quan tâm đến hạnh phúc ái ân trong cuộc sống

đời thường, cái mà họ chưa bao giờ có được. Khi ước nguyện dược đáp ứng “lửa đượm hương nồng, ân ái mười phần thỏa nguyện”, thì họ vô cùng sung sướng song phút giây hạnh phúc chỉ là trong thoáng chốc ngắn ngủi. Chỉ trong một đêm mưa gió, hai nàng đã hóa trở lại kiếp hoa. Kiếp người của họ thật ngắn ngủi, hạnh phúc ái ân chỉ như giấc mộng thoáng qua. Thời gian nghiệt ngã vô tình tàn phá biết bao kiếp hồng nhan bạc mệnh. Nhị Khanh trong Chuyện người phụ nữ ở Khoái Châu

hay Vũ Thị Thiết trong Chuyện người con gái Nam Xương cũng đều là những số phận bất hạnh. Cuộc đời họ đầy bế tắc, đau khổ nối tiếp đau khổ. Họ bị dồn đến chỗ không lối thoát, để giải thoát khỏi sự đau khổ bế tắc đó họ tìm đến cái chết. Mỗi trang đời của họ là mỗi trang nước mắt đau thương.

Lan Trì kiến văn lục, Vũ Trinh tiếp tục truyền thống truyền kỳ trước đó, quan tâm tới phụ nữ. Người đàn bà trong Đứa con của rắn và cô thôn nữ trong Chuyện khỉ là nạn nhân của thói đời dơ tục, của những kẻ hoang dâm cậy quyền. Thế lực đã biến người phụ nữ trở thành những thứ đồ chơi. Họ đều bị cưỡng ép, bị dày vò về thể xác lẫn tinh thần. Số phận bất hạnh của họ phản ánh sâu sắc xã hội đen tối, rục muỗng. Số phận cô gái trong Câu chuyện tình ở Thanh Trì và cô gái trong Tháp Báo Ân cũng bi kịch.

Bên cạnh những người phụ nữ có số phận đau khổ bất hạnh thì còn có những người phụ nữ có số phận may mắn, hạnh phúc dù cũng phải trải qua nhiều nỗi gian truân. Được sống một cuộc sống êm ấm bên chồng con là khát khao lớn nhất của người phụ nữ dù phải chịu thiệt thòi mất mát.

Qua các nhân vật kỳ lạ trong các truyện của Lan Trì kiến văn lục,

Một phần của tài liệu Nhân vật của lan trì kiến văn lục luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w