mới trong quan niệm nghệ thuật con người của Nguyễn Trọng Oánh với các nhà văn đi trước.
Qua khảo sát, chúng tôi thấy được tác giả của tác phẩm Đất trắng đã tập trung xây dựng các nhân vật anh hùng cao cả trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta và chân dung các nhân vật của ông là những con người cắm chắc vào đời sống và chịu nhiều vất vả, gian nguy khi đối mặt với kẻ thù. Tất cả đều gắn bó, cống hiến hết mình vì sự nghiệp đánh đuổi đế quốc Mỹ, giành độc lập, thống nhất tổ quốc. Họ dồn nén những nỗi đau, đúc chuốt thành những mũi lê sắc lạnh nhắm thẳng về phía quân thù. Cuộc chiến đấu đầy thiếu thốn, hy sinh nhưng những người anh hùng ấy vẫn cất vang tiếng hát nụ cười dào dạt niềm tin, lòng lạc quan đều ngời sáng chủ nghĩa anh hùng cách mạng nhưng anh hùng mà bình dị, phi thường mà bình thường.
Những nhân vật phản diện, tiêu cực hiện lên trong tác phẩm là những kẻ hèn nhát, tham sống sợ chết, tham tiền, háo sắc, phản bội, tàn ác, hiểm độc...Đồng thời Nguyễn Trọng Oánh xây dựng chân dung của những nhân vật ấy không chỉ hòan toàn là xấu mà có những nét của con người đó là những kẻ sống có lý tưởng có hoài bão, giàu lòng tự trọng, không xa đọa, trác táng...Điều này đã cho ta thấy Nguyễn Trọng Oánh đã có cái nhìn mới mẻ hơn về con người so với những người đi trước.
Thông qua việc xây dựng thế giới nhân vật Nguyễn Trọng Oánh đã cho ta thấy cái nhìn toàn cảnh về cuộc chiến tranh, một cuộc chiến tranh khốc liệt đầy gian khổ nhưng cũng nhờ đó mà phân biệt được con người cầm súng với con thú hay cỗ máy giết chóc.