1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua tác phẩm Bạch Vân Am thi tập và Bạch Vân Quốc ngữ thi tập

82 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 1,72 MB

Nội dung

Tư tưởng về thế giới, về con người của Nguyễn Bỉnh Khiêm khá nổi bật được thể hiện thông qua các tập thơ, những lời sấm ký, trong đó phải kể đến hai tập thơ lớn của ông là “Bạch Vân Am t

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 11

Chương 1: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM 11

1.1 Khái niệm về thế giới quan 11

1.2 Điều kiện lịch sử xã hội, kinh tế, văn hóa Việt Nam thế kỷ XV - XVI 15

1.2.1 Một số biến động chính trị - xã hội 15

1.2.2 Điều kiện kinh tế 19

1.2.3 Tình hình văn hóa 20

1.3 Một số tiền đề tư tưởng cho sự hình thành thế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm 23

1.3.1 Tư tưởng Nho giáo 23

1.3.2 Tư tưởng Đạo gia 30

1.3.3 Tư tưởng Phật giáo 32

1.3.4 Truyền thống văn hóa của dân tộc 34

1.4 Nguyễn Bỉnh Khiêm và các tác phẩm 35

1.4.1 Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm 35

1.4.2 Tác phẩm Bạch Vân am thi tập và Bạch Vân Quốc ngữ thi tập 39

Tiểu kết chương 1 40

2.1 Vũ trụ quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm 41

2.1.1 Quan niệm về sự hình thành của vũ trụ 41

2.1.2 Quan niệm về sự biến chuyển của vũ trụ 43

2.2 Quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm về con người 46

2.2.1 Quan niệm về con người trong mối quan hệ với tự nhiên 46

2.2.2 Quan hệ của con người với con người trong xã hội 48

2.3 Một số nhận định, đánh giá về Thế giới quan Nguyễn Bỉnh Khiêm 64

2.3.1 Những giá trị của thế giới quan Nguyễn Bỉnh Khiêm 64

2.3.2 Một số hạn chế trong thế giới quan Nguyễn Bỉnh Khiêm 67

Tiểu kết chương 2 73

KẾT LUẬN 75

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Lịch sử Việt Nam đã và đang trải qua những bước thăng trầm ở những chặng đường lịch sử khác nhau Những giai đoạn lịch sử khác nhau đã phản ánh chân thực mọi mặt đời sống của con người Việt Nam về kinh tế, chính trị, văn hóa tư tưởng Sự phản ánh được đó được ghi lại trong các cuốn sách, trong các áng văn, thơ, các tập truyện, ca dao, tục ngữ… và được lưu truyền

từ thế hệ này sang thế hệ khác Do đó, việc nghiên cứu lịch sử nói chung và lịch sử tư tưởng dân tộc nói riêng thông qua các sự nghiệp sáng tác của các nhà văn, thà thơ là một trong những khía cạnh nghiên cứu có ý nghĩa rất quan trọng, giúp ta biết được quá trình vận động và phát triển của lịch sử dân tộc diễn ra như thế nào

Ở mỗi thời kì lịch sử thường xuất hiện những nhà tư tưởng tiêu biểu Họ đều ít nhiều có ảnh hưởng đến sự phát triển của lịch sử dân tộc Vì thế, nghiên cứu về quan điểm, tư tưởng của các nhà tư tưởng này để thấy được sự ảnh hưởng của họ đến lịch sử cũng như lịch sử tư tưởng dân tộc Đồng thời, việc tìm hiểu về lịch sử tư tưởng của dân tộc là cũng cơ sở để khẳng định những giá trị mà các bậc tư tưởng tiền bối đã để lại

Ngày nay, xã hội đang có những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế, chính trị, văn hóa, Bên cạnh việc nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thì việc tìm lại giá trị của những quan niệm, quan điểm của các nhà tư tưởng trong lịch sử là rất quan trọng, trong đó có những tư tưởng của các nho sĩ phong kiến Điều này giúp ta có thể học hỏi được ở các tư tưởng

đó những yếu tố tích cực, hợp lí để phục vụ cho quá trình xây dựng và bảo

vệ đất nước hiện nay như: khẳng định nền tảng tư tưởng Việt Nam gắn liền với lịch sử tư tưởng dân tộc; giữ gìn những giá trị tư tưởng trong quá trình

Trang 5

xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; trên cơ sở đường lối chính trị, xã hội tích cực của các nhà tư tưởng đi trước, ta kế thừa, phát triển trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Hơn nữa, việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng đã giúp cho việc trả lời những câu hỏi xoay quanh vấn đề “Việt Nam có triết học hay không?”

Trong lịch sử tư tưởng của dân tộc Việt Nam ở thế kỉ XVI, ta không thể không kể đến nhà tư tưởng lớn, một người thầy lỗi lạc – Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nguyễn Bỉnh Khiêm cùng những giai thoại về ông đã trở thành

di sản, tư tưởng của ông vẫn tỏa sáng trong lịch sử tư tưởng dân tộc, những

âm vang về con người ấy vẫn còn vang vọng mãi Tư tưởng của ông được thể hiện trong các tác phẩm văn thơ, qua phong cách, lối sống mà chính ông

đã trải nghiệm Trong hệ thống tư tưởng của ông chứa đựng những tư tưởng triết học sâu sắc với một vũ trụ quan, một quan niệm nhân sinh theo lẽ tự nhiên chứa đựng nhiều yếu tố nhân văn, tích cực

Tư tưởng về thế giới, về con người của Nguyễn Bỉnh Khiêm khá nổi bật được thể hiện thông qua các tập thơ, những lời sấm ký, trong đó phải kể đến hai tập thơ lớn của ông là “Bạch Vân Am thi tập” và “Bạch Vân Quốc ngữ thi tập” Việc tìm hiểu về những tư tưởng triết học của Nguyễn Bỉnh Khiêm

có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu những giá trị tư tưởng mà ông để lại trong lịch sử tư tưởng dân tộc Trên cơ sở đó mà ta có thể thấy được ý nghĩa của những tư tưởng đó trong xã hội Việt Nam hiện nay đã và đang có nhiều thay đổi

Xuất phát từ những lí do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Thế giới quan

của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua tác phẩm Bạch Vân Am thi tập và Bạch Vân Quốc ngữ thi tập”

2 Tình hình nghiên cứu

* Các tác phẩm nghiên cứu về thế giới quan triết học phương Đông

Trang 6

Phương Đông là một trong những cái nôi triết học của nhân loại, đã có

nhiều công trình nghiên cứu về triết học phương Đông Tuy nhiên, chưa có công trình nào cụ thể tìm hiểu về thế giới quan triết học của phương Đông nhưng đã có công trình nghiên cứu về thế giới quan triết học của Trung

Quốc, như: Luận án tiến sĩ “Thế giới quan trong triết học Trung Quốc cổ

đại” (2002) của Nguyễn Văn Vịnh Công trình nghiên cứu thế giới quan của

triết học Trung Quốc bao gồm vũ trụ quan, xã hội quan và nhân sinh quan Tác giả đã nghiên cứu một số học thuyết tiêu biểu làm nên đặc trưng của thế giới quan triết học Trung Quốc, trên cơ sở đó so sánh và nêu rõ sự khác nhau về đặc trưng của thế giới quan triết học Trung Quốc

cổ đại với thế giới quan của các nền triết học cổ đại khác Công trình đã

có vai trò khái quát chung nhất về về thế giới quan triết học Trung Quốc Những nội dung về thế giới quan của Phật giáo được trình bày trong

một số cuốn sách lịch sử Triết học: “Lịch sử Triết học” (2004) do Nguyễn Hữu Vui chủ biên, sách “Lịch sử tư tưởng triết học Ấn độ cổ đại” (2003) của

Doãn Chính chủ biên,… Ở những tác phẩm trên đã nêu khái quát về triết học Ấn Độ, trong đó có khái quát nội dung tư tưởng triết học của Phật giáo, còn nội dung về thế giới quan trong triết học Phật giáo được điểm qua một vài nét chính

* Nghiên cứu về lịch sử tư tưởng Việt Nam, đã có các cuốn sách viết về

lịch sử tư tưởng Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử như: Lịch sử tư tưởng Việt

Nam tập 1 (1993) của tác giả Nguyễn Tài Thư, Đại cương lịch sử tư tưởng Việt Nam tập 1 (2002) của Nguyễn Hùng Hậu… Trong các tác phẩm có bao

gồm phần lịch sử tư tưởng Việt Nam ở thế kỷ XVI – XVIII và trong đó cũng

đã nhắc đến nhà tư tưởng nổi bật của thời kỳ này là Nguyễn Bỉnh Khiêm Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu riêng về lịch sử tư tưởng Việt Nam ở giai đoạn lịch sử này

Trang 7

* Có nhiều công trình nghiên cứu về Nguyễn Bỉnh Khiêm ở những khía cạnh khác nhau như: văn học, văn hóa, đạo đức, tư tưởng Trong lĩnh vực tư tưởng, nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra tư tưởng triết học sâu sắc của ông

Một số tác phẩm tiêu biểu nghiên cứu về Nguyễn Bỉnh Khiêm: Tác

phẩm Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Nhà thơ triết lí” (1957) của đồng tác giả là Lê

Trọng Khánh và Lê Anh Trà Tác phẩm không đi vào chỉ rõ tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm về thế giới quan, nhưng các tác giả đã chỉ ra được một

số khía cạnh nội dung triết lí sâu sắc, những biểu hiện sơ khai của tư tưởng triết học qua thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Năm 1985, nhân kỉ niệm 400 năm ngày mất của ông, một cuộc hội thảo khoa học về “Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm” đã được tổ chức tại Hải Phòng Tại đây, có nhiều tư tưởng của ông được đánh giá lại, được xem xét trên cơ sở khoa học hơn Tuy nhiên, ở cuộc hội thảo này chưa có tác giả nào

có công trình nghiên cứu sâu về thế giới quan trong tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm Năm 1991, Hội thảo khoa học nhân kỉ niệm 500 năm ngày sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề

“Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lịch sử văn hóa dân tộc” Hội thảo chủ yếu làm sáng rõ hơn những vấn đề mà Hội thảo khoa học năm 1985 đã đặt ra Mặc dù vậy, cũng như cuộc hội thảo trước, những tư tưởng về thế giới quan cũng được các tác giả trình bày ở một số luận điểm, luận cứ trong bài viết của mình chứ chưa có bài viết nào nghiên cứu công phu về những quan niệm về thế giới quan trong tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Công trình nghiên cứu khá đồ sộ về Nguyễn Bỉnh Khiêm là cuốn

“Nguyễn Bỉnh Khiêm, về tác gia và tác phẩm” (2001) do Trần Thị Băng

Thanh và Vũ Thanh chủ biên Cuốn sách tổng hợp phần lớn những bài viết, bài nghiên cứu về tư tưởng của ông ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: cuộc đời và sự nghiệp, đặc biệt là sự nghiệp thơ văn của ông, chứ không đi vào

Trang 8

khai thác sâu những tư tưởng thế giới quan trong tư tưởng của Người Tác phẩm đã nêu những cơ sở cho sự hình thành tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm Trong đó, những biểu hiện về thế giới quan của ông đã được đề cập

ở những nội dung nhất định

Luận án tiến sĩ với tên đề tài “Vấn đề con người và giáo dục con người

trong tư tưởng của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thì Nhậm”

(2011) của Nguyễn Bá Cường có đề cập đến nội dung trong thế giới quan triết học của Nguyễn Bỉnh Khiêm là vấn đề con người và giáo dục con người

Công trình nghiên cứu về “Tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm về mối quan

hệ “tự nhiên – con người – xã hội” và ý nghĩa của nó đối với đạo đức của con người Việt Nam hiện nay” (2010) của Nguyễn Hữu Phước đã nghiên cứu

những điều kiện khách và chủ quan cho sự ra đời tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm Đồng thời, công trình này đã nghiên cứu quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm về quan hệ chỉnh thể “Tự nhiên - con người - xã hội”, phân tích những giá trị tích cực và hạn chế của nó, làm rõ ý nghĩa tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm về mối quan hệ chỉnh thể “Tự nhiên – con người – xã hội” đối với việc xây dựng đạo đức con người Việt Nam từ góc độ sinh thái nhân văn trong tình hình hiện nay Công trình này cũng chỉ ra được một phần nội dung trong thế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bên cạnh đó còn có công trình dự thi nghiên cứu khoa học cấp Bộ

(2006) với tên đề tài “Tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm về đạo làm người với

vấn đề xây dựng con người mới Việt Nam hiện nay” của Thân Thị Hạnh đã

đi vào khai thác biểu hiện về thế giới quan trong quan niệm về con người của Nguyễn Bỉnh Khiêm, tác giả cũng đã chỉ ra ý nghĩa của tư tưởng này đối với vấn đề xây dựng con người mới Việt Nam hiện nay Tuy nhiên, công trình này mới chỉ khai thác ở một khía cạnh thế giới quan của Nguyễn Bỉnh

Trang 9

Khiêm là “đạo làm người”, đồng thời, lĩnh vực tác động của nó là ở vấn đề xây dựng con người mới chứ chưa có độ khái quát toàn bộ thế giới quan trong tư tưởng của ông

Đề tài khóa luận tốt nghiệp của Tạ Thị Hoa (2012) “Tư tưởng của Nguyễn

bỉnh Khiêm về Đạo” đã khái quát được những nội dung về Đạo cùng những

biểu hiện của nó trong của tư tưởng Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nội dung

tư tưởng này là một phần trong thế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Hiện nay, có nhiều bài viết về Nguyễn Bỉnh Khiêm đăng trên các tạp chí Triết học, Văn học, Ngôn Ngữ Các tác giả đã đề cập đến tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua nhiều khía cạnh Trong đó, nhiều nội dung có liên quan đến thế giới quan trong tư tưởng của ông cùng những biểu hiện của nó

đã được bàn đến như bài viết của tác giả Trần Nguyên Việt, Trần Lê Sáng, Nguyễn Tài Thư, Tuy nhiên, các tác giả chưa khai thác sâu vào nội dung của vấn đề về thế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Như vậy, có thể thấy rằng những công trình nghiên cứu về Nguyễn Bỉnh Khiêm thì nhiều, đó có thể là những cơ sở để tác giả tham khảo cho luận văn của mình Song cho đến nay vẫn chưa có một bài viết, một công trình nào tìm hiểu về thế giới quan của ông một cách hệ thống và sâu sắc Đây là yêu cầu đặt ra đối với tác giả trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài luận văn của mình

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

Mục đích của luận văn: Hệ thống những tư tưởng của Nguyễn Bỉnh

Khiêm về thế giới, từ đó, khẳng định giá trị thế giới quan của ông trong lịch

sử tư tưởng dân tộc

Để đạt được mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:

- Luận văn phân tích những điều kiện khách quan và chủ quan cho sự hình thình thành thế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Trang 10

- Phân tích những nội dung cơ bản trong thế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua hai tập thơ “Bạch Vân Am thi tập” và “Bạch Vân Quốc ngữ thi tập”

- Chỉ ra một số nhận định, đánh giá về những giá trị và hạn chế của thế giới quan Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Đề tài dựa trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam

- Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng – duy vật lịch sử

- Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp nghiên cứu khác như: phân tích, tổng hợp, lôgic - lịch sử, khái quát hóa, so sánh đối chiếu…

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là th ế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm

- Phạm vi nghiên cứu : Những tư tưởng trong các tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm tập trung ở hai tập thơ Bạch Vân am thi tập và Bạch Vân Quốc ngữ thi tập

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn chỉ ra những yếu tố cơ bản đóng vai trò là điều kiện, tiền đề cho sự hình thành tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm nói chung và thế giới quan của ông nói riêng

Luận văn đi vào nghiên cứu sâu hơn về thế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm, từ đó, khẳng định những giá trị của các tư tưởng này trong lịch sử tư

tưởng dân tộc

7 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn

Về lý luận, luận văn góp phần làm rõ hơn nội dung về thế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Trang 11

Về thực tiễn, luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục

vụ cho việc học tập, nghiên cứu cho sinh viên, học viên cao học và độc giả quan tâm đến lịch sử tư tưởng Việt Nam và tư tưởng triết học của Nguyễn Bỉnh Khiêm

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 7 tiết

Trang 12

NỘI DUNG Chương 1: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH THÀNH THẾ

GIỚI QUAN CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM

1.1 Khái niệm về thế giới quan

Triết học là một trong những khoa học xuất hiện từ rất sớm, khi năng lực tư duy của con người đạt đến trình độ nhất định, tức là có thể sử dụng các khái niệm để diễn đạt nhận thức của mình về một vấn đề nào đó Một trong những vấn đề mà triết học quan tâm nhiều nhất là vấn đề về vũ trụ xung quanh mình sinh ra từ đâu, nó tồn tại như thế nào và nó và biến chuyển ra sao? Bên cạnh đó, vấn đề thứ hai là vấn đề về chính bản thân con người Vấn

đề của con người được đặt ra với những nội dung về nguồn gốc của mình và

sự tồn tại trong vũ trụ ấy và cùng với đó, con người cần thực hiện được nhiệm vụ nhận thức và cải tạo vũ trụ nhằm phục vụ nhu cầu và mục đích của mình Với những vấn đề cơ bản đó, triết học được phân chia theo nội dung

về thế giới quan và nhân sinh quan

Theo Nguyễn Văn Vịnh, thế giới quan đóng vai trò là yếu tố nền tảng của nhân sinh quan Quan niệm về vũ trụ là tiền đề để đi đến những quan niệm về nhân sinh (nhân sinh quan), đây là trình tự cấu trúc chặt chẽ của triết học Còn nhân sinh quan cũng phải lấy vũ trụ quan làm cơ sở căn bản để triển khai các luận điểm Việc mở rộng các quan điểm nhân sinh quan ra môi trường cộng đồng, trong đó có con người là xã hội quan Như vậy, toàn bộ thế giới sự vật, hiện tượng (trong đó bao gồm cả con người và xã hội) là một chỉnh thể thống nhất Hệ thống các quan điểm về thế giới khách quan, đương nhiên phải gồm cả con người và xã hội Đây cũng là cơ sở của việc trình bày

về nội dung của thế giới quan triết học gồm: vũ trụ quan, xã hội quan và nhân sinh quan [58, tr 19]

Trang 13

Theo từ điển triết học (M.ro-den-tan và P.I-U-Din, NXB Sự thật, 1976):

“Thế giới quan là hệ thống quan điểm, khái niệm và quan niệm về toàn bộ thế giới xung quanh mình”… “Theo nghĩa tổng quát đó là toàn bộ những quan điểm về thế giới, về những hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội: các quan điểm triết học, xã hội, chính trị, luân lý, mỹ học, khoa học… Các quan điểm triết học hợp thành hạt nhân chủ yếu của thế giới quan Vấn đề cơ bản của triết học cũng là vấn đề chủ yếu của thế giới quan, đó là vấn đề quan

hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa vật chất và ý thức Tùy theo cách giải quyết vấn

đề cơ bản đó mà người ta có thể chia thế giới quan triết học thành duy vật hay duy tâm Thế giới quan trực tiếp phụ thuộc vào trình độ hiểu biết của con người đạt được trong từng giai đoạn lịch sử Như vậy thế giới quan mang tính lịch sử Trong xã hội có phân chia giai cấp, thế giới quan tiêu biểu bao giờ cũng là thế giới quan của giai cấp thống trị xã hội đó” [60, tr 906 - 907] Theo quan niệm của các nhà Macxit: “Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí con người trong thế giới đó” [2, tr 9] Đây là một trong những tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá giá trị tư tưởng của mỗi cá nhân cũng như của cộng đồng xã hội ở những giai đoạn lịch sử nhất định

Thế giới quan triết học có một ý nghĩa không chỉ đơn thuần về mặt lý luận và nhận thức, mà nó còn có ý nghĩa lớn lao về mặt thực tiễn nữa, biểu hiện ở cách nhìn bao quát đối với vũ trụ, quyết định thái độ và là kim chỉ nam cho hành động của con người Nhờ đã phát hiện ra các quy luật khách quan của tự nhiên và xã hội nên thế giới quan khoa học và tiến bộ đã hướng những hoạt động của con người đúng theo quy luật phát triển Do đó, thế giới quan triết học đóng vai trò là phương pháp luận chung, định hướng cho con người trong hoạt động thực tiễn Việc đưa ra những lý giải khác nhau về thế giới khách quan thể hiện thế giới quan phong phú của các ngành khoa

Trang 14

không thể tách rời trong đó bao gồm cả khoa học xã hội và nhân văn (khoa học về con người và xã hội loài người) Khoa học dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của triết học để xây dựng lên những chân lý khoa học Bênh cạnh đó, triết học đưa ra một cái nhìn tổng quan và khái quát dựa trên thành tựu của những ngành khoa học khác nhau Mối liên hệ đó phản ánh tính đặc trưng của thế giới hiện thực khách quan là tính thống nhất giữa

tự nhiên, xã hội và con người

Theo Nguyễn Tài Thư và nhiều nhà nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam cho rằng Việt Nam trong lịch sử đã có tư tưởng triết học của riêng mình, đề cập đến các vấn đề:

+ Nội dung cơ bản của triết học với tư tưởng về thế giới: trời – người, tâm – vật, hữu – vô, lý – khí; phương pháp tư duy; tĩnh – động, thường – biến, thuận lẽ trời, lòng người, pháp cổ…

+ Tư tưởng chính trị - xã hội với quan niện về đường lối trị nước: thịnh

- suy, quan hệ vua – dân, thành bại…

+Quan niệm về con người với nội dung: đạo làm người, xây dựng con người, chuẩn mực đạo đức con người…

Ba vấn đề tư tưởng này gắn bó với nhau, làm tiền đề tư tưởng cho nhau

và hợp thành một hệ thống các quan điểm của truyền thống tư tưởng triết học Việt Nam Những tư tưởng này giữ vai trò là thế giới quan và phương pháp luận chung gắn liền với sự hình thành và phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam Bên cạnh đó, chủ nghĩa yêu nước là đặc trưng cơ bản nhất của lịch sử

tư tưởng Việt Nam, nếu chủ nghĩa yêu nước xét trên bình diện lý luận, nếu xét phân loại thì chủ nghĩa yêu nước thuộc loại tư tưởng chính trị - xã hội, nếu xét vai trò thế giới quan của nó thì đó là quan điểm về triết học xã hội

Đó là hệ thống những quan điểm lý luận về đánh giặc giữ nước và phát triển đất nước [46, tr 16 -18]

Trang 15

Chúng tôi tiếp cận thế giới quan theo nội dung gồm vũ trụ quan, quan niệm về con người, xã hội và các mối quan hệ của con người

Vũ trụ quan là những tư tưởng, quan niệm của con người về sự hình thành, phát triển và tồn tại của vũ trụ Có nhiều cách lý giải khác nhau của các nhà triết học, các nhà tư tưởng ở phương Đông và phương Tây về vũ trụ Mặc dù có sự khác nhau về nguồn gốc, bản chất của vũ trụ nhưng các triết gia phương Tây và Phương Đông đều thừa nhận sự vận động, biến đổi không ngừng của vũ trụ từ trạng thái này sang trạng thái khác, luôn tác động qua lại lẫn nhau Hêraclit đã có kết luận về vật chất vận động: mọi vật đều trôi đi, chảy đi, không có cái gì giữ nguyên tại chỗ, tất cả mọi vật đều vận động, không có cái gì tồn tại mà lại cố định Ông khẳng định: không thể tắm hai lần trong cùng một dòng sông, bởi vì nước không ngừng chảy trên sông Đối với các nhà triết học Trung Hoa cho rằng có một trong những nguyên lý quan trọng của vũ trụ là “biến dịch”, điều này được thể hiện trong tư tưởng

về “Đạo” của Đạo gia, hay trong tác phẩm Kinh Dịch Tư tưởng triết học của Phật giáo nguyên thủy cũng đã khẳng định tính tự thân, sinh thành, biến đổi của vạn vật, tuân theo tính tất định và phổ biến của luật nhân - quả, vô thường, vô ngã

Vũ trụ có mối quan hệ mật thiết với con người, bởi con người sống trong chính môi trường vũ trụ ấy và môi trường xã hội mà con người tạo nên

Từ việc nhận thức rõ mối quan hệ này mà con người có thể định hướng, quyết định cho hoạt động thực tiễn, phục vụ nhu cầu của mình Đây là cơ sở cho sự thống nhất giữa vũ trụ quan và quan niệm về con người, cũng như các mối quan hệ xung quanh con người

Vấn đề về con người cũng là một trong những nội dung được nhiều ngành khoa học quan tâm, trong đó có triết học Trong triết học luôn có những câu hỏi: con người được sinh ra từ đâu? Con người tồn tại và phát

Trang 16

triển như thế nào? Các mối quan hệ xung quanh con người diễn ra như thế nào, nó thể hiện bản chất gì của con người? Mục đích của việc đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên là để thấy được vai trò, vị trí của con người trong thế giới hiện thực Chính vì vậy, các nhà triết học của phương Đông và phương Tây đều đánh giá cao vai trò của con người, con người là một bộ phận của giới tự nhiên, có mối quan hệ tác động qua lại với tự nhiên

1.2 Điều kiện lịch sử xã hội, kinh tế, văn hóa Việt Nam thế kỷ

XV - XVI

1.2.1 Một số biến động chính trị - xã hội

Ngay từ những năm cuối thế kỷ XV, mô hình nhà nước cũng như các chính sách của triều Lê sơ đã bộc lộ những hạn chế và mâu thuẫn Đến đời vua Lê Hiến Tông (1497 – 1505) còn kéo dài được 8 năm cái vẻ thịnh trị của thời Hồng Đức Nhưng đến đời vua Lê Uy Mục, nhà Lê bắt đầu suy vong và cũng từ đấy xã hội phong kiến mất dần vai trò tích cực đối với xã hội, thậm chí trở thành chướng ngại vật cản trở sự phát triển của xã hội Đất nước bắt đầu lâm vào sự trì trệ kéo dài qua nhiều thập kỷ Chế độ này thường xuyên làm nảy sinh và tái sinh những mâu thuẫn xã hội khi thì tạm thời lắng xuống, khi thì bùng lên gay gắt Đó là mâu thuẫn giữa tập đoàn phong kiến áp bức, bóc lột với nhân dân ngày một đói khổ; mâu thuẫn trong nội bộ giới cầm quyền luôn luôn xung đột và chém giết lẫn nhau gây ra những cuộc nội chiến, tạo ra cảnh tượng đất đai bị chia cắt, huynh đệ tương tàn Tình hình chính trị xã hội với nhiều suy biến khủng hoảng trầm trọng đã tác động đến ý thức hệ tư tưởng của tầng lớp sĩ phu phong kiến thời kỳ này trong đó có người trí thức lỗi lạc Nguyễn Bỉnh Khiêm

Sự suy yếu của chính quyền phong kiến nhà Lê bộc lộ ngày càng rõ rệt Trong nội bộ giai cấp thống trị mâu thuẫn ngày càng trầm trọng, gây lên cuộc chiến liên miên để tranh giành quyền lợi và địa vị Sau khi lên làm vua,

Trang 17

Lê Uy Mục lao vào con đường ăn chơi sa đọa, hoang dâm, giết người tùy ý Bởi vậy, vị vua này bị người đương thời mệnh danh là “vua quỷ” Lúc ấy triều chính hoàn toàn lọt vào tay bọn ngoại thích và hoạn quan Nội tộc nhà vua bị giết hại hoặc phải bỏ trốn biệt tích Năm 1509, Lê Tương Dực tiếp quản triều chính nhưng y cũng không hơn gì Lê Uy Mục, đi vào con đường

ăn chơi trụy lạc, giết hại anh em, hoang dâm vô độ Sứ thần nhà Minh nhận xét nhà vua: “tướng hiếu dâm như tướng lợn, loạn vong không còn lâu nữa” [27, tr 338]

Các thế lực phong kiến đang chia rẽ, tan rã, hình thành các phe phái đối địch nhau, họ tìm mọi cách để tranh giành quyền lực, tìm cách phế bỏ, giết hại vua này, lập vua khác Tình cảnh này đã làm cho đời sống nhân dân

vô cùng lầm than, họ là nạn nhân của các cuộc tranh chấp giữa các thế lực phong kiến Nhân dân mất niềm tin vào vua quan triều Lê Nhà nước phong kiến thời kỳ này bị mục ruỗng từ bên trong và khó có thể khắc phục được Những kẻ đứng đầu đất nước vì tư lợi cá nhân mà đã đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, triều đình phong kiến lúc này đã trở thành trở lực cản trở tiến trình đi lên của đất nước Chính sự tranh quyền đoạt vị, chém giết lẫn nhau giữa các tập đoàn phong kiến đã diễn ra tại thời điểm lịch sử mà Nguyễn Bỉnh Khiêm có “cơ hội” được chứng kiến đã tác động đến sự hình thành tư tưởng, thế giới quan của ông Trong đó có những tư tưởng nhân sinh sâu sắc

về đạo đối với bậc quân vương, đạo làm người, đó cũng là mong ước trong tư tưởng của ông về một xã hội thái bình thịnh trị như thời Ngu, Chu

Phong trào nông dân nổi lên đấu tranh ở nhiều nơi để chống lại sự áp bức quá nặng nề, sự ngột ngạt của thời thế loạn li và họ mong một phần nào

đó được thoát khổ Trong các cuộc khởi nghĩa ấy, có sự tham gia của nhiều

sĩ phu và quan lại cấp dưới Những cuộc khởi nghĩa này cuối cùng đều bị thất bại

Trang 18

Nhìn chung, những phong trào nông dân trong thế kỷ XVI đều mang khuyết điểm chung là rời rạc, thiếu thống nhất Mặc dù, sự mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân và phong kiến có sâu sắc nhưng không có một phong trào nào có quy mô rộng lớn có thể đánh đổ hẳn được chế độ phong kiến đang lung lay Tuy nhiên, những phong trào ấy đã phản ánh được sự yếu kém của một chế độ phong kiến đang suy vong

Năm 1522, thế lực của nhà Lê ngày càng suy tàn Dựa vào công lao của mình trong việc đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân và đánh bại các thế lực chống đối triều đình, dựa vào sự ủng hộ của một số quan tướng, Thái phó Nhân Quốc công Mạc Đăng Dung tự quyền phế Chiêu Tông, lập Lê Xuân (Cung Hoàng đế) lên làm vua Năm 1527, nhận thấy sự bất lực của nhà Lê và mọi quyền lực đã nằm trọn trong tay, Mạc Đăng Dung bức vua Lê phải nhường ngôi, lập ra nhà Mạc, kết thúc 100 năm tồn tại của nhà Lê sơ

Mạc Đăng Dung thay thế nhà Lê đã gây ra phản ứng dữ dội trong một

số con cháu, công thần nhà Lê và một số sĩ phu khoa bảng như Nguyễn Thái Bạt, Lê Tuấn Mậu, Đàm Thận Huy, Nguyễn Duy Tường, Nguyễn Hữu Nghiêm… Sự phản ứng diễn ra dưới nhiều hình thức như: có kẻ khởi binh chống lại nhà Mạc, có kẻ chửi Mạc Đăng Dung, có kẻ tìm cái chết “khí tiết”… Đây là những phản ứng của các sĩ phu phong kiến theo kiểu “trung thần bất sự nhị quân” Phản ứng đó mang dáng dấp của một nhân cách sĩ khí anh hùng từ thế kỷ trước còn “sót” lại, đó cũng là những phản ứng chung của

sự hoài niệm về nhà Lê còn sâu sắc Cũng là một sĩ phu ưu tú, từ việc nắm bắt những đổi thay của thời thế mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có lối xuất xử của riêng mình, thực hiện tư tưởng của một người trí thức luôn suy tư trước vận mệnh của dân tộc, của nhân dân

Mạc Đăng Dung vừa lên ngôi thì ngay sau đó, một tập đoàn phong kiến khác lấy danh nghĩa là “phù Lê diệt Mạc”, tập hợp lực lượng nổi dậy ở

Trang 19

Thanh Hóa, thành lập triều đình mới gọi là triều Lê Trung Hưng Một cuộc xung đột giữa các phe phái phong kiến lại xảy ra và đất nước lại lâm vào cảnh chiến tranh Cuộc chiến lần này đã dẫn đến cảnh tượng đất nước bị chia cắt Chính quyền họ Mạc thống trị vùng Bắc Bộ ngày nay, gọi là Bắc triều, chính quyền họ Trịnh dưới danh nghĩa phù Lê quản lý vùng đất Thanh Hóa trở vào, gọi là Nam triều Trong gần 50 năm (1546 – 1592) có 38 cuộc chiến lớn nhỏ xảy ra giữa Lê – Trịnh và Mạc Năm 1592, Nam triều thắng Bắc triều, chiếm được kinh thành Thăng Long Con cháu nhà Mạc chạy lên Cao Bằng Sự phân chia Nam – Bắc triều cùng chiến tranh Lê – Trịnh và Mạc vừa chấm dứt thì lại xảy ra sự phân chia đất nước và chiến tranh Trịnh – Nguyễn

Mặc dù vậy, nhưng nhà Mạc đã ra sức xây dựng chính quyền, ổn định trật tự xã hội, củng cố kinh tế, đã có thời đất nước được tạm yên Song nhà Mạc vẫn bị coi là “ngụy triều”, tồn tại trong thế chênh vênh, yếu đuối Mạc Đăng Dung và các vua kế vị đã phải tìm cách hòa hoãn với nhà Minh, cắt 5 động ở Đông Bắc cho nhà Minh Nhà Mạc làm như vậy với mong muốn được yên mạn Bắc để tập trung lực lượng đối phó với cựu thần nhà Lê ở mạn Nam Bởi vậy, nhân dân và nhiều quan lại chán nản, phẫn nộ Vì vậy, nhà Mạc dần rơi vào thế cô lập

Như vậy, nét nổi bật trong đời sống chính trị - xã hội của Việt Nam ở cuối thế kỷ XV và thế kỷ XVI là sự đứt gãy của các chính quyền phong kiến

và sự phân chia phạm vi thống trị của các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh, Nguyễn làm cho đời sống nhân dân vô cùng thống khổ, đất nước lâm vào tình cảnh khốn cùng Tình hình này đã tác động mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của người dân, nhất là đối với người trí thức lỗi lạc Nguyễn Bỉnh Khiêm Ông là người luôn hướng tầm mắt đến thời cuộc, luôn suy ngẫm về thế sự của đất nước hiện thời Từ đó, người trí thức lỗi lạc ấy đã phản ánh kịp thời với một cách bao quát và trung thực nhất những biến đổi của tình

Trang 20

1.2.2 Điều kiện kinh tế

Nền sản xuất nông nghiệp bị sa sút nghiêm trọng Sự phát triển của chế độ tư hữu lớn về ruộng đất ở đầu thế kỷ XVI đã dẫn đến sự phá sản của chính sách quân điền – một chính sách tiến bộ về phát triển nông nghiệp của thời phong kiến nhằm thể hiện sự gắn kết, quan tâm của chính quyền đối với nhân dân, khuyến khích nông dân tăng gia sản xuất Ruộng đất công làng xã

bị thu hẹp và cùng với đó là sự suy sụp, rời rạc của nông nghiệp Bọn vua quan thì không hề chăm sóc, bảo vệ nông nghiệp; đê điều thì không được sửa sang, hàng năm hay bị vỡ; thủy lợi không được chú trọng…, hạn hán, mất mùa, đói kém xảy ra liên miên Nhận thấy rõ sự yếu kém của triều đình phong kiến trong việc trị nước an dân, nhiều sĩ phu phong kiến tỏ ra bất mãn trước thời cuộc, không tham gia vào con đường công danh mà chọn cuộc sống ẩn dật

Tình hình thương nghiệp, thủ công nghiệp có sự phát triển nhất định trước những tác động của sự ăn chơi xa xỉ của vua chúa và ảnh hưởng của việc buôn bán với người nước ngoài nhất là người phương Tây Tuy nhiên, sản xuất thủ công nghiệp và buôn bán còn mang tính lẻ tẻ, manh mún, tự phát và chịu sự ràng buộc của quy chế phường hội, các chế độ thuế khóa phiền hà Mặc dù vậy, việc phát triển buôn bán, thông thương trong và ngoài nước cũng đã có một số ảnh hưởng cho nền thương nghiệp nước ta như: kinh tế buôn bán có những bước phát triển nhất định, tiền tệ được lưu thông dễ dàng, đô thị mọc nhiều lên, trong xã hội xuất hiện tầng lớp phú thương Song tầng lớp phú thương này không có một tác động đáng kể trong việc thúc đẩy xã hội tiến lên do chưa được chuẩn bị kỹ về ý thức hệ của một tầng lớp mới mà chỉ chú trọng đến tư lợi cá nhân Do đó, họ không thể trở thành một lực lượng mới có tính chất cách mạng như ở các nước tư sản phương Tây thời kỳ này

Trang 21

Sự biến động trong kinh tế đã kéo theo những biến động trong xã hội, nhất là về đạo đức, văn hóa, tư tưởng của con người Trong đời sống xã hội

đã xuất hiện những tệ nạn xã hội, thói hư tật xấu như: đạo đức suy vi, lối sống chạy theo đồng tiền, danh lợi, quan lại tham ô, nhũng nhiễu, đục khoét của cải trong xã hội… Nguyễn Bỉnh Khiêm đã quan sát, chiêm nghiệm và khái quát bức tranh về đời sống xã hội trong tư tưởng của mình

Dưới triều Mạc, với những cố gắng để ổn định tình hình kinh tế, xã hội đã có lúc đất nước khá yên bình, đời sống nhân dân bớt phần cơ cực, sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh, đưa lại đời sống ấm no cho nhân dân Thủ công nghiệp được phát triển nhất là đồ gốm, đồ dệt; công nghiệp và thương nghiệp được ủng hộ tích cực Trật tự an ninh được đảm bảo: “Từ đấy, người buôn bán và kẻ đi đường đều đi tay không, ban đêm không còn trộm cướp, trâu bò thả chăn không phải đem về, chỉ mỗi tháng kiểm soát một lần hoặc

có sinh sản cũng không thể biết là vật của nhà mình Trong khoảng vài năm, người đi đường không nhặt của rơi, cổng ngoài không đóng, thường xuyên được mùa to, trong cõi tạm yên” [27, tr.115]

Trên nền tảng kinh tế, chính trị - xã hội đó đã nảy sinh hệ tư tưởng phản ánh toàn bộ đời sống hiện thực xã hội của thời kỳ này

1.2.3 Tình hình văn hóa

Văn hóa của Đại Việt ở thế kỉ XVI vẫn chịu ảnh hưởng của Nho giáo khá đậm nét Nho giáo vẫn giữ vai trò chủ đạo trong ý thức văn hóa của giai cấp thống trị nhưng nó đã không còn có tác động to lớn với đời sống tinh thần của nhân dân cũng như trong tư tưởng, lối sống của các nho sĩ như trước đây nữa

Nho giáo một mặt có tác động tích cực là duy trì trật tự xã hội, giáo dục đạo đức cho con người Tuy nhiên do sự suy thoái của chế độ quân chủ chuyên chế, trung ương tập quyền, sự tranh chấp của các thế lực phe phái

Trang 22

phong kiến và do ảnh hưởng ngày càng tăng của quan hệ trao đổi, buôn bán nên tôn ti trật tự trong xã hội không còn như trước nữa Bộ máy quan lại bị đồng tiền chi phối ngày càng sâu sắc Tư tưởng “chính danh định phận” mất dần ý nghĩa, thay vào đó là quan hệ xã hội dựa trên sự trao đổi của đồng tiền Theo Nho học, để cai trị đất nước thì đấng quân vương phải là người làm gương cho thiên hạ, trong hành động và trong tư tưởng vua phải lấy chữ Nhân làm đầu Nhưng vua lúc đó là “vua quỷ”, “vua lợn” chỉ chuyên chú ăn chơi, triều đình tranh giành quyền lực, quan lại thì sách nhiễu nhân dân, tham

ô, mua quan bán chức… Điều này làm cho Nho giáo mất đi địa vị độc tôn nhưng cũng là cơ hội cho đạo Phật và đạo Lão – Trang với tư tưởng bình đẳng, tự do có dịp chấn hưng Trước sự bỏ bê của triều đình phong kiến đối với nhân dân làm cho đời sống của người dân vô cùng đói khổ, họ mất niềm tin ở vua quan và tìm đến Phật giáo và Đạo gia để làm vơi bớt đi đau thương

từ cuộc sống mang lại cho họ

Phật giáo không chỉ chấn hưng trong đời sống nhân dân mà ở trong toàn

xã hội Vua chúa, phi tần, quan lại đua nhau theo Phật, góp tiền, cúng ruộng cho các chùa, tham gia sửa chữa, xây dựng chùa: các chùa Thiên Hựu, Bảo Phúc (Hà Tây), các chùa Hưng Phúc, Sùng Nghiêm (Hải Dương), chùa Tây Thiên (Vĩnh Phúc), chùa Phúc Long (Bắc Ninh), chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều), chùa Sùng Quang (Hà Nội), chùa Thiên Mụ (Huế)… Nhân dân cũng

đổ công sức, tiền bạc vào tu sửa, xây dựng chùa theo Phật Tuy vậy, ở thời

kỳ này Phật giáo không còn thịnh đạt như thời Lý – Trần, các nhà chùa không còn là trung tâm văn hóa để học và giảng đạo và phát triển kinh tế như trước nữa

Cùng với đó, Đạo giáo hòa nhập với tín ngưỡng dân gian cũng phát triển hơn trước được vua quan sùng mộ Xuất hiện nhiều đạo quán ở các nơi

Về giáo dục, thế kỷ XVI, tuy chiến tranh liên miên nhưng giai cấp thống trị không hề lơ là giáo dục, tiêu biểu là triều Mạc Nhiều chính sách ưu tiên

Trang 23

giáo dục được thực hiện, tầng lớp chí sĩ cũng được xem trọng hơn Việc thi

cử cũng được chú ý Nhà Mạc trong 65 năm nắm quyền thống trị xã hội (1527 - 1592) đã tổ chức thi cử rất đều đặn, ba năm một lần Trong thời gian trị vì, nhà Mạc đã tổ chức 22 khoa thi Hội, lấy 468 tiến sĩ, trong đó có 11 trạng nguyên Ghi nhận sự chăm lo giáo dục của nhà Mạc, Phan Huy Chú viết “Nhà Mạc sau hai khoa ở các đời Minh Đức, Đại Chính vẫn theo lệ ba năm một khoa, dẫu bận chiến tranh mà không bỏ thi cử, vì thế được nhiều người tài giỏi giúp nước chống lại nhà Lê, kéo dài đến hơn sáu mươi năm, ấy cũng là cái công hiệu của thi cử đó” [46, tr 343] Thông qua việc chăm lo đến giáo dục, cùng nhiều chính sách chăm lo kinh tế, ổn định trật tự xã hội của triều Mạc mà Nguyễn Bỉnh Khiêm hi vọng vào sự nghiệp tương lai của

“tân triều” đối với dân tộc Có lẽ, chính bởi hi vọng này mà ông quyết định

ra thi và làm quan dưới triều Mạc nhưng lại ở vào thế “phò nghiêng đỡ lệch” khi xã hội phong kiến đã suy tàn

Về văn học và nghệ thuật cũng có nhiều thay đổi Sự suy thoái của Nho giáo và của giáo dục thi cử đã kéo theo sự chuyển biến của văn học chữ Hán Thơ văn của các nhà Nho không còn thể hiện được tinh thần yêu nước, yêu quê hương mãnh liệt như ở các thế kỷ trước Nhiều nhà Nho giỏi bất mãn với chính quyền, bộ máy quan lại đương thời đã từ bỏ con đường công danh về với nhân dân, tìm hiểu thế sự Tinh thần dân tộc lại trỗi dậy ở họ và họ tìm thấy ở tiếng quốc âm khả năng diễn đạt thuận lợi hơn những cung bậc tình cảm của họ Chính trong bối cảnh đó, xuất hiện các nhà thơ nổi tiếng như Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ, đặc biệt trong đó có Nguyễn Bỉnh Khiêm với những vần thơ hay có triết lý sâu sắc bằng cả chữ Hán và chữ Nôm Hai tập thơ lớn của Trạng Trình là “Bạch Vân Am thi tập” và “Bạch Vân Quốc ngữ thi tập” gồm hàng trăm bài thơ vừa Hán, vừa Nôm nói lên thái độ của tác giả trước cảnh đổi thay của xã hội, của con người

Trang 24

Bên cạnh dòng thơ văn chính thống của các nhà Nho, từ thế kỷ XVI trở đi, văn học dân gian đã phát triển thành trào lưu rầm rộ với nhiều thể loại khác nhau: ca dao, tục ngữ, truyện cười,…Sự phát triển của văn học dân gian thực sự là cuộc phản kháng lớn của nhân dân trên mặt trận văn chương, tinh thần, chuẩn bị cho cuộc đấu tranh bằng vũ khí ở giai đoạn tiếp theo

Nghệ thuật ở cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI không tàn lụi đi mà trái lại đã phát triển lên một trình độ mới, thể hiện ý thức về cuộc sống tinh thần riêng của nhân dân đương thời…

Sự thay đổi của đời sống văn hóa Việt Nam thế kỷ XV – XVI đã có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm Ông thực hiện lối sống theo cốt cách của người trí thức phong kiến nhưng cũng đậm chất bình

dị mang hơi hướng dân gian Bởi vậy mà người đời luôn kính nể ông, không chỉ có các vua quan mà cả người dân cũng vậy

1.3 Một số tiền đề tư tưởng cho sự hình thành thế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm

1.3.1 Tư tưởng Nho giáo

Nguyễn Bỉnh Khiêm theo Nho học và thành đạt trên con đường học vấn Nho học nên tư tưởng Nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến Nguyễn Bỉnh Khiêm Ông và các Nho sinh thời đó chịu ảnh hưởng của Tống Nho

Lý và Khí được bàn nhiều trong triết học Tống Nho Khi thì Lý và Khí được coi như là thực thể vật chất, là khởi nguyên của thế giới Tiêu biểu như hai anh em họ Trình là Trình Hạo (1032 - 1085) và Trình Di (1033 - 1107) bàn nhiều đến Lý, họ cho rằng Lý là bản thể của thế giới, là khởi nguyên của thế giới Khi âm dương chưa phân định thì thế giới còn là một nhất thể hỗn độn thì đó là Lý hay còn gọi là “khí chân nguyên” Khi “khí chân nguyên" phân thành khí âm, khí dương thì gọi là Khí

Bên cạnh đó, Lý cũng được coi như là quy luật của vạn vật Trình Hạo cho rằng: muôn vật đều có đối, một âm một dương, một thiện một ác và

Trang 25

chúng luôn tương tác với nhau, dương trưởng thì âm tiêu, thiện tăng thì ác

giảm Thực ra, quan niệm này của Trình Hạo có nguồn gốc từ Dịch học, đó

là “Nhất âm nhất dương chi vị đạo” (Một âm một dương gọi là đạo)

Với phạm trù Khí, Trương Tải (1020 -1078) cho rằng, vạn vật có nguồn gốc từ Khí (Bẩm thụ thị nhất khí) Sự vận động của Khí và Lý là biểu hiện của Đạo, trong Lý, Khí có Đạo

Còn Tâm tĩnh là mệnh lệnh tuyệt đối, đồng thời là điều kiện tất yếu để nhận thức thế giới xung quanh Tâm như là phạm trù dùng để chỉ ý thức con người Ở Tâm có sự gặp gỡ của tam giáo Nho, Phật, Đạo trong nhận thức luận cũng như trong việc nhận thức các nguyên lý của vũ trụ (lẽ càn khôn), của đường đời và lòng người

Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tiếp thu quan niệm của Tống Nho về Lý - Khí - Đạo - Tâm, song ông không sa đà vào việc phân tích, lý giải triết học, mà về

cơ bản, đứng trên lập trường của minh triết phương Đông để giải quyết những vấn đề của thực tiễn cuộc sống Do vậy, Lý – Khí – Đạo – Tâm của ông mang tính thực tế hơn

Phạm trù Nhân – Lễ là nội dung cơ bản, là nền tảng của đạo làm người

trong tư tưởng của Nho giáo có ảnh hưởng đến tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm Phạm trù này được đề cập lần đầu tiên là trong tư tưởng của Khổng

Tử (551 – 479 trước Công Nguyên) Trong tư tưởng của Khổng Tử, ông chú

ý tới mối quan hệ giữa con người với con người và tập trung phát triển về mặt Nhân đạo Bởi ông cho rằng Nhân đạo là quan trọng hơn cả, mà đạo thì chỉ có hai mặt là nhân và bất nhân Như vậy, Khổng Tử chia đạo ra thành hai mặt: nhân và bất nhân, chủ trương đạo nhân nghĩa và chống lại cái bất nhân Hạt nhân của Nhân ở đây là yêu thương con người (lòng nhân ái) Đó là xét

từ tổng thể Về cụ thể, Nhân là phải thực hiện được rất nhiều yêu cầu như

“hiếu đễ” (có hiếu với cha mẹ và bề trên, anh em thì kính trọng, nhường nhịn

Trang 26

và hòa thuận với nhau), “trung thứ” (lòng khoan dung rộng lượng với mọi người), “khắc kỷ phục lễ” (tự kiềm chế những ham muốn bản thân để giữ tròn lễ nghĩa) [30, tr 102], “kỷ sở bất dục vật thi ư nhân” (Cái gì mình không muốn thì cũng đừng làm cho người), “kỷ dục đạt nhi đạt nhân, kỷ dục lập nhi lập nhân” (Điều gì mình muốn làm thì làm cho người, mình muốn thành đạt thì giúp người thành đạt) [30, tr 36] Cái nhân ấy là tình máu mủ ruột thịt trong gia đình, là lớn nhất, vì thế, hiếu đễ là gốc rễ của Nhân Lòng nhân ái bắt nguồn từ hiếu đễ, từ tình ruột thịt Con người mà không hiếu đễ, không

có tình máu mủ ruột thịt thì không thể nào có lòng nhân ái được Mở rộng tư tưởng hiếu đễ trong gia đình ra đến người khác thì đó là trung với vua, giữ chữ tín với các bạn bè, có lòng khoan dung rộng mở đối với mọi người, nghĩ được cho mình thì cũng phải nghĩ được cho cả người khác nữa, biết tự kiềm chế những ham muốn bản thân để giữ tròn lễ nghĩa Tất cả những cái đó đều

là biểu hiện của lòng nhân ái tức tình yêu thương con người Điều này thể hiện nhân sinh quan nhất quán của Khổng Tử là mong muốn có một xã hội mọi người trên dưới đều yêu thương lẫn nhau theo phận vị của mình, trên cơ

sở bồi dưỡng cái tốt đẹp vốn có của con người một cách tự giác, tự ý thức Trong tư tưởng của Khổng Tử ta thường chỉ thấy ông coi trọng Nhân đạo mà hiếm thấy ông nhắc tới Thiên đạo

Trong tư tưởng của Mạnh Tử (371 – 289 trước Công nguyên) có sự kế thừa và phát triển tư tưởng Nhân của Khổng Tử để hình thành tư tưởng nhân đạo và nhân chính Nhân đạo của Mạnh Tử có nội hàm là yêu thương con người, nhân nghĩa, làm điều lợi với nhân dân Theo ông, người mà có Nhân

là có đạo Từ ý nghĩa này, đạo chính là nói về con người Theo Mạnh Tử, Nhân là chuẩn tắc mà mỗi cá nhân phải thực hiện đối với chính bản thân mỗi người, với gia đình và với người khác

Phạm trù Lễ cũng là một trong những nội dung quan trọng của Nho giáo

Trang 27

ra từ loạn chư hầu thời Xuân - Thu “lễ băng nhạc hoại” (lễ nhạc bị băng hoại) Vì thế, ông rất coi trọng Lễ Ông nói: “Bất tri lễ, vô dĩ lập dã” (Không biết lễ thì cũng không thể đững vững trong xã hội được) “Cung nhi vô lễ tắc lao, thận nhi vô lễ tắc tỷ, dũng nhi vô lễ tắc loạn, trực nhi vô lễ tắc giảo” (Cung kính mà không theo lễ thì sẽ vất vả, phiền phức; cẩn thận mà không theo lễ thì sẽ trở nên nhút nhát, sợ sệt; dũng cảm mà không theo lễ thì sẽ làm rối loạn, lung tung; thẳng thắn mà không theo lễ thì sẽ làm lôi thôi, hỏng việc) [30, tr 134] Con người mà không tuân theo lễ, sẽ không thể đứng vững được trong xã hội Vì thế, người ta phải thông qua học tập, tu dưỡng, bồi đắp thêm tính tự giác “vi nhân do kỉ” (Tự nguyện làm việc nhân nghĩa); đồng thời cũng phải chịu sự ràng buộc của lễ nữa mới tránh lầm lạc vào con đường phản nghịch, không phạm thượng, làm loạn

Giữa Nhân và Lễ của Khổng Tử luôn kết hợp với nhau Nhân là nội dung của Lễ, Lễ là biểu hiện của Nhân Nhân và Lễ lồng vào nhau, thống nhất với nhau và cần phải có trong mỗi con người thì khi đó xã hội mới thực

sự ổn định Phạm trù Lễ cũng có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm Đây là một trong những cơ sở giúp ông hoàn thiện tư tưởng của mình về lễ phép mà con người cần có trong các mối quan hệ của mình

Trí là trí tuệ, sự thông hiểu vạn vật Trong một cá nhân có sự hội tụ đủ của ba yếu tố “Nhân”, “Trí” và “Lễ” thì đó là một người quân tử, một nhà cai trị hoàn hảo

Trên cơ sở tư tưởng của Khổng Tử, Mạnh Tử cho rằng : bản tính của con người là “Thiện”, tính Thiện là cái “Tâm đại thể”, bao gồm đủ cả Nhân -Nghĩa - Lễ - Trí - Tín “Tín” là làm việc Thiện (Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí) một cách tự nhiên, thực lòng, chỉ có người quân tử mới có thể giữ được 5 thứ trên, như vậy chỉ có người quân tử mới có Thiện

Phạm trù Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín được Đổng Trọng Thư (180 –

105 Trước công nguyên) coi là “Ngũ Thường” – năm cái thường lý thường

Trang 28

Cùng với “Ngũ Thường”, “Tam Cương”, “Ngũ Luân” là hệ thống các

phạm trù của Nho giáo đã làm khuôn mẫu cho mọi hành vi ứng xử, giao tiếp, giáo dục và tự trau dồi đạo đức cá nhân của mọi giai tầng trong xã hội Các nhà Nho Trung Hoa cho rằng trong xã hội có ba mối quan hệ cơ bản, dường cột (Tam cương): vua - tôi; cha - con; vợ - chồng (quân - thần, phụ - tử, phu - thê), thêm hai quan hệ nữa là anh - em (trưởng ấu), bạn bè (bằng hữu) thành

“Ngũ luân” Theo Mạnh Tử, trong quan hệ cha con phải lấy tình thân (phụ tử hữu thân); vua - tôi phải lấy nghĩa (quân thần hữu nghĩa); vợ - chồng phải tôn trọng nhau (phu thê hữu biệt); anh - em phải có trên dưới (trưởng ấu hữu tự); bạn bè phải lấy chữ tín (bằng hữu hữu tín) mà đối xử với nhau Tuy nhiên, đến thời Hán, Đổng Trọng Thư đã hệ thống lại các phạm trù theo trật

tự với mục đích rõ ràng Ông đã tước đi những yếu tố có tính nhân đạo nhân văn trong học thuyết của Khổng - Mạnh và đưa vào quan niệm một chiều khắt khe, tạo nên thứ quy tắc đạo đức phi lý, phi nhân văn: Vua bảo bầy tôi chết thì phải chết, nếu không chết thì mắc tội bất trung (quân xử thần tử, thần bất tử bất trung); cha bảo con chết thì con phải chết, nếu không là mắc tội bất hiếu (phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu); chồng bảo thì vợ phải tuyệt đối tuân theo (phu xướng phụ tòng) Suy đến cùng học thuyết luân lý của Đổng Trọng Thư là nhằm phục vụ mục đích cao nhất là “trung quân” – trung thành tuyệt đối với nhà vua Bởi vì mối quan hệ vua tôi là mối quan hệ cơ bản của con người trong xã hội

Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tiếp thu tư tưởng của các nhà nho Trung Hoa một cách linh hoạt cho phù hợp với tình hình chính trị - xã hội, văn hóa của Đại Việt thế kỷ XV – XVI đang có nhiều biến động Và hơn hết, sự tiếp thu

đó phù hợp với nhân cách, sự nhạy cảm của ông trước thời cuộc Ông không rập khuôn những quy tắc khắt khe, bảo thủ, phi nhân đạo của nhà Hán nho họ Đổng mà ông xây dựng những quy chuẩn về luân lý, đạo đức

Trang 29

Nho, dựa trên thực tế rối ren của xã hội mà ông đang sống, kết hợp với với tài trí của ông Những tư tưởng này được thể hiện trong các vần thơ đầy suy

tư, trăn trở của ông

Quan niệm về Trời và quy luật của Trời là “đạo trời” cũng được các nhà

tư tưởng Nho giáo bàn luận nhiều Trong tư tưởng của Khổng Tử, Trời có lúc được coi như là quy luật, là trật tự của tự nhiên (trời có gì đâu, bốn mùa vẫn thay đổi, vạn vật sinh trưởng), có chỗ ông nói đến Trời như một thực thể

có ý chí, một lực lượng thần bí toàn năng, chi phối đời sống con người (Than ôi! trời làm mất đạo ta, mắc tội với trời không thể cầu ở đâu mà thoát được, chỉ có trời mới biết ta…) [22, tr 61] Đến Mạnh Tử quan niệm Trời và người

có sự tương đồng với nhau, thông quan với nhau, hòa nhập làm một, không còn có sự phân biệt Do đó, con người nếu hiểu được tâm tính của mình là hiểu được Trời

Khác với Khổng Mạnh, Tuân Tử cho rằng Trời và người có sự phân biệt (thiên nhân chi phân), Trời có việc của Trời, tự nhiên vận hành có quy luật của riêng nó, không phụ thuộc vào xã hội, vào con người; xã hội và con người dù tốt, dù xấu cũng không cảm động được giới tự nhiên Sự vận hành của giới tự nhiên không theo ý chí của con người Con người là một bộ phận của tự nhiên Như vậy, con người và giới tự nhiên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

Đổng Trọng Thư quan niệm rằng Trời và người hợp làm một (thiên nhân hợp nhất) Theo đó, mọi hiện tượng tự nhiên, xã hội và trật tự của nó đều do Trời sáng tạo ra và sắp đặt sẵn, thậm chí đến ngũ tạng, tứ chi của con người cũng là sự biến hóa của Ngũ hành, bốn mùa Dĩ nhiên, con người do Trời sáng tạo ra thì cũng phải chịu sự chi phối của Trời và Trời thông qua Vua để thể hiện ý chí, sự thống trị của mình đối với con người Quan niệm này của Đổng Trọng Thư thể hiện rõ mục đích phục vụ vương quyền của chế

Trang 30

Nguyễn Bỉnh Khiêm đã gạt bỏ những yếu tố tôn giáo thần bí trong quan niệm về Trời và giới tự nhiên của các bậc tiền Nho Trung Hoa Đồng thời ông đã kế thừa những nhân tố hợp lý để xây dựng lên thế giới quan duy vật trong quan niệm về trời và về giới tự nhiên, về nguồn gốc của con người, mối quan hệ giữa trời - tự nhiên với con người

Tư tưởng về chính trị - xã hội với đường lối “vương đạo” trong việc trị nước an dân nhằm mang lại một cuộc sống yên bình cho nhân dân Người đặt nền móng cho tư tưởng Vương đạo đó là Khổng Tử với đường lối trị nước là Đức trị, Lễ trị Ông cho rằng: làm chính trị tức là “chỉnh sửa xã hội cho nó ngay thẳng” (chính giả chính dã), đưa xã hội hỗn loạn trở lên ổn định Muốn được như vậy, trước hết người cầm quyền phải lấy cái đức của mình

mà cảm hóa mọi người, khiến mọi người quy thuận Việc làm chính trị, dùng Đức để cảm hóa nhân dân được ví như ngôi sao Bắc đẩu ở yên một chỗ mà các vì sao khác tự khắc chầu về Khổng Tử phản đối việc dùng pháp chế, hình phạt Theo ông, nếu dùng pháp chế, hình phạt mà trị dân, tuy người dân không dám phạm tội nhưng đó là vì họ sợ chứ không phải họ biết tự xấu hổ

mà không dám phạm tội Nếu dùng Đức và Lễ mà trị dân, người dân sẽ tự giác, tự biết xấu hổ mà tuân theo pháp luật Mạnh Tử tiếp tục đề cao chủ trương Đức trị tuyên truyền Vương đạo chống Bá đạo Ông kịch liệt phản đối chủ trương thống nhất thiên hạ bằng cách làm giàu và tiến hành chiến tranh thôn tính lẫn nhau

Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kế thừa tư tưởng Vương đạo của các bậc tiền Nho để xây dựng tư tưởng chính trị xã hội theo quan niệm của mình Tư tưởng của ông cũng mang hướng vương đạo nhằm giúp dân, giúp nước Tuy nhiên, cũng giống như các nhà Nho, tư tưởng Vương đạo của Trạng Trình chỉ diễn ra trong tư tưởng, không thể thực hiện được trong xã hội hiện thực đầy biến động

Trang 31

1.3.2 Tư tưởng Đạo gia

Tư tưởng của Đạo gia với phạm trù Đạo là trọng tâm Đạo là bản nguyên của thế giới, nguồn gốc sinh thành, biến hóa của vạn vật, có chỗ Đạo được hiểu như một quy luật trật tự của tự nhiên

Triết gia tiêu biểu của Đạo gia là Lão Tử (khoảng 580 – 500 trước Công nguyên), ông cũng là người sáng lập ra Đạo gia và Trang Tử (369 – 286 trước Công nguyên) kế thừa và phát triển phạm trù Đạo của Lão Tử

Lão Tử và Trang Tử cho rằng Đạo là bản nguyên của vạn vật Vạn vật trong trời đất đều do Đạo sinh ra, đều do Đạo biến hóa mà ra “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật Vạn vật đều cõng âm mà

ôm dương, điều hòa bằng khí trùng hư” (Nghĩa là đạo sinh ra một, một sinh

ra hai, hai sinh ra ba, ba sinh ra vạn vật Có ý chỉ đạo là nguồn gốc của muôn loài, từ đạo sinh sôi, nảy nở dần ra tất cả) [47, tr 241]

Đạo còn được hiểu như một quy luật của tự nhiên Đạo không chỉ sinh

ra vạn vật, mà đồng thời cũng tồn tại ở trong vạn vật, thể hiện sự vận động, biến hóa của vạn vật trong trời đất Như vậy, trong vạn vật có đạo Nhìn chung, quy luật này là phản (luật phản phục) Quy luật vận động “đạo phản”

có hai hình thái biểu hiện: Một là, tuần hoàn lặp đi, lặp lại Hai là, chuyển hóa lẫn nhau Lão Tử cho rằng: “phản giả, đạo chi động” (Luật vận hành của đạo là trở lại lúc đầu[trở lại gốc]) [47, tr 238], hay “huyền đức thâm hĩ, viến

hĩ, dữ vật phản hĩ, nhiên hậu chí nãi đại thuận”(Đức huyền diệu sâu thẳm, cùng với vạn vật trở về gốc [về đạo chất phác tức quy căn] rồi sau mới đạt được sự thuận tự nhiên) [47, tr 272 – 273]

Đạo của Lão Tử thể hiện nguồn gốc, bản chất, quy luật của vạn vật trong trời đất Vạn vật được sinh ra từ không đến có: người theo phép của đất, đất theo phép của trời, trời theo phép của Đạo, Đạo theo phép của tự nhiên Vạn vật đều có âm có dương, vận động, biến chuyển theo cách quay

Trang 32

trở lại cái căn nguyên ban đầu Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kế thừa cơ sở tư tưởng này để đưa ra được những quan niệm mang tính biện chứng trong quan điểm luận bàn về vũ trụ

Theo Lão Tử đặc trưng, bản chất của Đạo là tự nhiên, vô vi (thuận theo

tự nhiên, không làm gì cả) Ông cho rằng Đạo cũng như vạn vật đều tự nhiên

mà có, tự nó vận động sinh ra trời đất, muôn vật không cần ai tác động vào, tác động vào sẽ làm hỏng hoặc phá hủy vận động tự nhiên đó Từ đó ông cho rằng Đạo là nguyên tắc cơ bản để quản lí xã hội của một nhà nước với việc thực hành “vô vi” và ông đưa ra chủ trương “vô vi nhi trị” Một là, tự nhiên

vô vi, không liều lĩnh can dự vào, hãy để cho trăm họ thuận theo cái tự nhiên của nó Hai là, ruồng bỏ các bậc tài cao học rộng trở lại trạng thái ít, nước nhỏ dân hèn, đưa xã hội trở về thời đại chất phác, thực thà, không tranh giành đố kỵ lẫn nhau Dùng Đạo để trị quốc, có thể làm cho trăm họ lạc nghiệp, xã hội phong phú, sung túc

Việc tu dưỡng đạo đức của con người phải tiến hành theo yêu cầu của Đạo, lấy Đạo làm nội dung Đạo là thứ tự nhiên vô vi, vì thế, việc tu dưỡng đạo đức của con người theo nguyên tắc sống mà Lão Tử đã đề ra “tri túc tri chỉ” (biết thế nào là đủ và biết dừng đúng lúc) Con người cũng phải lấy việc quay trở về bản tính thuần phác tự nhiên làm mục tiêu, thông qua rèn luyện,

tu dưỡng làm cho mình thành thánh nhân có Đạo Tuy nhiên, tư tưởng này của Lão Tử đã ủng hộ cho một xã hội an bần lạc đạo trong khi xã hội đang ở thời kỳ phong kiến phân phong, phân lập

Đến Trang Tử, Đạo cũng được coi là một phạm trù có tính bản thể, mang hàm nghĩa của bản thể luận Ông cho rằng: Đạo là bản thể của vạn vật trong vũ trụ Vạn vạn trên thế giới đều do Đạo sinh ra Đạo sinh ra vạn vật trong trời đất, đồng thời lại chi phối sự vận động biến đổi của vạn vật trong trời đất, là quy luật cần phải tuân theo trong quá trình sinh thành và phát

Trang 33

Trang Tử lấy việc theo đuổi cái tự do tuyệt đối về mặt tinh thần làm mục đích sống “Thiên địa dữ ngã tịnh sinh, vạn vật dữ ngã vi nhất”(Trời đất cùng sống chung với ta, vạn vật đối với ta chỉ là một) “Độc dữ thiên địa tinh thần vãng lai”(Ta chỉ có quan hệ tinh thần với trời đất mà thôi) [48, tr 28]

Tư tưởng này, sau này được nhà triết học đời Hán, Đổng Trọng Thư kế thừa

và xây dựng nên thuyết “Thiên nhân cảm ứng”

Bên cạnh đó, Trang Tử còn cho rằng cái tự do tinh thần vượt lên trên cuộc sống của con người chính là ranh giới của Đạo “Chí đạo” là đã thực hiện trọn vẹn đến hết cái ranh giới của Đạo Những người đạt tới Chí đạo thì Trang Tử gọi họ là Đạo Nhân, Chân Nhân, Thần Nhân Ngược lại, con người ta nếu như thu mình trong hình thể, chạy theo công lệ, kém cỏi về lý trí, tranh cãi đúng sai thì không bao giờ có thể trở thành Nhân được Do đó, con người phải thông hiểu về Đạo và đắc Đạo Việc tu thân đắc Đạo để đạt tới giới hạn của toàn đức chí đạo hợp nhất làm một với tinh thần của trời đất, thực hiện được tự do tuyệt đối về tinh thần Việc trị vì xã hội cũng phải dựa vào yêu cầu của Đạo để thực hiện trị vì theo vô vi, “vô vi nhi trị”, để làm cho con người ta có thể tự do theo đuổi và thực hiện được tới mức chí đạo Đây có thể là cơ sở để Nguyễn Bỉnh Khiêm xây dựng tư tưởng về Đạo trời, Đạo người và để ông tiếp thu trong việc phấn đấu và rèn luyện bản thân

Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tiếp thu, kế thừa tư tưởng Đạo của đạo Lão – Trang trong quá trình hình thành và phát triển tư tưởng triết học của mình Tư tưởng đó đã thể hiện thế giới quan duy vật và ít nhiều mang yếu tố biện chứng ở nội dung tư tưởng về Đạo trời và Đạo người

1.3.3 Tư tưởng Phật giáo

Phật giáo là hệ thống triết học – tôn giáo của Ấn Độ do Sakyamuni (Thích Ca Mâu Ni, khoảng 623 – 543 trước Công nguyên) sáng lập Tư tưởng chủ đạo của Phật giáo là tư tưởng về bản thể luận và tư tưởng nhân

Trang 34

sinh sâu sắc nhằm mục đích cao nhất là hướng con người tới con đường giải thoát (moksha) – cứu con người khỏi bể khổ trầm luân của cuộc đời

Theo Phật giáo, vạn vật trong vũ trụ, trong đó có con người chỉ là ảo, là giả hợp, không vĩnh hằng, luôn luôn biến đổi, vạn vật đều là vô thường, vô ngã theo vòng quay của tứ trụ: đối với vật là sinh - trụ - dị - diệt, còn đối với con người là sinh - lão - bệnh - tử Thế nhưng, do “vô minh”, con người lại không nhận thức được điều đó và đây chính là cội nguồn của mọi đau khổ, lầm lạc, của tham - sân - si, cứ luẩn quẩn mãi trong vòng “luân hồi”(samsara), nghiệp báo Đạo Phật muốn thoát khỏi tất cả những u minh, những nỗi khổ của cuộc đời con người để đạt tới Niết Bàn (Nirvara)

Phật giáo đã chỉ ra con đường và phương pháp để con người giải thoát, diệt khổ, thực chất là tiêu diệt vô minh Phật Thích Ca đã đưa ra luận thuyết về

“Tứ diệu đế”, đó là một trong bốn chân lí thiêng liêng mà con người phải nhận thức được để đi tới giải thoát khỏi vòng luân hồi nghiệp báo, vượt lên trên sự vô minh, những vướng bận bởi sự sống chết, vui sướng hay khổ đau nhằm đạt tới trạng thái trong sáng, thuần khiết, sự siêu thoát của tâm thức Con đường diệt từ

vô minh gồm có 8 con đường chính (Bát chính đạo) là:

Chính kiến: Hiểu biết đúng đắn

Chính tư duy: Suy nghĩ đúng đắn

Chính ngữ: Giữ lời nói chân chính

Chính nghiệp: Hành động chân chính, tạo nghiệp tốt, tránh nghiệp xấu Chính mệnh: Phải tiết chế dục vọng, trì giới (giữ các điều răn)

Chính tinh tiến: Rèn luyện tích cực, tu luyện không mệt mỏi

Chính niệm: Có niềm tin vào sự giải thoát

Chính định: Tập trung tư tưởng cao độ

Bản thân Phật giáo thường ví đường đi tới Niết Bàn tựa như con thuyền,

Trang 35

phải biết bỏ luôn thuyền, tựa như bỏ lợi danh và cứ thế mà đi đến “chân lí tuyệt đối” Những tư tưởng này ta cũng thấy ở “Tân Trung quán” của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đạo Phật với những tư tưởng nhân sinh sâu sắc đã ảnh hưởng tới tư tưởng triết lý nhân sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm

1.3.4 Truyền thống văn hóa của dân tộc

Tư tưởng truyền thống dân tộc là kết quả quá trình phản ánh của nhân dân về thế giới sự vật, hiện tượng xung quanh đời sống con người, là toàn bộ những kinh nghiệm góp phần xây dựng nhân cách, đạo đức của con người trong quá trình dựng nước và giữ nước Những tư tưởng dân gian bình dị đã thể hiện mối quan hệ của con người với thiên nhiên, con người với con người trong gia đình, xã hội và với chính bản thân mình

Tư tưởng yêu nước gắn liền với truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt chiều dài lịch sử Việt Nam Chính vì vậy mà tư tưởng yêu nước và tinh thần dân tộc đã tác động mạnh

mẽ đến thế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm Ông luôn trăn trở về việc xây dựng một quốc gia hùng cường, thịnh vượng, muôn dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc

Đặc biệt là ông đã tiếp thu tư tưởng đạo nhân nghĩa, đạo làm người của Nguyễn Trãi, tư tưởng xây dựng quốc gia phồn thịnh của các vị vua anh minh như Trần Nhân Tông, Lê Thánh Tông

Nguyễn Bỉnh Khiêm tiếp thu truyền thống văn hóa dân tộc và cụ thể hóa trong tư tưởng của mình, những tư tưởng thể hiện thế giới quan được ông khái quát một cách sâu sắc và gần gũi thông qua những sáng tác thơ văn của ông

Như vậy, sự phát triển của tư tưởng trong lịch sử nhân loại cũng mang những đặc điểm riêng Ở mỗi thời kì lịch sử khác nhau thường có một hệ tư

Trang 36

tưởng chủ đạo, song hệ tư tưởng chủ đạo này không phải là một học thuyết vạn năng, giải quyết được những vấn đề phức tạp của đời sống xã hội Do

đó, trong lịch sử tư tưởng thường xuất hiện sự dung hòa và tiếp biến các luồng tư tưởng với nhau Trong đó, phải kể đến là sự dung hòa tư tưởng của Nho giáo, Đạo gia và Phật giáo Vì thế, đây là xu hướng chung và tất yếu khách quan trong phát triển tư tưởng, văn hóa dân tộc Là một nhà tư tưởng lớn, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng không đứng ngoài xu hướng phát triển đó, trong ông cũng có sự dung hòa tư tưởng của ba giáo phái lớn đó Bởi vậy, Nguyễn Bỉnh Khiêm như một vị tiên sinh xuất thân từ cửa Khổng, đi ngang qua nhà của Lão Tử, dạo chơi bên cửa Phật, ngồi suy ngẫm về giáo lý và đạo

lý trong sân Trình, và rồi cuối cùng, ông lại trở về với ruộng đồng và lũy tre xanh của làng quê Việt Nam, hay nói khác đi, ông lại trở về với dân tộc Nguyễn Bỉnh Khiêm không đi sâu vào trình bày thế giới quan của mình là gì nhưng những tư tưởng thể hiện bản chất của nó được ông trình bày khá phong phú và tập trung trong hai tập thơ lớn “Bạch Vân Am thi tập” và

“Bạch Vân Quốc Ngữ thi tập”

Tóm lại, hoàn cảnh chính trị - xã hội, văn hóa, tư tưởng Việt Nam thế

kỷ XVI có nhiều biến động sâu sắc Đó là cơ sở hiện thực của việc hình thành tư tưởng của các nhà Nho đương thời, trong đó có thế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm

1.4 Nguyễn Bỉnh Khiêm và các tác phẩm

1.4.1 Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) là nhà thơ, nhà triết học Việt Nam, nhà giáo – danh nhân văn hoá Đại Việt thế kỉ XVI Ông tên thật là Nguyễn Văn Đạt, tự là Hanh Phủ, hiệu là Bạch Vân cư sĩ, người làng Trung Am – Vĩnh Lại - Hải Dương (nay là Vĩnh Bảo - Hải Phòng) Ông sinh ra trong một gia đình trí thức phong kiến Phụ thân của ông là Nguyễn Văn Định, ấm

Trang 37

phong tước Thái Bảo Anh Quận công, sung chức Thái học sinh (học sinh Quốc Tử Giám), hiệu là Cồ Xuyên tiên sinh Thân mẫu Nguyễn Bỉnh Khiêm

là Nhữ Thị Thục, ấm phong là Từ Thục phu nhân, con gái của Thượng thư Nhữ Văn Lan Bà là người thông minh, thông kinh sử, giỏi văn chương lại hay lý số Nguyễn Bỉnh Khiêm khi nhỏ thường chịu ảnh hưởng của gia đình

nhất là từ người mẹ

Thuở nhỏ, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nổi tiếng là người khôi ngô, tuấn tú,

có tư chất khác thường, rất thông minh, lại nhờ sự giáo dục của mẹ nên 5 tuổi ông đã thuộc và hiểu các chính văn, kinh truyện, thơ Nôm truyền miệng Lớn lên, Nguyễn Bỉnh Khiêm theo học Bảng Nhãn Lương Đắc Bằng người Hoằng Hoá – Thanh Hoá, ông làm đến Thượng thư Bộ lại, là người nổi tiếng

về học vấn uyên thâm nhất là về Lý học Nguyễn Bỉnh Khiêm đã học hỏi được rất nhiều về học vấn và nhân cách ở người thầy của mình

Nguyễn Bỉnh Khiêm nổi tiếng là người học rất giỏi từ rất sớm, nhưng trước thời thế biến động, ông không chịu ra làm quan mà chủ trương sống thanh nhàn, xa lánh cuộc đấu tranh xã hội nhưng vẫn xót xa cho thế sự và ở

ẩn dạy học Năm 1535, dưới triều Mạc Đăng Doanh, ông lại ra ứng thi và liên tiếp đỗ đầu các khoa thi Hương, Hội, Đình và giành được học vị cao nhất là Trạng Nguyên Lúc đó, ông đã 45 tuổi.Vua nhà Mạc rất vui mừng, trọng dụng ông, cử ông làm Đông Các Hiệu thư, sau được cử làm Tả Thị Lang Bộ Hình và ít lâu sau lại đổi sang Tả Thị Lang Bộ Lại kiêm Đông các Đại học sĩ

Nguyễn Bỉnh Khiêm và một số trí thức dân tộc lúc ấy hi vọng rằng Mạc Đăng Doanh có thể đưa đất nước thoát khỏi tình trạng rối ren, loạn lạc mà các vua Lê Uy Mục, Lê Tương Dực và các tập đoàn quyền thần, các tập đoàn phong kiến đã gây ra Không chỉ vậy mà Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng chính là một trong những sĩ phu có danh vọng mà nhà Mạc cần Hơn nữa, Nguyễn

Trang 38

Bỉnh Khiêm vốn ôm mộng báo đáp “nghĩa quân thần”, “mơ ước tôi hiền chúa thánh minh” và ông tưởng có thể đem sở học hành của mình thực hiện

lí tưởng đó với nhà Mạc

Khi Mạc Đăng Doanh chết (1540), con của Mạc Đăng Doanh là Mạc Phúc Hải lên làm vua Nội bộ triều đình bất ổn, bọn gian thần cũng vẫn ngang nhiên hoành hành, hình thành các phe đảng, thao túng chính sự Ông bèn dâng sớ lên vua Mạc xin chém 18 tên gian thần Không được vua Mạc chấp thuận Các vua nhà Mạc từ Mạc Phúc Hải trở đi cũng nổi tiếng xa hoa, dâm đãng Nguyễn Bỉnh Khiêm khuyên bảo không được, ông bèn cáo quan

về ở ẩn tại quê nhà Ông làm quan được 8 năm Tuy đã về nghỉ hưu, nhưng khi có việc quan trọng triều đình đều sai sứ đến hỏi hoặc triệu ông về kinh tham góp với nhà Mạc về phép trị nước, về kế vẹn toàn triều chính và vẫn lấy sự lễ đãi ông, phong Thượng Thư Bộ Lại, rồi Thái phó hàm chính Nhất phẩm và tước phong làm Trình Tuyền hầu Vì thế, người đời thường gọi ông

là Trạng Trình

Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thấy rằng sự phân tranh quyền lợi của các thế lực phong kiến không thể có một lối thoát, ông xin cáo lui để bảo toàn lấy danh tiết và chí khí Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ngoài 8 năm làm quan dưới triều Mạc, cả cuộc đời còn lại của ông gắn bó với quê hương, yêu quê hương một cách chân thành và tình yêu ấy được thể hiện qua những việc làm cụ thể như vận động nhân dân bắc cầu, dựng quán, xây chùa, dựng am dạy học Chính vì vậy mà sự tôn kính ông luôn được truyền tụng cho đến ngày nay

Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dựng am Bạch Vân ở làng Trung Am dạy học

Am được làm bằng nhiều cây gỗ vườn đủ loại, mái am lợp cỏ, xung quanh quây bằng tranh tre, nứa lá Một am nhỏ giữa khu vườn cây trái, gần sông, gần biển, sớm chiều mây trắng bay (bạch vân) Chính nơi đây đã có lớp lớp

Trang 39

học trò thụ giáo Am Bạch Vân đã trở thành trung tâm đào tạo nhân tài của đất nước Học trò gần xa sau này có nhiều người có danh vọng, có một số người đỗ đạt cao trở thành nổi tiếng như: Lương Hữu Khánh, Giáp Hải, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Dữ, Nguyễn Quyện, Đinh Thì Trung… Vì vậy

mà người đời gọi ông là đại sư, còn học trò thì tôn xưng thầy là Tuyết Giang Phu tử Một số nhà nghiên cứu còn so sánh để tôn vinh ông: Nếu Chu Văn An xưa đã đào tạo ra rất nhiều học trò, trong đó có người như Lê Quát, Phạm Sư Mạnh làm rường cột cho triều đình thì Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đào tạo ra một lớp học trò nổi tiếng làm trụ cột cho mấy triều nhà Mạc và Lê Trung Hưng như Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Quyện Chu Văn

An làm thầy các quan đầu triều, còn Nguyễn Bỉnh Khiêm thì làm thầy hầu hết những người đứng đầu lập ra các tập đoàn phong kiến khác nhau như Trịnh Tùng, Nguyễn Hoằng… Gia Cát Lượng làm thầy cho các vị vua Thục, Hán; còn Nguyễn Bỉnh Khiêm làm thầy cho mấy triều đình [9, tr 53]

Với tấm lòng nặng trĩu suy tư thế sự, trước cuộc sống gian khó của nhân dân, Trạng Trình đã cho người xây dựng một cái quán ở bên sông Tuyết Giang gọi là Trung Tân Quán (Bến Thiện) Quán Trung Tân do ông bỏ tiền lập lên, nhân dân góp công, một số học trò của ông như Trương Thời Cử, Đinh Thanh Miếu, Nguyễn Mẫn… vâng lệnh thầy thiết kế và trông coi xây dựng Quán được khởi công ngày 3 tháng 8 năm Nhân Dần (1542) Tuy chỉ

là quán được dựng bằng tranh tre, nứa lá nhưng cũng đủ là nơi cho nhân dân trong vùng có chỗ nghỉ ngơi Trong quán Trung Tân, ông còn cho dựng một bia đá có bài ký do ông soạn, thể hiện rõ quan điểm, tư tưởng về thời thế lúc bấy giờ khiến các quan lại hào lý địa phương theo đó mà lo sửa mình, không dám lộng hành với nhân dân một nắng hai sương, chân lấm tay bùn

Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng là người có công xây cầu Trường Xuân Đó

là cây cầu bằng đá bắc qua con mương nhỏ của chùa Mét (hiện là đoạn

Trang 40

nhà Phật một tháng đôi lần lên chùa niệm Phật được thuận lợi Cây cầu Trường Xuân chính là một kỷ vật của Nguyễn Bỉnh Khiêm để ghi nhớ một thuở thiếu thời ông đã từng thụ giáo sư tổ nhà chùa và sau này cũng là nơi Trạng thường lui tới vãn cảnh, ngâm thơ, đàm đạo với các nhà tu hành, các

vị bô lão trong vùng Bởi vậy mà Phật giáo có ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từ bỏ chốn quan trường, sống một cuộc sống nhàn dật nơi vùng quê dân dã nhưng thế sự đất nước như có một sợi dây vô hình trói buộc ông, khiến ông luôn phải suy tư, trăn trở Bởi vậy mà ở vùng đất thôn quê này ông vẫn được các sứ giả của các thế lực phong kiến bấy giờ như nhà Mạc, chúa Trịnh, chúa Nguyễn…đến tiếp kiến

Năm 1585 Trạng Trình ốm nặng, vua Mạc cử sứ giả và quan ngự y về thăm hỏi, chạy chữa bệnh Khi ông qua đời, vua Mạc phong Tể Tướng, kèm tước Trình Quốc công, lại ban cho 3000 quan tiền để lập đền thờ và cấp 100 mẫu ruộng tư điền để thờ cúng Ông, bà nội và thân mẫu Nguyễn Bỉnh Khiêm đều được phong ấm, các con đều được phong tước

Là người sống qua hai thế kỷ ở tuổi ngoài 90, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chứng kiến và trải qua giai đoạn suy vi của các tập đoàn phong kiến Việt Nam, song ông vẫn giữ được cuộc đời trong sạch, tiết tháo, trí tuệ, trường thọ Ông ước ao có thời Nghiêu – Thuấn để vua sáng, tôi hiền, bách gia yên ổn, no

ấm Ông phê phán cuộc sống suy đồi, thói đời đen bạc, đề cao cuộc sống đạo đức, thuần hậu, chất phác nơi thôn dã, trọng chữ Nhàn, an bần, lạc đạo

Cuộc đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm cùng những biểu hiện trong lối sống, trong nhân cách của Người đã thể hiện thế giới quan trong tư tưởng của ông

1.4.2 Tác phẩm Bạch Vân am thi tập và Bạch Vân Quốc ngữ thi tập

Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà văn, nhà tư tưởng lớn của dân tộc, cây đại thụ văn hóa Đại Việt thế kỷ XVI Ông có nhiều cống hiến lớn lao đối với nền

Ngày đăng: 07/07/2015, 09:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2011), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
2. Bộ giáo dục và đào tạo (2011), Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
Tác giả: Bộ giáo dục và đào tạo
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
3. Nguyễn Huệ Chi (1986), “Nguyễn Bỉnh Khiêm từ một nhân cách lịch sử đến dòng thơ tư duy thế sự”, Tạp chí Triết học (số 3), tr. 87 – 100 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Bỉnh Khiêm từ một nhân cách lịch sử đến dòng thơ tư duy thế sự”, "Tạp chí Triết học
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi
Năm: 1986
4. Nguyễn Huệ Chi – Ngô Đăng Lợi chủ biên (1991), Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: Kỷ yếu hội nghị khoa học nhân 400 năm mất, Nxb Hải Phòng, Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: Kỷ yếu hội nghị khoa học nhân 400 năm mất
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi – Ngô Đăng Lợi chủ biên
Nhà XB: Nxb Hải Phòng
Năm: 1991
5. Nguyễn Huệ Chi (1991), Nguyễn Bỉnh Khiêm danh nhân văn hóa, Nxb Văn hóa Thông tin và Thể thao, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Bỉnh Khiêm danh nhân văn hóa
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin và Thể thao
Năm: 1991
6. Doãn Chính chủ biên (2003), Đại cương Triết học phương Đông cổ đại, Nxb Thanh Niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương Triết học phương Đông cổ đại
Tác giả: Doãn Chính chủ biên
Nhà XB: Nxb Thanh Niên
Năm: 2003
7. Nguyễn Bá Cường (2011), Vấn đề con người và giáo dục con người trong tư tưởng của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thì Nhậm, Luận án Tiến sĩ Triết học, Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề con người và giáo dục con người trong tư tưởng của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thì Nhậm
Tác giả: Nguyễn Bá Cường
Năm: 2011
8. Nguyễn Đăng Duy (2001), Đạo Nho với văn hóa Việt Nam, Nxb Thanh Niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo Nho với văn hóa Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đăng Duy
Nhà XB: Nxb Thanh Niên
Năm: 2001
9. Vũ Phú Dưỡng (2012), Triết học Kinh Dịch trong tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học Kinh Dịch trong tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tác giả: Vũ Phú Dưỡng
Năm: 2012
10. Trần Văn Giàu (1993), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam
Tác giả: Trần Văn Giàu
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1993
11. Cao Thu Hằng (2000), “Một số vấn đề về tư tưởng đạo đức của Nguyễn Bỉnh Khiêm”, Tạp chí Triết học (số 2), tr. 26 – 28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về tư tưởng đạo đức của Nguyễn Bỉnh Khiêm”," Tạp chí Triết học
Tác giả: Cao Thu Hằng
Năm: 2000
12. Nguyễn Hùng Hậu (2004), Triết lí trong văn hóa phương Đông, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết lí trong văn hóa phương Đông
Tác giả: Nguyễn Hùng Hậu
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2004
13. Nguyễn Hùng Hậu chủ biên (2002), Đại cương lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, tập 1, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Hùng Hậu chủ biên
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2002
14. Nguyễn Đức Hiền (2003), Sao Khuê lấp lánh, Hội Văn học nghệ thuật Hải Dương, In tại xí nghiệp in Hải Dương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sao Khuê lấp lánh
Tác giả: Nguyễn Đức Hiền
Năm: 2003
15. Tạ Thị Hoa (2012), Tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm về Đạo, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm về Đạo
Tác giả: Tạ Thị Hoa
Năm: 2012
16. Đỗ Huy (2005), “Nguyễn Bỉnh Khiêm và những tư tưởng đạo đức của ông”, Tạp chí Triết học (số 9), tr. 22 - 27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Bỉnh Khiêm và những tư tưởng đạo đức của ông”," Tạp chí Triết học
Tác giả: Đỗ Huy
Năm: 2005
17. Lê Trọng Khánh – Lê Anh Trà (1957), Nguyễn Bỉnh Khiêm: Nhà thơ triết lí, Nxb Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Bỉnh Khiêm: Nhà thơ triết lí
Tác giả: Lê Trọng Khánh – Lê Anh Trà
Nhà XB: Nxb Văn hóa
Năm: 1957
18. Đinh Gia Khánh biên soạn (1983), Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tác giả: Đinh Gia Khánh biên soạn
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1983
19. Vũ Ngọc Khánh (1998), Ba hình tượng văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nxb Hải Phòng, Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ba hình tượng văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm
Tác giả: Vũ Ngọc Khánh
Nhà XB: Nxb Hải Phòng
Năm: 1998
20. Vũ Khiêu (1987), Người tri thức Việt Nam qua các chặng đường lịch sử, Nxb TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người tri thức Việt Nam qua các chặng đường lịch sử
Tác giả: Vũ Khiêu
Nhà XB: Nxb TP. Hồ Chí Minh
Năm: 1987

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w