Nhân vật trong tiểu thuyết đất trăng của nguyễn trọng oánh

60 2K 6
Nhân vật trong tiểu thuyết đất trăng của nguyễn trọng oánh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Khóa luận này được hoàn thành ngoài sự nỗ lực tích cực của bản thân, chúng tôi còn nhận được sự giúp đỡ chân thành, nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn – Đại học Vinh đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn Ngô Thái Lễ và bạn bè. Chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô và các bạn, và mong được sự đóng góp ý kiến của mọi người để có thể hoàn thiện hơn đề tài trong một dịp khác. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! Vinh, ngày 22 tháng 5 năm 2010 Sinh viên thực hiện Hồ Thị Kim Dung 1 Mục lục Trang 1.1.2. Nh ng nét chính trong vi c th hi n t i chi n tranhữ ệ ể ệ đề à ế .10 Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài 1.1 Chiến tranh là vấn đề đau đớn, ám ảnh cho toàn nhân loại. Vì thế từ lâu đề tài chiến tranh đã đi vào văn học hết sức tự nhiên, chân thực. Thành công của 2 cách mạng tháng 8/1945 và đại thắng mùa xuân 1975 đã mở ra kỷ nguyên mới, kỉ nguyên của độc lập tự do và CNXH của lịch sử dân tộc ta. Viết về đề tài chiến tranh đã thu hút nhiều nhà văn hàng đầu với nhiều tác phẩm có giá trị: Khuất Quang Thụy – Góc tăm tối cuối cùng, Lê Lựu – Thời xa vắng, Bảo Ninh – Nỗi buồn chiến tranh . và Nguyễn Trọng Oánh với tiểu thuyết Đất trắng cũng viết về đề tài này, tuy nhiên chiến tranh lại được các nhà văn thể hiện ở những mức độ, quan niệm khác nhau . 1.2 Văn học không thể thiếu nhân vật. Đó là yêu cầu cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng hơn, phong phú hơn. Bản chất của văn học là mối quan hệ với đời sống và nó chỉ có thể tái hiện cuộc sống dưới những hình ảnh chủ thể nhất định và chủ thể đó đóng vai trò là tấm gương phản chiếu cuộc đời. Qua cuốn tiểu thuyết này cuộc chiến tranh của dân tộc ta hiện ra khá rõ nét. Sự phản ánh hiện thực với sự khẳng định và phê phán được đặt lên vai các nhân vật. Đó là một thế giới nhân vật đa dạng, phong phú độc đáo những nhân vật anh hùng cao cả sẳn sàng hi sinh vì Tổ quốc, và những nhân vật thấp hèn, phản bội sống trên xương máu của đồng đội. Chúng tôi đi sâu vào khám phá thế giới nhân vật đa dạng phong phú, mỗi người một vẻ để khẳng định giá trị nội dung, tư tưởng cũng như nghệ thuật của tác phẩm và qua đó khẳng định tài năng của nhà văn trong việc miêu tả nhân vật từ bên ngoài đến thế giới nội tâm. 1.3 Tác phẩm Đất trắng là một tác phẩm xuất sắc của thể loại tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh, từng được giải thưởng văn học về đề tài lực lượng vũ trang của Hội nhà văn Việt Nam (công bố 1987). Nét đặc sắc của tác phẩm này là nhà văn đã có một cái nhìn mới so với các tác phẩm trước đây. Đề tài về chiến tranh đã từng có nhiều bài viết, bài nghiên cứu của khá nhiều tác giả có tâm huyết. Tuy nhiên các bài viết trước đây thường đi sâu vào phân tích một số tiểu thuyết Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử nào đó. Ở khóa luận này chúng tôi sẽ đi tìm hiểu phân tích một tác phẩm cụ thể thông qua hệ thống các nhân vật để thể hiện một cái nhìn khách quan và toàn diện về mảng 3 văn học viết về chiến tranh sau 1975. Đó cũng chính là lý do chúng tôi lựa chọn đề tài này. Kết quả nghiên cứu đề tài thiết thực phục vụ được phần nào cho việc giảng dạy và học tập về cuốn tiểu thuyết này nói riêng và tiểu thuyết của Nguyễn Trọng Oánh nói chung. Đây cũng chính là mong muốn của người chọn đề tài này 1. Lịch sử vấn đề Nhìn chung nền văn xuôi viết về đề tài chiến tranh đã được nhiều nhà nghiên cứu phê bình quan tâm. Ít nhiều đề cập đến mảng văn học viết về chiến tranh là Lê Ngọc Trà, Trần Đình Khôi, Lại Nguyên Ân . Những bài trực tiếp viết về văn học chiến tranh trong đó có tiểu thuyết của các tác giả: Hồ Phương, Nguyễn Hương Giang, Bùi Việt Thắng, Tôn Phương Lan . Đặc biệt có các công trình nghiên cứu nổi bật như: 1. Thiếu Mai, Bản lĩnh dân tộc, bản lĩnh ngòi bút, Văn nghệ Quân đội, 1980, s.6 (th.VI). 2. Đặng Quốc Nhật, Mấy ý kiến về đề tài chiến tranh và sự chi phối củatrong văn học Việt Nam hiện đại , TCVNQĐ- 1980. 3. Hà Xuân Trường, Bốn mươi năm của một nền văn học chiến đấu,Nhân dân, 1985, (29.VIII). 4. Nhiều tác giả, Văn học 1975- 1985, tác phẩm và dư luận, NXB Hội nhà văn, H, 1997. 5. Nhiều tác giả, Gặp mặt và trao đổi về đề tài chiến tranh trong văn học ,TCVNQĐ, 3- 1984. 6. Tổ lý luận, Để có những thành tựu mới trong văn học về đề tài chiến tranh và quân đội, TCVNQĐ, 2- 1981. 7. Nguyễn Đăng Mạnh, Về một xu hướng tiểu thuyết đang phát triển, Báo nhân dân số ra ngày 22/5/1988. 4 8. Hoàng Ngọc Hiến, Những nghịch lý của chiến tranh, Báo văn nghệ số ra ngày 13/4/1991. 9. Phan Cự Đệ, Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, NXBGD, 18/2001. 10. Nhiều tác giả: Công trình 50 năm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng tám, NXB ĐH Quốc gia, Hà Nội 1996. 11. Nguyễn Văn Bổng, Một cuốn tiểu thuyết chân thực, Văn nghệ, 1950, S.23 (7.VI) 12. Đặng Quốc Nhật, Mấy nét về đề tài chiến tranh và tiểu thuyết Đất trắng, Văn nghệ Quân đội, 1980, S.6 (th.VI) 13. Lê Quang Trang, Đọc Đất trắng, Nhân dân, 1984, (16.VII). 14. Trần Duy Thanh, Đọc tiểu thuyết Đất trắng, Văn nghệ quân đội, 1985 S.4 (th,IV). Trong số các bài viết kể trên các tác giả đề cập đến khá nhiều đến tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 viết về chiến tranh. Đáng chú ý có một số ý kiến của các tác giả sau đây: 1. Chu Lai trong công trình 50 năm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng tám đã khẳng định sự chuyển hướng tư duy nghệ thuật của các cây bút tiểu thuyết chiến tranh hôm qua nhìn nhận: Không phải chiến tranh biến con người thành những chi tiết trong một cỗ máy bạo lực chỉ biết bấm cò và chém giết, chiến tranh là điều kiện, là tình huống để suy nghĩ đời thường lên đến đỉnh điểm [179,12] 2. Trong cuộc gặp mặt và trao đổi về đề tài chiến tranh trong văn học 35 năm qua, Nguyễn Trọng Oánh đã nói phải lấy con mắt nhìn hôm nay để soi vào sự việc hôm qua, con mắt nhà văn hôm nay nhìn lại sự việc hôm qua thường tỉnh táo hơn, khách quan hơn. Điều đó có thật, nhưng ngày hôm nay bao giờ cũng là ngày kế tiếp hôm qua. Hiện thực luôn phát triển và bổ sung cho nhau. Cái hôm nay bao giờ cũng do cái hôm qua mà có. Muốn có cái nhìn khái quát cần có cái nhìn cụ thể. Phải nhìn từ cái nhìn cụ thể hôm qua thì mới có độ lùi khái quát hôm nay. 5 3. Nhà văn Hữu Mai lại cho rằng: Tác phẩm viết về chiến tranh đã mang sắc thái mới. Một số đã đi vào những đề tài của chiến tranh. Mốt số lại có xu hướng khai thác những bình diện chưa được đề cập đến nhiều trong những tác phẩm trước đây như: Cái đau thương, cái mất mát, ác liệt, cái thấp hèn, những vấn đề thuộc đạo đức trong chiến tranh . Tiểu thuyết nay bám sát hiện thực, nhìn thẳng vào thực trạng, nói ra thẳng những điều mình và mọi người quan tâm.[13] Qua các ý kiến đóng góp của các tác giả chúng ta có thể nhìn thấy: Hướng về miêu tả những bức tranh toàn cảnh của cách mạng và kháng chiến, tiểu thuyết sau 1975 đã đi vào phản ánh muôn mặt đời thường của cuộc sống chiến đấu đầy hi sinh gian khổ. Không ngần ngại đi sâu vào khắc họa những số phận, từng cá tính của mỗi nhân vật cụ thể, nhà văn đã thể hiện một cái nhìn khái quát từ góc độ cụ thể, mở ra một cách tiếp cận hiện thực theo một chiều hướng sáng tạo cho người đọc. Bởi vậy mà đọc các tác phẩm của họ không gây nên một sự nhàm chán, ngược lại người đọc như được sống lại những giây phút lịch sử của dân tộc. Luận văn này trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những ý kiến đóng góp và đánh giá của các tác giả đi trước, với hướng nghiên cứu trọng tâm về nhân vật chúng tôi muốn góp thêm một cách đọc tiểu thuyết Đất trắng – tác phẩm được xem là tiêu biểu của văn học đổi mới, đồng thời cũng góp thêm một cái nhìn mới về chiến tranh của nhà văn quân đội Nguyễn Trọng Oánh trong tác phẩm này. 3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Để tiếp cận đề tài chúng tôi đi vào phân tích khá cụ thể nhân vật trong bộ tiểu thuyết hai tập Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh . Bên cạnh đó chúng tôi cần đề cập tới một số tác phẩm văn học tiêu biểu khác: Ăn mày dĩ vãng – Chu Lai, Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh, Góc tăm tối cuối cùng – Khuất Quang Thụy, Ước mơ của đấtNguyễn Thi 6 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3.2.1 Tìm hiểu đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 đến nay. 3.2.2 Tìm hiểu nhân vật trong tiểu thuyết Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh. 3.3.3 Tìm hiểu những đặc sắc về xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Trong đề tài này chúng tôi đã sử dụng phương pháp đọc, tái hiện, phân tích, bình luận khái quát, tổng hợp có chọn lọc những bài nghiên cứu đã có, kế thừa và phát triển những ý kiến đúng đắn, đồng thời góp một vài ý kiến nhỏ vào đề tài này. 4.2 Bên cạnh đó chúng tôi còn sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh, thống kê, phân loại. Đề tài chiến tranh trong tác phẩm Đất trắng được phân loại dựa trên các nhân vật. Các nhân vật anh hùng cao cả gồm có: Các cán bộ chỉ huy, các chiến sĩ trẻ tuổi, các bà má ngày đêm lo lắng chăm sóc, các cô y tá… Ngoài ra còn có các nhân vật tiêu cực, phản diện đó là những tên giặc Mỹ trên đất Việt Nam, hay những tên phản động người Việt đi theo giặc . 4.3 Muốn nhìn nhận cái mới của Nguyễn Trọng Oánh chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh. Qua đó thấy được thông qua hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết mặc dầu đã có cái nhìn mới về chiến tranh nhưng ông vẫn trên cơ sở tiếp thu những đóng góp của các tác giả đi trước và các tác giả cùng thời. 5. Cấu trúc của khóa luận Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu Phần nội dung 7 Chương 1: Đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 đến nay Chương 2: Nhân vật trong tiểu thuyết Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh. Phần kết luận Nội dung Chương 1: Đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 đến nay 1.1. Đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 1.1.1. Cơ sở xã hội – nguồn cảm hứng chủ đạo của văn học viết về đề tài chiến tranh 8 Chiến tranh luôn là vấn đề đau đớn ám ảnh toàn nhân loại. Tuy nhiên ở mỗi thời đại, trong những bối cảnh cụ thể vấn đề cập nhập trong văn học lại ở những mức độ khác nhau. Ngày 2/09/1945 tại quảng trường Ba Đình, Bác Hồ đã đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập trước toàn thể dân tộc Việt Nam, mở ra một thời đại mới thời đại Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó thành công của cách mạng tháng Tám cũng đánh dấu một mốc son chói lọi mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự do và CNXH, một thời đại mới cho văn học nghệ thuật. Nhờ có cách mạng thành công nên ta có chính quyền trong tay và có điều kiện để lãnh đạo nền văn học toàn diện từ trung ương đến địa phương. Cách mạng có một sức cổ vũ động viên, tập hợp, lôi kéo đông đảo văn nghệ sĩ trong đó có đội ngũ nhà văn chiến sĩ như Quang Dũng, Nam Cao, Anh Đức… Trong bối cảnh phải theo sát bước đi của dân tộc văn học giai đoạn này chủ yếu nghiêng về mạch chảy của lịch sử sự kiện, của sự sống tâm hồn dân tộc. Hoàn cảnh mới đã hun đúc lòng nhiệt thành lý tưởng cách mạng cũng như sự trưởng thành, chín muồi cho lý tưởng thẩm mỹ của cả thế hệ nhà văn, nhà văn mang cả bầu nhiệt huyết đi vào cách mạng, ngợi ca chiến đấu. Với thắng lợi của cách mạng tháng Tám, chúng ta đã đập tan được ách nô lệ gần một thế kỷ của thực dân Pháp.Đây là một chiến công vang dội làm nức lòng người, những người dân lầm than lần đầu tiên được hưởng nền độc lập tự chủ. Thế nhưng sau đại thắng ấy một cuộc chiến mới lại nổ ra khốc liệt hơn, dữ dội hơn. Một cuộc chiến trường kỳ gian khổ nhưng, nhất định thắng lợi với ý chí quyết tâm của toàn dân tộc thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước nhất định không chịu làm nô lệ (Hồ Chí Minh). Một lần nữa chiến thắng lại thuộc về cuộc chiến tranh chính nghĩa, cuộc chiến tranh vệ quốc, vĩ đại của dân tộc, bằng tấm lòng quả cảm và tinh thần đoàn kết. Bối cảnh ấy, không khí nhiệt sôi tinh thần cách mạng ấy tạo nên những rung cảm nghệ thuật mạnh mẽ mở ra một thời kỳ mới cho văn học cách mạng. 9 Hơn nữa trong hoàn cảnh hiện thực cuộc sống dân tộc trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ đầy thử thách gay go, ác liêt, toàn dân tộc bị dìm trong bể máu, lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng lại được thức dậy, rần rật chảy trong huyết thống của mỗi một con người có ý thức tự tôn, lòng quả cảm, đức hi sinh, sức mạnh quật khởi của tinh thần đoàn kết. Đề tài chiến tranh đã có được mảnh đất hiện thực màu mỡ để cắm rễ, đâm chồi và phát triển. Đời sống hiện thực sôi động của lịch sử cùng với sự chín muồi của lý tưởng đạo đức cách mạng, lý luận thẩm mỹ, những bài học kinh nghiệm quý báu qua các cuộc chiến tranh… trở thành những nhân tố hội tụ mọi tiềm năng, sức mạnh để văn học viết về đề tài chiến tranh trong văn học giai đoạn 1945 – 1975 đặc biệt là ở thể loại tiểu thuyết phát triển mạnh mẽ hơn và khái quát hơn. 1.1.2. Những nét chính trong việc thể hiện đề tài chiến tranh Viết về chiến tranh, các nhà thơ nhà văn lúc này đã tập trung phản ánh những sự kiện, hiện tượng có ý nghĩa đối với vận mệnh của dân tộc, với cuộc sống và sự đấu tranh anh hùng của nhân dân ta. Xét đến cùng bất cứ một nền văn học nào cũng phục vụ cho sự nghiệp của một thể chế tương ứng. Lẽ đó văn học nghệ thuật phải là tiếng nói của Đảng của quần chúng cách mạng như chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định Văn học nghệ thuật là một mặt trận anh chị em là chiến sỹ trên mặt trận ấy [4]. Với nhiệm vụ lịch sử phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu, lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân được đặt lên trên cái riêng, cái cá nhân. Chính vì vậy mà nói tới chiến tranh, các nhà văn giai đoạn 1945 – 1975 do hoàn cảnh lịch sử chi phối và tác động đã nhìn và phản ánh chiến tranh bằng hào khí, bằng tâm lý của một dân tộc anh hùng. Những gì thuộc về mất mát hi sinh chỉ đề cập rất ít hoặc đề cập một cách dè dặt trong tác phẩm. Bởi vậy có thể nói khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã được thể hiện đậm nét trong văn học Việt Nam giai đoạn này. 10

Ngày đăng: 21/12/2013, 12:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan