Cái nhìn về chiến tranh của nguyễn trọng oánh qua tác phẩm đất trắng

44 1.4K 11
Cái nhìn về chiến tranh của nguyễn trọng oánh qua tác phẩm đất trắng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp Lời Cảm Ơn Hoàn thành đề tài này là sự nỗ lực của bản thân, nhng đóng góp rất lớn đó là sự ủng hộ, động viên khích lệ của Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, các thầy cô giáo trong tổ bộ môn văn học Việt Nam hiện đại II, cùng tất cả các bạn trong lớp. Đặc biệt là sự h ớng dẫn nhiệt thành của giáo viên h ớng dẫn - Ngô Thái Lễ, thầy giáo Hồ Hồng Quang. Qua đây em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo cùng các bạn sinh viên, đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Em mong nhận đợc sự đóng góp ý kiến, phê bình hoặc trao đổi của các thầy cô giáo và các bạn để giúp em thêm kinh nghiệm cho công tác sau này. Em xin chân thành cảm ơn. Sinh viên Tạ Thị Hoa Lê Lớp 40B2 - Ngữ văn - Đại học Vinh Tạ Thị Hoa Lê - 40B2 Ngữ Văn - ĐH Vinh 1 Khóa luận tốt nghiệp Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài. 1.1. Cách mạng tháng Tám 1945 không chỉ là một bớc ngoặt trong lịch sử , mà còn mở ra Một thời đại mới của dân tộc , Một cuộc lên đ- ờng hùng vĩ trên cơ sở ý thức nghệ thuật mới. Ba muơi năm văn học 1945-1975 là kết quả, là công sức sáng tạo vô cùng to lớn, phong phú của các thế hệ nhà văn, của cả dân tộc ta, đồng hành với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển chế độ xã hội dân chủ nhân dân duới sự lãnh đạo của Đảng. Từ lâu và hôm nay cũng vậy, chúng ta đều quan niệm văn học luôn gắn với cuộc sống, văn học phải có ích cho cuộc đời. Dới sự lãnh đạo của Đảng, văn học ngày càng có vị trí rộng lớn và sâu xa trong đời sống xã hội; nhà văn ngày càng thấy rõ hơn trách nhiệm sáng tạo cao cả của mình. Với những thành tựu đã đạt đợc chủ yếu trong việc phản ánh hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, văn học nghệ thuật nớc ta xứng đáng vào hàng ngũ tiên phong của những nền văn học nghệ thuật chống đế quốc trong thời đại ngày nay[1]. 1.2. Đề tài bao quát xuyên suốt trong 50 năm qua của nền văn học Việt Nam sau cách mạng tháng tám vẫn là đề tài viết về hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc. ở đề tài này đã thu hút đợc nhiều nhà văn hàng đầu nh : Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Minh Châu, Thái Bá Lợi, Khuất Quang Thuỵ, Lê Lựu, Chu Tạ Thị Hoa Lê - 40B2 Ngữ Văn - ĐH Vinh 2 Khóa luận tốt nghiệp Lai, Bảo Ninh. v.v. Đề tài về chiến tranh đợc các nhà văn thể hiện ở những mức độ, quan niệm khác nhau. ở thời kỳ văn học 1945-1975 viết về chiến tranh , các nhà văn về cơ bản thể hiện khuynh hớng sử thi, nói nhiều đến chiến công, đến cái hào hùng của một thời kỳ lịch sử. Nhng đến văn học sau 1975, các nhà văn đã có sự đổi mới trong cách thể hiện và miêu tả, đặc biệt là trong bình diện t duy nghệ thuật và quan niệm về con ngời . Viết về chiến tranh, bên cạnh cái hào hùng, cái đợc, mặt mạnh chủ yếu, các nhà văn còn hớng ngòi bút vào việc miêu tả những mất mát hi sinh vô cùng to lớn của quân và dân ta, qua đó ngời đọc nh đợc sống lại những năm tháng lịch sử hào hùng của dân tộc. Viết về đề tài chiến tranh, ngời đọc còn đợc chứng kiến những trang miêu tả tâm lý nhân vật sâu sắc tinh tế, chứng kiến những khuôn mặt đầy u t trăn trở trong cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù và chống lại những thói tự ti ích kỷ trong con ngời mình . 1.3 Tác phẩm Đất trắng là một tác phẩm xuất sắc của thể loại tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh , từng đợc giải thởng văn học về đề tài lực l- ợng vũ trang của hội nhà văn Việt Nam (Công bố 1987). Nét đặc sắc của tác phẩm này là nhà văn đã có một cái nhìn mới so với các tác phẩm trớc đây . Để hiểu thêm mảng văn học viết về chiến tranh, chúng tôi thiết nghĩ: việc tiếp cận với những tác phẩm viết về đề tài này là một công việc khá cụ thể và cần thiết , nhằm đa ra một cái nhìn vừa bao quát vừa cụ thể về một tác phẩm, đặc biệt là tác phẩm Đất trắng mà chúng tôi sẽ đi vào phân tích sau. Thiết nghĩ đề tài về chiến tranh đã từng có nhiều bài viết, bài nghiên cứu của khá nhiều tác giả có tâm huyết. Tuy nhiên các bài viết trớc đây th- ờng đi vào phân tích một số tiểu thuyết Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử nào đó. ở khoá luận này chúng tôi sẽ đi vào tìm hiểu, phân tích một tác Tạ Thị Hoa Lê - 40B2 Ngữ Văn - ĐH Vinh 3 Khóa luận tốt nghiệp phẩm cụ thể để qua đó thể hiện một cái nhìn khách quan toàn diện về một mảng văn học viết về đề tài chiến tranh sau 1975. Đó cũng là lý do để chúng tôi lựa chọn đề tài này. 2. Lịch sử vấn đề. 2.1. Khi nói đến ý nghĩa sáng tác văn học một thời kỳ nào đó, theo thói quen, ngời ta thờng hay chú ý trớc hết đến việc ghi nhận phản ánh những loại sự việc và con ngời nào của đời sống xã hội bên ngoài. Thế nhng không thể quên rằng sáng tác văn học trớc hết là một hiện tợng ý thức xã hội. Nó tơng ứng với trạng thái ý thức đơng thời và góp phần vào sự tiến triển ấy. Do vậy, một căn cứ không kém phần quan trọng để xem xét văn học là tìm hiểu xem nó bộc lộ đến mức nào trạng thái ý thức xã hội đơng thời và nó đóng góp ra sao vào sự phát triển của ý thức xã hội . 2.2. Xác định đợc chỗ đứng của mình , các nhà văn đã phản ánh cuộc sống với t cách ngời trong cuộc. Họ luôn xông xáo, năng nổ tự nguyện sống ở những nơi khó khăn, dám đến những tuyến đầu nóng bỏng, bám sát hiện thực kháng chiến để tạo cho mình sự hiểu biết thc tiễn cách mạng. Vốn sống phong phú này chẳng những đã giúp họ sáng tác kịp thời phục vụ kháng chiến mà còn tạo cơ sở để họ xây dựng hàng loạt tác phẩm sau này. 2.3 Nhìn chung, nền văn xuôi viết về đề tài chiến tranh đã đợc nhiều nhà nghiên cứu, phê bình quan tâm. Đó là: 1. Nguyễn Văn Bổng - Một cuốn tiểu thuyết chân thực. Văn nghệ, 1980, s. 23( 7.VI). 2. Thiếu Mai - Bản lĩnh dân tộc, bản lĩnh ngòi bút. Văn nghệ quân đội, 1980, s.6(th. VI). 3. Đặng Quốc Nhật Mấy nét về đề tài chiến tranh và tiểu thuyết Đất trắng - Văn nghệ quân đội, 1980, s. 6(th.VI). 4. Lê Quang Trang - Đọc Đất trắng Nhân dân, 1984, (16. XII) Tạ Thị Hoa Lê - 40B2 Ngữ Văn - ĐH Vinh 4 Khóa luận tốt nghiệp 5. Trần Duy Thanh - Đọc tiểu thuyết Đất trắng. Văn nghệ quân đội, 1985, s. 4(th. IV). 6. Ngô Thảo Từ một số sáng tác văn xuôi đợc giải thởng Văn nghệ, 1979. 7. Lại Nguyên Ân Xu hớng văn xuôi t liệu viết về chiến tranh Nhân dân, 1979. 8. Nhiều tác giả - Mấy nét chung quanh mảng văn học viết về chiến tranh trong 35 năm qua . (TCVNQĐ - 6 - 1980). 9. Đặng Quốc Nhật Mấy ý kiến về đề tài chiến tranh và sự chi phối củatrong văn học Việt Nam hiện đại .( TCVNQĐ - 1980). 10. Nguyễn Văn Bổng Nghĩ về cái mới trong tiểu thuyết của ta hiện nay. ( Báo Nhân dân số ra ngày 22 /5 /1988). 11. Nguyễn Đăng Mạnh Về một xu hớng tiểu thuyết đang phát triển- (Báo Nhân dân số ra ngày 22 / 5 /1988). 12. Hoàng Ngọc Hiến Những nghịch lí của chiến tranh (Báo văn nghệ số ra ngày 13/ 4 / 1991). 13. Hà Xuân Trờng Bốn mơi năm của một nền văn học chiến đấu. Nhân dân, 1985, ( 29. VIII). 14. Phong Lê - Trên hành trình của 40 năm văn xuôi Tiểu thuyết: Những cuộc chạy đua và tiếp sức. Văn nghệ quân đội, 1985, s. 9 ( th IX). 15. Lại Nguyên Ân Văn xuôi gần đây diện mạo và vấn đề. Đất Quảng, 1985, s. 36 (th IX và X), Văn nghệ quân đội , 1986, s.1(th I). 16. Phong Lê - Con ngời mới và nhân vật tích cực mục tiêu theo đuổi và nhận diện của văn học chúng ta. Tạp chí văn học, 1986, s.1(th I và II). Tạ Thị Hoa Lê - 40B2 Ngữ Văn - ĐH Vinh 5 Khóa luận tốt nghiệp 17. Phan Cự Đệ Mấy vấn đề lý luận của văn xuôi hiện nay. Tạp chí văn học, 1986, s.5( th IX và X) . 18. Lại Nguyên Ân - Đóng góp của văn học vào tiến trình ý thức xã hội. Nhân dân, 1987,(19 . IV). 19. Tổ lý luận - Để có những thành tựu mới trong văn học về đề tài chiến tranh và quân đội (tcvnqD , 2 1981). 20. Nhiều tác giả - Gặp mặt và trao đổi về đề tài chiến tranh trong văn học ( tcvnqd, 3-1984). 21. Nhiều tác giả - 50 năm, văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám ( nxbdhqg Hà Nội, 1996 ). 22. Nhiều tác giả - Văn học 1975- 1985, tác phẩm và d luận. NXB Hội nhà văn, H, 1997. Trong số các bài viết kể trên , các tác giả đã đề cập khá nhiều đến tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 viết về đề tài chiến tranh. Đáng chú ý là ý kiến của các tác giả sau đây: 1. Trong cuộc gặp mặt và trao đổi về đề tài chiến tranh trong văn học 35 năm qua , Nguyễn Trọng Oánh đã nói Phải lấy con mắt nhìn hôm nay để soi vào sự việc hôm qua, con mắt nhà văn hôm nay nhìn lại sự việc hôm qua thờng tỉnh táo hơn, khách quan hơn. Điều đó có thật. nhng ngày hôm nay bao giờ cũng là ngày kế tiếp hôm qua. Hiện thực luôn phát triển và bổ sung cho nhau. Cái hôm nay bao giờ cũng do cái hôm qua mà có. Muốn có cái nhìn khái quát, cần có cái nhìn cụ thể. Phải nhìn từ cái nhìn cụ thể hôm qua thì mới có độ lùi khái quát hôm nay. 2. Báo Nhân dân số ra ngày 25 1 1986 đã đăng bài của giáo s Hà Minh Đức - Tiểu thuyết và cuộc sống hôm nay; trong đó có đoạn: Viết về đề tài chiến tranh qua hai cuộc kháng chiến. Tuy nó đã lùi vào quá khứ nh- Tạ Thị Hoa Lê - 40B2 Ngữ Văn - ĐH Vinh 6 Khóa luận tốt nghiệp ng âm hởng lớn lao của hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta vẫn tiếp tục vang dội và thấm sâu vào đời sống hiện tại. Nhiều lúc quá khứ anh hùng đau thơng của đất nớc vẫn là điểm tựa và là xuất phát điểm cho nhiều vấn đề của hiện tại. Tiểu thuyết hớng vào phản ánh những đề tài nóng hổi của thời đại, phát hiện vấn đề, tìm hiểu mâu thuẫn xã hội, xung đột t tởng, khẳng định sự sáng tạo của cái mới, đẩy lùi cái cũ, cái tiêu cực. Các nhà văn không hề ngần ngại nghiên cứu tránh những hiện tợng phức tạp của cuộc sống, mở ra cách tiếp cận hiện thực theo chiều hớng sáng tạo, không tạo ra sự hấp dẫn bằng những trang viết khêu gợi thị hiếu tầm thờng . 3. Nhà văn Hữu Mai lại cho rằng: Tác phẩm viết về chiến tranh đã mang những sắc thái mới. Một số đã đi vào những đề tài của chiến tranh. Một số lại có xu hớng khai thác những bình diện chữ đợc đề cập đến nhiều trong những tác phẩm trớc đây nh: Cái đau thơng, cái mất mát, ác liệt, cái thấp hèn, những vấn đề thuộc đạo đức trong chiến tranh . . . Tiểu thuyết nay bám sát hiện thực, nhìn thẳng vào thữ trạng, nói ra thẳng những Điều mìnhvà mọi ngời quan tâm.[2] . Nh vậy, qua các ý kiến đóng góp của các tác giả, chúng ta có thể nhận thấy: Hớng về miêu tả những bức tranh toàn cảnh của cách mạng và kháng chiến, tiểu thuyết sau 1975 đã đi vào phản ánh muôn mặt đời thờng của cuộc sống chiến đấu đầy hi sinh gian khổ. Không ngần ngại đi sâu vào khắc hoạ những số phận, từng cá tính của mỗi nhân vật cụ thể, nhà văn đã thể hiện một cái nhìn khái quát từ góc độ cụ thể, mở ra một cách tiếp cận hiện thực theo chiều hớng sáng tạo cho ngời đọc. Bởi vậy mà đọc các tác phẩm của họ không gây nên một sự nhàm chán, ngợc lại, ngời đọc nh đợc sống lại với những giây phút lịch sử của dân tộc. Tạ Thị Hoa Lê - 40B2 Ngữ Văn - ĐH Vinh 7 Khóa luận tốt nghiệp Luận văn này trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những ý kiến đóng góp và đánh giá của các tác giả đi trớc, đồng thời cũng góp thêm một cái nhìn mới về chiến tranh của nhà văn quân đội Nguyễn Trọng Oánh trong tác phẩm Đất trắng. 3- Đối tợng và nhiệm vụ nghiên cứu của khoá luận. 3.1. Đối tợng nghiên cứu. Để tiếp cận đợc đề tài, chúng tôi đi vào phân tích khá cụ thể bộ tiểu thuyết hai tập Đất trắng của nhà văn Nguyễn Trọng Oánh. Bên cạnh đó, chúng tôi còn đề cập tới một số tác phẩm văn học tiêu biểu sau 1975: Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Góc tăm tối cuối cùng của Khuất Quang Thuỵ. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. Để có cái nhìn về hiện thực chiến tranh qua tác phẩm Đất trắng , chúng tôi đã tái hiện một cách đầy đủ, có hệ thống nội dung của tác phẩm. Tiếp đó phân tích những nét đặc sắc về nội dung cũng nh về phơng diện nghệ thuật của tác phẩm. Từ đó rút ra kết luận cụ thể trong việc phản ánh đề tài chiến tranh cũng nh những u điểm, khuyết điểm còn tồn tại trong khi thể hiện cái nhìn về hiện thực chiến tranh qua một thời kỳ lịch sử của nhà văn Nguuyễn Trọng Oánh. 4. Phơng pháp nghiên cứu. 4.1. Trong đề tài này chúng tôi đã sử dụng phơng pháp: đọc, tái hiện, phân tích, bình luận khái quát, tổng hợp có chọn lọc những bài nghiên cứu đã có, kế thừa và phát triển những ý kiến đúng đắn, đồng thời góp một vài ý kiến nhỏ vào đề tài này. 4.2. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng phơng pháp so sánh, đối chiếu, thống kê, phân loại. Đề tài chiến tranh trong tác phẩm Đất Trắng đợc phân loại dựa trên các nhân vật: cán bộ chỉ huy, các chiến sỹ trẻ tuổi, các bà Tạ Thị Hoa Lê - 40B2 Ngữ Văn - ĐH Vinh 8 Khóa luận tốt nghiệp má ngày đêm lo lắng chăm sóc, các cô y tá trực thơng binh, những tên giặc Mỹ trên đất Việt Nam. . . 4.3. Muốn nhìn nhận cái mới của nhà văn Nguyễn Trọng Oánh chúng tôi sử dụng phơng pháp so sánh. Qua đó để thấy đợc mặc dầu có cái nhìn mới về chiến tranh nhng ông vẫn trên cơ sở tiếp thu những đóng góp của các tác giả đi trớc và cùng thời. 5. Cấu trúc của khoá luận. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung chính của khoá luận này gồm hai chơng: Chơng I: Đề tài chiến tranh trong sự phản ánh của các tác giả tiêu biểu. Chơng II: Cái nhìn về chiến tranh của Nguyễn Trọng Oánh qua tác phẩm Đất trắng . Tạ Thị Hoa Lê - 40B2 Ngữ Văn - ĐH Vinh 9 Khóa luận tốt nghiệp Phần Nội dung Cuộc chống Mỹ, cứu nớc là cuộc kháng chiến vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc, là cuộc ra quân rộng khắp đất nớc với sức mạnh của bốn ngàn năm lịch sử, nh thủ tớng Phạm Văn Đồng đã nói, trong cuộc chiến đấu lần này, lịch sử bốn nghìn năm đã cùng ta đánh giặc. Chúng ta đã đơng đầu đối diện với giặc Mỹ bằng tất cả sức mạnh của hôm nay và hôm qua, của hiện tại và quá khứ, của tất cả những gì hun đúc, tiềm tàng từ trớc đến nay. Huy động sức mạnh tổng lực của cả dân tộc vào sự nghiệp dành, giữ và xây dựng đất nớc, Dới sự lãnh đạo của Đảng ta, văn học dứt khoát là một mặt trận, ngời cầm bút là ngời chiến sỹ, tất yếu văn học phải nhịp nhàng tiến bớc với nhiệm vụ chính trị của nớc nhà của cách mạng.[3] Tháng 8/1945. Tháng 5/1975. Hai mốc lịch sử đã bao trọn một thời kì phát triển mạnh mẽ của văn học và mở đầu cho kỷ nguyên độc lập, tự do của dân tộc. Cách mạng tháng 8/1945 đã mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam; kỉ nguyên độc lập, dân chủ, và đi lên Chủ nghĩa xã hội. Cách mạng tháng Tám cũng mở ra một thời kì mới cho văn học Việt Nam. Nền văn học mới nảy sinh và phát triển trong một thời kì lịch sử dân tộc có nhiều biến cố lớn lao, qua các cuộc kháng chiến bảo vệ nền độc lập của tổ quốc, đấu tranh thống nhất, đa cả nớc đi lên Chủ nghĩa xã hội trong thời kì đổi mới. Nền văn học ấy gắn bó mật thiết với vận mệnh của dân tộc và những truyền thống lớn của văn học Việt Nam đã có hàng nghìn năm lịch sử, nhng là một chặng đờng mới với những đặc điểm riêng biệt và đã có những thành tựu không nhỏ góp vào tiến trình văn học dân tộc. Tạ Thị Hoa Lê - 40B2 Ngữ Văn - ĐH Vinh 10 . đánh giá của các tác giả đi trớc, đồng thời cũng góp thêm một cái nhìn mới về chiến tranh của nhà văn quân đội Nguyễn Trọng Oánh trong tác phẩm Đất trắng. . Ninh. Góc tăm tối cuối cùng của Khuất Quang Thuỵ. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. Để có cái nhìn về hiện thực chiến tranh qua tác phẩm Đất trắng , chúng tôi đã tái

Ngày đăng: 18/12/2013, 15:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan