Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Đất Trắng của Nguyễn Trọng Oánh.
3.5. Ngôn ngữ và giọng điệu
Nguyễn Trọng Oánh viết văn bằng chất liệu hiện thực chiến đấu nóng bỏng nhưng tươi rói của đời thường. Từ trang sách của ông được tạo bằng một ngôn ngữ tự biểu hiện để đi thẳng vào tình cảm và ý nghĩa của nhân vật. Bút pháp tự biểu hiện trong tác phẩm của Nguyễn Trọng Oánh được thể hiện rõ ở ngôn ngữ và giọng điệu của nhân vật.
Ngôn ngữ là một trong những phương diện căn bản góp phần bộc lộ tính cách bản chất và biến hóa nhân vật. Ngôn ngữ của nhân vật và ngôn ngữ của người kể chuyện đan xen với nhau, có khi hòa lẫn với nhau đến mức tinh tế lắm mới nhận ra được.
Bên cạnh ngôn ngữ đối thoại có khi các nhân vật cũng tự độc thoại và đối thoại đơn để bộc lộ mình Trên ngã ba ấy Tám Hàn rẽ sang trái vào bốt còn anh
thì rẽ sang phải và thụt lùi lại phía sau chỉ trong gang tấc nữa thì mình đã sa xuống vực thẳm của sự phản bội. [377, 1, 17]. Đó chính là ngôn ngữ độc thoại
nội tâm của nhân vật Lựu, anh đã tự chất vấn tự đánh giá những gì mình đã làm, đã trải qua, đã chứng kiến.
Dòng ngôn ngữ tự biểu hiện chảy lại láng trong tâm hồn của mỗi nhân vật. Mình ngu quá đó là lời chửi độc thoại với chính bản thân mình của nhân vật An. Khi An nghĩ đến chuyện Tám Hàn phản bội rồi vậy mà vẫn còn tìm ra một lý do để tự bào chữa cho hắn, hay khi bị thương trên đường trở về báo tin quan trọng ấy An đã tự nhủ Phải canh chừng, nhận định không được ngủ quên, An muốn thức để mong được gặp người của mình để báo tin. Anh đã tự nhận thấy
trách nhiệm vô cùng quan trọng của bản thân và anh tự vấn an mình phải cố gắng.
Độc thoại nội tâm đã giúp nhân vật phơi bày cái tôi của mình một cách chân thực. Ngôn ngữ trong Đất trắng cũng đa dạng, bên cạnh ngôn ngữ mang đậm chất thơ còn có ngôn ngữ mang đậm chất khẩu ngữ, đời thường. Ngôn ngữ ấy được biểu hiện trong nhiều đoạn đối thoại của nhân vật mới cảo nhá, chuồn
đi pháo căn đến bây giờ, câu chửi của bà Sáu đối với Hai Rớt Làm đĩ bốn phương còn để một phương lấy chồng. Các người làm tay sai cho thằng Mỹ nhưng các người còn phải nhìn mặt bà con lối xóm nữa chứ [253, 2, 17] Ngôn
ngữ ấy đã thể hiện tính bướng bỉnh, bạo dạn, thẳng thắn của Bà Sáu trước kẻ thù.
Ngôn ngữ của nhân vật còn xuất hiện nhiều câu chửi tục vứt mẹ cái dài kỹ
thuật của các anh đi, người ta đã mệt chết cha chưa nắm được thằng địch trước mắt còn theo đánh thằng địch trong đài hay nó về thì mặc mẹ nó. Mấy cái thằng chiêu hồn ấy rặt một bọn ăn hại chỉ được việc rửa đít cho trẻ con và o mèo. Mẹ kiếp. Chính những ngôn ngữ như thế phần nào đã khiêu khích thậm chí gây sốc
cho độc giả một thói quen với một ngôn ngữ sạch sẽ, trong trẻo, hoa mỹ.
Giọng điệu trong tác phẩm cũng có những đặc sắc là đã tạo ra nhiều điểm nhìn, tạo nên thứ giọng điệu đa thanh, phức tạp mỗi nhân vật có quyền phát ngôn bày tỏ quan điểm của mình.
Câu nói của thằng Hùng cho thấy quan điểm của nó khi đánh kẻ thù mình chủ động lo gì. Ngôn ngữ và giọng điệu hòa nhập vào nhau tuôn ra những từ êm
dịu, tươi mát những tâm hồn đang đối mặt với hoàn cảnh khó khăn khắc nghiệt của cuộc chiến tranh Trong một cụm rừng nhỏ có bóng cây che khuất, mùi cỏ
cháy thơm phức ngọt lịm. Mùa khô Nam Bộ trời trong vắt. Những vì sao mát rượi. Họ ngả lưng nằm xuống thảm cỏ sương đêm thấm vào tận làn da [ 58,2,17]
chính những lớp từ và giọng điệu ấy đã cho thấy một cái nhìn yêu đời, đầy lạc quan của những chiến sỹ sắp ra trận và họ coi mọi chuyện vừa xảy ra đều đẹp đẽ có pha chút màu sắc li kỳ.
Câu văn trong tác phẩm là những câu dài với nhiều dấu chấm lửng tạo ra nhiều cách hiểu cho mọi người. Đối thoại và độc thoại của nhân vật xen lẫn với giọng kể, nhịp điệu thong thả, cà kê.
Ngôn ngữ trong tác phẩm Đât trắng đa dạng, phong phú thuộc nhiều thế hệ, nhiều kiểu người và mỗi người lại có một kiểu phát ngôn riêng. Người nào giọng nói ấy tất cả làm nên một bản nhạc đa thanh. Thông qua ngôn ngữ và giọng điệu nhân vật đã tự bộc lộ tính cách và bản chất của mình.
Kết luận