Nhân vật thể hiện ước muốn của con ngườ

Một phần của tài liệu Nhân vật của lan trì kiến văn lục luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 78 - 91)

Nhân hóa những con vật, những đồ vật trong văn chương bắt nguồn từ văn chương dân gian, đặc biệt là những truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích thần kỳ và một số truyện cổ tích sinh hoạt. Cái độc đáo thú vị của nó là dùng tiếng nói, hành động của loài vật để nói lên ước vọng của con người, nhất là những bài học nhân sinh.

Không có văn học thời đại nào có thể độc lập với truyền thống. Các nền văn học kế thừa, phát huy những giá trị tinh hoa của truyền thống.

Lan Trì kiến văn lục tất nhiên cũng không nằm ngoài quỹ đạo này.

Tác phẩm văn chương trung đại nói chung và tiểu thuyết truyền kỳ nói riêng được hình thành dựa trên cơ sở nhất định, kế thừa những yếu tố nội dung hoặc hình thức của văn học dân gian, đặc biệt là ở truyện cổ tích thần kỳ. Kho tàng truyện cổ dân gian đã có ảnh hưởng to lớn đến sự hình thành và phát triển của thể loại văn học tự sự Việt Nam. Có thể nói kho tàng truyện cổ dân gian chính là một trong những nguồn suối trong mát nuôi dưỡng cho văn học trung đại Việt Nam.

Văn học dân gian có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng nền văn học dân tộc. Mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết hết sức chặt chẽ và sâu sắc, trở thành một động lực thúc đẩy nền văn học dân tộc. Chính bởi lẽ đó văn học trung đại cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa dân gian, là ngọn nguồn của văn học nhân đạo. Văn học dân gian là cái nôi nuôi dưỡng văn học viết, Các tác giả văn chương tài năng đều nhận mình chịu ảnh hưởng từ văn học dân gian và Vũ Trinh cũng như các tác giả trung đại khác, đều không đi chệch quỹ đạo đó. Các tác giả đều khai thác từ truyền thống, đồng thời phát huy tài năng cá nhân, biến những câu chuyện cũ thành truyện truyền kỳ đầy cảm động, lôi cuốn, hấp dẫn.

Lan Trì kiến văn lục thể hiện truyền thống nhân văn tốt đẹp của dân tộc, sự mộc mạc tinh tế của văn học dân gian Việt Nam. Lan Trì kiến văn lục

thể tìm thấy nguồn gốc của những truyền thuyết dân gian địa phương. Vũ Trinh thông qua những tình tiết siêu phàm để phản ánh đời sống hiện thực, nói lên khát vọng, ước mơ của con người về một xã hội công bằng.

Lan Trì kiến văn lục có những truyện có kết cấu kế thừa từ truyện cổ tích thần kỳ ở cách sử dụng môtíp truyện, lối kết cấu theo trật tự thời gian là chủ yếu và kết thúc truyện thường có hậu, cái ác bị trừng trị, cái thiện được khẳng định.

Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh đã tiếp thu khá nhiều hình tượng con vật trong truyện dân gian, đặc biệt là hình tượng con hổ. Các con vật mang những ý nghĩa mới, thể hiện nhận thức mới mẻ của tác giả nhà Nho.

Con hổ trong truyện Con hổ hào hiệp được nhân hóa, với ngôn ngữ con người, tư duy kiểu con người, hành động con người. Đó là hình ảnh về một xã hội công bằng, có đạo lý. Con hổ chính là khát vọng chính đáng của con người trước một xã hội đầy hỗn loạn bất công. Con hổ đã nhân danh lẽ phải, nhân danh điều thiện trừng trị cái ác, đam lại sự công bằng cho xã hội, sự yên lành cho con người. Con hổ đã xé xác Hoàng thành trăm mảnh, xé xác một kẻ bất nhân nhẫn tâm giết con trai của mình. Với người yếu hổ nâng niu dìu dắt, chở che bao bọc. Hổ đã bao bọc đứa trẻ 4 tuổi trong rừng, dẫn nó về nhà để nó được hưởng hơi ấm gia đình.

“Nhân đức thay! Nghĩa khí thay, oanh liệt thay vị chúa sơn lâm này! Đối với đứa trẻ thì ôm ấp gần gũi trìu mến như con người. đối với bà mẹ thì làm ơn nhiều, lấy báo ít. Đối với Hoàng thì dứt khoát như các hiệp sĩ, kiếm khách trị tội những phường bất nghĩa. Làm sao có được vài nghìn vị chúa sơn lâm này để vì nhân gian trừ diệt hết mọi chuyện bất bình” [76; 78].

Con hổ trong Con hổ nhân đức được Lan Trì Ngư Giả nhận định: “Hổ là loài ác thú mà còn biết nghe tiếng van xin ai oán của con người. So với bọn ngồi ghế cao ở chốn công đường, róc xương, hút tủy sinh dân, nghe tiếng kêu oan thảm thiết dưới nhà thì bỏ ngoài tai, mất hết

lương tâm, ắt phải hổ thẹn với con hổ này. Ước gì có phép thả con hổ này ra và xin mời những ông quan ấy vào rọ!”. Xã hội đương thời là xã suy đồi. Kẻ cậy cường quyền bóc lột, chà đạp người lành. Con hổ như ông quan phụ mẫu có tâm đức , luôn lắng nghe để cứu vớt dân lành, đem bình yên đến cho con người. Con hổ thể hiện khát vọng về một cuộc sống dân chủ.

Xây dựng nhân vật con hổ trong truyện Con hổ có nghĩa, Vũ Trinh nhằm đề cao mối quan hệ giữa người với người. Con người phải thương yêu nhau, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn hoạn nạn và đừng quên ơn nghĩa, đừng phụ lòng người tốt. Đó là thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua hình tượng con hổ.

Những yếu tố kỳ lạ là lực lượng phù trợ của những người bất hạnh, của những người luôn khao khát hạnh phúc. Thế giới thần kỳ là thế giới của những giấc mơ để thỏa mãn những ước vọng sâu xa của con người. Vũ Trinh đã miêu tả một thế giới đầy bí kỳ, thế giới mà nhân vật vô tri nói tiếng nói của con người. hành xử như con người. Ông lấy đó làm cơ sở để thể hiện khát vọng, ước mơ hạnh phúc, lẽ sống lý tưởng của con người.

Hình tượng hươu biết chèo thuyền, cành cây biết chỉ đường, khối đá biết khóc hay con cá biết quý và cứu người tốt, con hổ yêu thương người tốt, diệt người ác… là sản phẩm của tư duy nghệ thuật luôn luôn hướng tới cái đẹp, cái thiện…

Trong Truyền kỳ mạn lục ít có nhân vật là loài vật như trong Lan Trì kiến văn lục hay Thánh Tông di thảo.

Nhân vật trong truyện cổ tích chủ yếu là nhân vật chức năng, còn nhân vật trong truyện truyền kỳ khá đa dạng vê tính cách. Nhân vật trong truyện cổ tích xoay quanh trục thiện - ác, tốt - xấu, nên nhân cách của nhân vật bị đẩy về phía cực đoan tốt hoặc xấu, hiền lành hay độc ác, siêng năng hay lười biếng, thật thà hay dối trá, thủy chung hay phụ bạc. Con vật trong truyện truyền kỳ có yêu, có ghét, có tức giận, có căm thù

và trả thù, ví như nhân vật rắn trong truyện Rắn thiêng, thỏ trong truyện

Con thỏ hào hiệp…

Có thể nói tác giả của Lan Trì kiến văn lục đã chắt lọc được những tinh hoa của văn học dân gian cùng với bút pháp truyền kỳ để sáng tạo ra những câu chuyện về các loài vật. Đó là một kiểu ẩn dụ về cuộc sống con người.

3.3. Ý nghĩa xã hội thẩm mỹ của loại nhân vật này

Truyện truyền kỳ là một thể loại văn xuôi độc đáo bởi sử dụng hình thức kỳ ảo làm phương thức chuyển tải nội dung. Do điều này truyện truyền kỳ có sức lôi cuốn kỳ lạ đối với độc giả mọi thời đại. Chúng ta đã từng bắt gặp yếu tố kỳ lạ trong huyền thoại tôn giáo, sử ký, thần thoại, truyền thuyết, cổ tích. Truyện truyền kỳ kế thừa các thể loại đó về việc sử dụng yếu tố kỳ, sử dụng thủ pháp nhân hóa, kế thừa hình ảnh con vật được nhân hóa. Các tác giả truyện truyền kỳ đã sử dụng yếu tố kỳ với tư cách là thuộc tính thẩm mỹ của thể loại. Họ phản ánh thế giới hiện thực qua cái kỳ lạ. Thế giới hư ảo, kỳ lạ luôn mang đậm dấu ấn và những dụng ý sâu xa của tác giả. Mỗi nhân vật kỳ lạ đều có diện mạo riêng, được khoác lên mình những màu sắc riêng, đặc điểm riêng. Và hiển nhiên mỗi hình tượng nhân vật đều nhằm mục đích sáng tạo của các tác giả.

Ở truyện truyền kỳ, nhân hóa được xem là loại chất liệu đẹp nhất được các tác giả lựa chọn để xây dựng nhân vật. Nó phổ biến đến mức đã trở thành một thủ pháp mang tính bất biến trong sáng tác. Và nó hiện hữu ngay ở chính hình thức vô nhân tính của nhân vật. Phải chăng đó là sự cách điệu, phóng đại của tính cách, tâm lý một loại người nào đó mà qua đó hiện thực xã hội nổi lên rất rõ. Nó được tác giả gói gọn trong vỏ bọc, người đọc đã lột xác cho nó và tự nhận thức về nó. Truyện truyền kỳ là kết quả của tổng hòa nhiều nhân tố, tổng hợp trong đó là những tư duy khoa học chưa phát triển đến tổng quan của các tôn giáo hay sự trưởng thành của ý thức thẩm mỹ và tư duy nghệ thuật.

Tư duy về thế giới và con người thời đại nào thì đều có mối liên quan nghệ thuật thời đại ấy, bởi giữa tác phẩm văn học và hoàn cảnh thời đại luôn có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời. Trong văn chương trung đại nói chung và trong truyện truyền kỳ nói riêng. Thủ pháp nhân hóa được sử dụng để xây dựng nhân vật. Nó phản ánh tư duy con người trung đại. Tư duy con người từ xa xưa thể hiện rõ ở tính chất nguyên hợp. Xuất phát từ quan niệm vạn vật hữu tình nên giữa trời - đất và con người luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau. Và khái niệm thiên - địa không phải để chỉ những hiện tượng tự nhiên sinh động mà là những ý niệm được hình tượng hóa trong văn chương. Chính vì lẽ đó mà trước một hiện tượng con người không thể giải thích, không thể giải quyết được, người ta thường mượn các yếu tố siêu nhiên hay những yếu tố thuộc về tự nhiên, có thể là cỏ cây hoa lá, chim muông thú rừng, hay vật vô tri vô giác để giải thích các hiện tượng. Các yếu tố thuộc về tự nhiên đó đã được khoác lên chiếc áo với dáng dấp, phẩm cách của con người. Ở thời trung đại nói chung và các nhà nho nói riêng, họ cho rằng có hai loại thực tại tồn tại song song và thâm nhập lần nhau trong thế giới này. Thực tại trần thế và thế giới tâm linh chính là hai thực tại đó. Và không thể loại nào khác ngoài truyện truyền kỳ được xem là thể loại điển hình nhất cho cách thụ cảm về thế giới đó.

Là cây bút truyền kỳ, Vũ Trinh cũng như bao tác giả truyện truyền kỳ khác đã không thụ động trước chức trách của một nhà văn. Họ đã xâm nhập vào thế giới đó, khám phá, chiêm nghiệm và tự nói lên tiếng nói riêng, cách phản ứng riêng. Trong Lan Trì kiến văn lục chúng ta thấy một thế giới bí ẩn cùng tồn tại song song với thế giới con người những sự quái dị đan xen những điều bình thường, tình tiết hư ảo xen lẫn tình tiết thực… Thế giới nhân vật cũng có sự đan xen giữa những nhân vật là người bình thường, nhân vật mang đặc tính kỳ lạ hay nhân vật được nhân hóa. Đọc tác phẩm, người đọc như được chiêm nghiệm cuộc sống

qua những nhân vật đời thường, lại được phiêu du vào thế giới lạ cùng các nhân vật kỳ lạ, thích thú với những nhân vật vô tư được con người hóa. Đặc biệt là thế giới nhân vật vô tư mang dáng dấp, tính cách con người. Loại nhân vật này luôn đem đến cho người đọc những điều bất ngờ lý thú, khơi gợi những xúc cảm thẩm mỹ trong lòng người đọc.

Trong quá trình xây dựng nhân vật, bất cứ tác giả nào cũng chịu sự chi phối của thế giới quan và hoàn cảnh xã hội đương thời. Bên cạnh Lê Thánh Tông, Nguyễn Dữ, thì Vũ Trinh không là trường hợp ngoại lệ.

Lê Thánh Tông là một vị vua anh minh, tài năng. Xã hội phong kiến Việt Nam dưới triều ông phát triển cực thịnh. Ông luôn có ý thức giữ gìn khuôn phép trật tự xã hội. Chính bởi lẽ đó mà ngay trong cảnh thịnh trị ấy, Lê Thánh Tông lo ngại đến những bất an xã hội có thể xẩy ra. Đó là sự hiện hữu của những hiện tượng tiêu cực, những tệ nạn tham nhũng, cửa quyền, hách dịch. Vì thế chúng ta dễ hiểu vì sao trong các truyện của ông, đồ vật, loài vật được nhân hóa lại có những biểu hiện huênh hoang. Vú dụ truyện Bức thư của con muỗi, muỗi nhà thốt lên: “Than ôi! Tầm mắt hiền đệ sao quá hẹp, chỗ ở hiền đệ sao quá thấp như vậy, này cảnh tượng trong nhà khác với cảnh đồng không mông quạnh này nhiều lắm. Mái nhà rộng mênh mông bất chấp mưa sa gió táp. Ngày ta nương cột chạm, tối ta dựa màn hoa, vui họp chợ lúc sớm mai, vo ve đắc ý thú lượn, đầu chiều tối đủng đỉnh kiếm ăn. Lúc người nhà đã ngủ mệt là lúc ta no say. Nào chỉ có thế thôi đâu còn biết bao niềm vui khác nữa”. Có thể chăng đó là bộ mặt của một số kẻ không biết, không hay, không ham, không trách nhiệm vào việc triều chính nhưng lại luôn có tham vọng được vào chốn cung điện để hưởng cuộc sống an nhàn. Hay trong truyện Trận cười Vũ môn, cua đã huyênh hoang tự tác: “ta nhấc bàn chân lớn, bước những bước dài, Vũ nôm dẫu cao, chỉ nháy mắt là tới”. Con ếch khoác lác: “ta sẽ múa hai đùi mập mạp, chỉ nhảy ba cái là tới đỉnh núi…”.

Dùng hình ảnh những con vật, loài vật bình thường, dệt cho chúng những tấm áo mang dáng vẻ con người. Lê Thánh Tông đã tạo nên một không gian rộng rãi có chiều sâu trong sáng tạo của ông. Chính vì lẽ đó mà ngòi bút của ông có khả năng tung hoành khắp chốn, khắp ngõ nghách, để mạnh bạo viết về những mặt đen tối của xã hội. Điều mà không dễ gì viết được bằng ngòi bút hiện thực trong xã hội phong kiến. Bút pháp truyền kỳ còn cho phép nhà văn khám phá tâm hồn nhân vật ở một thế giới mới lạ mà nó lạc vào với một hoàn cảnh thử thách mới. Cũng từ trong thế giới đó, nhà văn đã thể hiện được lý tưởng của mình về lẽ sống, công bằng xã hội, nơi cái ác bị tẩy trừ, cái thiện cuối cùng đã chiến thắng, điều mà họ không thể đạt được trong cuộc sống hiện tại.

Cũng nằm trong đặc điểm của tác giả truyện truyền kỳ là đề cao tính hiếu kỳ. Nguyễn Dữ không thể bỏ qua thủ pháp nhân hóa và xem đó là phương thức phản ánh cuộc sống tối ưu nhất. Nguyễn Dữ là nhà nho sống ở thời loạn, bất đắc chí với cuộc đời. Ông lui về ở ẩn “chân không bước tới thị thành nữa” và dùng ngỏi bút của mình để phản ánh hiện thực xã hội đó. Muốn phản ánh hiện thực đa dạng, phong phú dưới chế độ phong kiến, muốn lý giải những vấn đề đặt ra trong xã hội đầy biến động đó thì đòi hỏi nhà văn phải có một sự tưởng tượng sáng tạo riêng, không thể đi theo tư duy truyền thống của Nho giáo được. Dựa vào một thế giới do con người tưởng tượng ra, Nguyễn Dữ đã mạnh dạn phóng tác nên tác phẩm đáp ứng nhu cầu phản ánh cuộc sống thực tại đó. Xã hội bấy giờ có cách lý giải bằng hư cấu, tưởng tượng hay những yếu tố hoang đường ký ảo. Bên cạnh việc xây dựng một số hình ảnh thần tiên, ma quái, tinh loài vật… thì Nguyễn Dữ đã xây dựng các nhân vật là loài vật để phản ánh hiện thực xã hội phong kiến vốn đầy rẫy những bất công oan trái.

Truyền kỳ mạn lục là áng thiên cổ kỳ bút của Nguyễn Dữ. Trong 20 truyện của tác phẩm thì có 8 truyện tác giả xây dựng loại nhân vật là vật

được nhân hóa như vượn, cáo, chim yểng, đồ vật như tượng Phật. Với

Một phần của tài liệu Nhân vật của lan trì kiến văn lục luận văn thạc sĩ ngữ văn (Trang 78 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w