Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Đất Trắng của Nguyễn Trọng Oánh.
3.2. Lồng ghép, đồng hiện không gian và thời gian.
Sẽ không mấy ngạc nhiên khi người đọc trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 thấy kiểu thời gian trộn lẫn tích hợp, đan xen giữa qúa khứ và hiện tại bởi nó được xem như một biểu hiện cao nhất của sự phân thân theo đời sống tinh thần của con người đời tư, đa chiều đa sự lo âu.
Thời gian trong tác phẩm gồm: Thời gian hiện tại, thời gian quá khứ, thời gian tương lai, cả dòng thời gian tâm trạng.
Xuất phát từ những điểm nhìn khác nhau nhà văn chọn lựa cách tổ chức thời gian cho phù hợp để làm nổi bật dụng ý nghệ thuật của mình. Trong tác phẩm sau chiến tranh tiểu thuyết có sự đan xen hòa quyện giữa quá khứ và hiện tại Quá khứ đồng hiện cùng thực tại, tương lai tạo thành những lớp thời gian có
khi tùy tiện, lôn xộn...trong Đất Trắng quá khứ cũng chiếm một phần lớn đó là
khi các chiến sĩ nhớ về gia đình, nhớ về những tháng ngày hạnh phúc. Trong tác phẩm các sự kiện, chi tiết không theo trật tự trước sau mà đảo trộn trật tự thông thường. Thời điểm hiện tại thông qua lời kể của nhân vật các sự kiện đã xẩy ra trong quá khứ lần lượt được tái hiện không tuân theo một quy tắc trật tự nhất định nào. Ở một thời điểm hiện tại nhưng Hai Rớt đã kể lại quá khứ của mình, hay qua khứ của Quá được lật trở lại, còn thời gian hiện tại bị đẩy ra xa. Bằng cách sử dụng thời gian co giãn linh hoạt như vậy Nguyễn Trọng Oánh có thể xoay ngang tạt dọc, dừng lại khám phá những góc khuyết về tâm lý tình cảm của nhân vật và đồng thời bày tỏ quan điểm của mình về cuộc sống và con người. Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm dường như được kéo dài vô tận qua mỗi câu chuyện của nhân vật. Thời gian quá khứ trong câu chuyện của phó chính ủy khác với thời gian quá khứ trong câu chuyện của An, Quá...Thời gian quá khứ trong câu chuyện kể về thành tích của trung đoàn mà ông Thêm kể lại cho những người lính cách mạng nghe cũng khác vì thời gian như được co giãn kéo dài ra hoặc rút ngắn lại khoảng cách của người trần thuật.
Thời gian trong tác phẩm còn là thời gian chuyên chở tâm trạng của nhân vật hay còn là thời gian tâm lý.
Chính vì thời gian luôn là sự đồng hiện giữa quá khứ và hiện tại, luôn có sự lắp ghép của nhiều dòng ký ức nên không gian cũng có sự hoàn quyện giữa hiện thực và quá khứ. Không gian trong tác phẩm được Nguyễn Trọng Oánh tái tạo theo hướng mới dựa trên lập trường điểm nhìn của tác giả và nhân vật.
Đất trắng có sự tồn tại song hành cả không gian hiện thực và không gian
tâm tưởng. Đó là sự xuất hiện đồng thời không gian tự nhiên cụ thể trực tiếp hiện ra trước mắt của nhân vật. Không gian gián tiếp được hiện lên trong thế giới tâm linh của nhân vật về quá khứ.
Trong Đất trắng đó là không gian của rừng núi, không gian của những trận chiến. Toàn thiên chuyện có nhiều trang tả cảnh sông nước, những bãi sình lầy, những hố bom...không gian ấy khơi nguồn cho những tình cảm của nhân
vật. Khắc họa một không gian như vậy nhưng Nguyễn Trọng Oánh muốn giử gắm một cái nhìn về chiến tranh, bộc lộ quan điểm về thân phận con người và những khó khăn trong chiến tranh mà người lính cách mạng phải trải qua.
Bên cạnh đó trong tác phẩm, tác giả còn cho ta thấy một không gian khác đó là trong không gian hồi tưởng của những con người. Không gian xã hội đời thường mà các nhân vật đã sống trong quá khứ. Với Quá đó là không gian của nhà bà ngoại người nuôi nấng anh từ nhỏ hay cuộc sống của Huy là không gian của đô thị, của một chế độ...
Cùng lấy đề tài về chiến tranh Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai viết về quá trình người lính Hai Hùng tìm kiếm sự thật về Ba Sương. Tác phẩm cũng có sự đảo lộn về không gian, thời gian nhưng sự đảo lộn ấy chỉ theo một chu kỳ: Hiện tại – quá khứ - hiện tại. Khác với Đất trắng là sự đảo lộn khá hỗn độn, chồng chéo lẫn nhau.
Thời gian không gian trong Đất trắng là sự đồng hiện, lồng ghép lẫn nhau giữa qúa khứ, hiện tại, tương lai. Với việc tổ chức không gian và thời gian trong tác phẩm Nguyễn Trọng Oánh đã thể hiện bản chất của nhân vật và khái quát được những vấn đề của cuộc chiến tranh.