Lan Trì kiến văn lục xây dựng hình tượng những nho sĩ có tài, học hành thi cử đậu đạt, làm quan vì nước vì dân. Chẳng hạn Vương Dũng Tân danh sĩ đất Gia Lâm. Ông đỗ đầu thi hương, thi hội được triều đình đặc cách thăng là Hiến sát phó sứ trấn Sơn Nam (vùng đất các tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định,Hà Đông, Hà Nam). Ông Nguyễn Đăng Đạo trong truyện Trạng Nguyên họ Nguyễn cũng là một bậc danh sĩ tài ba, văn võ song toàn, luôn đứng đầu trong các kì thi. Ông được ông Phạm ở Nội viện đánh giá là con người “làm việc phi thường… Có tài khác thường”. Thượng thư họ Đỗ, xét về tài đức cũng không kém phần. Tên húy là Uông người huyện Gia Phúc thuở nhỏ thông minh đỉnh ngộ, đọc sách mấy dòng một mạch, lại can đảm bạo dạn. Sau kho đỗ đạt, ông được bổ nhiệm làm quan cho nhà Mạc đến chức Thượng thư lục bộ, Tước thiếu bảo quận công. Khi nhà Lê trưng hưng, ông vẫn được nắm quyền như cũ. Ông luôn lo lắng cho sự bình an của dân. Ông đã ra sức can ngăn mưu đồ của bọn phản loạn phạm Ngạn, Đình Nga để tránh chiến tranh xảy ra, tránh những mất mát tàn khốc mà dân phải gánh chịu. Xét về bậc nhân tài thì không thể không nhắc đến ông Nguyễn Quỳnh ở xã Bộ Thượng, Thanh Hóa (Truyện Nguyễn Quỳnh). Đỗ đầu thi hương năm hai mươi tuổi, văn chương nổi tiếng. Ông luôn được sếp hạng ưu trong những lần luyện văn ở quốc học. Tính tính phóng khoáng, vui vẻ, thân thiện lại thích khôi hài nên rất được người đời mến yêu. Đúng là những bậc nhân tài, đức độ đáng kính nể, ngưỡng mộ.
Phu nhân họ Nguyễn ở truyện Người con gái trinh liệt ở Cổ Trâu trong Lan Trì kiến văn lục là một người phụ nữ coi trọng điều nghĩa, xem nhẹ cái sống, nhìn cái chết như sự trở về. Nàng là vợ Ngô Miễn làm
quan dưới triều Hồ. Khi chồng nhảy xuống nước tự tử vì chúa thì nàng đã thỏa nguyện trong lòng bởi nàng cho đó là cái chết đúng chỗ, không phải oán hận gì. Chồng chết vì đạo vua tôi và nàng cũng chết vì nghĩa vợ chồng. Đức hạnh như Nguyễn thị thật đáng ca ngợi. Vì phu nhân họ Nguyễn cũng đã lấy cái chết để giữ chọn tình nghĩa thủy chung với chồng, để khỏi phụ lời thệ chết chung một huyệt. Bà lấy chồng lúc mười sáu tuổi, đến 20 tuổi chồng mất, bà đã ra đi theo chồng. Trên đời “có ba loại người bất tử. Đó là trung thần, là hiếu tử, là liệt phụ. Những người đọc sách, hiểu biết đạo lý thì có thể làm được trung thần, hiểu tử nhưng trong ngàn vạn người cũng chỉ thấy được một người. Còn như thân chết theo chồng, coi thường sống chết, cao cả lẫm liệt, được muôn ngàn đời khâm phục ngưỡng mộ” [76, 96]; Người đàn bà trinh tiết ở Thạch Thán
ở Lan trì kiến văn lục, lại ở vậy suốt hơn ba mươi năm chăm sóc cha mẹ đôi bên khi chồng qua đời. Bà là người xã Thạch Thán, chồng là Nguyễn Sinh. Lấy chồng được hai năm thì chồng mất, lúc đó bà đang tuổi mười chín. Bà đã giữ tiết, không tái giá. Bà đã được triều đình biểu dương là gười vợ trinh liệt. Trước nhà bà có treo ba chữ vua ban là “nhà tiết phụ”. “Người con gái trinh liệt ở Cổ Trâu, Người đàn bà trinh liệt ở Thạch Thán, một người chết đúng vào ngày chồng chết, một người sống tới hơn 40 năm sau ngày chồng chết. Trinh liệt tiết nghĩa của hai bà đều đáng khâm phục” [76; 102].
Những người phụ nữ trong Lan trì kiến văn lục hiện lên thật đẹp. Họ không chỉ có dung nhan đẹp, tài hoa mà còn có tâm hồn đẹp. Đó không chỉ là những người vợ đức hạnh thủy chung, chung trinh tiết liệt, mà còn là những người con tận hiếu với cha mẹ. Người đàn bà trong truyện
Người đàn bà trinh liệt ở Thạch Thán, chồng chết lại ở vậy chăm sóc cha mẹ hai bên. Lúc cha mẹ qua đời, bà đã lo ma chay chu đáo. Sống trong khốn khó, nhà bốn phía, không che được mưa gió. Vậy mà bà vẫn một lòng cung phụng cha mẹ. Bà nói: “Chết không phải là việc khó. Nhưng
nếu ta chết thì cha mẹ già đôi bên sớm tới biết dựa vào đâu!”. Cô kĩ nữ trong tuyện Ca kĩ họ Nguyễn cũng là một người con rất hiếu thảo với cha mẹ mình. Dù phải trả kiếp phong trần giải dầu, nàng vẫn không chịu bỏ mặc mẹ già không nơi nương tựa, không ai chăm sóc. Nàng đã dắt mẹ lưu lạc khắp chốn, làm nghề đàn hát lo lắng miếng ăn qua ngày. Đến khi mẹ mất, nàng lo lắng tang ma chu đáo. Đức hiếu hạnh của nàng thật hiếm có. Đúng như lời bình của tác giả “vô luận là trong đám quần hoa hay bậc mày râu cũng không có nhiều”. Vũ Trinh cũng lưu lại cho đời những viên ngọc lóng lánh. Bên cạnh cô ca sĩ hiếu thảo với mẹ, người đàn bà ở Thạch Thán hiếu đạo với cha mẹ thì còn có vị phu nhân họ Nguyễn trong truyện Người con gái trinh liệt ở Cổ Trâu. Nàng là cô con dâu rất hiếu thảo với cha mẹ chồng, chu đáo với nhà chồng. Bà thờ cha mẹ chồng rất cung kính, ở với họ hàng, xóm giềng gìn dữ lễ nghĩa. Nàng được mọi người quý mến.
Qua các truyện trong Lan trì kiến văn lục, chúng ta thấy các nhân vật nữ hiện lên đều là những người phụ nữ rất hiếu hạnh, giàu đức hy sinh, cam chịu, chấp nhận thiệt thòi về phía bản thân để đem lại bình yên, hạnh phúc cho người thân. Vũ Trinh muốn ngợi ca những tấm gương hiếu đễ của con người. Lan Trì kiến văn lục đã lưu lại cho đời những tấm gương sáng về tài năng, công lao đức độ.
Nghệ thuật như một hình thức của lý tưởng, có chức năng điều chỉnh đời sống tinh thần của con người, đền bù cho nhân loại những gì chưa có, những gì đang ao ước. Nó là một hình thức đặc biệt để con người tư duy và cảm nhận cuộc sống. Nghệ thuật không chỉ hướng ra thế giới mà còn hướng vào con người. Văn học nghệ thuật khác khoa học ở chỗ, nó không phải phát minh mà chủ yếu là lý giải, nghiền ngẫm về những điều muôn thuở. Những tác phẩm văn học, mà trước hết là văn xuôi, chính là những bộ bách khoa về cuộc sống. Ở đó quá trình nhận thức đồng nghĩa
với sự giác ngộ, tự hiểu ra bởi vì tác phẩm văn học giúp người ta trải qua những tình huống hay số phận.
Văn học nghệ thuật không chỉ có tác động cải tạo thế giới quan và các quan điểm chính trị xã hội mà còn giáo dục đạo đức, giáo huấn con người. Quan niệm xem văn học như một hình thức giáo dục tư tưởng – đạo đức đã có truyền thống từ lâu đời. Từ thế kỷ XV, trong bài tựa Lĩnh Nam chích quái, Vũ Quỳnh và Kiều Phú đã viết: “Việc tuy kỳ dị mà không quái đản, văn tuy thần bí nhưng không nhảm nhí, tuy nói nhiều chuyện hoang đường mà tung tích vẫn có bằng cứ, há chẳng phải là khuyến điều thiện, trừng điều ác, bỏ giả theo thật để khuyến khích phong tục đó rư?”. Lê Quý Đôn (1726 - 1784) cũng nói: “Văn chương là gốc lớn của sự lập thân, là việc lớn của sự kinh tế”. Việc sử dụng các tác phẩm văn học như một hình thức giáo huấn đạo đức, tu dưỡng tinh thần đước các tác giả nước ta chú trọng từ rất sớm.
Trong quá trình tác động để biến cải con người, tác phẩm văn học hiện ra không phải như một người thầy, một nhà thuyết giáo mà như là một người đồng hành, người đối thoại với bạn đọc. Sự đối thoại đó cũng chính là sự đối thoại bên trong ở mỗi người tiếp nhận tác phẩm. Đó là sự đối thoại giữa mình với mình, giữa cái thiện với cái ác, phần lương tri và tội lỗi, giữa thanh cao và dục vọng thấp hèn trong mỗi con người. Tác phẩm văn học bao giờ cũng nhằm khơi dậy cuộc đấu tranh, sự vật lộn bên trong ấy. Nó là tấm gương để con người tự soi mình, tư đối chiếu và phán xét về bản thân mình và về người khác.
Cái tốt trong tác phẩm văn học luôn luôn được làm cho lộng lẫy hơn, hấp dẫn mọi người, làm cho mọi người tin rằng trên đời bao giờ cũng còn có công lý lương tri, bao giờ cũng còn có người tốt. Từ đó khơi dậy ở mỗi người khát vọng vươn tới cái lý tưởng, muốn noi gương, bắt chước làm theo điều thiện, điều hay. Bởi thế trong tác phẩm văn học không bao giờ thiếu cái đẹp, thiếu nhân vật tích cực. Đồng thời nhà văn
cũng phóng đại cái xấu, làm cho nó trở nên ghê gớm và đáng ghét hơn. Để người đọc dễ nhận mặt có, khinh ghét, phủ định nó, trước hết là trong tác phẩm và sau là trong cuộc đời.
Thế giới nhân vật trong Lan Trì kiến văn lục đa dạng. Mỗi loại nhân vật đều có đặc điểm riêng được Vũ Trinh xây dựng để giáo huấn con người.
Lan Trì kiến văn lục khá nhất quán về chủ đề tư tưởng. Chủ đề rõ nhất trong truyện là hiện tượng phá vỡ khuôn phép của con người thời đại. Sự phá vỡ ấy có thể làm cho con người trở nên tàn bạo, mất hết nhân tính. Trên phương diện này, ngòi bút của Vũ Trinh phê phán nghiêm khắc. Ông lên án những kẻ lòng lang dạ thú, mất hết tính người như nhân vật Hoàng trong truyện Con hổ hào hiệp. Người nông dân này lấy vợ cùng làng, sinh được đứa con trai. Được mấy năm chung sống thì người vợ qua đời, để lại đứa con trai thơ dại. Tang vợ vừa hết, Hoàng liền nhờ mối đưa lời nói với cô gái góa chồng làng bên. Cô gái đã từ chối vì không muốn chăm sóc đứa con trai của vợ trước. Hoàng khát khao lấy được cô gái nên đã dứt bỏ đứa con trai. Hắn manh tâm đưa đứa con trai vào rừng sâu cho hổ ăn thịt. Đúng là một kẻ vô nhân tính, đến đứa con đẻ mà cũng nỡ giết. Hổ không ăn thịt con vậy mà kẻ thất đức này lại nỡ giết con. Hành động của Hoàng đã làm tổn thương đến luân thường đạo lý. Hắn đáng bị người đời phỉ nhổ, đáng bị trời tru đất diệt. Những kẻ bạc ác như hắn sẽ không bao giờ có kết cục tốt đẹp. Hắn bị hổ xé nát thành trăm mảnh. Kẻ dã tâm đưa con làm mồi cho hổ nay bị chính hổ xé xác, thân thể vung vãi khắp nơi. Hả dạ thay. Lan Trì Ngư Giả bàn rằng: “Khi Hoàng đam con vào rừng, có phải hổ không giết luôn được đâu, mà để lại nhiều tình tiết nữa cho câu chuyện lan truyền khắp thôn xóm để quan trên thấy rõ tội ác xấu xa của nó” [76; 78]. Truyện làm ta nhớ đến một câu chuyện khác trong văn học dân gian, đó là truyện
cuối cùng đã bị sấm sét đánh chết. Hay trong truyện Cây khế người anh tham lam luôn đối xử tồi tệ với người em, cuối cùng đã bị dìm sâu dưới đáy biển. Trong cõi trời đất này, luôn có thế lực thay trời hành đạo trừng trị những kẻ bất nhân. Truyện Vũ Trinh có ý nghĩa thật sâu xa. Nó thanh lọc hướng con người đến miền thánh thiện, đánh thức điều thiện trong nhân tâm mỗi người.
Ở văn học trung đại Việt Nam, quan niệm văn học căn bản là dựa trên quan điểm Nho giáo. Và theo đó văn học có nguồn gốc thiêng liêng, có chức năng xã hội cao cả là giáo hóa, hoàn thiện con người. là tác giả văn học trung đại, một nhà nho trí thức nên đè nặng trên vai Vũ Trinh luôn là ý thức trách nhiệm trước xã hội, là nỗi lo lắng đến thế đạo nhân tâm. Nho giáo rất đề cao chức năng giáo hóa của văn chương, bởi vậy mà văn chương của Vũ Trinh có hơi hướng của màu sắc giảng giải đạo lý nhằm nêu gương hay thuyết phục, răn dạy.
Thế kỷ XVIII đến đầu XIX là thời kỳ phong kiến suy thoái. Đứng trước thực tại của một thời kỳ thế đạo sa sút, danh phận không rõ, nhiều nhà nho đã lầm đường lạc lối. Vũ Trinh sáng tạo để phê phán thực trạng đó. Trong Lan Trì kiến văn lục chúng ta thấy ở tầng lớp nho sĩ sa đọa về nhân cách. Người xưa quan niệm nho sĩ - những người theo học đạo thánh hiền phải có đủ tài đủ đức, đức bao gồm nhân - lễ - nghĩa - trí - tín. Ấy vậy mà trong xã hội của Vũ Trinh có những nho sĩ đã vi phạm luân thường đạo lý. Họ đã đem nhân cách để đổi lấy điều mong muốn. Chính vì sự ham muốn bản năng đã làm cho họ mờ mắt, tự đánh mất phẩm chất tốt đẹp. Truyện Trạng nguyên họ Nguyễn đã phản ánh sự xuống dốc về phẩm cách của anh thư sinh Nguyễn Đăng Đạo. Là một người có tài song vì ham mê sắc đẹp khiến anh ta đánh mất đi bản tính khoáng đạt, cao nhã của nhà Nho. Trong một lần đi du ngoạn, gặp người con gái trẻ trung xinh đẹp khiến anh nảy sinh tình ý. Đạo lần tìm đến dinh cô gái, đút lót tiền cho đứa hầu để hỏi nó về đường ra lối vào, cổng
cửa các phòng trong dinh. Một đêm, anh ăn mặc gọn gẽ, vượt mấy lớp tường, lên thẳng tới chỗ người đẹp, khoét tường chui vào buồng cô, leo ngay lên giường nằm chung với cô. Phẩm cách của một anh chàng có học, đọc sách thánh hiền hàng ngày mà lại có hành động bất nhã như vậy. Hễ có điều kiện làm điều xấu thì những thứ bản năng hèn hạ trong con người có nhiều chữ cũng nổi lên không kém ai. “Trèo tường khoét gạch, đó là việc xấu xa, kẻ sĩ không làm. Thế mà danh sĩ lại làm việc đó. Có người nói: “Có tài như ông thì có thể làm những việc như ông”. Tôi cho rằng: “Sao bằng cái tài như ông, mà không chơi bời du đãng như vậy”. Tài năng và đức hạnh làm sao có thể che lấp nhau?” (Lời bàn cuối truyện). Truyện như một hồi chuông cảnh tỉnh những ai sa đọa.
“Công danh phú quý là do tiền định. Người không có phận, thì thực cũng thành mơ. Những kẻ lận đận trong chốn bụi hồng cũng không có ai chưa hiểu được điều đó chăng?” [76; 152]. Đó là lời bàn của Lan Trì Ngư Giả cuối truyện Mộng lạ. Truyện phê phán những học trò ham hư danh, mong muốn tiến thân bằng khoa cử.
Sự phá vỡ khuôn phép của con người thời đại trong Lan Trì kiến văn lục có thể theo chiều hướng tiêu cực hoặc tích cực. Về phương diện tích cực thì con người thường bị đẩy vào những tình huống đầy bi kịch. Chính trong hoàn cảnh đó, những phẩm chất cao quý của họ được bộc lộ. Trên phương diện này thì ngòi bút của Vũ Trinh rất nâng niu, trân trọng, đặc biệt là khi viết về vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt của người phụ nữ. Họ là những tấm gương sáng về đức hạnh, đáng đề người đời noi theo.
Trong bài tựa Trần Danh Lưu viết: “Truyện Người đàn bà trinh liệt ở Thạch Thán, truyện Người con gái trinh liệt ở Cổ Trâu thì nêu gương tiết nghĩa, bảo vệ cương thường, có thể trở thành lời dạy luân lý hàng ngày, đâu chỉ là thê thắt câu chuyện cho vui miệng người đời” [76; 18]. Cô gái trinh liệt ở Cổ Trâu đã chết đúng vào ngày chồng chết để giữ
trọn tình nghĩa vợ chồng. Người đàn bà ở Thạch Thán thì ở vậy suốt hơn 40 năm chồng mất, chăm sóc cha mẹ đôi bên chứ không tái giá để giữ trọn đạo nghĩa với chồng. “Than ôi, người thuần túy giữ lẽ trời, tôi biết họ là hiền sĩ, người dứt bỏ hết lục trần, tôi biết họ là thánh tăng. Thế còn những người như hai bà được đào tạo từ đó chăng” (Lời bàn cuối truyện).
Trong Lan Trì kiến văn lục, Vũ Trinh vừa dựng lên những nhân vật