Nhân vật tiêu cực và phản diện

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết đất trăng của nguyễn trọng oánh (Trang 36 - 48)

Để làm nổi bật nhân vật anh hùng cao cả Nguyễn Trọng Oánh đã “tung” vào khắc họa những cán bộ chỉ huy, những người quần chúng, những tên lính Mỹ có tên tuổi đang trực tiếp đêm ngày trên mảnh đất chiến đấu của quân và dân ta. Với những bộ mặt như Tám Hàn, ông Hai Bình Toong, chị Ba Hồng, thằng Đi Loong, Hai Rớt, bọn lính biệt động, bọn đàn em trong tiểu đội Năm sứt... Tác

giả như muốn bổ sung thêm một cách đầy đủ bộ mặt thật của chiến tranh đầy gian nan thử thách.

2.2.2.1: Những người chỉ huy

Tiêu biểu cho những người chỉ huy này là nhân vật Tám Hàn - Thượng tá một phó chính ủy. Sinh ra trong một gia đình công chức ở thành phố nhỏ miền Trung, cậu bé Hàn sớm có nhiều tham vọng. Ông bố đã dạy cho Hàn một cách sống khôn ngoan để lập thân. Cách mạng tháng Tám nổ ra, Hàn đã cuốn đi theo cơn lốc của cách mạng dần dần hiểu về cách mạng anh đã đem hết nhiệt tình, tài năng để cống hiến cho cách mạng không một chút suy nghĩ đắn đo gì về tương lai, Hàn đã trở thành một sĩ quan quân đội, đó là một sĩ quan trẻ, đẹp trai , có văn hóa, ông cũng chan hòa, niềm nở với mọi người và ông nói với Ba Kiên sẽ ở lại Cầu Sắt nơi tình hình trận chiến ác liệt luôn thường trực. Ông nghĩ Biết đâu

đây không là một dịp.... Người ta lại không đánh giá mình như một cán bộ lãnh đạo độc đáo quá cái hành động dột xuất này [153, 1, 17]. Nhưng khi địch bao

vây Cầu Sắt thì Tám Hàn lại trách vấn mình quá dại dột Mình đã chơi một trò

mạo hiểm. Tại sao mình đã biết một tham mưu trưởng tiểu đoàn vừa bị bắt mà mình lại tự dưng đùng đùng quyết định ở lại đơn vị trong hoàn cảnh như thế này?

[156, 1, 17]. Đó là chi tiết đắt giá Nguyễn Trọng Oánh muốn xây dựng sự hèn nhát đầu tiên ở nhân vật này, khi Lựu nằm cùng ông ở trong hầm ông cảm thấy

vết thương của anh thương binh bốc lên một mùi tanh của máu [242, 1, 17]. Điều

đó đã cho thấy sự khác biệt giữa ông và mọi người ở đây, một con người đáng lẽ ra phải đồng cảm với vết thương của đồng đội mình thì Tám Hàn lại ngược lại.

Việc Tám Hàn từ bỏ con đường cách mạng đã là một quá trình đấu tranh, và có những chi tiết hướng đến con đường chiêu hồi của ông. Khi ông chạm phải tờ truyền đơn cưng cứng khôn mặt của viên sĩ quan chiêu hồi đờ đẫn bỗng hiện lên hình ảnh của đứa con bụ bẫm và người vợ trẻ đang sống ở Sài Gòn giờ là địa bàn của ngụy. Ông ta bắt đầu muốn nghỉ ngơi, chán cảnh chạy càn [247, 1, 17]. Sau một đêm thức trắng suy nghĩ về quá khứ, về hiện tại cuộc chiến tranh ông không tin tưởng vào sự chiến thắng của ta,những hành động không ngủ

được rút thuốc châm lửa tất cả đó đưa ông đến quyết định cuối cùng mờ sáng hôm sau Phó chính ủy ăn mặc gọn gàng, đeo cái xà cột, mặc bộ quần áo ngủ màu

xanh nhợt [252, 1, 17] gọi An dạy đi cùng mình ra đường Tám và 5h sáng Tám

Hàn đã đi vào bốt Bà Bếp đầu hàng địch. Ông đã đưa ra bốn lý do để ông đi chiêu hồi. Nguyễn Trọng Oánh cho ta thấy việc Tám Hàn đã dao động khi cần đến sự hi sinh cao nhất cho sự nghiệp của cách mạng.

Tám Hàn một phó chính ủy thông minh tài ba từng tham gia nhiều trận đánh vào sinh ra tử cùng anh em chiến sĩ giờ đây đã bị dao động, tham sống sợ chết mà đi chiêu hồi giặc. Việc Tám Hàn đầu hàng vì dao động về đường lối là do đâu? Phải chăng vì hiện thực quá nghiêm ngặt của chiến tranh mà con người chưa chuẩn bị cho mình đầy đủ tinh thần, ý chí cách mạng để vượt qua những thử thách mới. Việc chiêu hồi của Tám Hàn càng làm cho chúng ta cứng rắn

thêm lên, vững vàng thêm lên, tự hào thêm lên. Chúng ta là vàng, vàng đã được thử lửa [257, 1, 17]. Nhân vật kẻ thù trong văn học 1945 – 1975 thường được

miêu tả theo bút pháp hiện thực tàn nhẫn điển hình cho một vài nét tính cách như tàn ác, hiểm độc... Nhân vật hiện lên theo một khuôn mẫu chung, đơn giản, sơ lược, chưa có cá tính. Sau 1975 các nhà tiểu thuyết đã cố gắng thuyết phục điểm yếu này tiêu biểu là Nguyễn Trọng Oánh, miêu tả kẻ hèn nhát, chiêu hồi nhưng ông vẫn nhìn thấy nhiều nét đẹp trong Tám Hàn. Tám Hàn một cán bộ cao cấp, linh hồn của mặt trận, một con người rất tốt, rất tận tụy, nhưng cuộc chiến khốc liệt quá không thể chịu đựng nổi và ông ta đã chiêu hồi. Khi đầu hàng địch, nhảy sang hàng ngũ địch, ông ta cứ day dứt ân hận, không phải ân hận vì sự chiêu hồi mà ân hận vì khi ra đi ông đã quên không nhắn anh em di chuyển địa điểm đóng quân vì khi đầu hàng rồi tất nhiên ông sẽ khai và địch sẽ ném bom tàn sát khu rừng mà anh em đang trú ngụ.

Chân dung của kẻ chiêu hồi được Nguyễn Trọng Oánh nhìn với con mắt không hề đơn giản. Cuộc chiến tranh thật khốc liệt người tốt, kẻ xấu được phô bày một cách khá rõ ràng. Đất trắng là cuốn tiểu thuyết đầu tiên dám đưa ra một nhân vật có hạng, một sỹ quan cao cấp đầu hàng giặc điều mà các nhà văn viết

tiểu thuyết trước Nguyễn Trọng Oánh chưa dám mạnh tay đến thế…Tám Hàn chỉ là nhân vật của mặt đối lập, để làm nổi bật tinh thần chịu đựng tuyệt vời trước những ngày đêm cặp kè trong mưa bom, bão đạn cái chết gần kề của những chiến sỹ chúng ta. Nhưng dẫu sao thì trong bước đầu của sự phản bội Tám Hàn vẫn nghĩ đến một chút nhân tình.

2.2.2.2 Những người quần chúng

Ba Hồng - Chị của Sáu Trang cũng là hình ảnh của một kẻ sợ sệt và hèn nhát. Bản chất con người chị vốn là tốt chị yêu thương Sáu Trang hết lòng chăm lo cho cô, chị là một người tốt nhưng chỉ tội chị non gan nên không đi hoạt động, khi Tư Quang tuyên truyền đi theo cách mạng thì Ba Hồng nói tính tui

nhát lắm, tui không như con Sáu thôi để tui ở ngoài Đảng, tui giúp chi được cách mạng tui giúp [204, 2, 17] nhưng Ba Hồng bị bắt lên đồn, bị giam một chặp rồi

thả về, đi buôn bán khắp nơi và có tin Ba Hồng dẫn bọn lính ra đánh điểm ở mấy cái cứ du kích người trong ấp thấy tận mắt Ba Hồng đi trước, tụi lính đi sau. Cả cuộc đời chị hình như sinh ra để sẵn sàng cam chịu mọi đau khổ mà số phận đã giành cho mình, có chồng mà chẳng biết chồng làm gì rồi chồng chết Ba Hồng dành tình thương cho Sáu Trang. Khi địch vào càn, lập ấp chiến lược Ba Hồng vì sự hèn nhát, sợ sệt lại tiếp tục cam chịu sự đau khổ khi bị bắt lên đồn, bị lừa chúng cho chị uống thuốc, lần đầu chị chống nhưng sau đó thì thôi. Và hậu quả là để lại trong bụng chị một sinh linh đang dần lớn lên nó mang dòng máu ngụy. Ba Hồng quyết thoát khỏi cuộc sống hiện tại, trước những ánh mắt lạnh lùng của bà con dành cho mình cô đã không chịu được và quyết định đi Sài Gòn làm ăn nơi ấy chính là mảnh đất của lính ngụy, địa bàn của chúng. Chúng đã dành chiến thắng khi đã kéo thêm được một con người về bên mình.

Chiến tranh hiện lên không chỉ là sự gian khổ ở những đêm hành quân, những bữa ăn... mà còn len lỏi trong sự sống của mỗi con người. Tội ác của giặc để lại trong bụng Ba Hồng một sinh linh đó như là một chứng cứ lịch sử của cuộc chiến tranh. Chiến tranh khốc liệt quá, tàn ác quá nhưng cũng trong chiến tranh ấy ta đã phân biệt được hai tuyến địch - ta, cao cả - thấp hèn, tốt - xấu.

Với những kẻ sợ sệt, nhát gan, hèn nhát sớm chấp nhận đầu hàng theo địch đã chọn cho mình chỗ đứng riêng an phận, cầu phúc cho bản thân. Không chỉ Ba Hồng mà rất nhiều người dân, cán bộ cũng bỏ làng, bỏ nơi mình sinh sống để đi tìm vùng đất mới như lên Miền. Như ông Hai Bình Toong đến ngày hòa bình ở luôn trên đất Tây Ninh Với cửa hàng hủ tiếu của ông. Hay có chiến sĩ lên Miền chữa bệnh khỏi rồi vẫn giả đau để xin ở hẳn trên đó. Nguyễn Trọng Oánh đã

tung ra một loạt các nhân vật phản diện, tiêu cực mang bản chất hèn nhát, sợ sệt,

đầu hàng trước kẻ địch để từ đó cho ta thấy rõ hơn về chiến tranh. Chiến tranh ác liệt là vậy nhưng ở đó nó đã sàng lọc, phân định một cách chính xác kẻ xấu người tốt, cao cả - thấp hèn, anh hùng - tiểu nhân.

Ngoài thế giới nhân vật trên trong Đất trắng - Nguyễn Trọng Oánh còn xây dựng những tên giặc Mỹ trên đất Việt Nam, bọ lính biệt động, lính ngụy

2.2.2.3. Những tên lính ngụy, giặc Mỹ trên đất nước Việt Nam

Nguyễn Trọng Oánh đã lật tẩy bộ mặt thật của những tên lính biệt động, lính ngụy, lính Mỹ trên đất nước Việt Nam. Việc xây dựng nên những nhân vật ấy Nguyễn Trọng Oánh đã hoàn chỉnh đầy đủ hệ thống các nhân vật thấp hèn, không chỉ là những kẻ nhút nhát, tham sống sợ chết mà nhân vật thấp hèn bao gồm một thế giới tay chân của Mỹ trên đất nước ta. Việc xây dựng những tên lính Mỹ đang trực tiếp ngày đêm trên mảnh đất chiến đấu của quân và dân ta thì tác giả như muốn bổ sung thêm bộ mặt thật của chiến tranh đầy gian lao và thử thách.

Xuất hiện đầu tiên là thằng đại úy Trung trong đồn Trung Hòa. Hắn hiện lên một kẻ độc ác, nham hiểm, không có lương tâm, không có tình người. Hắn được miêu tả ngồi khoanh tay trên chiếc xe Jeep mui trần, miệng ngậm xì gà, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thằng Trung đưa một con mắt đăm đăm nhìn về phía trước[67, 2, 17] thái độ ấy

đã cho thấy phần nào tính cách con người hắn, một kẻ nóng nảy hay tức tối, hay chửi bới, phát ngôn của hắn là ngôn ngữ của kẻ thô tục Đồ con khỉ, lật nó dậy,

một mắt đây, mày nhìn cho kỹ đi, ngắm cho kỹ thằng Trung đi rồi mà khai cung cho tử tế vào [69, 2, 17].

Không chỉ tính cách của hắn được biểu hiện qua cử chỉ lời nói mà ngay cả trong suy nghĩ hắn cũng độc ác, nham hiểm, Khi bắt được Nghĩa một sĩ quan Việt Cộng hắn nghĩ phải làm hai việc: thứ nhất là hạ uy thế Việt Cộng trước mặt bàn dân thiên hạ và để tỏ cái uy lực của chính hắn, thứ hai sẽ làm đúng lời thề của hắn, hắn thề là sẽ phải khoét cho đầy 100 con mắt Việt Cộng để trả hờn cho trận thất bại mà ở đó thằng Trung đã bị mất một mắt. Rồi hắn lại nghĩ vì hắn mà có trong tay bao nhiêu xe tăng, bao nhiêu phản lực như thằng Mỹ, thì hắn đã cho pháo đài bay B.52 bừa cả cái đất Củ Chi này. Sao lại không làm như thế được...

Trung được xây dựng là kẻ độc ác, nham hiểm mất hết nhân tính, hắn đã lấy con mắt của đồng loại mình tàn sát nhân dân mình ngay trên quê hương của hắn không một chút áy náy, do dự. Chiến tranh đã làm cho những kẻ thấp hèn lộ rõ bộ mặt độc ác của mình sự độc ác của Trung được thể hiện qua toàn bộ con người hắn từ giọng nói, cử chỉ, hành động suy nghĩ. hắn tàn ác đến mức Nếu bắt

được thằng Tư Quang nó sẽ khoét mắt và mở ra xem cái gan nó lớn bằng chừng nào [129, 2, 17], một hành động khác sợ dân Đồng lớn tiếp tế cho Việt Cộng hắn bắt dân tập trung gạo, đến bữa đong cho từng lon rồi đổ nước vào [150, 2,

17]. Khi lên làm liên đoàn trưởng hắn đưa bọn lính đi càn quyét khắp nơi, có khi sang cả bên Tây sông để truy kích Việt Cộng. Đó là tên đao phủ khát máu tàn nhẫn không có tính người.

Nhắc đến thằng Trung đại úy đồn Trung Hòa là nhắc đến đầy rẫy những tội ác nham hiểm của hắn. Thế mới biết để giành được chiến thắng nhân dân ta không chỉ trải qua những gian khổ, hi sinh trên chiến trường bởi bom đạn mà còn đau đớn hơn khi chiến tranh đã cướp đi các đồng đội của mình biến họ làm kẻ tay chân cho chúng mất hết tư chất của một con người. Cái giá ta phải trả ấy còn đau đớn hơn những gì ta bị mất do súng đạn chiến trường gây ra.

Để làm rõ hơn bộ mặt những tên lính ngụy trên đất nước Việt Nam tác giả đã xây dựng một nhân vật nữa cũng không kém phần độc ác như thằng Trung đó

là Hai Rớt đại đội trưởng là bọn lính biệt động hay chơi với bọn đàn em trong tiểu đội Năm Sứt.

Trước kia Hai Rớt từng là du kích, từng trải qua hai cuộc chiến tranh và hắn có quan niệm Sống ở đời này mạnh được yếu thua, Khẩu súng là mạnh nhất. Vì quan niệm thằng nào có quyền, thằng nào có chức thằng ấy mạnh, thằng nào có súng thằng ấy không sợ. Vì vậy mà hắn đã đi theo ông Diệm. Hắn đã đánh đổi địa vị công dân của mình để đi theo phục vụ ngụy lấy chức danh quyền thế và sức mạnh.

Chân dung của Hai Rớt và bọn đàn em được Nguyễn Trọng Oánh khắc họa rõ nét. Cuộc sống của chúng luôn chìm ngập trong rượu, đều là những kẻ háo sắc, ngôn ngữ mang tính chất dâm dục, thô thiển Mấy cái thằng chiêu hồi ấy

rặt một bọn ăn hại, chỉ được việc rửa đít cho trẻ con và o mèo. Mẹ kiếp[162, 2,

17]. Bọn chúng còn là những kẻ hóa sắc Là con gái đứa nào vô phúc bị gọi lên

đồn là không thoát khỏi tay thằng Hai rớt [163, 2, 17], đó là kẻ dã man độc ác,

tàn bạo giết người không thương tiếc không từ tình bạn. Hắn dọa bắt chú Sáu Dần băm thịt cho vịt nhà nó ăn. Rồi một loạt các cử chỉ, ngôn ngữ, hành động của hắn đã được tác giả tổng hợp lại xây dựng thành một chân dung của kẻ bán chân Mỹ hoàn thiện và đầy đủ hơn. Cuộc sống của người dân nơi đây chìm đắm trong khổ đau do tụi chúng gây ra, Út Lích thì bị bọn chúng trêu ghẹo, nhà cô bị chúng lấy làm nơi tụ tập nhậu nhẹt, chúng xả những cơn giận vào mọi người dân không từ một ai, gài bom xung quanh nhà của người dân. Tác giả đã miêu tả bọn chúng phục ở dưới sông sáng nay mới về, rồi đến bây giờ, thức dậy, chúng rủ nhau nhậu nhẹt. Hàng ngày bọn chúng ngang nhiên đi lại lùng sục vào từng nhà người dân mà chúng nghi là có Việt Cộng. Chưa hết chúng còn có những hành động độc ác là treo bom ở cửa, xung quanh nhà của người dân dẫn đến hành động giết người một cách độc ác mà nạn nhân là người dân vô tội, những đứa trẻ như cái Miền đáng ra phải có một tuổi thơ êm đềm, hạnh phúc thì ngược lại Miền đã phải chết do những hành động tàn ác ghê tởm của Mỹ và tay sai của chúng gây ra.

Nguyễn Trọng Oánh đã có cái nhìn mới về nhân vật kẻ thù. Không chỉ nhìn thấy những nét tính cách như tàn ác, thâm độc , hiểm độc... mà ông còn thấy được một phần nét đẹp trong con người chúng và nét mới, cái nhìn mới ấy được Nguyễn Trọng Oánh thể hiện thông qua việc xây dựng hình tượng thằng Huy – Phó đồn trưởng và Đi Loong lính Mỹ trên đất nước Việt Nam.

Phó đồn trưởng Huy được miêu tả là đẹp trai, có văn hóa, đậu tú tài sau đó vào học trường sĩ quan Đà Lạt, Cùng là lính đi phục vụ cho ngụy nhưng

Một phần của tài liệu Nhân vật trong tiểu thuyết đất trăng của nguyễn trọng oánh (Trang 36 - 48)